1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hệ thống bài tập Ngữ văn 8 - Kì 2 - học sinh - kết nối tri thức

90 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 620 KB

Nội dung

Bài tập Ngữ văn 8, kì 2, kết nối tri thức với cuộc sống. Đầy đủ bài tập các phần: Đọc hiểu văn 8, Thực hành tiếng Việt 8, Viết văn 8, Bộ đề ôn tập cuối kì Văn 8.

Trang 1

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNGA/ LÝ THUYẾT:

(Tôi là Ben-tô, Nguyễn Nhật Ánh)

-> Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm gặp gỡ của tôi và Lai-ca

- Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ mà

nó đi kèm (những, chỉ, có, …)

Ví dụ: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm dần trong nước đỏ

(Bầy chim chìa vôi, Nguyễn Quang Thiều)

-> Trợ từ Chỉ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm

dần vào trong dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm)

-> Thán từ A trong câu trên biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về

+ Thán từ gọi đáp như: ơi, vâng, dạ, ừ, …

Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị

-> Thán từ dạ trong câu trên là từ dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép

Khi dùng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, … tươngứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị

4 Biện pháp tu từ

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay đươc sử dụng trong các tácphẩm văn học Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việctruyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinhđộng hơn

Trang 2

- Một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, …

5 VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN)

* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và tác giả; nêu khái quát ấn tượng của bản thân về tác

phẩm

* Thân bài: Phân tích đặc điểm của tác phẩm:

Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định đểlàm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài, cụ thể:

+ Khái quát nội dung chính của tác phẩm

+ Đánh giá, phân tích một số nét tiêu biểu của tác phẩm để làm nổi bật chủ đề (qua sự việc,nhân vật, một số chi tiết đặc sắc, …) -> lập luận chặt chẽ, theo trình tự hợp lí

+ Nhận xét, đánh giá về những nét nghệ thuật đặc sắc trong tac phẩm (ngôi kể, lời kể, cốttruyện, các chi tiết đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật, …)

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

C Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau

D Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép

Câu 2: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

A Đối tượng giao tiếp B Ngữ điệu

C Cả A và B đúng D Cả A và B sai

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thếmạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lạinhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trờiơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

A Trời ơi! B Ngày mai con chơi với ai?

C Khốn nạn thân con thế này? D Con ngủ với ai?

Câu 4: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

Trang 3

A Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

B Không, ông giáo ạ!

C Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

D Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường

Câu 5: Cho câu văn:

“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi,như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! ”

Từ này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?

A Thán từ B Phó từ.

C Tình thái từ D Trợ từ

Câu 6: Từ chao ôi trong câu văn:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họgàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ

ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương….”

Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?

A Than thở vì xúc động mạnh B Than thở vì bất lực

C Than thở vì đau đớn D Cả A, B, C đều sai

Câu 7: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thếmạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lạinhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trờiơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

A Biểu lộ sự than thở vì bất lực B Biểu lộ sự ngạc nhiên

C Biểu lộ sự nghi ngờ D Biểu lộ sự chua chát

Câu 8: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

A Mai! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi không?

B Không, bạn ạ!

C Vâng, cụ bảo sao con nghe vậy.

D Cảm ơn bạn, tớ thích món quà đó lắm.

Câu 9: Cho đoạn văn:

“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách Ôi nhữngquyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thờichăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”

Đoạn văn trên có bao nhiêu thán từ?

Trang 4

Câu 11: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

A a, ái, ơ, ô hay, than ôi B này, ơi, vâng, dạ, ừ

C đích, chính, những, có D a, ái, ơ, đích, chính

Câu 12: Tìm thán từ trong câu sau:

“Chao ôi! Lạ hương cốm

Rồi lòng ta thế ư?

Thương bạn khi nằm xuống

Sao trời chưa sang thu”.

A Chao ôi

B Thế ư

C Chưa

D Cả A và B

Câu 13: Có mấy thán từ trong câu dưới đây

Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

A 4

B 2

C 3

D 5

Câu 14: Tìm thán từ trong câu sau:

“Đã dậy rồi hả trầu?

Ta hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!”

(Đánh thức trầu - Trần Đăng Khoa)

A Nhé

B Ơi

C Nhé, Ơi

D đi

Câu 15: Thán từ trong câu sau bộc lộ điều gì?

"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu"

A Thán từ gọi đáp B Biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

C Biểu thị sự van xin, cầu khẩn D Biểu thị thái độ vui sướng

Câu 16: Trong các câu sau có bao nhiêu thán từ:

(1) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nó mua về nuôi, định để đến lúcc cưới vợ thì giết thịt Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

(2) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy

họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [ ]

Trang 5

A 2

B 4

C 5

D 1

Câu 17: Trong câu sau không có thán từ: "Vâng? Ông giáo dạy phải? Đối với chúng mình thì

thế là sung sướng."

Câu 18: Câu sau có mấy thán từ:

"Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa

dừ vừa thơm Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

A 1

B 2

C 3

D 4

Câu 19: Thán từ bao gồm mấy loại chính?

A 2

B 3

C 4

D 5

Câu 20: Câu sau bao nhiêu có thán từ?

"Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài."

A 1 B 2 C 3 D 4

TỰ LUẬN

I/ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường

hợp:

a Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi

b Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh

c Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng nhìn thấy

………

………

………

………

………

Trang 6

Câu 2: Trong những từ in dậm ở các cặp câu dưới đây từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ

từ? Vì sao?

a - Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ

- Nó mua những tám quyển truyện

b - Nó đoán ngay được truyện gì xảy đến

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c - Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

- Mùa đông sắp đến rồi

………

………

………

………

………

Câu 3: Trong đoạn trích, trợ từ cả được lặp lại bao nhiêu lần Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén Nhưng chẳng thấy [ ]

Cậu hỏi thăm những người qua đường Và mọi người trả lời cậu rằng: - Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà! Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu: - Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không? [ ] Cậu hỏi cả những con lạc đà: - Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy! [ ] Và tất nhiên cậu hỏi những người mua lạc đà: - Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi

………

………

………

………

………

Câu 5: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây và cho biết mỗi thán từ bộc lộ cảm xúc gì?

a Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Trang 7

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

………

………

………

………

………

………

………

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng. a Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng b Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ, thán từ ………

………

Trang 8

………

………

………

………

………

………

………

II ĐỌC HIỂU: Bài 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU? Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơi thở [ ]

– Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám con trai Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình Tôi lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình có làm điều gì khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia [ ]

Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thằng Đinh lại oang oang: – E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé Nàng có hai bím tóc xinh xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lại buồn buồn thế nào ấy

Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi: – Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổ thế nào mà thằng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được [ ]

Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường [ ]

Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vào đây nữa! [ ]

Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào năm thứ tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đi vắng Lúc về, người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắn Đinh gửi lại: “Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình Hãy coi đây là việc làm

Trang 9

chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy Hẹngặp lại”.

Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợttrở về Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó [ ]

– Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạmTâm Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem

Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mới hiểukhông hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên:

– Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa

Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thôngbáo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới

Thời buổi chiến tranh Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờnhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình [ ]

Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của mộtcậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàutình thương và trách nhiệm Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắtđầu như thế này “Hôm nay mình nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết Chợ tỉnh có khác,đông quá, khác hẳn cái chợ huyện ngoài quê mình Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấymột gương mặt quen (tuy rằng chưa quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi) Thì ra

đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh cửa sổ, ngay trước bàn mình Đúng rồi, hai bímtóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiền hậu và đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngaybuổi đầu đến lớp Tên bạn ấy là Tâm thì phải Bữa nay Tâm mặc cái áo cánh gụ vá một miếng

ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy ngồi bán rau giữa nhữngngười bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá Chắc là nhà Tâm nghèo lắm Mìnhthì quá sướng Chỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”

Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi(không hiểu Bình biết được bằng cách nào?) Tôi càng đọc càng bồi hồi vì tấm lòng bạn Lũbạn lớp tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày.Duy chỉ có Bình – Bình ơi!

Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại và xinlỗi Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời

(Trần Thiên Hương, Bây giờ bạn ở đâu? in trong Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành

cho thiếu nhi, tập 5, Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr 69 – 76)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện lí do Đinh chuyển gói quà cho Tâm?

A Đinh muốn gặp Tâm để ôn lại những kỉ niệm thời học trò

B Đinh đã hứa với Bình sẽ chuyển tới Tâm món quà của Bình

C Đinh muốn chuộc lỗi ngày xưa với Tâm và Bình

D Đinh muốn chuyển lời xin lỗi của Bình đến Tâm

Trang 10

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan

nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường”.?

A Ẩn dụ B Hoán dụ

C Nhân hoá D So sánh

Câu 3: 

 Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

………

………

Câu 4: Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì? ………

………

………

………

………

………

………

Câu 5: Phân tích sự thay đổi thái độ, cảm xúc của nhân vật Tâm với Bình trong văn bản. ………

………

………

………

………

………

………

Câu 6: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Bình trong văn bản. ………

………

………

………

………

………

………

Trang 11

Câu 7: Nêu một bài học em rút ra được từ văn bản.

………

………

………

………

………

………

………

BÀI 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Khi tỉnh lại, Sói Lam chỉ mở được một mắt Nó đã không bị giết Bộ lông nó quá tơi tả sau cuộc giao tranh với con người nên chẳng bán được nữa Vì thế mà nó được đưa tới vườn thú này [ ]

Lẻ loi vô cùng Cho tới ngày người ta cho một con sói cái vào chuồng của nó Lúc đầu, Sói Lam không thích chút nào Vì nó đã quen sống có độc Nó thích hồi tưởng về những kỉ niệm của mình hơn là cần một người bạn đồng hành Con sói cái thì hỏi đủ thứ chuyện [ ]

- Tôi đến từ Ba-ren Len (Barren Lands), ở Bắc Cực Sói Lam như ngừng thở Vùng “Ba-ren Len” ư? Đúng là tên mà con người đã đặt cho nơi họ bắt nó [ ]

– Cô có biết một cô sói con màu vàng không? – Ánh Vàng à? Có phải con gái của Mẹ Hắc Hoả và Bố Đại Sói không? Tất nhiên tôi biết chứ! Nhưng cô ấy đâu có bé, cô ấy to lắm To hơn cả những con sói to Hơn nữa, cô ấy không phải lông vàng

– Sao lại không phải lông vàng, cô nói gì lạ vậy? – Thật mà, tôi không bao giờ nói dối đâu Đúng là cô ấy đã từng có bộ lông vàng Nhưng giờ thì không còn nữa rồi Nó đã bị cháy – Bị cháy ư? – Vâng Có một đêm, cô ấy đi đâu đó với một người anh mà chẳng ai biết, và sáng hôm sau, cô ấy trở về một mình Bộ lông đã bị cháy Nó không sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa Chỉ còn màu rơm vàng! Mọi người nói là cô để tang cho anh mình [ ]

Gà Gô kể lại Chuyện xảy ra vào mùa hè Ba gia đình sói vây quanh một cái đầm lúc nhúc vịt Trong đó có gia đình Ánh Vàng và gia đình Gà Gô Ai nấy căng thẳng Im phăng phắc Bỗng có tiếng đập không khí phía trên đầu mà ai cũng nhận ra ngay Đó là tiếng máy bay trực thăng! (Phải rồi, họ đã bắt đầu đi săn bằng trực thăng!) Và Pằng! Pằng! Tiếng những phát súng đầu tiên Cả bầy hoảng loạn! Bầy sói tán loạn chạy tứ phía, cứ như chúng bị gió từ chân cánh quạt đẩy bắn ra May sao họ bắn trượt [ ] Có Ánh Vàng lẫn trong đám cỏ mà không ai phát hiện ra, vì cùng màu rơm vàng! Bỗng, hấp, một cú nhảy tung lên! Cắc! Một miếng ngoạm vào cẳng chân viên phi công Chiếc trực thăng cất cánh bay lên, lượn một vòng rất lạ, và bùm, nó rơi xuống giữa đầm! Gà Gô chạy vội về phía Ánh Vàng: “Bạn làm thế nào giỏi thế hả Ánh Vàng [ ]

Trang 12

– Vâng Sau đó chiếc trực thăng nằm ngay giữa đầm, người lõm bõm lẫn trong lũ vịt (lũ vịt giận điên cuồng!), còn bầy sói ngồi trên bờ xung quanh đầm, và lăn ra cười, anh không tưởng tượng được cười ghê gớm tới mức nào đâu! Mỗi Ánh Vàng là không cười

– Sao cô ấy không cười?

– Chẳng bao giờ thấy cô ấy cười

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Ngân Hà dịch, Sdd, tr 61 – 68)

Câu 1: Trong đoạn trích có những tuyến truyện nào được lồng ghép với nhau?

A Tuyến truyện về Sói Lam và tuyến truyện về sói Gà Gô

B Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về mẹ Hắc Hỏa

C Tuyến truyện về gia đình Sói Lam và tuyến truyện về gia đình sói Gà Gô

D Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về Ánh Vàng

Câu 2: Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

………

………

Câu 3: Sói Lam có tâm trạng như thế nào khi ở trong vườn thú? ………

………

………

………

Câu 4: Trong đoạn trích, Ánh Vàng đã giải cứu bầy sói như thế nào trước mối nguy hiểm từ những kẻ đi săn? Qua hành động đó, em hãy nhận xét về nhân vật Ánh Vàng ………

………

………

………

Câu 5: Theo em, tại sao sói Gà Gô chẳng bao giờ thấy Ánh Vàng cười? ………

………

………

Bài 3:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi

Trang 13

mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

(Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:

A Tự sự, miêu tả, biểu cảm B Nghị luận, miêu tả, tự sự

C Thuyết minh, biểu cảm, tự sự D Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm

Câu 2 Xác định ngôi kể của đoạn trích trên

A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai

C Ngôi thứ ba D Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3 Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy ghi lại câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật

“chị”

………

………

………

Câu 4 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”? ………

………

………

………

………

Câu 5: Em hiểu như thế nào về cuộc sống và con người qua các hình ảnh được nói đến trong câu: "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giả bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông” ………

………

………

………

Trang 14

………

Câu 6 Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? ………

………

………

………

………

………

Bài 4: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?” Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V) Các bạn bỗng đều cười òa lên Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V)

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…( ) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn

Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) Bên trong có phải là…? Cậu

Trang 15

không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bêntrong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khócthống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầmngâm suy nghĩ mãi Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người

Câu 3 Nhân vật chính trong truyện là ai?

A Là “cậu” B Là mẹ của cậu

C Là các bạn D Là nhà thiết kế bậc thầy

Câu 4 Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?

A Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận

B Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ rồi chạy biến

C Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đờicậu vô cùng ân hận

D Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ

Câu 5 Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là: “Cúc áo của mẹ”

A Vì muốn ca ngợi chiếc cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ

B Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ

C Vì muốn ca ngợi tính khí kiên cường của người con

D Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động

Câu 6: Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và

“òa khóc thống khổ” khi tham gia buổi trình diễn thời trang?

A Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chan chiếc áo mà mẹcậu đã may cho cậu

B Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ

C Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ

Trang 16

D Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình

Câu 7: Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn là gì?

“Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ

nhiều lần”.

A Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian

B Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân

C Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức

D Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?

………

………

………

Câu 9: Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao? ………

………

………

………

………

………

Câu 10: Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó? ………

………

………

………

………

………

Bài 5 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha tôi

Nhà tôi có bốn người

Trang 17

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhàbinh, cầm súng và xa nhà Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp, luôn chịu cảnh xa chồng.Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanh nghiệpNhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm.

Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lầnđều trượt Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm Sống tự dotheo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộmhoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột

Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu Một ba lô quân phục màu phân ngựa Hai đôi giầy đenmột cũ một mới Một mũ kê pi Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe Một đôi dépđúc mòn vẹt gót Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn

(…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi:

- Khiếp! Ông già mày ghê quá Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ

cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy

- Bố tao nghiêm thế Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm

- Tao đếch thích kiểu thương ấy Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê chotiện

Cánh cổng khép lại Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn

- Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứanào dám đến nhà mình nữa

- Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào Ma túy, tệ nạn xã hội đầy

ra đấy Các con còn non nớt Rất dễ sa ngã

Tôi tức quá cãi lại:

- Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà Cả cuộc đời cha ở trongquân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà cha tráchmắng mọi người

Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp

quen cầm súng nhà binh Tôi ngã dúi Cha quát to:

- Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói vớicha bằngcái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm vẫn chưa

về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn Dường như lòng tự trọngcủa đứa con traimới lớn chấm hết Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ Cha -một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷluật nhà binh Tôi nói với cha:

- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội Thời oai

hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ

Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ Môi ông lắp bắp:

- Mà mày nói ca cái gì?

Trang 18

Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp.

- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm Cha đã biến cả nhà ta thành trại

lính

Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà Tôi bỏ đi lang thang trên phố Đêm tôi không về Sau này, khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời Ông điện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu biết Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiến tranh sắp nổ ra, huy động gần hết một “tiểu đoàn quân” đi tìm tôi

(Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A Tự sự

B Miêu tả

C Biểu cảm

D Thuyết minh

Câu 2 Xác định ngôi kể của văn bản.

A Ngôi thứ ba B Ngôi thứ hai

C Ngôi thứ nhất D Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3 Hình ảnh người bố trong đoạn trích hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi như thế

nào?

A Một người lãng mạn B Rất nghiêm khắc

C Nghiêm khắc nhưng thương vợ con và mọi người D Hay tếu, trêu đùa

Câu 4 Nhân vật tôi đã nhận ra điều gì sau hôm cãi lại cha và bỏ đi lang thang trên phố?

A Sự ghét bỏ của cha B Tình yêu thương của cha

C Sự thù hận của mọi người D Tình yêu của mẹ

Câu 5 Từ khi người cha về nghỉ hưu, cuộc sống của gia đình đặc biệt là nhân vật tôi có gì

thay đổi?

………

………

………

………

………

Câu 6 Em có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Tôi trong câu nói: “- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính” ………

………

Trang 19

………

………

Câu 7 Tình cảm của người cha dành cho con trong văn bản có gì đặc biệt? ………

………

………

………

………

Câu 8 (0,5 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? ………

………

………

………

………

III/ VIẾT (Làm vào vở viết văn)

1 Lập dàn ý phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Henry.

2 Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu? của Trần Thiên Hương.

CÁC ĐỀ THAM KHẢO PHÂN TÍCH TRUYỆN

Đề 1: Em hãy viết 1 bài văn cảm nhận về đoạn truyện sau:

ÁO TẾT

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẽ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

Trang 20

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài,

“Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, CÓ MẶC ÁO GÌ BÍCH VẪN QUÝ BÉ EM THIỆT ĐÓ.

Đề 2 Em hãy viết 1 bài văn phân tích đoạn truyện dưới đây:

Ai biểu xấu

(Nguyễn Ngọc Tư)

“ Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào Một điểm nữa làngoại hình bạn bị hạn chế Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phátthanh ” Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hìnhtỉnh trong đêm chung kết Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh,khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hìnhtrực tiếp, anh bị chê xấu

Trang 21

Hẳn anh không muốn mình xấu Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu Nhưngvào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồnnhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anhgiữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu Mà anh vẫn phải gượnggạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình,gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũngkhông còn là của anh.

Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi Và cái cô Hà Há Hamang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạnrất không hợp để làm ca sĩ” Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ

về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vịgiám khảo đó, biển người đó, bài ca đó mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được Chỉ muốnlàm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi

Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” nhưmấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên Nhất thiết phải dán mấy cái hìnhmẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thếnày Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụibặm là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng Người

dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, TuấnNgọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc

Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi;

để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòngnghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?” Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnhbất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắtthịt Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu

Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tácđộng đến người khác Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tếnhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông

Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc Tôi cười thầm,ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng có chút duyên ngầm Nhưng tincũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng háttruyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết vănđược nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được mộtchân bưng bê trong quán bia

Ai biểu xấu?!

Đề 3 Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật ông Tư trong truyện ngắn dưới: ÔNG TƯ

- Ê, ông Tư đến bay ơi!

- Ông Tư đến kìa.

Chúng tôi đang đá bóng, đánh bi hay đánh đáo hễ nghe đứa nào xướng lên: “Ê, ông Tư đến” thì đều bỏ cuộc chơi, chạy đi lượm đất đá, chà gai ném ra giữa đường rồi nấp vào một ngõ nhà nào đó nhìn ra Ông Tư đi tới, thấy các “chướng ngại vật” ấy, ông chỉ mỉm cười.

Trang 22

Mặc dù biết là chúng tôi vừa ném ra, ông vẫn không la ó chửi mắng Ông chỉ cúi xuống nhặt từng hòn đá, hòn đất, từng cây gai xếp cẩn thận vào bờ rào rồi đi tiếp, dáng ung dung Cái trò ấy không biết đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần Mỗi khi nhớ lại tuổi thơ, tôi không khỏi buồn rầu, xen lẫn một chút tự tha thứ cho mình.

Ông Tư sống một mình, không vợ, không con Chẳng biết ông ăn uống bằng thứ gì, chỉ thấy ông suốt ngày lang thang khắp làng, tới các nhà neo khó, lúc họ đi làm vắng, tự động nhổ cỏ quét nhà, tự động mở cửa dọn dẹp, xếp đặt mọi thứ cho ngay ngắn gọn ghẽ rồi lặng lẽ

ra về Lúc đầu, nhiều người thấy vậy thì thắc mắc:

- Ông Tư khùng hay sao ấy Tự nhiên chẳng ai mời lại đi làm giúp người ta mà chẳng đòi trả công.

- Chẳng khùng đâu, chẳng khùng đâu, - người khác cãi lại, - ông ta ăn nói khôn ngoan lắm.

- Thế thì ông ta làm phước đấy - Người khác xen vào.

Nhưng sau đó, người ta chẳng còn thắc mắc nữa Ông ta không ăn cắp, ăn trộm, không phá cây, phá quả, chỉ có dọn nhà nhổ cỏ rồi đi thì mặc ông ta, mình đỡ phải làm, hơi đâu suy nghĩ

lý do lý trấu gì cho thêm mệt Mọi người đều bận lo việc riêng của mình cả.

Một hôm, chúng tôi không thấy ông Tư lang thang trên đường làng nữa Những nhà vốn để rác bừa bãi, mọi vật vứt bỏ lộn xộn chẳng có bàn tay nào dọn dẹp Chúng tôi thắc mắc hỏi người lớn: “Ông Tư đâu hè?” Người lớn bận làm việc nên cứ “hử”, “hả” rồi bảo: “Chắc ổng bận việc gì ở nhà hoặc ổng thấy mất công, ổng không làm nữa thì kệ ông ấy, việc gì đến chúng bay” Nhưng rồi, cả ba, bốn hôm sau vẫn không thấy ông Tư xuất hiện Lần này, chúng tôi không hỏi người lớn nữa mà rủ nhau tìm đến nhà ông Đó là một ngôi nhà tranh thủng nát, tường làm bằng đất, nhiều chỗ đổ xuống từng mảng Cửa nhà là một tấm phên che tạm Chúng tôi gọi to nhưng chẳng nghe tiếng ông đáp Cảm thấy rợn rợn nhưng không tránh khỏi

sự tò mò, mấy đứa tôi cầm tay nhau, xô tấm phên bước vào nhà ông Trong nhà tối om Có tiếng rắc rắc của mối mọt, có tiếng chuột chạy Chúng tôi cố giữ can đảm bước sâu vào phía trong Tại góc nhà phía trái có một cái giường tre, trên đó có một người nằm phủ chiếu.

“Chắc ông Tư bị đau” Chúng tôi chạy đến giở chiếu lên Nhưng chúng tôi bất giác cùng lùi lại Có một mùi như mùi xác chết rất nặng xông lên

Chúng tôi ré lên rồi ù chạy về báo cho người lớn Nhưng mọi người như không cần nghe chúng tôi, chỉ gằn giọng “hử”, “hả” rồi bỏ đi Mọi người đều bận lo việc riêng của mình.

(Trích truyện ngắn của Thanh Quế)

Đề 4 Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật Tú Minh trong truyện ngắn dưới đây: QUẢ TRỨNG VÀNG

Tú Minh loay hoay ghi lại dòng nhật ký vào cuốn sổ lưu niệm cho riêng bản thân cậu Cậu đã

ở tuổi mười hai, có nghĩa là thời thơ ấu đang vùn vụt lao qua những "ga" cuối cùng Ðiều này không phải không có lúc làm cậu day dứt Nhưng chả thể làm gì được Cậu chép miệng nuối tiếc và nhắm mắt lại, lẩm bẩm nói với chính mình:

"Thật ra tất cả bắt đầu từ những lời cầu mong tốt đẹp".

Hôm nay Tú Minh từ trường về nhà Lúc sắp vào cổng, cậu nhìn thấy vật gì trăng trắng trong đám lá tre khô Cậu lại gần thì nhận ra vật trăng trắng đó là quả trứng gà.

- Ồ, một quả trứng gà Cậu thầm kêu lên Tại sao nó bị rơi vãi ở đây nhỉ.

Trang 23

Tú Minh lượm quả trứng lên ngắm nghía Chắc chị mái nâu nào đó trở dạ quá nhanh khi qua đây "Thật may là mình phát hiện ra, nếu không đêm nay nó sẽ vào bụng một con rắn nào đó cũng nên" Minh mân mê quả trứng và cảm thấy cơn đói cứ rõ dần Món trứng ốp-lết cũng được lắm Chỉ cần một chút mỡ, một chút muối tiêu Hoặc đơn giản hơn là thả béng vào nồi nước sôi và chỉ dăm bảy phút sau là có thể ngồi khoanh chân nhấm nháp vị béo ngậy của trứng luộc.

Nhưng Minh chợt nghĩ: "Mình ăn chỉ một miếng là hết, sẽ chẳng còn cơ hội nào cho mình được ngắm quả trứng đẹp đến nhường kia Chi bằng đem đặt vào chiếc hũ sành để xuống cạnh bếp, biết đâu chả khối điều kỳ lạ xảy ra".

Minh lấy giấy bọc chặt rồi cẩn thận đặt vào chiếc hũ, không quên chèn trấu chung quanh Cậu bê chiếc hũ đặt cạnh bếp lò, nơi mỗi tối và mỗi sáng cậu đều giúp mẹ nhóm lửa.

Quả trứng trở thành người bạn im lặng của Tú Minh Sáng nào cậu cũng thì thầm nói một điều ước gì đó Những điều ước của cậu đều tốt đẹp Chẳng hạn có sáng cậu ước: "Giá như mày có thể biến thành một quả trứng vàng để tao đem chia cho các bạn nghèo trong lớp" Ðiều ước này bám riết theo cậu hơn cả và có lúc nó làm cho cậu chán nản, thất vọng vì biết chắc đó là điều không bao giờ có thật Một buổi sáng, giống như mọi hôm Tú Minh xuống bếp cời lò và ao ước Chợt cậu nghe thấy tiếng cựa rất nhỏ, rất yếu ớt, như thể tiếng vươn mình của chồi cỏ sau cơn mưa Thoạt đầu cậu nghĩ đến con chuột gian manh nào đó xơi tái quả trứng, đánh một giấc no nê đang trở mình Nhưng tiếng cựa chỉ thoảng qua và hoàn toàn khác với tiếng sột soạt của giấy Cậu hồi hộp mở nắp hũ ra rồi cẩn thận gỡ từng lớp giấy Quả trứng không hề xây sát trừ một lỗ thủng nhỏ và chính cái lỗ thủng đó khiến tim cậu nhảy lên Ðiều kỳ diệu đã xảy ra: quả trứng biến thành chú gà con Quãng trưa thì chú gà vàng rực

đã hiện hình ngay trước mắt cậu, có thể vuốt ve được Tú Minh cảm động muốn khóc khi chú

gà nép mình trong bàn tay che chở của cậu Ngày ngày cậu kiếm mồi về cho gà và chả mấy chốc nó đã có thể lẽo đẽo theo cậu đi bắt châu chấu.

Qua thu sang đông rồi hết xuân sang hè, chú gà nhép đã lớn vổng lên thành nàng mái nâu óng ả Vòng cườm ở cổ nó mới sáng làm sao Hằng ngày nó tha thẩn kiếm mồi quanh khu vườn và thỉnh thoảng ngơ ngẩn gióng lên những tiếng gọi rất lạ Và điều kỳ diệu nữa đã xảy ra: con gà mái của Tú Minh đẻ quả trứng đầu tiên Tú Minh hả hê ngắm nghía và không ngớt nghĩ đến những điều tốt đẹp Sau khi đẻ nốt quả trứng thứ mười hai, con mái nâu đòi ấp Tú Minh lót cho nó một chiếc ổ đẹp tuyệt trần, có lưới bảo vệ rất cẩn thận Từ đây trở đi mọi việc xem ra suôn sẻ hơn Ðến kỳ đến hạn, cả mười hai chú gà con đều sinh nở an toàn Lần này Tú Minh chỉ có một việc là dựng cho mẹ con mái nâu một nếp nhà xinh xắn và chắc chắn Nhiều lúc đứng xem đàn gà chạy nhảy, Tú Minh lại hơi giật mình nhớ đến đoạn cậu nhìn thấy quả trứng lẫn trong đám tre Chỉ cần cậu thả vào nồi nước, đun lên là mọi phép lạ chấm dứt luôn Sẽ chẳng bao giờ cậu có cái cảm giác sướng run người khi nhìn thấy lũ gà, hiện thân của những điều ước Sẽ chẳng có cả cái kết thúc mà dù cậu cam đoan không hề bịa mảy may, lũ bạn cậu vẫn ngơ ngác nhìn nhau: "Chẳng lẽ thằng Minh đã thành nhà văn" Bởi vì một câu chuyện như thế chỉ có thể được sáng tạo bởi chính cuộc sống.

Nào, để xem mình có bịa tí nào không nhỉ? Bắt đầu từ quả trứng và những điều ước Rồi sau

đó cuộc sống đã kể tiếp câu chuyện bằng sự kỳ diệu do chính nó tạo nên, chẳng ai bịa được hay đến vậy Cậu hoàn toàn an tâm với những dòng nhật ký.

Trang 24

Đề 5 Phân tích nhân vật ông Sáu Lục trong tác phẩm “Ngân hàng ông Sáu Lục” của

nhà văn Trung Phúc.

NGÂN HÀNG ÔNG SÁU LỤC

Nhà ông Sáu Lục có tiệm đồ điện khá lớn, lúc nào cũng tấp nập khách ra vô Nhưng thiệt ra, ông Sáu Lục được biết tới như một ngân hàng cho mượn tiền nổi danh trong xóm Ông có cách cho vay rất kỳ lạ Phải để lại nhà ông thứ gì đó, rồi mới được lấy tiền về Có một lần má tui túng bấn quá, đành ôm cái nồi cơm điện mới sắm ra tiệm ông Sáu Lục Ông hỏi: – Thím đem cầm cái nồi này có phải để lấy tiền mua gạo thiệt không?

– Không phải lo cơm cho sắp nhỏ, tui chẳng ra đây làm gì đâu anh Sáu ơi! – Má tui giận lắm,

mà vẫn phải nén giọng.

– Cái nồi điện này tui không ưng! Thím có thứ khác thì mang ra đây, rồi lấy tiền về đong gạo Hai má con nghĩ nát nước mới thấy trong nhà còn cái ghế bành cẩn ốc Được một điều ông ít khi cằn kèo Người ta cần bao nhiêu, ông cho mượn bấy nhiêu Cả tháng sau đó, má tui phải chắt mót mới chuộc được cái ghế Tới gian nhà sau của ông Sáu, tui muốn phát ngợp trước cơ man đồ đạc Đủ thứ đủ loại đồ dùng của các nhà trong xóm chất đống nơi đây Có thứ chắc gửi lâu lắm rồi, mạng nhện giăng đầy ‘Sao ông Sáu không bán bớt đi?” – Tui hỏi Ông Sáu Lục lắc đầu: “Không bán Cứ giữ chơi vậy đó!”

Có khi tới cuối tháng, thiếu tiền đóng học phí, tụi tui đứa dắt xe đạp, đứa mang cái máy nghe băng học tiếng Anh, hy vọng ông Sáu cho mượn chút tiền Ông Sáu lắc đầu quầy quậy:

“Mấy thứ này, tao mà nhận, tụi bay tới trường bằng cái gì?” Và ông còn nạt thêm: “Tiền học tụi bay đem đi nướng vô chơi điện tử chớ gì Tao rành quá mà Dẹp, không có vay mượn

gì hết Tối nay tao qua méc chuyện này với ba má tụi bây!” Cả bọn tiu nghỉu Ông Sáu Lục này lạ thiệt, suốt ngày ngồi trong tiệm làm đồ điện, vậy mà tụi nhỏ làm gì, chơi gì, ông cũng rành rẽ hết ráo Tháng rồi, má tui bịnh nằm một chỗ Sắp tới kỳ đóng tiền may đồng phục, tui không biết kiếm đâu cho ra 120 ngàn Xót má, tui không nỡ xin Đi chợ mua rau mà mặt mũi tui quạu đeo Bất thần, tui vấp phải ai đó đứng cản ngay trước mặt Ngước lên, là ông Sáu Lục “Sao? Có muốn ra tiệm của tao làm không?” Ra tiệm làm nghĩa là có tiền Có tiền nghĩa là bớt cho má một khoản lo Tui gật đầu liền tức khắc.

Buổi sáng, tui ra tiệm điện, học quấn dây mô-tơ Phải kỹ lưỡng và tỉ mỉ lắm Mấy bữa đầu tui làm lụp chụp, nhưng rồi ông Sáu chỉ bảo tới nơi, nên dần dà tui quấn dây nghiêm ngắn lắm Ba tuần học việc và làm việc, tui được trả 200 ngàn, dư sức đóng tiền đồng phục và mua tập vở sửa soạn trước năm học mới Tui vẫn được làm thêm ngoài tiệm điện của ông Sáu Lục, tự kiếm tiền trang trải việc học phụ cho má Thỉnh thoảng, tui chạy xuống cái kho gian nhà sau tiệm, thấy rất nhiều đồ đạc cũ kỹ ngày xưa vẫn còn nguyên Ông Sáu Lục không hề bán chúng Nghĩ hoài, tui mới hiểu, ông Sáu Lục không phải là người cho cầm đồ mượn tiền Ông chỉ giúp những người nghèo hơn lúc khó khăn mà thôi Lấy tiền dễ dàng quá, người ta không biết quý, nên ông mới nhận cầm những thứ không thật cần thiết Hồi đó, ông không chịu nhận cái nồi cơm điện của má con tui là vậy… Có nhiều việc, phải lớn một chút tui mới hiểu hết thâm ý sâu xa Hiểu rồi bỗng thấy thật thương, thật xúc động

Đề 6 Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật người cha trong truyện ngắn dưới đây:

BA CHỞ CON ĐI HỌC

Trang 25

Năm con vào trường mẫu giáo, ba chở con đi học bằng chiếc Cub 50 Trên đường đi, trong lúc dựng xe ngoài sân trường và cả khi chia tay ở cửa phòng học, con cứ nói mãi một câu:

"Ba ơi! Hết giờ, ba rước con sớm nhứt nghen, ba".

Ba cũng lặp đi lặp lại không biết chán: "Ừ! Ba sẽ đến sớm nhứt!".

***

Suốt thời con học mẫu giáo, chỉ có một lần ba không phải là người đến sớm nhất Phố đang mưa, ba chạy nhanh quá, không tránh kịp chiếc xe tải bất ngờ quẹo cua, đành thắng gấp Chiếc Cub lết đi mấy chục mét, ba ngã nằm dưới gầm xe tải May mà thoát chết! Lồm cồm bật dậy, chạy đến trường, hối hả ẵm con, hối hả xin lỗi Con làm thinh, nhìn mãi mặt ba, lâu lắm, chợt nói: "Ba ơi, sao trán ba có máu?".

Năm con vào tiểu học, đường đến trường xa hơn Ba vẫn chở con trên chiếc Cub cũ mèm Buổi sáng, hễ chia tay nhau ngoài cổng trường là con nhắc: "Ba ơi! Ba cứ đứng đây nghen, ba! Khi nào con vô lớp rồi ba hãy về nghen, ba!" "Ừ! Ba sẽ đứng đây! Đừng lo!" Con đi qua sân, đến tận hành lang phòng học vẫn quay ra, dáo dác ngó, xem ba có còn đứng đó hay không Ba đứng nhìn cái lưng nhỏ xíu của con lẫn trong đám học trò, giơ tay thật cao cho con thấy, đợi đến khi con vào lớp mới chạy vội cho kịp giờ dạy Suốt thời con học tiểu học, cũng chỉ đúng một lần ba không đứng lại mà hộc tốc chạy đi Ba chạy hơn trăm mét, bỗng giật mình, nôn nao, khó chịu lạ lùng, đành quay lại, len qua cánh cổng trường sắp đóng, nhìn vào, thấy con đứng tần ngần giữa hành lang vắng Lúc thấy ba ló đầu vào, ánh mắt con sáng lên như có một giọt nước phản chiếu ánh nắng sớm Con giơ tay, mỉm cười, miệng mấp máy như muốn nói: "Chạy nhanh lên, ba Cho kịp giờ! Con vào lớp nghen!" Ông bảo vệ chưa đành đóng cổng trường, lắc đầu, cười: "Bữa nào cũng vậy!".

Năm con vào cấp II, trường xa thêm chút nữa Chiếc Cub cà tàng giờ uống xăng như uống nước, tuần nào cũng phải đem đến tiệm sửa hai, ba lần, nên ba và con phải thức sớm, dẫn xe

ra hẻm, đạp cho nó nổ máy, phun khói đen mù mịt một lúc mới chịu chạy êm Ba không còn đón con sớm nhất nữa mà có khi trễ, rất trễ vì thỉnh thoảng xe xì vỏ, nghẹt xăng Một lần, mưa rất to, phố xá chìm trong nước Xe ướt bugi, chết máy Ba xuống xe, dặn: "Con cứ mặc

áo mưa, ngồi trên xe để ba dẫn qua chỗ ngập" Ba lội bì bõm trong nước, đẩy xe len trong dòng người cũng đang vật vã với cảnh nước ngập đến đùi Bỗng thấy chiếc xe nhẹ hơn, quay lại, thấy con đã cởi áo mưa, nhảy xuống từ lúc nào, cắn răng đẩy tiếp Ba và con về đến nhà ướt mem, vậy mà vẫn nhìn nhau cười.

Năm con vào cấp III, trường xa lắm, mỗi ngày hai lượt đi, về hơn 20 cây số Chiếc Cub đã bán cho đồng nát Ba mua chiếc Dream mới, không còn sợ cảnh chết máy dọc đường Con ngồi phía sau, nói đủ chuyện trên đời: chuyện nhà, chuyện trường, chuyện thầy cô, bè bạn

Có khi xe đã đến cổng trường mà chuyện còn chưa dứt Trong tiếng mưa, tiếng còi chói tai, tiếng máy xe gầm rú, tiếng cãi vã, hò hét xô bồ giữa đám khói bụi, giữa những ngã tư, ngã năm ùn ứ người và xe giờ cao điểm, ba vẫn nghe rất rõ tiếng con liến thoắng, vì tiếng nói đó

ở ngay sau lưng ba.

Ngày con thi đại học, ba chở con đến trường rất sớm rồi chờ ngoài cổng, chen chúc trong nhóm cha mẹ cũng ngồi chờ con, hết đứng lại ngồi Gặp vài học sinh nộp bài ra sớm, cả nhóm nhao nhao bu lại hỏi: "Ra tác phẩm gì, con?", "Đề khó không, con?" Ba chạy mua một ly nước mía, đợi con ra khỏi cổng trường là vội vã đưa: "Uống đi con! Cho khỏe rồi về! Làm bài được không, con?" Con cầm ly nước mía, ngó ba, chớp mắt mấy cái như bối rối:

Trang 26

"Chắc không tệ ba à!" "Đâu, đưa đề ba coi!" Con cười, lấy đề đưa cho ba Ba cắm cúi đọc, toàn số và hình, công thức và đồ thị, chẳng biết ất giáp gì Nhưng thôi, cứ lướt qua cho yên tâm.

Con đi học xa, vậy mà thỉnh thoảng, trong giấc ngủ, ba vẫn hay choàng tỉnh, hoảng hốt vì hình như đã thức dậy trễ giờ đưa con đi học Biết rằng ở thành phố, chiếc xe là phương tiện tối hậu, nếu không con phải thức sớm, đi bộ cả quãng đường ba cây số từ ký túc xá đến lớp mới kịp giờ, nhưng cứ dụ dự mãi vì lo tình hình giao thông phức tạp, lỡ có bề nào Cuối cùng, đành bấm bụng đem chiếc Dream lên Sài Gòn cho con đỡ chân Căn nhà chật chội vì thường khi có chiếc xe dựng chiếm chỗ, giờ bỗng rộng mênh mông Cứ thấy thiêu thiếu một cái gì! Con ra trường rồi ở lại Sài Gòn làm việc Ba đi thăm con, đang chờ ngoài cổng bến xe Miền Tây thì nghe con gọi Con chạy chiếc Dream ba cho, trờ tới, với tay xách túi đồ, nói:

"Lên xe đi ba! Con chở ba về" Ba ngồi sau lưng con, đi qua chằng chịt phố xá, xe chen xe, người chen người, hoa cả mắt Con luôn miệng giải thích: "Ở đây người ta chạy nhanh lắm, không giống ở quê mình!", "Chỗ này có quán ăn miền Tây nè ba!", "Mình vừa qua Đầm Sen

đó ba" Ba làm thinh nghe con nói, tiếng nói không còn vang lên từ phía sau mà từ phía trước Hết nghe rồi lại nhìn! Ba nhìn tấm lưng dài và rộng của chàng trai trẻ, rưng rưng nhớ cái lưng nhỏ xíu của con ngày mới vào tiểu học Rồi ba nhìn con đường trước mặt, dài thăm thẳm, lóa nắng, ngập khói bụi, ken đặc xe cộ, nửa ngao ngán, nửa thắc thỏm, tưởng tượng những sáng, những chiều, những tuần con từ nhà đến chỗ làm rồi từ chỗ làm về nhà trên chiếc Dream đã rệu rã Ba nói: "Ráng làm có tiền đổi xe mới đi, con! Chiếc này tệ lắm rồi!" Con quay lại, đùa: "Còn chạy tốt mà ba! Con ráng o bế nó, để dành chở cháu nội ba đi học!".

Ba cười cười, mắng con: "Thằng cha mày! ".

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNGA/ LÝ THUYẾT: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – VIẾT

1/Các biện pháp tu từ

Ví dụ:

-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin => điệp ngữ (giữ)

-Tôi đi đứng oai vệ => nhân hóa (Dế Mèn)

-Vì sao Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh => hoán dụ (Trái Đất = con người trên trái đất)

2/ Ôn tập về Nghĩa của từ:

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị

- Có hai cách giải thích nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

3/ Lựa chọn câu trúc câu: Câu trong Tiếng Việt có cấu trúc khá ổn định Tuy nhiên cũng có

thể thay thế trật tự từ trong câu để đạt được mục đích giao tiếp nhất định

4/ VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

Trang 27

Các yêu cầu của kiểu bài:

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do

- Hình thức đoạn văn

+ Chữ lùi đầu dòng và viết hoa, kết thúc đoạn ở chỗ xuống dòng

+ Các câu trong đoạn có sự liên kết với nhau cả về nội dung và hình thức

- Nội dung đoạn văn:

Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một

câu (câu chủ đề)

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài

thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

B/ BÀI TẬP

1/ TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là hoán dụ?

A Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có một hoặc nhiều đặcđiểm hoàn toàn giống với nó

B Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm trái ngượcvới nó

C Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũivới nó

D Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Nói quá là gì?

A Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đốitượng

B Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau

C Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng

D Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác

Câu 3: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

A Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn

B Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

D Tạo nhịp điệu cho câu văn

Câu 4: Nghĩa của từ ngữ là gì?

A Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

B Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

Trang 28

C Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.

D Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị

Câu 5: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

A 1 cách

B 2 cách

C 3 cách

D 4 cách

Câu 6: Đâu là cách gọi khác của biện pháp nói quá?

A Khoa trương B Thậm xưng

C Phóng đại D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

A Nói quá B Điệp cú pháp

C Ẩn dụ D So sánh

Câu 8: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

Câu 9: Trong câu văn Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân

mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả sử dụng BPTT nào?

A So sánh

B Điệp ngữ

C Nhân hóa

D Nói giảm nói tránh

Câu 10: Câu thơ sau sử dụng BPTT nào?

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

A Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.

B Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

C Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng

Trang 29

D Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 12: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “yên bình”?

A Ồn ào

B Náo nhiệt

C Thanh bình

D Náo loạn

Câu 13: Đoạn thơ sau sử dụng mấy từ láy?

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

A 2 từ

B 3 từ

C 4 từ

D 5 từ

Câu 13: Các từ gạch chân dưới đây có mấy từ được sử dụng với nghĩa gốc, có mấy từ được sử

dụng với nghĩa chuyển?

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

A 4 từ đều là nghĩa gốc B 3 từ nghĩa gốc, 1 từ nghĩa chuyển

C 4 từ đều là nghĩa chuyển D 3 từ nghĩa chuyển, 1 từ nghĩa gốc

Câu 14: Từ nào dưới đây có thể bao hàm nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn sau:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa

hay dám đi từng bước nhẹ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn

bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A Hình dáng

B Đặc điểm

C Tính chất

D Cảm giác

Câu 15: Điền từ vào chỗ trống.

Xe tôi bị hỏng, vì vậy tôi…… đi bộ đi học.

A Bị B Cần

C Phải D Được

Câu 16: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:

Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ

(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

A Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục

Trang 30

B Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

C So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục

D So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả

Câu 17: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau: “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về,

chợ vẫn còn đông.”?

A Dùng từ đồng âm B Dùng cặp từ trái nghĩa

C Dùng từ cùng trường nghĩa D Dùng lối nói lái

Câu 18: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì

và là loại hoán dụ nào?

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

A “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cáitrừu tượng

B “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toànthể

C “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miềnNam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

D “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miềnNam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật

Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bác Hồ đã … nhưng những tư tưởng, đường

lối chính trị cũng như kho tàng văn chương Bác để lại là không ai có thể phủ nhận.

A đi nhanh

B đi xa

C đi khuất

D đi dần

Câu 20: Trong câu “Nhiều người dân vẫn rất bàng quang trong việc áp dụng các biện pháp

phòng chống Covid-19.”, từ nào được sử dụng chưa chính xác về nghĩa và nên thay thế bằng

từ ngữ nào?

A “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng quan”

B “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng hoàng”

C Không có từ nào dùng sai

D A hoặc B đều được

II/ ĐỌC HIỂU

Bài 1 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA

Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ

Một lát sau cũng từ phía đó

Trang 31

Trăng lên.

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng

Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát

Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe

Buông bạt kín rủ ga đi vội

Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối

Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi

Những đồng chí công binh lầm lì

Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát

Trên áo giáp lấm đầy đất cát

Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr 67 – 68)

Câu 1: Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?

Trang 33

Trên đường ta đi đánh giặc

Ta về nam hay ta lên bắc,

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Đèn ta thắp niềm vui theo dõi

Đèn ta thắp những lời kêu gọi.

Đi nhanh đi nhanh

Chiến trường đã giục

Đầy núi đầy sông

Đèn ta đã mọc.

Trong gió trong mưa

Trang 34

Ngọn đèn đứng gốc

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước.

1965

(Chính Hữu, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr 57)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ và nếu căn cứ để xác định thể thơ.

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Như cả nước

Với miền Nam

Đêm nào cũng thức.

Trang 35

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015)

Trang 36

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây.

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên

Trang 37

Bài 4: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tre Việt Nam

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Trang 38

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3: Đoạn thơ sau cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

A Tình yêu thương đồng loại

B Cha truyền con nối

C Cần cù, chịu khó

D Ngay thẳng

Câu 4 Câu thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre?

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con."

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

A Chịu khó, cần cù B Tinh thần đoàn kết

C Hi sinh, nhường nhịn D Ngay thẳng, bất khuất

Trang 39

Câu 5 Dòng thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường."

A Đoàn kết, đùm bọc nhau B Khỏe khoắn, ngay thẳng, bất khuất

C Khỏe khoắn, vững chắc D Chịu thương, chịu khó

Câu 6 Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

" Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh xanh màu tre xanh".

A Thể hiện vẻ đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ - tre già măng mọc, giống như nhữngphẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ mãi mãi nối tiếp liên tục từ thế hệ nay sang thế

hệ khác

B Dự đoán sau này bóng tre xanh sẽ còn lan tỏa khắp các làng quê, các ruộng đồng, núi đồi,thành phố trên đất nước Việt Nam

C Màu xanh của tre là màu vô cùng tươi đẹp

D Cần có biện pháp hữu hiệu để màu xanh của tre được phủ khắp trên đất nước Việt Nam

Câu 7 Những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình

ảnh cây tre?

A Cần cù, đoàn kết B Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

C Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh D Nhân hậu, thông minh

Câu 8 BPTT nào được sử dụng trong các dòng thơ:

C Điệp ngữ D Nói giảm, nói tránh

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

………

………

………

………

Câu 10: Hình ảnh cây tre trong bài thơ đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của con

người Việt Nam? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)

Trang 40

- Bố mặc quần dài nhanh lên

Cô tivi sắp ra chào đấy

- Thấy mẹ về, gió reo, lá vẫyĐúng cái cây là con cô gió rồi

- Con muốn mặc áo đỏ đi chơiNhư tờ lịch những ngày mẹ nghỉ

- Đài ngâm thơ con nghe ướt thế

Mẹ cũng ngâm thơ vào nước cho hay

- Không ăn được nhưng nhiều cây

Mẹ mua cho con quả núi

- Báo của mẹ là Hà Nội MớiHôm qua là Hà Nội cũ phải không?

- Mẹ bận không lên chơi bác NgânHay mẹ dán tem gửi con đi vậy!

Mẹ ngồi trước mênh mông trang giấyMuốn viết mà câu chữ cằn khô

Chợt nhớ chuyện bâng quơ con nói

Mẹ ghi vào thành một bài thơ

(Phan Thị Thanh Nhàn, Báo Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 (số 293), 2013)

Hs tìm ý theo phiếu học tập

Tìm ý cho đoạn văn phân tích một bài thơ tự do)

1 Đọc lại bài thơ và ghi lại các thông tin cần thiết về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể thơ, phương thức biểu đạt, các nhận xét đánh giá về bài thơ…

Ngày đăng: 31/12/2024, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w