MARKETING HIỆN ĐẠI• Thời gian ra đời : Giữa thế kỷ XX đến nay • Hoàn cảnh ra đời Xã hội: Mâu thuẫn và Khủng hoảng Thị trường :Thị trường của người mua • Đặc điểm bao trùm Là cuộc các
Trang 1CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA MARKETING
I Sự ra đời và phát triển của lý thuyết MAR
II Các khái niệm cơ bản của marketing
III Vai trò và chức năng của marketing
IV Quản trị marketing
Trang 2I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
LÝ THUYẾT MARKETING
1 Sự ra đời
• Marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi trên thị trường
nhưng không đồng thời, nguyên nhân sâu xa là do cạnh
tranh.
• Xuất hiện rõ nét khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển:
Cung lớn hơn cầu –Khủng hoảng thừa 1929 -1933
• Lý thuyết marketing xuất hiện đầu tiên ở Mĩ: những năm
đầu thế kỷ XX
Trang 32 Sự phát triển lý thuyết marketing
• Marketing cổ điển ( marketing truyển thống): ra đời vào
Trang 4MARKETING CỔ ĐIỂN
• Thời gian ra đời:
Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ 2
• Hoàn cảnh ra đời
Xã hội :Tương đối ổn định
Thị trường: Thị trường của người bán
• Nội dung hoạt động
Tìm kiếm thị trường để bán hàng hoá
Các giải pháp kích thích tiêu thụ marketing là tiêu thụ
Trang 5MARKETING CỔ ĐIỂN
• Tư tưởng kinh doanh “Bán cái doanh nghiệp có”
Mang tính chất áp đặt
Ít quan tâm đến nhu cầu thị trường
Thiếu giải pháp đáp ứng nhu cầu
• Phạm vi : Phổ biến ở Mỹ
• Lĩnh vực ứng dụng : Kinh doanh
Trang 6MARKETING HIỆN ĐẠI
• Thời gian ra đời : Giữa thế kỷ XX đến nay
• Hoàn cảnh ra đời
Xã hội: Mâu thuẫn và Khủng hoảng
Thị trường :Thị trường của người mua
• Đặc điểm bao trùm
Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh
• Nội dung hoạt động
Bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường
Thiết kế và sản xuất sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
Dịch vụ sau bán hàng
Trang 7MARKETING HIỆN ĐẠI
• Tư tưởng KD: “Chỉ SX và bán cái thị trường cần”
Đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề cơ bản nhất của Marketing
Coi trọng nghiên cứu nắm bắt nhu cầu
Xây dựng các giải pháp thoả mãn nhu cầu
• Phương châm kinh doanh:
Thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường
• Phạm vi ứng dụng :
Mọi quốc gia đi theo kinh tế thị trường
• Lĩnh vực ứng dụng : Rộng rãi
Trang 8MARKETING HIỆN ĐẠI
• Triết lý quan hệ kinh doanh
“Khách hàng luôn luôn đúng”
Khách hàng là nhân vật trung tâm
Chăm sóc khách hàng là công viêc quan trọng nhất
Luôn đặt mình vào địa vị KH và suy nghĩ theo KH
Đa dạng hoá các giải pháp KD thoả mãn nhu cầu đa dạng của KH
Coi trọng các hoạt động nghiên cứu khách hàng
Thiết lập hệ thống giải pháp chăm sóc và phục vụ KH tốt nhất
Trang 9XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI
• Những yếu tố cơ bản chi phối đến xu hướng phát
triển mới của marketing
Thị trường hàng tiêu dùng bị bão hòa
Sự cạnh tranh trên thị trường: ngày càng khốc liệt
Có nhiều vi thị trường
Chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn
Khách hàng trở nên khó tính hơn
Trang 10XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI
• Xu hướng
MAR phân tích các nhu cầu khác nhau mà các SP có thể thỏa mãn
Xác định thị trường: Là tập hợp những người mua
Đa dạng hóa chủng loại và tiểu chủng loại sản phẩm/ thị trường
Tìm cách định vị sản phẩm
Định hướng nhu cầu…
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cho phép mở ra các hình thức truyền thông và bán hàng mới
Trang 11II CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Marketing
• Nhu cầu:
Nhu cầu tự nhiên
Mong muốn
Nhu cầu có khả năng thanh toán
• Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn
• Trao đổi và giao dịch
• Thị trường
Trang 12CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con
người cảm nhận được Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu
dùng.
Trang 13CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mong muốn ( Wants):
Là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù đòi hỏi được đáp
lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ
văn hóa và tính cách cá nhân của con người.
Nhu cầu có khả năng thanh toán ( Demands)
Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù
hợp với khả năng mua sắm.
Trang 14CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Theo Philip Kotler:
Marketing là hình thức hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu
cầu thông qua trao đổi.
Trang 15CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm
Là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của
nó trong việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ.
Chi phí đối với một hàng hóa
Trang 16CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản
phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác.
Giao dịch
Là một cuộc trao đổi mang tính chất thương
mại những vật có giá trị giữa 2 bên
Trang 17CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện
tại và tương lai có cùng một nhu cầu và mong muốn cụ thể, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao dịch để thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn của mình
Trang 18III VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG
CỦA MARKETING
1 Chức năng
Chức năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của
xã hội
Chức năng tăng cường khả năng thích ứng và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường
Chức năng tiêu thụ sản phẩm
Chức năng tăng cường hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh
Trang 19VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MARKETING
2 Vai trò
Đối với thị trường:
- Thông qua Marketing, sản phẩm được sản xuất ra nhằm để thoả mãn nhu cầu
- Kích thích thị trường
Đối với doanh nghiệp
- Marketing giúp kết nối hoạt động của DN với thị trường
- Giúp nhà kinh doanh lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư, tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh
- Giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh
Trang 20IV QUẢN TRỊ MARKETING
Khái niệm
Theo Philip Kotler: Quản trị marketing là
phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết
lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã
định của DN
Trang 21phạm vi tiêu thụ
Trang 22QUẢN TRỊ MARKETING
QUAN ĐIỂM TẬP TRUNG VÀO HOÀN
THIỆN SẢN PHẨM
Người tiêu dùng luôn ưa thích sản phẩm
có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng
và tính năng mới Vì vậy doanh nghiệp
cần tập trung mọi nguồn lực vào việc tạo
ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên cải tiến chúng.
Trang 23QUẢN TRỊ MARKETING
HÀNG
Người tiêu dùng luôn thường bảo thủ, có
sức ỳ với thái độ ngần ngại, chần chừ trong
việc mua sắm hàng hóa Vì vậy để thành công doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và
sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và
khuyến mãi.
Trang 24QUẢN TRỊ MARKETING
QUAN ĐIỂM MARKETING
Chìa khóa đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của DN là DN phải xác định đúng những nhu cầu và
mong muốn của thị trường mục tiêu,
từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng các phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Trang 25QUẢN TRỊ MARKETING
QUAN ĐIỂM MARKETING ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
DN phải xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó, đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng
thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung
túc của ngưởi tiêu dùng và xã hội.