1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 18,75 KB

Nội dung

đề cương lịch sử kinh tế quốc dân tổng hợp nội dung ôn tập về môn Lịch sử kinh tế quốc dân thuộc khối đại học - cao đẳng

Trang 1

Đề cương: Lịch sử các học thuyết kinh tế.

1 Phân tích lý luận giá trị lao động của W.Petty Ưu điểm, thiếu sót

Công lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên xây dựng học thuyết về giá trị lao động W Petty đã có nhận xét đúng đắn khi vạch rõ vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị Chỉ riêng điều này có thể nói ông là người khai sinh ra lý luận giá trị lao động

- Khi nghiên cứu về giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ "giá cả" và chia thành "giá cả chính trị"

và "giá cả tự nhiên".

Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định Như vậy, W.Petty đã hiểu đúng giá trị - lao động với thuật ngữ "giá cả tự nhiên" và có giá cả chính trị chính là giá cả thị trường, nó thường thay đổi theo những điều kiện chính trị, do đó khó hiểu rõ được nó

- W.Petty cũng đã thấy được mối quan hệ giữa năng suất lao động với "giá cả tự nhiên", nó tỷ lệ nghịch với năng suất lao động

Ông đã so sánh khối lượng lao động hao phí để sản xuất lúa mì Nếu năng suất lao động sản xuất

ra bạc tăng lên thì giá trị của nó giảm Ông có đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao động trung bình của nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên Nhưng ông vẫn lẫn lộn, chưa phân biệt được mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và lao động tạo ra giá trị

- Tuy nhiên, ông còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng chỉ có lao động khai thác bạc (tiền tệ) mới tạo ra giá trị, lao động trong các ngành khác chỉ tạo nên của cải khi so sánh với lao động tạo ra tiền

 Lý luận giá trị và lao động:

+ Giá trị lao động

+ Giá cả: tự nhiên (tỉ lệ nghịch với năng suất lao động) và chính trị

+ Giá trị hàng hóa là sự phản ánh giá trị tiền tệ

+ Lao động khai thác vàng, bạc tạo ra giá trị; lao động ở ngành khác tạo ra của cải

+ Chưa phân biệt giá trị, giá trị trao đổi với giá cả

Câu 2: Phân tích lý luận giá trị của A.Smith Ưu điểm, thiếu sót

Lý luận giá trị của A.Smith có bước tiến đáng kể so với W.Petty, cũng là chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động là thước đo cuối cùng của giá trị

 Phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định: giá trị sử dụng không quy định giá trị trao đổi Ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị trao đổi

 Khi phân tích giá trị hàng hóa: giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hóa trong mối quan hệ với số lượng hàng hóa khác, còn trong nền sản xuất hàng hóa phát triển nó được biểu hiện

ở tiền

Trang 2

 Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hóa do lao động hao phí, lao động trung bình cần thiết quy định.

 Phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị

Câu 3: Phân tích vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã hội Liên hệ Việt Nam

Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các chức năng kinh tế chủ yếu sau:

     Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết

Chính phủ đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và họat động của thị trường Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các họat động kinh tế

     Ổn định và cải thiện các họat động kinh tế

Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như : Kiểm soát thuế khóa, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ

        Tác động việc phân bổ các nguồn lực

Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến sản xuất, qua

hệ thống pháp luật, tác động đến khâu phân phối Chính phủ cũng có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất

       Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng

Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế -  xã hội đất nước Tầm quan trọng, quy mô của nó đòi hỏi Nhà nước phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng

Câu 4: Phân tích lý thuyết “ích lợi giới hạn” và “năng suất giới hạn”của trường phái Tân cổ điển

Lý thuyết “ích lợi giới hạn”:

 Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật chất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Vật nào

có lợi ích nhiều nhất, lợi ích đó quyết định lợi ích của các vật phẩm khác

 Có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan, ích lợi trừu tượng và ích lợi cụ thể

 Ích lợi có xu hướng giảm dần Tồn tại “Vật phẩm giới hạn” và “ ích lợi giới hạn” quyết định lợi ích chung của tất cả các vật khác

 Số lượng Sản phẩm càng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn

 Khi lượng sản phẩm tăng dẫn đến tổng lợi ích tăng và ích lợi giới hạn giảm Khi tiệm cận bằng 0 thì chỉ còn lợi ích trừu tượng

Trang 3

Câu 5: Hãy vận dụng lý thuyết “Lợi thế so sánh”của D.Ricardo để lý giải cho việc tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay

Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở cửa trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá đang mở ra trước mắt cho Việt Nam nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn thách thức

Ngoài mục tiêu hợp tác để bảo vệ nền hoà bình và ổn định khu vực nói riêng và phạm vi thế giới nói chung, Việt Nam gia nhập ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế còn vì những lý do khác, trong đó mục tiêu và các lợi ích kinh tế trong quá trình hợp tác là vấn đề được ưu tiên

Muốn hợp tác hội nhập có kết quả, Việt Nam cần nhận thấy mình có những lợi thế so sánh gì

và sẽ bổ sung cơ cấu trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới ở những lĩnh vực nào?

Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh và sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo cho phép chúng ta rút ra nhiều gợi ý quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh mới

Lợi thế so sánh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, từ sự phân tích và lập luận ở trên cho thấy: lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào Mặc dù Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản, nhưng nếu tính theo mức đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản Về lao động, Việt Nam

có nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy nhiên lực lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế Do đó chất lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao nếu tính theo năng suất

Thứ hai, so với các nước ASEAN, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam vẫn ở trình

độ thấp Theo số liệu thống kê năm 2007 của WTO, trong 50 nền kinh tế của thế giới được đưa ra phân tích thì Việt Nam được xếp thứ 50 cuối danh sách Đáng chú ý là các nước ASEAN 4: Singapore, Malaisia, Thái Lan và Indonêsia lần lượt theo thứ tự là 14,19, 25 và 32 Trong điều kiện tương đồng về cấu tạo tài nguyên thì lợi thế dựa trên điều kiện sản xuất cấp thấp sẽ nhỏ bé Nếu chỉ dựa vào lợi thế này thì thương mại của Việt Nam trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi

là kém phát triển Nguyên nhân chính không phải ở chỗ có sự tương đồng về cấu tạo tài nguyên gây

ra mà là ở chỗ các điều kiện sản xuất vốn có của các quốc gia ASEAN hơn hẳn Việt Nam

Thứ ba, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp (nguyên liệu thô, gia công và sơ chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp) Hiện tại Việt Nam đang xuất khẩu dầu thô, gạo, khoáng sản… nếu không đi thẳng vào công nghệ hiện đại sử dụng lao động dồi dào để sản xuất hàng xuất khẩu thì Việt Nam sẽ phải chịu thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp) Thực tế đó đã được chứng minh qua nhiều năm

Trang 4

Tuy nhiên những phân tích trên đây không có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần hiểu lợi thế so sánh cấp thấp chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn Về lâu dài, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, NIES mau chóng chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn (sản xuất ra sản phẩm cần nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ trung bình và cao, năng suất lao động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn) Trong mô hình: lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng, thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp, biểu hiện sản xuất ở một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động và lợi thế về tài nguyên tự nhiên Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa

lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân lực

là một yếu tố rất quan trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất

Ngày đăng: 01/01/2025, 22:31

w