1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường của “dự Án Đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ kéo lạc mò, xã bành trạch, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Khai Thác Lộ Thiên Đá Vôi Làm Vật Liệu Xây Dựng Thông Thường Mỏ Kéo Lạc Mò, Xã Bành Trạch, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Tác giả Doanh Nghiệp Tư Nhân Việt Anh
Trường học Trường Đại Học Bắc Kạn
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Kạn
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 8,76 MB

Nội dung

Loại hình dự án là: Dự án cải tạo nâng công suất, thuộc mục số 9, Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Trang 1

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh 1

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT ANH

***********

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Năm 2016, Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh đã lập Báo cáo tính trữ lượng khoáng sản đá vôi làm VLXDTT mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong diện tích 1,0ha với trữ lượng địa chất 568 270 m3; được phê duyệt tại Quyết định số: 554/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn

Năm 2019, Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh (sau đây gọi là: Chủ Dự án) được cấp phép khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) mỏ Kéo Lạc

Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo Giấy phép khai thác sô: 1111/GP-UBND ngày 03/ 7/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn Diện tích cấp phép khai thác 1,0 ha với công suất khai thác 12.000m3/năm, thời gian khai thác 30,0 năm

Do nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường để cung cấp cho một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (tuyến đường Ba Bể - Bắc Kạn; tuyến đường Chợ Mới – Bắc Kạn) trong thời gian sắp tới, Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh đã được UBND tỉnh Bắc Kạn đồng ý nguyên tắc cho phép điều chỉnh giấy phép khai thác (nâng công suất khai thác) mỏ đá vôi Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể tại Văn bản số: 6238/UBND-NNTNMT ngày 22/9/2023 và cho phép Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh được phép sử dụng đá vôi trong diện tích xây dựng phụ trợ mỏ Kéo Lạc Mò tại Văn bản số: 2832/UBND-NNYNMT ngày 05/5/2024

UBND tỉnh Bắc Kạn đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định

số 1622/QĐ-UBND ngày 20/9/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn, chấp thuận điều chỉnh,

bổ sung chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn

Loại hình dự án là: Dự án cải tạo nâng công suất, thuộc mục số 9, Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), mục III (Dự án đầu tư quy định tại điểm d và e khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường), Phụ lục IV (Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường)

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 2, Điều 27 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh tiến hành lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án đầu tư xây dựng công

Trang 4

trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” nhằm mục đích nhận dạng đầy đủ các vấn đề môi trường phát sinh, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường trong toàn bộ quá trình hoạt động của dự án

Căn cứ theo khoản 3, Điều 35 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH 14 ngày 17/11/2020 thì dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh Bắc Kạn

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án là: UBND tỉnh Bắc Kạn

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật (điều chỉnh) của dự

án là: Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự

án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Dự án phù hợp với Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022

- Dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 03/11/2023

- Dự án không thuộc vùng cấm hoạt động khoáng sản, vùng quân sự, quốc phòng,… Dự án không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hay khu chế xuất Dự án nằm ngoài danh mục các mỏ trong quy hoạch khoáng sản công nghiệp và dự trữ quốc gia liên quan

- Dự án phù hợp với Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm

2020, tầm nhìn đến 2030

Dự án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố Bắc Kạn tại Quyết định số: 1238/QĐ-UBND ngày 16/7/2021

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn về môi

trường

a Căn cứ pháp luật

Trang 5

* Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật

- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH 14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư 10/2021/BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 01/2023/BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

* Luật Khoáng sản và văn bản dưới luật

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

* Luật Tài nguyên nước và văn bản dưới luật

- Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 ngày 27/11/2023;

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

Trang 6

đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;

- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

* Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

* Luật Đất đai và các văn bản dưới luật:

- Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/01/2024

- Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

* Luật phòng cháy chữa cháy

- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khoá

Trang 7

b Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong Báo cáo

* Tiêu chuẩn về môi trường nơi làm việc

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc tiếng ồn cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép

vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi - Giá trí giới hạn tiếp xúc cho phép Bụi tại nơi làm việc;

* Môi trường nước

- QCVN 08-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

* Môi trường không khí xung quanh

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường không khí xung quanh

- QCVN 26:2010/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn Ban hành theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

* Môi trường đất

- QCVN 03-MT:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho

phép của một số kim loại nặng trong đất

* Chất thải nguy hại

Trang 8

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

* Quy chuẩn, TCVN lĩnh vực khác

- QCVN 01:2019/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy VLNCN và bảo quản tiền chất thuốc nổ;

- TCVN 3890:2021 - Tiêu chuẩn quốc gia: Phòng Cháy chữa cháy-Phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí

- TCVN 2737:2020 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 20/5/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”

- Giấy phép khai thác khoáng sản số: 1111/GP-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh khai thác đá vôi tại mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Hợp đồng thuê đất số: 289/HĐTĐ-STNMT ngày 18/12/2020 giữa Doanh nghiệp tự nhân Việt Anh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn

- Văn bản số 2832/UBND-NNTNMT ngày 03/5/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn

về việc sử dụng đá vôi trong diện tích xây dựng công trình phụ trở mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể

- Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 20/9/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn, quyết định chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc

Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

(Các Giấy xác nhận được đính kèm tại phần phụ lục của báo cáo)

Trang 9

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Các bản vẽ, sơ đồ mặt bằng của Dự án kèm theo

- Các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc về yếu tố môi trường khu vực dự án đã được Doanh nghiêp tư nhân Việt Anh (chủ dự án) phối hợp cùng với Chi nhánh Công ty

Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản - Xí nghiệp Khảo sát Thăm dò Địa chất và Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật HATICO Việt Nam tiến hành nghiên cứu tháng 11 năm 2024

- Số liệu đo đạc và phân tích mẫu đất, nước, không khí khu vực dự án do Công ty

Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật HATICO Việt Nam (đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường VIMCERTS 269) thực hiện 23/10/2024 đến tháng 04/11/2024

- Đánh giá nguồn dữ liệu: Các tài liệu, số liệu do Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh (chủ dự án) phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản - Xí nghiệp Khảo sát Thăm dò Địa chất (đơn vị tư vấn) lập dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa,

đo đạc thí nghiệm, phân tích mẫu khu vực dự án của các đơn vị chuyên môn phục vụ nghiên cứu thiết kế và lập báo cáo nên có độ tin cậy phù hợp

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Tóm tắt quá trình thực hiện lập ĐTM

Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh (chủ dự án) đã phối hợp với Chi nhánh Công ty

Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản - Xí nghiệp Khảo sát Thăm dò Địa chất (đơn vị tư vấn)

và Công ty Cổ phần Công nghệ và Kỹ thuật HATICO Việt Nam (đơn vị quan trắc) tiến hành công tác khảo sát điều tra thực địa khu vực dự án: Lấy mẫu, đo đạc quan trắc hiện trạng các yếu tố môi trường nền trong khu dự án (không khí, tiếng ồn, nước, đất); Khảo sát hiện trạng hệ sinh thái vùng dự án, nắm bắt tình hình diễn biến hệ sinh thái trong thời gian gần đây; Tiến hành khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng dân sinh kinh tế

xã hội khu dự án và phụ cận, có thể ảnh hưởng bởi dự án

Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành xử lý số liệu, tài liệu, các mẫu môi trường

và tổng hợp kết quả, tiến hành lập ĐTM của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”

Trang 10

tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, thực hiện tham vấn tại UBND xã Bành Trạch nơi thực hiện dự án theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn

Sau khi tổng hợp ý kiến tham vấn cộng đồng khu vực thực hiện dự án, Đơn vị

tư vấn phối hợp với Chủ đầu tư hoàn thiện báo cáo ĐTM theo quy định Nội dung của báo cáo ĐTM đáp ứng Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

3.2 Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

Tham gia lập ĐTM “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” gồm có các thành phần sau:

a Chủ dự án

- Chủ dự án: Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh

- Đại điện đơn vị: Ông Trịnh Đức Thái Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Tiểu khu 4, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Điện thoại: 0281 3876 305

* Công tác thực hiện lập báo cáo ĐTM:

- Cung cấp các số liệu, tài liệu liên quan đến việc triển khai dự án đối với đơn vị tư vấn;

- Phối hợp với đơn vị tư vấn trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, đo đạc và quan trắc lấy mẫu tại khu vực triển khai dự án, làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án;

- Chủ trì thực hiện việc tham vấn cộng đồng về dự án

b Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM

- Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đo đạc và Khoáng sản - Xí

nghiệp Khảo sát Thăm dò Địa chất

- Đại diện: ThS Phạm Quốc Duy Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Số 80 phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Điện thoại: 0904338658 Email: quocduy1978@yahoo.com

Trang 11

- Lĩnh vực hoạt động chính: Tư vấn môi trường, thăm dò địa chất…

- Đơn vị quan trắc phân tích: Công ty Cổ phần Công nghệ và kỹ thuật Hatico

Việt Nam

+ Đại diện: Bà Đỗ Thị Duyên Chức vụ: Giám đốc

+ Địa chỉ: Số 45 ngách 14/20 ngõ 214 đường Nguyễn Xiển, P Hạ Đình, Q Thanh Xuân, TP Hà Nội

+ Điện thoại: 0936175507 Email: haticovietnam2016@gmail.com

+ Lĩnh vực hoạt động chính: Tư vấn môi trường, quan trắc và phân tích…

+ Chứng nhận Vimcert số 269 và chứng chỉ Vilas số 1349

* Công tác thực hiện lập báo cáo ĐTM:

- Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh

tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án;

- Đo đạc, quan trắc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực xây dựng dự án, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành;

- Dự báo các tác động môi trường do dự án gây ra và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực;

- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án;

- Xây dựng báo cáo tổng hợp;

- Báo cáo trước hội đồng thẩm định và chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo ĐTM

Bảng 1 Danh sách thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

- Cung cấp thông tin, tài liệu

- Kiểm tra, chỉnh sửa báo cáo

II Chi nhánh Công ty cổ phần đo đạc và khoáng sản - Xí nghiệp khảo sát thăm

Trang 12

Kiểm soát nội dung báo cáo

3 Phạm Thanh Tuyền ThS Khai thác

6 Phạm Thị Thu Hà TS Môi trường

Tổng hợp và hoàn thiện báo cáo chính và chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến thành viên

hội đồng

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Các phương pháp được sử dụng để lập báo cáo ĐTM bao gồm:

(1)- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình chuẩn

bị dự án, giai đoạn thi công xây dựng cơ bản, hoạt động của Dự án

(2)- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai

(3)- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu có sẵn từ các báo cáo, văn bản đã thực hiện trong dự án trước đây Phương này được áp dụng chương 1, 2 của báo cáo (4)- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án

(5)- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh

tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện

Trang 13

dự án Phương pháp thực hiện chủ yếu tại chương 5 của Báo cáo

(6)- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy chuẩn môi trường Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án Phương pháp thực hiện chủ yếu tại chương 2, chương 3

(7) Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Trong quá trình điều tra, khảo sát hiện trường, tiến hành lấy mẫu và đo đạc các thông

số môi trường không khí, đất, nước Quá trình đo đạc và lấy mẫu được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành Các mẫu môi trường nền sau khi lấy tại hiện trường được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích (được đính kèm phụ lục Báo cáo) Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể tại Chương 2 báo cáo

(8) Phương pháp chồng ghép bản đồ: Chủ dự án đã sử dụng phương pháp chồng ghép các loại bản đồ địa chính và bản đồ địa hình thể hiện rõ nét các tác động của dự

án đến các khu vực xung quanh

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin chung về dự án

5.1.1 Thông tin chung

5.1.1.1 Tên dự án

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá vôi làm vật liệu xây

dựng thông thường mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

5.1.1.2 Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh

- Địa chỉ: Tiểu khu 4, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Đại điện đơn vị: Ông Trịnh Đức Thái Chức vụ: Giám đốc

5.1.1.3 Địa điểm thực hiện dự án

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

5.1.2.1 Phạm vi, quy mô

a Nhu cầu sử dụng đất

Tổng diện tích sử dụng đất thực hiện dự án là: 2,75 ha, trong đó:

Trang 14

- Diện tích khai trường khai thác: 1,0 ha

- Diện tích công trình phụ trợ: 1,75 ha (gồm: bãi tiếp nhận đá nguyên khai, tuyến đường nội bộ, trạm cân, trạm nghiền sàng, bãi chứa đá thành phẩm và khu nhà điều hành mỏ)

b Trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác và trữ lượng khai thác

Tại Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo tính trữ lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thương mỏ Kèo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong diện tích 1,0 ha xin cấp phép khai thác” tính đến thời điểm tháng 01 năm 2016, trữ

lượng địa chất cấp 122 trong diện tích 1,0 ha là 568.270 m 3

- Trữ lượng đã khai thác thác đến 31/12/2023: 28.191 m3 (Báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng trữ lượng khoáng sản năm 2023)

- Trữ lượng địa chất còn lại tính đến 31/12/2023: 540.169 m3

- Khối lượng đá vôi trong khu vực phụ trợ: 76.575 m3 (Văn bản số

2832/UBND-NNTNMT ngày 03/5/2024 về việc sử dụng đá vôi trong diện tích xây dựng công trình phụ trợ mỏ Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể)

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về biên giới và trữ lượng khai trường như sau:

Bảng 2 Các thông số của khai trường

1 Kích thước khai trường

5.1.2.2 Công suất, thời gian khai thác

* Công suất khai thác:

05 năm đầu, công suất 25.000 m3/năm

Các năm tiếp theo, công suất 9.900 m3/năm

* Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức:

Trang 15

Tuổi thọ của mỏ được xác định trên cơ sở trữ lượng khai thác trong biên giới đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng và công suất của mỏ tính như sau:

T = T1 + T2 + T3 , năm

T1: Thời gian xây dưng cơ bản (Cải tạo nâng công suất) T1 = 0,2 năm

T2: Thời gian khai thác với công suất A1 = 25.000m3/năm, T1 = 5,0 năm

T3: Thời gian khai thác các giai đoạn công suất A = 9.900 m3/năm

A2: Công suất khai thác: A = 9.900m3/năm

Vậy thời gian tồn tại của mỏ là:

T = 0,2 + 5,0 + 19,0 = 24,2 năm

Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số: 1111/GP-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn, thời hạn khai thác đến 03/7/2049 Như vậy với tuổi thọ của mỏ 24,3 năm với thời hạn khai thác theo giấy phép đã cấp đảm bảo khai thác hết trữ lượng khai thác đã cấp phép

- Mục tiêu dự án: Khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường

- Sản phẩm cung cấp:

Bảng 3 Bảng cơ cấu sản phẩm

Trang 16

2 Khối lượng đá nguyên khai vận chuyển về khu

tư bổ sung 3.876.402.000 đồng trong đó toàn bộ là vốn tự có

Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động: Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản điều chỉnh, Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh xây dựng các hạng mục công trình, hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường và đưa dự án vào hoạt động

5.1.3 Công nghệ khai thác, trình tự khai thác và chế biến khoáng sản

- Công nghệ khai thác: Công tác làm tơi đá bằng phương pháp khoan nổ mìn, đá sau khi được làm tơi chuyển tải xuống bãi xúc chân tuyến nhờ nổ mìn, một phần nhỏ còn lại

sẽ được dọn dẹp thủ công đẩy xuống bãi xúc chân tuyến Đá ở bãi xúc chân tuyến được máy xúc chất tải lên ô tô vận tải về trạm nghiền sàng, ô tô dỡ tải trực tiếp vào bu ke của trạm nghiền sàng

- Trình tự khai thác: Mỏ áp dụng hệ thống khai thác theo lớp đứng, cắt tầng, chuyển tải nhờ nổ mìn Mỏ đá Kéo Lạc mò được khai thác theo trình tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong Hướng phát triển khai trường theo hướng từ Đông sang Tây Tuyến khai thác được bố trí phù hợp với hiện trạng của mỏ đã khai thác để giảm thời gian chuẩn bị và sớm đưa mỏ đạt công suất theo yêu cầu

- Công nghệ và giải pháp chế biến khoáng sản: Đá nguyên khai khai thác từ khai trường được ô tô tải đổ trực tiếp vào bu ke Bu ke cấp liệu cho sàng song d = 500mm, loại bỏ đá đường kính > 500mm Tiếp đó đá được chuyển tới máy kẹp hàm, đá sau khi qua kẹp hàm được chuyển qua sàng d = 100mm Sàng phân loại đá hộc, đá có đường kính > 100mm được chuyển lại kẹp hàm, đá có đường kính < 100mm chuyển qua

Trang 17

nghiền búa Đá từ nghiền côn được chuyển qua sàng phân loại, sàng phân loại đá thành các sản phẩm: bụi, mi, mạt, đá base, đá 10x20mm, đá 20x40mm, đá 40x60mm Đá có đường kính > 60mm được chuyển lại nghiền côn Các sản phẩm cát nghiền, đá base,

đá 10x20mm, đá 20x40mm, đá 40x60mm được cung cấp các công trình trên địa bàn Bụi, mi mạt cung cấp cho nhà sản xuất gạch cốt liệu

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

5.1.4.1 Các hạng mục công trình đã có của mỏ

a Các hạng mục công trình chính:

- Diện tích khai trường khai thác: 1,0 ha

- Diện tích sân công nghiệp bao gồm: bãi tiếp nhận đá nguyên khai, tuyến đường nội bộ, bãi chứa đá thành phẩm diện tích đất sử dụng là 1,75 ha

- Trạm nghiền: Hiện trạng mỏ chưa có chế biến Dự kiến xây lắp mới trạm nghiền có công suất 70 tấn/giờ

b Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Mặt bằng sân công nghiệp đã được xây dựng trong giai đoạn trước, đảm bảo chứa đá nguyên liệu Các công trình phục vụ hoạt động của Dự án được sử dụng chung với Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá Lủng Điếc thuộc Doanh nghiệp

5.1.4.2 Các hạng mục công trình xây dựng bổ sung khi dự án hoạt động với công suất 25.000 m 3 /năm

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, khi nâng công suất, Dự án đầu tư xây dựng, lắp đặt nhà điều hành, nhà vệ sinh, kho chất thải nguy hại, trạm cân và trạm nghiền; đồng thời cải tạo tuyến đường công vụ và diện công tác ban đầu, xây dựng mặt bằng tiếp nhận phía Tây Nam sân công nghiệp, cải tạo mặt bằng khu phụ trợ, cải tạo hố lắng và xây dựng rãnh thoát nước

Khối lượng xây dựng và lịch xây dựng cơ bản dự kiến như bảng sau:

Bảng 4 Khối lượng và lịch xây dựng cơ bản

Đơn

vị

Khối lượng

1 Cải tạo nâng cấp tuyến đường công vụ m 153,7

Trang 18

2 Diện công tác ban đầu m3 371

Khối lượng thi công các hạng mục công trình không lớn, thời gian ngắn, các tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội theo đánh giá là không đáng kể Các tác động chủ yếu tập trung trong giai đoạn vận hành của dự án

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án xa khu dân cư, không phát sinh nước thải sản xuất, không nằm trong khu vực di tích lịch sử cần bảo vệ nên không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục chính và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi

trường

5.2.1 Giai đoạn triển khai xây dựng

Hiện tại mỏ đang hoạt động sản xuất, các công trình hạ tầng của mỏ đang được

sử dụng chung với Mỏ Lủng Điếc của Doanh nghiệp Khi nâng công suất, Chủ đầu tư tiến hành xây dựng hạng mục tuyến đường công vụ, diện công tác ban đầu, cải tạo mặt bằng khu phụ trợ, cải tạo hố lắng, xây dựng rãnh thoát nước, lắp đặt trạm nghiền, trạm cân, kho CTNH, nhà điều hành và nhà vệ sinh

Trang 19

Khối lượng thi công các hạng mục công trình không lớn, thời gian ngắn, các tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội theo đánh giá là không đáng kể Các tác động chủ yếu tập trung trong giai đoạn vận hành của dự án

5.2.2 Giai đoạn dự án nâng công suất đi vào hoạt động

- Hoạt động khoan, nổ mìn

- Hoạt động nghiền sàng chế biến đá

- Hoạt động của phương tiện vận chuyển và thiết bị khai thác

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại Dự án

Bảng 5 Hạng mục công trình và hoạt động trong giai đoạn vận hành có khả

năng tác động xấu đến môi trường

TT Hạng mục, hoạt động có khả năng tác

động xấu đến môi trường

Tác động môi trường, chất ô nhiễm

- Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung

- Chất thải nguy hại từ hoạt động bảo dưỡng

3 Hoạt động chế biến đá - Bụi, tiếng ồn, rung

4 Hoạt động sinh hoạt của công nhân làm

việc tại Dự án

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

5.2.3 Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường

Các hoạt động trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm:

- Hoạt động tháo dỡ các hạng mục công trình phục vụ khai thác, chế biến đá

Trang 20

- Hoạt động của phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công tham gia hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường

- Hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường

Bảng 6 Hạng mục công trình và hoạt động trong giai đoạn cải tạo, phục hồi

môi trường có khả năng tác động xấu đến môi trường

TT Hạng mục, hoạt động có khả năng tác

động xấu đến môi trường

Tác động môi trường, chất ô

nhiễm

1 Hoạt động tháo dỡ các hạng mục công trình Bụi, tiếng ồn, rung

2 Hoạt động san gạt đáy mỏ, khu vực phụ trợ Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung

3 Hoạt động sinh hoạt của người lao động

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt

4 Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường - Nước mưa chảy tràn

5 Các rủi do sự cố môi trường trong quá trình

cải tạo, phục hồi môi trường

- Sự cố tai nạn lao động

- Sự cố do sạt lở sườn tầng khai thác

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn hoạt động của dự án

5.3.1 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Do bản chất của dự án là nâng công suất khai thác, nên trong giai đoạn thi công

và xây dựng cơ bản Chủ đầu tư xây dựng hạng mục tuyến đường công vụ, diện công tác ban đầu, cải tạo mặt bằng khu phụ trợ, cải tạo hố lắng, xây dựng rãnh thoát nước, lắp đặt trạm nghiền, trạm cân, kho CTNH, nhà điều hành và nhà vệ sinh

5.3.1.1 Nước thải

a Nước thải sinh hoạt:

Phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân thi công xây dựng, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 1,7m3/ngày.đêm Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật

Trang 21

b Nước mưa chảy tràn:

Lưu lượng nước mưa chảy tràn khu phụ trợ là 0,291 m3/s Nước mưa chảy tràn

có chứa một số chất ô nhiễm như: Nitơ, Phốt pho, COD, TSS

b Chất thải nguy hại:

Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng khoảng 30kg Thành phần gồm: Bóng đèn tại khu vực nhà ở cho công nhân viên thi công, ắc quy từ các thiết bị vận hành, vỏ dầu máy, dầu bôi trơn, dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ, cặn sơn

5.3.1.4 Tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và thi công xây dựng

5.3.2 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn vận hành thương mại

5.3.2.1 Nước thải, bụi, khí thải

Trang 22

b Bụi, khí thải

- Bụi phát sinh từ hoạt động khoan lỗ mìn khoảng 140,29 kg/năm

- Khí thải phát sinh từ hoạt động nổ mìn: Bụi phát sinh; khí thải phát sinh từ nổ mìn gồm: Hơi nước, CO2, NO2,… khoảng 1.996,31 kg

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình bốc xúc, vận chuyển khoảng 486,15 kg/năm

- Bụi phát sinh từ hoạt động tại trạm nghiền đá khoảng 63,65 tấn/năm

- Bụi, khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu gồm CO, NO2, SO2 khoảng 28,46 tấn/năm

5.3.2.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

a Chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do các hoạt động của cán bộ, công nhân hoạt động tại dự án Khối lượng phát sinh khoảng 8,5kg/ngày.Thành phần chủ yếu là: Rau,

củ, quả, thực phẩm thừa, giấy, túi nilon, vỏ hộp nhựa, kim loại, chai thủy tinh,

- Chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất đá: Lượng đất đá thải của mỏ đá vôi làm VLXDTT Kéo Lạc Mò chủ yếu là lớp đất lẫn vào đá sau khi nổ mìn, sử dụng để sản xuất Base B Do vậy mỏ không cần sử dụng bãi thải

b Chất thải nguy hại

Phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại Dự án Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình khai thác, chế biến khoảng 67 kg/năm, trong đó: Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 30 kg/năm; Giẻ lau, găng tay dính dầu 22 kg/năm; Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại thuỷ tinh thải 3 kg/năm; hộp mực in thải 12kh/năm Tính chất: Chất thải nguy hại tồn tại dưới thể rắn và lỏng gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường

5.3.2.3 Tiếng ồn, độ rung, khoảng cách an toàn do nổ mìn

- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn, độ rung chủ yếu phát sinh từ quá trình hoạt động khoan, nổ mìn khai thác đá, của các phương tiện thi công (máy khoan, máy khí nén, máy xúc, các phương tiện giao thông) và các máy nghiền, sàng trong quá trình chế biến đá

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Trang 23

Bảng 7 Khoảng cách an toàn trong quá trình nổ mìn

TT Các tác động Đơn vị

Khoảng cách an toàn Công suất 25.000 m 3 /năm

- Đối với máy móc và công trình m 150

* Phạm vi tác động: Phạm vi tác động chính là ở trong khai trường, xung quanh

khu vực khoan, nổ mìn và ở khu vực trạm nghiền

* Thời gian gây tác động: Thời gian tác động theo từng đợt nổ, thời gian tác

động không liên tục, sóng dao động trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 0,5 giây Tuy nhiên những tác động này sẽ kéo dài trong suốt quá trình hoạt động khai thác của mỏ

5.3.2.4 Các tác động khác

a Tác động đến hệ sinh thái

Hoạt động của dự án trong giai đoạn vận hành gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực dự án và khu vực lân cận, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí khu vực xung quanh dự án Việc tập trung đông người cũng như các hoạt động của máy móc, thiết bị thi công gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật

Trang 24

- Việc sử dụng máy móc thiết bị khai thác, vận chuyển không tuân thủ theo quy trình an toàn lao động

- Trong quá trình khai thác do không quân thủ các quy định, quy trình thi công, khai thác, ý thức của các cán bộ và công nhân kém không chấp hành nội quy lao động, đặc biệt trong công tác nổ mìn dẫn đến các sự cố gây ra nguy hiểm tới tính mạng công nhân cũng như tài sản của Công ty

- Sự cố do điện giật: Trong quá trình vận hành máy móc chạy bằng điện, hệ thống đường dây bị hở nhiễm điện sang các thiết bị gây điện giật, hoặc các công nhân vận hành không tuân thủ quy tác vận hành đóng cầu dao điện gậy hiện tượng phóng điện gây tai nạn

- Môi trường lao động ngoài trời dưới nắng nóng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động, có thể gây choáng váng mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu

- Sét đánh vào khu vực trạm nghiền tại những nơi có nhiều dây điện dẫn đến hiện tượng cháy nổ do chập điện

Đối với môi trường, khi xảy ra hỏa hoạn, một lượng lớn các sản phẩm của quá trình cháy như CO, CO2, NOx, sẽ phát thải vào môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí Các khí này còn đóng góp vào việc gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và phức tạp hơn

Đối với bản thân chủ dự án, hỏa hoạn gây tổn thất một lượng lớn tài sản Việc khắc phục sau hỏa hoạn cũng đòi hỏi một chi phí đáng kể mới có thể đưa dự án trở lại hoạt động bình thường, chưa kể đến nếu xảy ra hỏa hoạn thì uy tín của doanh nghiệp cũng suy giảm đáng kể Mặt khác, việc xảy ra hỏa hoạn còn ảnh hưởng tới tâm lý cán

bộ nhân viên làm việc tại dự án

Nhìn chung khi xảy ra sự cố cháy nổ sẽ gây ra các thiệt hại lớn như: Thiệt hại tài sản, thậm chí cả tính mạng con người; gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu

Trang 25

vực mỏ và các khu vực lân cận nằm ở cuối hướng gió của đám cháy

* Rủi ro, sự cố do các yếu tố kỹ thuật

- Sự cố trượt lở sườn tầng khai thác, trượt theo các mặt lớp, khả năng trượt theo mặt trượt đứt gẫy kiến tạo, khả năng lở do các khe nứt kiến tạo (nứt nẻ kiến tạo), khả năng trượt do sập hang ngầm: Nguyên nhân là do hoạt động khoan nổ mìn gây chấn động, phá huỷ kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do đất đá khu vực sườn tầng khai thác không ổn định Tại khu vực thực hiện dự án không có khả năng phát triển hang karst nên sẽ không xảy ra sập hang ngầm

- Sự cố đá lăn, đá rơi khu vực khai thác: Do đặc trưng khai mỏ đá vôi trên sườn núi bằng khoan nổ mìn nên hiện tượng đá lăn, đá rơi là có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công nhân đang lao động phía dưới Nguyên nhân do quá trình nổ mìn, một số mô

đá chưa rơi hết chúng còn liên kết lỏng lẻo với khối đá chính, chỉ cần một tác động nhẹ

là rời khỏi liên kết gây lên hiện tượng đá lăn

- Sự cố do đá bay trong quá trình nổ mìn:

Xác định khoảng cách an toàn do đá bay: Cần lưu ý từng hộ chiếu nổ mìn cụ thể, bởi vì trong đất đá có hiện tượng nứt nẻ và nổ trên địa hình núi cao

Trong tất cả các trường hợp, khoảng cách an toàn do đá văng, theo QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển,

sử dụng và tiêu hủy VLNCN, được tính cho từng đợt nổ cụ thể, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu:

+ Đối với người: không nhỏ hơn 300m

+ Đối với thiết bị: không nhỏ hơn 300m (quy định tại QCVN01/2019/BCT thuộc Điều 5, khoản 6, mục d, phần chú thích ‘Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m’’

- Sự cố sụt lún bề mặt địa hình: Khu vực thực hiện dự án có nền địa chất ổn định, khu vực xin cấp phép khai thác là khối trữ lượng đá vôi do đó các hoạt động khai thác của dự án không sẽ không gây ra hiện tượng sụt lún bề mặt

Trang 26

- Ngoài ra còn một số bệnh nghề nghiệp khác như viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt…

* Bồi lắng lòng sông:

Theo kết quả tính toán lượng nước mưa chảy tràn qua mỏ nếu không được xử lý

sẽ gây tác động bồi lắng đối với lòng sông chảy gần khu vực mỏ và làm giảm khả năng thoát nước mặt Đây là một tác động tiềm ẩm nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ văn vùng hạ lưu của sông nằm cách khu vực Dự án khoảng 700m về phía Bắc, đây là

hệ thống thuỷ văn chính của khu vực, tiếp nhận nguồn nước mưa, nước thải từ khu vực

Dự án đổ vào Nếu không có biện pháp xử lý lắng lọc tốt sẽ có nguy cơ bồi lắng cho hệ thống thuỷ văn của khu vực

c Tác động đến kinh tế - xã hội

* Tác động tích cực

- Tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho một số người dân địa phương

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn tỉnh

- Đẩy nhanh phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn

* Tác động tiêu cực

- Thay đổi cảnh quan khu vực

- Xáo trộn sinh hoạt bình thường của các hộ dân gần khu vực

- Phát sinh tệ nạn, bệnh xã hội

- Hoạt động hoạt động của dự án có thể gây ra tác động đến giao thông trong khu vực, cụ thể:

+ Là nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông trên tuyến đường

+ Bụi, khí thải phát sinh làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng sức khỏe của người tham gia giao thông

+ Hoạt động vận chuyển thường làm rơi vãi vật liệu, đất cát trên đường, đặc biệt trong phạm vi từ <100m xung quanh khu vực thi công Nếu không có biện pháp hạn chế rơi vãi và thu gom vật liệu xây dựng và đất thải đổ thải rơi vãi, gặp trời mưa sẽ trở thành bùn nhão gây lầy hóa, trơn trượt khi mưa ẩm, làm mất an toàn giao thông trên đường, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tham gia giao thông, đồng thời gây thiệt hại về kinh tế

+ Làm tăng áp lực lên hệ thống đường giao thông, đoạn các phương tiện vận chuyển chạy qua, dễ xảy ra hiện tượng hư hỏng mặt đường, gia tăng nguy cơ sụt lún

Trang 27

nền đường, tạo thành các ổ gà; làm nhiệt độ mặt đường tăng cao dẫn đến nguy cơ hư hỏng nền mặt đường theo các dạng như: lún vệt bánh xe, trượt, dồn nhựa mặt đường, cường độ chống trượt giảm,

+ Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông của CBCNV làm việc trong khu vực, gia tăng nguy cơ ách tắc, xảy ra tai nạn giao thông, tác động đến sức khỏe và tính mạng người tham gia giao thông, thiệt hại về kinh tế

5.3.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn cải tạo phục hồi, môi trường

5.3.3.1 Nước thải, bụi, khí thải

a Nước thải

* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân hoạt động tại khu vực dự

án, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh cho 10 người khoảng 1,0 m3/ngày.đêm

* Nước mưa chảy tràn:

- Lưu lượng nước mưa chảy tràn tại Khu vực phụ trợ là 0,291 m3/s.Nước mưa chảy tràn có chứa một số chất ô nhiễm như: Nitơ, Phốt pho, COD, TSS

b Bụi, khí thải

Trong giai đoạn đóng cửa mỏ, cải tạo và phục hồi môi trường, bụi và khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động san gạt đất mặt phục vụ công tác trồng cây cải tạo, phục hồi môi trường Theo đánh giá nhanh của WHO trong quá trình đào đắp không kiểm soát 1m3 đất đá sẽ phát sinh khoảng 0,14kg bụi Lượng đất cần san gạt trong giai đoạn này là: 4.635 m3 như vậy lượng bụi phát sinh trong gia đoạn này là khoảng 648,9

kg Với thời cải phục hồi 6 tháng, lượng bụi phát tán bình quân là khoảng 5,19 kg/ngày tương đương khoảng 0,65 kg/giờ Phạm vi ảnh hưởng là diện tích khu vực moong kết thúc khai thác và khu vực phụ trợ, đối tượng chịu tác động trực tiếp và chủ yếu là lao động của Công ty Các tác động này chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ, ít có khả năng khuyếch tán, tải lượng thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến môi trường khu vực

- Tính chất: Bụi phát sinh có nguồn gốc khoáng vật, ít độc hại; khí thải phát sinh

có tính độc hại gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người như SO2, CO, NO2,

CO2,…

5.3.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

Trang 28

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia cải tạo, phục hồi môi trường, với số lượng 10 công nhân, lượng rác sinh hoạt thải

ra khoảng 5 kg/ngày đêm tương đương 0,9 tấn/cả quá trình cải tạo, phục hồi môi trường (chọn định mức phát thải là 0,5 kg rác/người/ngày) Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm: Giấy, nhựa, nilon, chai lọ, kim loại, rau, củ quả, hoa quả, thức ăn thừa…

- Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường: Không phát sinh chất thải rắn vì phương án cải tạo, phục hồi môi trường chỉ thực hiện san gạt tạo mặt bằng

b Chất thải nguy hại

Thời gian thực hiện cải tạo phục hồi môi trường ngắn chỉ diễn ra trong 6 tháng Mặt khác, trước khi tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường các phương tiện, thiết bị cơ giới phải được bảo dưỡng định kỳ trước khi tổ chức thi công nên hầu như sẽ không phát sinh chất thải nguy hại

- Tác động do rủi do, sự cố như: Tai nạn lao động; sự cố sạt lở, đá lăn

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

a Nước thải sinh hoạt (giai đoạn thi công xây dựng, hoạt động và giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường)

Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh tiến hành xây 01 bể tự hoại 3 ngăn cho nhà vệ sinh với thể tích 7,616m3 để xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sau xử lý được lắp đường ống xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w