1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh doanh và doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Doanh Và Doanh Nghiệp. Doanh Nghiệp Nhà Nước Và Doanh Nghiệp Tư Nhân
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 706,83 KB

Nội dung

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Ngoài Việt Nam thì trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia quy định về loại hình Doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy mà qui định về khái niệm của doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ : KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

TP.HCM, tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU……….3

II PHẦN NỘI DUNG……….

1.Tổng quan về kinh doanh… ……… 4

1.1 Kinh doanh là gì ?……….……….4

1.2 Khái niệm hoạt động kinh doanh……….4

1.3 Quy định chung về kinh doanh……….5

2.Tổng quan về doanh nghiệp………6

II.1 Doanh nghiệp là gì ? ………6

II.2 Phân loại doanh nghiệp 2.2.1 Doanh nghiệp nhà nước………6

2.2.2 Doanh nghiệp tư nhân……….14

Trang 3

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện nay của chúng ta, sự kinh doanh mua bán mặt hàng nào đó đang ngày càng nhiều hơn Song sự xuất hiện của các loại hình doanh nghiệp cũng đang ngày một đa dạng hơn Vậy ta hiểu như thế nào là kinh doanh và doanh nghiệp? Và lí do sự gia tăng của các doanh nghiệp đan ngày càng lớn mạnh? Bài tiểu luận này sẽ giúp ta co cái nhìn tổng quan về kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp đang xuất hiện hiện nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

- Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu

về khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp

tư nhân

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp nghiên cứu Luật doanh nghiệp

Trang 4

II.PHẦN NỘI DUNG

1 Tổng quan về kinh doanh

1.1 Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán cung ứng dịch vụ do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận

“ Kinh Doanh” còn được hiểu là tổ chức sản xuất buôn bán sao cho sinh lời

1.2 Khái niệm hoạt động kinh doanh

Kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất Hơn nữa, không phải tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ

có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có sinh lợi mới được coi là kinh doanh

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất, do đó, tính chất của các hoạt động kinh doanh cũng thay đổi theo Điều đó đòi hỏi phải xác định lại khái niệm kinh doanh cho phù hợp với các thuộc tính vốn có của nó Trong những năm 90 của thế kỉ trước, một số văn bản luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những quy định ghi nhận khái niệm kinh doanh

Theo quy định của các văn bản pháp luật đó thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Như vậy, khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (cũng trao đổi, cũng cung ứng dịch vụ), mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) lớn hơn số tiền phải chi phí (chi phí kinh doanh), tiền bán ra trừ tiền chi phí bằng lợi nhuận Bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống kinh doanh nhưng mục tiêu của hoạt động đó không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh

Trang 5

Pháp luật quy định, hành vi kinh doanh có mục đích sinh lợi (kiếm lời) nhưng lời hay lỗ lại không thành vấn đề cho việc xác định hành vi kinh doanh Nhiều trường hợp sản xuất, buôn bán bị lỗ nhưng vẫn là kinh doanh Dưới giác độ pháp lý, khi xác định hành vi kinh doanh, chúng ta quan tâm đến việc

có hay không có mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào

Vì thế có thể kết luận khái quát rằng lợi nhuận là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích kiếm lời trên thị trường cũng là hoạt động kinh doanh

1.3 Qui định chung về kinh doanh

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ "commerce" (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ

"trade" để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý

Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng

Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng kí kinh doanh

Trang 6

2 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1 Doanh nghiệp là gì ?

Doanh nghiệp hay doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh 2.2 Phân loại doanh nghiệp: có hai loại doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

2.2.1 Doanh nghiệp nhà nước

2.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Ngoài Việt Nam thì trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia quy định về loại hình Doanh nghiệp nhà nước, chính vì vậy mà qui định về khái niệm của doanh nghiệp nhà nước cũng được hiểu theo cách khác nhau.Trong đó, phải kể đến đầu tiên là việc định nghĩa doanh nghiệp nhà nước của Liên Hợp Quốc :”

xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của doanh nghiệp”.Từ định nghĩa này có thể thấy việc Liên Hợp Quốc rất chú trọng đến vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước

Song song với đó Ngân hàng thế giới định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước được hiểu theo cách đơn giản nhất là việc các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các đơn vị các ngành thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế,bảo vệ quốc phòng, an ninh… Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước

sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp

2.2.1.2.Đặc điểm doanh nghiêp nhà nước

Trang 7

*Chủ đầu tư

Là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại

và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp

*Lĩnh vực hoạt động

Theo Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

- Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm

an sinh xã hội, bao gồm:

Dịch vụ bưu chính công ích;

Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;

Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;

Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;

Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng)

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:

Trang 8

Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;

Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;

Kinh Doanh xổ số;

- Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán

và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô

- Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”

Như vậy, những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hoạt động là những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; góp phần định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

*Sở hữu vốn (Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng

số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này

*Hình thức tồn tại

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

Trang 9

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty

mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

*Hình thức pháp lý doanh nghiệp

- Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 thì hình thức pháp lý của các loại hình - doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)

là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Công ty cổ phầnlà doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu

Trang 10

trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi

số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh) Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp

tư nhân

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng ký lại hay chuyển đổi theo quy định

*Căn cứ vào chế độ trách nhiệm : có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn :

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế

độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã

bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn :

Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh

Trang 11

nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ

và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty

*Luật áp dụng : các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức

và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

*Mục tiêu hoạt động

- Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước

- Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ

*Một số doanh nghiệp nhà nước

Trang 12

*Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Mang tính thống nhất, đồng bộ, kịp

thời giải quyết các vấn đề nảy sinh

trong nền kinh tế

Nguồn lực tài chính vững chắc, quy mô

lớn, tiếp cận thông tin thương mại, thị

trường nhanh

Thuận lợi trong việc huy động vốn do

được nhà nước đầu tư 100% vốn

Được nhà nước tạo điều kiện chính

sách, công nghệ, thuế

Được sự bảo hộ của nhà nước về sản

phẩm đầu ra

Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực

hiện các hoạt động hợp tác kinh

doanh

Các doanh nghiệp nhà nước không năng động sáng tạo vì mọi quyền quyết định đều thuộc quản lí cấp trên Lợi nhuận có được cũng thuộc về nhà nước, các doanh nghiệp chỉ được hưởng mức lương ấn định Đâyqchính là nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

Nhân sự các công ty nhà nước đôi khi không có sự năng động, và tính cạnh tranh công việc cao như doanh nghiệp ngoài nhà nước điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chính doanh nghiệp nhà nước

Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án Doanh nghiệp nhà nước nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nềnq kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước

Ngày đăng: 02/01/2025, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN