Tài liệu tổng hợp các dạng bài văn của chương trình Ngữ Văn 8 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Gồm có: cách làm, các đề, dàn ý hướng dẫn (0977.621.311) 1. Kể lại chuyến tham quan một di tích văn hóa 2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ Đường luật) 3. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) 4. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (con người trong mối quan hệ với xã hội , cộng đồng, đất nước 5. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) 6. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN) 7. VIẾT ĐOẠN VĂN CẢM NHẬN MỘT BÀI THƠ TỰ DO 8. VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Trang 1DẠNG VĂN 1 VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)A/ LÝ THUYẾT
I Mở bài :
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ
- Nêu ý kiến chung về bài thơ
II Thân bài:
1 Khái quát chung:
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Thể thơ: Thất ngôn …, với niêm luật chặt chẽ,
+ Đề tài và cảm hứng sáng tác được khơi nguồn từ cuộc sống … , từ tình cảm gì?
2 Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật:
+ 2 câu đề:
Dẫn dắt: nêu nội dung khái quát của câu thơ sắp dẫn
Dẫn thơ: “…”
Phân tích: \ Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ngắt nhịp, …-> tác dụng
\ Nội dung: chốt ý - phản ánh điều gì?
\ Liên hệ, so sánh với những bài thơ/ câu thơ cùng chủ dề
+ 2 câu thực: làm tương tự như trên
………
3 Đánh giá một số nét đặc sắc về nghệ thuật
+ Bài thơ là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể thơ Đường luật (sự hòa phối thanh điệu, kếtcấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc, )
+ Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình
+ Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, giàu tính tạo hình và giá trị biểu cảm
Từ ngữ: danh từ, động từ, tính từ, từ tượng thanh, từ tượng hình,…
Cấu trúc câu thơ: thành ngữ, điển tích, …
Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, …
Giọng điệu: êm ái, nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng, hài hước, dí dỏm, mỉa mai, châm biếm, …
III Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ, sức sống của tác phẩm.
B/ CÁC ĐỀ THAM KHẢO
Đề
1 : Phân tích bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
Thân em thời trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dàn ý
I Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương
- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)
II Thân bài
1 Khái quát chung
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Cảm hứng sáng tác: từ cuộc sống của chính nhà thơ
Trang 22 Phân tích
a Câu 1: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
- Hình ảnh thực: Hình dáng bên ngoài của chiếc bánh trôi nước: trắng, tròn
- Ý nghĩa tượng trưng: Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ
+ Trắng: làn da
+ Tròn: hình thể đầy đặn, phúc hậu
+ Thân em: Mô típ quen thuộc trong ca dao: vừa tự hào về bản thân, vừa than cho thân phận của mình
b Câu 2,3: Quá trình làm bánh – số phận của người phụ nữ
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
- Cách thức làm bánh:
+ Bảy nổi ba chìm: Bánh sống thì chìm, bánh chin thì nổi
+ Rắn hay nát: Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh
- Thân phận người phụ nữ:
+ Bảy nổi ba chìm: long đong, lận đận, chìm nổi giữa cuộc đời
+ Rắn, nát: không có quyền quyết định cuộc sống, tình duyên của mình, tất cả phụ thuộc vào tay người đàn ông -> chế độ nam quyền độc đoán
c Câu kết: Tấm long thủy chung của người phụ nữ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son – vừa đẹp đẽ vừa ngon ngọt, thanh mát
- Ẩn dụ cho tấm lòng người phụ nữ: dù chịu nhiều bất công, ngang trái nhưng vẫn một lòng một dạ thủy chung, sắt son
⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đếncách thức làm bánh Từ đó làm nổi bật cuộc đời, số phận và phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ
⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ
3 Đánh giá nghệ thuật:
- Bài thơ là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể thơ Đường luật (sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc, )
- Ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…
- Mô típ “Thân em” trong ca dao/ sử dụng thành ngữ
- Giọng thơ trữ tình, tha thiết, …
-> mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ
3 Kết bài
- Tóm lại, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một kiệt tác văn học Nôm thể hiện một cách sinh độngbản
chất của vẻ đẹp, sự đấu tranh và sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện tài năng thơ ca đặcsắc của tác giả
Bài viết tham khảo
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến xã hội Một trongnhững tác phẩm viết về số phận người phụ nữ là bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Trang 3Mở đầu bài thơ nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước.Bánh trôi nước là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân Khi nặn xongchúng có hình dạng tròn trịa, cùng một màu trắng đặc trưng của gạo Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương đãmượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và cuộc đời của những người phụ nữ trong
xã hội xưa Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn trắng, của những chiếc bánh trôi diễn tả vẻ đẹp bênngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống Thân em vừa trắng lại vừa tròn nhưng đối nghịchvới vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận tương lai đầy mịt mờ tăm tối Bảy nổi ba chìm với nước non Về
ý nghĩa tả thực ta có thể hiểu đây là quá trình luộc chín bánh hoàn thành bước cuối cùng Nhưng đây cũng chính
là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng bởi nó gợi ra số phận cuộc đời đầy thăng trầm, biến động của ngườiphụ nữ Như đã nói, trong xã hội xưa sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất
công rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Tác giả sử dụng một biện pháp đảo ngữ, nói lên người phụ nữ phải sống lệ
thuộc Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì thì làm lấychẳng dám làm trái Khi lập gia đình thì phải cung phụng cho chồng, chồng mất phải nương nhờ vào con Trêncuộc đời này làm gì có quan niệm vô lý đến như vậy Biết bao giờ họ mới có cuộc sống riêng tư, tự lập chochính bản thân mình Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những đạo lý như vậy
Đề
2 : Phân tích bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Dàn ý
I Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấumốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông
- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân
quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả
II Thân bài
1 Khái quát chung
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật – niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn thể hiện hồn thơ phóng khoáng của nhà thơ
Trang 4- Cảm hứng sáng tác: bài thơ được sáng tác trong thời gian NBK cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, khơi nguồn từ chính cuộc sống của nhà thơ.
2 Phân tích
a Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân
- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình
và mọi thứ đã sẵn sàng
- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn
→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lãocanh điền Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy
- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn
→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ
- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi
⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưngtâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản
⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”
b Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:
+ Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộcsống vất vả, cực khổ
+ Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản Khônthực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình
⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ
c Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông
- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên
- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu
→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả
⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái củaNguyễn Bỉnh Khiêm
d Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
Trang 5→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con ngườinhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi
⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trongsáng
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn
- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa…
Đề
3 : Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra hoa, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta.
I Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Bạn đến chơi nhà: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến là một tác phẩm tiêu biểu Bài thơ là tiếng nói chân thành của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành tặng bạn của mình
II Thân bài
1 Khái quát chung
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật – niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn thể hiện hồn thơ phóng khoáng của nhà thơ
- Cảm hứng sáng tác: bài thơ được sáng tác trong thời gian NBK cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, khơi nguồn từ chính cuộc sống của nhà thơ
2 Phân tích
– Câu mở đầu: Niềm vui của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà
+ Mở đầu bài thơ là những lời kể, lời tâm sự thể hiện niềm vui của tác giả khi bạn tới chơi nhà
+ “Bấy lâu nay”: rất lâu chưa gặp -> vui, bất ngờ
+ Gọi là “bác”: thân mật, gần gũi
-> Niềm vui, hạnh phúc khi cáo quan đã lâu mới có bạn đến chơi
– Năm câu thơ tiếp theo: Hoàn cảnh đón tiếp bạn
+ Những lời trêu đùa vô cùng hóm hỉnh của nhà thơ
+ Năm câu thơ là những lời tâm sự của các giả khi bạn đến chơi nhà nhưng lại không có gì để tiếp đãi bạn
Trang 6+ Biện pháp liệt kê: Người trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu nước lớn chẳng thể giăng lưới bắt cá, vườn rộngthênh thang nên rất khó để đuổi gà… qua đó bạn đọc thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc của tác giả nơi quênhà.
+ Tác giả cũng cường điệu hoàn cảnh của mình để nâng tình bạn lên trên những giá trị vật chất tầm thường+ Lời thơ nhịp nhàng với nhịp điệu 4/3 khiến cho đoạn thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ đi sâu vào lòngngười
– Hai câu thơ cuối: ca ngợi tình bạn đẹp đẽ
Sự hóm hỉnh của tác giả vẫn được tiếp tục:
+ Tưởng chừng những sự thiếu thốn ở trên đã là quá đủ rồi nhưng khi đọc đến đây ta còn thấy rằng nhà thơ quả
là người thật vui tính, biết chêu đùa người khác
+ Bạn đến chơi nhà mà miếng trầu cũng không có để cho bạn nhưng thực ra đó chỉ là lời nói vui đùa của tác giảdành cho bạn của mình mà thôi
+ Tình cảm bạn bè thiêng liêng giữa hai người bằng hữu
+ Điều quan trọng mà nhà thơ muốn nhấn mạnh đó chính là câu thơ cuối “Bác đến chơi đây, ta với ta”.
+ Dù nghèo về vật chất nhưng tình cảm bạn bè lúc nào cũng đong đầy, chan chứa
+ Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở tình cảm yêu thương chân thật chứ không phải là những thứvật chất tầm thường
+ Nếu như người bạn của tác giả là một người ưa vinh hoa phú quý, ưa cuộc sống giàu sang thì chắc chắn sẽkhông lặn lội tới miền quê nghèo để thăm nhà thơ
+ Cụm từ “ta với ta” dùng để chỉ nhà thơ và người bạn của mình, tuy hai mà một, tình cảm gắn bó hòa quyệnkhông gì có thể chia cắt được
- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố
- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng
III Kết bài:
+ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay và ý nghĩa về tình cảm bạn bè của nhà thơ Nguyễn Khuyến
+ Tình bạn luôn là thứ quý giá nhất, vượt qua giới hạn về thời gian, không gian và tiền bạc vật chất
Bài viết tham khảo
Sống trong ngọc đá kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra hoa, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta.
Trang 7Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến Một chút nhẹnhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn Đãbấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làmsao mà không xúc động, không vui mừng cho được Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉbiết lấy thiên nhiên làm bạn Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải uhoài Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi Người bạn đó
đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lờibông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không
có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nướclớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà Đến một cây cải, mớ cà hoặcmột quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có Tác giảđang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa vớibạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộcsống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả.Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn Đó là một tình cảm thiêng liêng caoquý Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màngđến vật chất Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèoNgang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi
u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta” Còn “ tavới ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nógắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả Bởi vì tình bạngiữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầulàm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật
là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng Ngôn ngữ được sử dụng một cáchđặc sắc Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày.Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê Ngôn ngữ quần chúng kếthợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người Chính yếu
tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nóichuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỉ của mình
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến Bàithơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến Ông xứng đáng là một nhà thơ của làngquê Việt Nam Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tìnhcảm thiêng liêng đáng quý đó
Trang 8Đề
4 : Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta "
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta "
II Thân bài :
1 Khái quát:
- Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ Đường thất ngôn bát cú với thanh điệu, vần điệu, bố cục, đốixứng rất hài hòa, tự nhiên, đúng niêm luật Bài thơ như một bức tranh vẽ lại một vùng non nước miền Trung đấtViệt hùng vĩ mà hoang sơ, gợi cảm
2 Phân tích
a Bốn câu thơ đầu:
- Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế Đây là thời điểm cuốingày khi hoàng hôn buông xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất làvới người lữ khách trên chặng đường xa Âm ''a'' kết hợp với thanh bằng tạo âm hưởng trầm lắng gợi mở khônggian lặng lẽ mênh mang của trời chiều nơi Đèo Ngang
- Cảnh vật có lá, hoa, cỏ với những đường nét nhẹ nhàng, thanh đạm Dường như cây cối như đang chen chúcvươn lên một sức sống hoang dã
- Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ.Trong không gian ấy, tâm trạngbắt đầu hé mở
- Hai câu thơ tiếp theo là những nét phác họa cảnh Đèo Ngang nhìn từ xa, nhìn từ trên xuống " Lom khom nhà"
- Các từ láy "lom khom", "lác đác" mô tả trạng thái của cảnh vật và con người nơi đây Con người đã xuất hiện.Các lượng từ "mấy, vài" càng gợi thêm sự thưa thớt, tiêu điềm
-> Sự đối lập giữa núi sông ngút ngàn với sự xuất hiện ít ỏi của sự sống, con người đã nhấn mạnh thêm sự vắng
vẻ, heo hút nơi đây
b Bốn câu thơ cuối :
- Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây
Trang 9- Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ nhớ giađình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua Hai từ " quốc quốc , gia gia" vừa tả thực nói về hai loạichim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới "quốc -gia", Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đangcất tiếng kêu.
- Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyểnsang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm Đứng trước cảnh " trời, non, nước " bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảmthấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu Vậy mà không có ai,không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn" ta với ta" Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh " trời, non,nước " rộng lớn với " một mảnh tình riêng " nhỏ bé Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêngcàng nặng nề, khép kín bấy nhiêu Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả Nhưngđây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đấtnước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng
3 Đánh giá nghệ thuật
- Bài thơ là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể thơ Đường luật (sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc, )
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm
- Sử dụng từ láy độc đáo, hình ảnh ẩn dụ , nghệ thuật đối lập
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo: Cảnh vật rộng lớn bao la nổi bật tâm trạng của con người với nỗi buồnriêng
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2 Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng
là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
Trang 10⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3 Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4 Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒
sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5 Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III.
Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Đề 6 Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Tú Xương)
Dàn ý:
I Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
II Thân bài
1 Khái quát chung
2 Phân tích
a Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
- Theo lệ thường “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Ba năm có một khoa thi thi Hương
Trang 11- Điều khác thường:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định
Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của
kì thi Hương
b Cảnh trường thi trong thực tế
Sĩ tử “lôi thôi, vai đeo lọ” gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác
Quan trường “ậm ọe, miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài
=> Từ đó cho thấy cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho
Quan sứ: “Cờ kéo (Lọng kéo) rợp trời quan sứ đến”: cho thấy sự đón tiếp trọng thể
Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương
Nghệ thuật đối: cờ - váy, trời - đất, quan sứ - mụ đầm nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn Nhưng trái lại,
sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn
c Thái độ, tâm trạng của nhà thơ
- Câu hỏi tu từ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”: thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước Kẻ thù xâm lược vẫn còn
đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì
- Tâm trạng, thái độ: sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nha
=> Bài thơ đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước
3 Đánh giá nghệ thuật
- Nghệ thuật trào lộng và trữ tình của Tú Xương sâu sắc, thấm thía
- Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, bút pháp của bài thơ bộc lộ tài hoa của một hồn thơ lỗi lạc
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu - có thật trong lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Phápxâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm
mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” Ở Bắc Kì vốn có haitrường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” - trường thi ở Hà Nội Nhưng thực dânPháp đã đánh chiếm Hà Nội, cho bỏ trường thi ở Hà Nội Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường NamĐịnh
Tiếp đến, hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nênmang phong thái nho nhã Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác Cách sử dụng
Trang 12biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc Không chỉvậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họpchợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” - những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêmtrang, trịnh trọng vốn có Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúcbấy giờ.
“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây - “cờ kéo rợp trời” gợi tảcảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơitôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến Vậy mà bây giờ lại có hìnhảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sựsuy thoái của đất nước lúc bấy giờ
Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời Đó là một lời thứctỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì
'Vịnh khoa thi Hương' không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một bức tranh sống động về xã hội
và cuộc sống thời kỳ đầy biến động Tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lêntiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến
Đề 7 Phân tích bài thơ Thương vợ (Tú Xương)
A Mở bài
- Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi
- Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
B Thân bài
* Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú
Công việc mưu sinh vất vả của bà Tú
- Hai câu đề
+ Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”
Thời gian “quanh năm” : làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
Địa điểm “mom sông” : phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định
=> Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định
+ Lí do:
“nuôi” : chăm sóc hoàn toàn
“đủ năm con với một chồng” : một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư
=> Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng => hoàn cảnh éo
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo
từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
“Lặn lội” : Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
Hình ảnh “thân cò” : gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn -> gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát
Trang 13 “khi quãng vắng” : thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
=> Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ
+ “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
"Buổi đò đông": Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo
- Hai câu luận
+ “Một duyên hai nợ” : ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức
được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu
+ “nắng mưa” : chỉ vất vả
+ “năm”, “mười” : số từ phiếm chỉ số nhiều
+ “dám quản công” : đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
=> Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
* Luận điểm 2: Nỗi lòng của ông Tú
- Hai câu kết
+ Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để
những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
+ Tự ý thức:
“Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.
+ Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng
=> Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc
c) Kết bài
- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay
Bài viết TK
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam Ngoài những bài thơ trào phúng sắcnhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửaphong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người vàtình đời sâu nặng
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương Nó là một bài thơ tâm
sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người
vợ hiền thảo
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó.Nếu bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tảchân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một ngườiđàn bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trang 14“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua thángkhác, không được một ngày nghỉ ngơi Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sôngnước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnhđời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”.
Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá,đếm tiền bạc,… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnhgặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”
Có thể nói, hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, đảmđang của mình
Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân cò” nơi
“quãng vắng” Ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ Câu chữ như những nét vẽ, gammàu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng; đã “lặn lội” lại “thân cò”, rồi còn “khi quãng vắng” Nỗi cực nhọc kiếmsông ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò” cái cò trong ca dao cổ: “Con còlặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông, ” được tái hiện trong thơ TúXương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng nhưthân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
“Eo sèo” là từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh muatranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông” Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”.Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi
đủ năm con với một chồng’” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hồi,nước mắt giữa thời buổi khổ khăn! Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ:
“một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận
Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chânthực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tầntảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình Tú Xương thể hiện một tài năng điêuluyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh Các từ láy, các số từ, phép đối, thành ngữ và hình ảnh “thâncò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưavào thơ rất tự nhiên, bình dị Ông tự trách mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc” Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích
sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con Lời tự trách sao mà chua xót thế! Ta đã biết, Tú Xương có văn tài,nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận Sống giữa một xã hội “dở Tây, dở ta”, chữ nho mạt vận, lúc mà “ÔngNghè, ông Cống cũng nằm co”, cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc Ông không
xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”
Trang 15Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhâncách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mìnhvậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi!
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời
thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ Các chi tiết nghệ thuật chọn lọcvừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa) Hình tượng thơ
hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình
đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú đượcnói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam
Đề 8: Phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Năm 1947
Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh khuya
I Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ Cảnh khuya
II Thân bài
1 Khái quát chung:
+ Thể thơ: Thất ngôn …, với niêm luật chặt chẽ,
+ Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng tại núi rừng Việt Bắc,trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước
2 Phân tích
a Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya
- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
+ Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy
+ Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:
+ Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng
+ Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa
Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng
b Hai câu sau: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu
+ Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh
+ Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ
+ Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm
+ Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân Đây mới là
lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ
Trang 16=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
3 Đánh giá nghệ thuật
+ Bài thơ là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc của thể thơ Đường luật (sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc, )
+ Nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc
+ Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, giàu tính tạo hình và giá trị biểu cảm
Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, …
Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, giàu tính tạo hình và giá trị biểu cảm
Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, …
III Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Bài viết TK
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhàvăn lớn của dân tộc Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya” Bài thơ đã miêu tả cảnhánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ
Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càngnghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như
âm thanh của tiếng hát sâu lắng Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối
Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động Hình ảnh trăng trong thơBác vốn đã rất quen thuộc:
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng)
Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với
hai cách hiểu cho người đọc Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếuxuống cả những bông hoa rừng Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng Cách hiểu thứ hai làánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thùnhư những bông hoa Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng Ánh trăng đã trở thành người bạn tri
kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của mộtthi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ
Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranhcủa một người nghệ sĩ tài hoa Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăntrở Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say
mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”?
Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân.Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc
Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Trang 17DẠNG 2 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (con người trong mối quan hệ với xã hội , cộng đồng, đất nước)A/ LÝ THUYẾT
I MỞ BÀI :
- Nêu vấn đề nghị luận
- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề
II THÂN BÀI: Lập luận làm sáng tỏ ý kiến và thuyết phục người đọc:
+ Giải thích vấn đề
+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? – Nêu vai trò, ý nghĩa của vấn đề (Lí lẽ, dẫn chứng)
+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)
+ Thực tế vấn đề đó như thế nào? – phản biện (Lí lẽ, dẫn chứng)
+ Liên hệ, mở rộng vấn đề - Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề (Lí lẽ, dẫn chứng)
KẾT BÀI: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động
- Nêu vấn đề: xây dựng trường học thân thiện là trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên, ban giám hiệu nhà
trường, gia đình và toàn xã hội
- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: Học sinh có vai trò quan trọng trong vấn đề xây dựng
trường học thân thiện
II THÂN BÀI:
1 Giải thích thế nào là trường học thân thiện
- Trường học thân thiện: nơi mọi thành viên trong cộng đồng học tập được đón nhận, tôn trọng và đặt lên hàngđầu, nơi mọi người cảm thấy tự tin và thoải mái trong việc thể hiện bản thân và phát triển toàn diện
- Một trường học thân thiện quan tâm đến sự phát triển toàn diện của học sinh: Đặt lợi ích của học sinh lênhàng đầu, thúc đẩy sự phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa, tinh thần và thể chất
- Trường học thân thiện cung cấp một môi trường học tập kích thích và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh
- Trong trường học thân thiện, không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh với nhau, mọi người luôn tôntrọng và yêu thương lẫn nhau
2 Ý nghĩa to lớn của việc xây dựng trường học thân thiện.
Với học sinh, với giáo viên, với cộng đồng, xã hội, với đất nước:
Trang 18- Với học sinh:
+ Trường học thân thiện tạo ra một không gian an toàn và tin cậy cho học sinh Học sinh có thể thoải mái thểhiện bản thân và không sợ bị phê phán hay bắt nạt ; tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập và pháttriển cá nhân
+ Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng xã hội ; học sinh học được cách xây dựng nhữngmối quan hệ lành mạnh, tôn trọng, yêu thương lẫn nhau và cách làm việc trong một cộng đồng
- Với giáo viên:
+ Một trường học thân thiện tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho giáo viên.; giáo viên có thể cảm thấyđộng lực và hứng thú trong công việc hàng ngày Điều này có thể góp phần nâng cao sự hài lòng và sự thỏamãn trong nghề nghiệp của giáo viên
+ Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong giảng dạy: Giáo viên được khuyến khích thử nghiệm các phươngpháp và kỹ thuật giảng dạy mới, tìm kiếm cách tiếp cận học tập phù hợp với từng học sinh và tạo ra môi trườnghọc tập hấp dẫn và đa dạng
3 Thực tế vấn đề HS trong việc xây dựng trường học thân thiện hiện nay.
- Thực tế hiện nay cho thấy, một số đông bộ phận học sinh đã biết xây dựng trường học thân thiện như chấphành các nội quy của nhà trường, tham gia vào các hoạt động làm đẹp cho trường học, học tập tốt, đạt đượcnhiều thành tích cao trong học tập, giữ gìn vệ sinh chung cho khuôn viên trường, tôn trọng thầy cô giáo và bạn
bè của mình,…
+ Dẫn chứng cụ thể: Vào các dịp kỷ niệm hay ngày 20/11, 26/3, học sinh tham gia vào các hoạt động văn
nghệ hay các hoạt động mà nhà trường khởi xướng
- Bên cạnh đó, vẫn có một số ít bộ phận học sinh chưa có thái độ tích cực trong việc xây dựng trường học thânthiện
+ Dẫn chứng cụ thể: không tuân thủ chấp hành nội quy của nhà trường: thường xuyên đi học muộn, không
mặc đồng phục khi tới trường hay gian lận trong thi cử; không tôn trọng thầy cô giáo trong nhà trường; khôngtập trung học hành dẫn đến kết quả học tập sa sút; bạo lực học đường;…; Đáng bị phê phán và cần có nhữngbiện pháp để giảm thiểu tình trạng này
4 Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng trường học thân thiện
- Về nhận thức: nhận thức về tầm quan trọng của tôn trọng đối với mọi thành viên trong trường học, bao gồmgiáo viên, nhân viên và bạn bè
- Về hành động: học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến với các bạn cùng lớp, tham gia vàocác hoạt động nhóm, và thể hiện sự quan tâm và động viên đối với sự phát triển của nhau
+ Họ nên tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường khởi xướng như dọn dẹp vệ sinh trường học, thamgia vào các đội tuyển học sinh giỏi, các cuộc thi văn nghệ,…
Mở rộng vấn đề
- Để HS hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình trong việc xây dựng trường học thân thiệnthì cha mẹ, thầy cô, lãnh đạo nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì?
+ Với lãnh đạo nhà trường, định hướng và thiết lập mục tiêu cụ thể về trường học thân thiện, tạo ra sự hiểu biết
và nhận thức về tầm quan trọng của môi trường học tập tích cực, xây dựng chính sách và quy định rõ ràng vềtạo môi trường thân thiện, đồng thời đảm bảo sự thực thi và tuân thủ chúng
Trang 19+ Với thầy cô, thầy cô cần là tấm gương cho học sinh bằng cách thể hiện tinh thần hợp tác, tôn trọng và quantâm đến học sinh, nên hướng dẫn học sinh trong việc nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình trong xâydựng môi trường học tập thân thiện.
+ Với cha mẹ, cha mẹ cần tương tác tích cực với con em, lắng nghe và thảo luận về các giá trị và hành độngquan trọng để xây dựng một môi trường học tập tốt
Cha mẹ nên hỗ trợ và khuyến khích con em tham gia vào các hoạt động và dự án xã hội trong trường học.+ Với xã hội, xã hội nên tạo ra một môi trường xã hội tích cực và ủng hộ việc xây dựng các trường học thânthiện
KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: học sinh có trách nhiệm quan trọng, to lớn nhất trong quá trình đó Bởi thế, bản thân
mỗi học sinh cần nâng cao nhận thức của bản thân về tầm quan trọng đó và có những hành động cụ thể để thểhiện được trách nhiệm của mình với trường học
- Liên hệ bản thân: bản thân em sẽ luôn tích cực học tập để đạt được kết quả học tập tốt, kính thầy mến bạn và
luôn hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động xây dựng trường lớp và góp phần xây dựng một xã hội công bằng,văn minh
- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: mỗi con người cần có ý thức nâng cao trách nhiệm của
mình với việc bảo vệ môi trường sống của chính mình
II THÂN BÀI:
1- Giải thích: Môi trường là gì?
+ Môi trường là tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong quy mô vũ trụ, trái đất, hoặc trong một vùng cụthể mà các sinh vật và các quá trình tồn tại và tương tác với nhau
+ Môi trường bao gồm không khí, nước, đất, các hệ sinh thái, khí hậu, tài nguyên tự nhiên, và các yếu tố vănhóa, kinh tế và xã hội
+ Có hai loại môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
+ Môi trường có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật, bao gồm cả con người.+ Tuy nhiên, sự tác động của con người đối với môi trường đã gây ra nhiều vấn đề môi trường ; việc bảo vệ vàquản lý môi trường là một vấn đề cấp bách
2- Vì sao đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường?
+ Môi trường là nơi chúng ta sinh sống và phát triển, môi trường cung cấp không khí, thức ăn và sự sống chocon người
+ Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với sự sống của con người
+ Môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu và tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chất lượng nước uống, không khí trong lành và môi trường sống, đảm bảo sự tồntại và sức khỏe của chúng ta
+ Khi con người có ý thức bảo vệ môi trường, môi trường sẽ giúp con người duy trì sự sống, đây là một mốiquan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa con người và môi trường
Trang 20+ Nếu không có ý thức bảo vệ tốt môi trường sống của mình, sự sống của con người sẽ dần suy thoái Nhữnghoạt động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường như đốt rừng, chặt phá cây xanh,…sẽ gây ra biến đổikhí hậu, kéo theo sau đó là rất nhiều hậu quả xấu tổn hại tới sức khoẻ, tinh thần và cuộc sống của con người.
3- Thực trạng cách đối xử của con người với môi trường hiện nay:
- Thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường của con người vẫn chưa được nâng cao
+ Con người thản nhiên xả rác bừa bãi ra môi trường công cộng, chưa biết phân loại rác thải một cách hợp lí.+ Con người xả rác thải sinh hoạt ra các con sông, điều đó khiến cho những con sông đang ngày càng ô nhiễm
và bốc mùi khó chịu Màu nước sông chuyển sang màu đen và tình trạng ô nhiễm nguồn nước vô cùng nặng nề.+ Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra sự phát thảikhí thải và chất thải độc hại, gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai
+ Sự khai thác lâm sản không bền vững, chặt phá rừng và biến đổi mục đích sử dụng đất đang dẫn đến mất mấtcác khu rừng quan trọng và suy thoái đất đai
+ Con người tiêu thụ các nguồn tài nguyên tự nhiên như nước, năng lượng, khoáng sản và các loại đất nhanhchóng mà không có sự quản lý bền vững Sự khai thác mất cân bằng và lãng phí tài nguyên này gây ra sự suygiảm nguồn cung, gây ra xung đột và làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội
+ Một số người vẫn chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sử dụng các tàinguyên một cách bền vững
- Hậu quả của việc con người không biết bảo vệ môi trường:
+ Ô nhiễm không khí, nước và đất đai gây hại cho sức khỏe con người Khí thải công nghiệp và giao thông gây
ra các bệnh về hô hấp và các vấn đề về sức khỏe
+ Nước bị ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc và rối loạn nội tiết.+ Việc phá hủy môi trường tự nhiên, mất rừng, biến đổi mục đích sử dụng đất và ô nhiễm môi trường dẫn đếnmất mất đa dạng sinh học; sự suy giảm của chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng hệ sinh thái và giảm khả năng thíchứng của các hệ sinh thái trước các thay đổi tự nhiên và nhân tạo
+ Sự khai thác không bền vững các nguồn năng lượng hóa thạch và phát thải khí nhà kính gây ra biến đổi khíhậu ; sự tăng cường của hiện tượng thảm họa như cảnh báo ở châu Á và các hiện tượng bão lớn, hạn hán và lũlụt đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người, hệ sinh thái và kinh tế
+ Các hành động chặt phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức còn làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên trongtương lai, dần dần những nguồn tài nguyên đó sẽ cạn kiệt và không thể tái tạo lại được nữa
+ Dẫn chứng:
Năm 2023, thế giới phải trải qua thời điểm nóng chưa từng thấy vì nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến Nhiệt độtrung bình toàn cầu sơ bộ được đo trong tháng 6 cao hơn gần 1 độ C so với kỷ lục từng ghi nhận trước đó trongcùng tháng, tính từ năm 1979
Việt Nam đã chứng kiến những đợt bão lũ cuốn trôi cả nhà cửa, con người và của cải, nó càn quét và phá huỷmọi thứ gây tổn thất rất lớn về người và của
4- Nhiệm vụ và giải pháp
+ Không xả rác bừa bãi nơi công cộng, nâng cao ý thức của bản thân từ những
hành động nhỏ nhất: có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi ở của mình, tham gia vào các hoạt động dọn dẹprác thải, xây dựng ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường thông qua giáo dục, tuyên truyền và chươngtrình nhắm đến cộng đồng
+ Con người cũng nên thực hiện các biện pháp để giảm lượng chất thải sinh ra, tái chế và tái sử dụng chất thải,
và xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiệu quả;giảm tải quá trình xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường vàtận dụng lại tài nguyên
+ Chính phủ nên cân nhắc thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo nhưnăng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học ; giúp giảm khí thải carbon và phụ thuộc ít hơn vàocác nguồn năng lượng không bền vững
Trang 21+ Chính phủ cũng nên có những biện pháp xử lí phù hợp với những hành vi làm huỷ hoại môi trường sống củacon người.
KẾT BÀI:
Đánh giá lại vấn đề: Con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
+ Mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức của bản thân mình về vấn đề môi trường như không xả rác bừa bãi,không chặt phá rừng, đốt rừng và có những hành động, việc làm cụ thể để bao vệ môi trường sống của chínhchúng ta
Liên hệ bản thân: Là học sinh, bản thân em cần nhận thức được trách nhiệm của mình với môi trường, không
vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung nơi ở và quanh nơi mình sinh sống, tuyên truyền tới mọi người về tác hạicủa việc không bảo vệ tốt môi trường sống của mình
Đề
3 : Trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống
I MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống của mình, mỗi người trong bất kì thời điểm nào cũng có một nơi
để sinh sống, có trách nhiệm với nơi mình sinh sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.
- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: Đặc biệt, với học sinh thì trách nhiệm với nơi mình sinh
sống lại càng quan trọng hơn nữa
II THÂN BÀI:
1 Giải thích: CON NGƯỜI VỚI NƠI BẢN THÂN SINH SỐNG:
- Nơi con người sinh sống ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau:
+ Quê hương - nơi mà một người được sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ Quê hương thườngđược liên kết với một địa điểm cụ thể, thường là quê nhà của gia đình hoặc vùng đất mà người đó có nguyêngốc hoặc đã sinh sống trong một khoảng thời gian dài
+ Nơi trú ngụ của bản thân – nơi chúng ta sinh sống, học tập, làm việc trong một khoảng thời gian Những nơi
đó đều có mối liên hệ chặt chẽ đối với chúng ta ở một thời điểm nhất định, đó là nơi chúng ta hay lui tới và đảmbảo sự sống ở đó
2 Nơi sinh sống có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
- Nơi đó có đường xá, nhà cửa, cung cấp cho ta thức ăn, sự sống, nơi có những người thân của chúng ta, có bạn
bè và những mối quan hệ khác Con người sẽ khó có thể sống tốt nếu như không có những mối quan hệ xungquanh mình, đặc biệt là nơi có gia đình
- Nơi con người xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, gắn kết với bạn bè và cộng đồng; tạo ra mộtmôi trường để con người giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm
- Nơi sinh sống cũng cung cấp cho con người những yếu tố cơ bản của cuộc sống như nơi ở, thực phẩm, nướcuống, y tế, giáo dục và cơ hội việc làm
- Nó là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, nguồn nước và đa dạng sinh học, ảnh hưởngtrực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người Nơi sinh sống tốt đẹp, trong lành và bảo vệ môi trường sẽảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người
- Nơi lưu giữ những kí ức tươi đẹp của con người
3.Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm với nơi mình sinh sống?
- Bằng cách chăm sóc và giữ gìn nơi sinh sống, học sinh đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sạch sẽ, anlành và đáng sống ; tạo ra một cảm giác thoải mái khi được sống trong một môi trường như vậy
- Khi học sinh đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi mình sinh sống, họ sẽ phát triển cho mình lòng tự hào
về môi trường xung quanh ; điều kiện cho học sinh cảm thấy có ý nghĩa và trân trọng đối với nơi mình sống
- Một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập, đến sức khỏe của mọingười
Trang 22- Học sinh Có trách nhiệm với nơi mình sinh sống cho thấy bản thân họ là người có phẩm chất đạo đức tốt, sống
có trách nhiệm, biết trân trọng chính cuộc sống của mình, và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng
- Là tiền đề cho sự phát triển sau này của họ, họ sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội
- Ngược lại, học sinh không có trách nhiệm với nơi mình sinh sống nghĩa là họ thiếu ý thức về bảo vệ môitrường có thể dẫn đến việc học sinh vứt rác lung tung, không phân loại chất thải, hoặc gây ô nhiễm nước vàkhông khí ; Gây hại cho sức khỏe của chính họ, ảnh hưởng đến môi trường học tập và tạo ra một không giankhông thoải mái, không tạo điều kiện tốt cho việc học và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng môi trườngsống và ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên
4 Thực tế vấn đề trách nhiệm của HS với nơi mình sinh sống hiện nay?
- Thực tế hiện nay, một bộ phận số đông học sinh đã thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với nơi mình sinh sốngqua các hành động cụ thể
+ Tham gia vào các hoạt động như thu gom rác, phân loại chất thải, trồng cây xanh, tham gia chiến dịch tuyêntruyền về bảo vệ môi trường
+ Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và đóng góp vào việc duy trì và cải thiện nơi sống của mình.+ Tắt đèn khi không cần thiết, tắt nước khi không sử dụng, sử dụng sách giáo trình tái chế và hạn chế sử dụngcác nguồn tài nguyên không tái tạo
+ Tham gia vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, tình nguyện trong các tổ chứcphi lợi nhuận
+ Nhận thức về vai trò của mình trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh và hỗ trợ những người khó khăn
+ Dẫn chứng: Mỗi năm học ở các trường học, thầy cô luôn phát động các chiến dịch làm sạch khu vực khuôn
viên trường học, các bạn học sinh đều rất hưởng ứng tham gia dọn dẹp sạch sẽ theo các khu vực được phâncông
- Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh chưa có ý thức được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm với nơimình sinh sống: xả rác bừa bãi, không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, trốn tránh tham gia các hoạt động làmsạch môi trường, lãng phí điện, nước khi sử dụng,…
+ Dẫn chứng: Một nghiên cứu năm 2019 tại một số trường học cho thấy chỉ 30% học sinh có ý thức về việc phân loại chất thải và chỉ 15% học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác
5 Xác định trách nhiệm của học sinh với nơi mình sinh sống
- Về nhận thức:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ý thức về hệ thống sinh thái và tài nguyên tự nhiên.+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự và vệ sinh trong nơi mình sinh sống, môi trườngsạch sẽ và gọn gàng không chỉ tạo điều kiện tốt cho sức khỏe mà còn tăng cường tinh thần làm việc và học tập
- Về hành động: dọn dẹp vệ sinh khu vực mình sinh sống, tiết kiệm tài nguyên, tôn trọng và đối xử hoà thuậnvới mọi người sinh sống xung quanh mình
+ Làm gương cho con bằng cách tự thực hiện những hành động có trách nhiệm đối với nơi sống của mình
- Với nhà trường: trách nhiệm xây dựng chương trình giáo dục nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của họcsinh đối với nơi mình sinh sống Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động giáo dục, bài học, buổi thảoluận, và ví dụ thực tế về trách nhiệm cá nhân và xã hội
KẾT BÀI:
Trang 23- Khẳng định lại vấn đề: học sinh nói riêng và mọi người nói chung cần tự nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn
nơi mình sinh sống, phải thực hiện những việc làm cụ thể góp phần giúp môi trường xung quanh mình trở nêntốt đẹp, văn minh và đáng sống hơn
- Liên hệ bản thân: bản thân em nhận thức được vai trò của việc phải có trách nhiệm với nơi mình sinh sống,
có những việc làm cụ thể để thể hiện điều đó như dọn dẹp môi trường sống của mình, tham gia vào cáv hoạtđộng tuyên truyền bảo vệ môi trường sống với mọi người
Đề
4 : Vấn đề sẻ chia của con người với cộng đồng
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt đến vấn đề SẺ CHIA CỦA CON NGƯỜI VỚI CỘNG ĐỒNG : Trong cuộc sống có rất nhiều những
mảnh đời bất hạnh Vì thế, sự sẻ chia trong cuộc sống luôn cần thiết
- Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: với học sinh, thế hệ tương lai của đất nước, cần nhận thức
rõ được tầm quan trọng của việc sẻ chia trong cộng đồng của mình
II THÂN BÀI:
1 Giải thích thế nào là sẻ chia với cộng đồng?
- Sẻ chia với cộng đồng là một hành động ý nghĩa, là sự cho đi, cho đi của cải vật chất, cho đi tình yêu thươnghoặc đơn giản là những lời động viên, an ủi kịp thời với những con người kém may mắn trong xã hội
- Đó là hành động giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng, không vụ lợi, không đòi hỏi nhận lại
- Những nghĩa cử cao đẹp, sự tham gia vào các chiến dịch tình nguyện, góp một phần nhỏ bé của mình trongcông cuộc xây dựng một cộng đồng tốt đẹp, văn minh hơn
- Sẻ chia với cộng đồng mang lại lợi ích không chỉ cho những người nhận, mà còn cho chính bản thân người sẻchia
2 Ý nghĩa to lớn của việc sẻ chia với cộng đồng?
- Việc sẻ chia với cộng đồng có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống
+ Bản thân chúng ta sẽ cảm hài lòng, thanh thản và hạnh phúc trong tâm hồn
+ Tạo ra một ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống và cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc không thể đạt được từviệc chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân
+ Khi ta giúp đỡ một ai đó, họ sẽ cảm thấy họ được đồng cảm, được lắng nghe và từ đó họ được an ủi phần nào,vơi bớt đi những gánh nặng tinh thần đang đè nén họ
+ Việc sẻ chia tạo ra một môi trường giao tiếp và gắn kết tốt hơn giữa các thành viên trong cộng đồng
+ Sẻ chia giúp giảm bớt khoảng cách xã hội và xóa bỏ sự bất công
+ Niềm tin và sự đoàn kết trong cộng đồng đươc phát triển mạnh mẽ hơn và mở rộng ra là đất nước sẽ ngàycàng văn minh, tiến bộ
3 Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong việc sẻ chia với cộng đồng?
- Với học sinh, sự sẻ chia trong cộng đồng là trách nhiệm của họ
- Nó giúp con người có được sự thanh thản trong tâm hồn, nhận lại được những lời cảm ơn, sự biết ơn và những
nụ cười hạnh phúc
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về thực tế xã hội và tạo ra một cảm giác thuộc về trong cộng đồng của mình
- Họ nhận thấy rằng sự sẻ chia và hỗ trợ đồng điệu không chỉ giúp ích cho người khác mà còn tạo ra một môitrường tương thân tương ái, nơi mọi người được quan tâm và chia sẻ
- Học sinh là lứa tuổi đang được học tập, rèn luyện và phát triển trong cộng đồng, được sống trong một đất nướchòa bình đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha, được chở che, được nâng niu, được bảo vệ từ gia đình,nhà trường xã hội; Phải có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ và tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển cộngđồng theo hướng tích cực
Trang 24- Sẻ chia với cộng đồng giúp học sinh phát triển những giá trị và phẩm chất đạo đức quan trọng như lòng tử tế,lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương đồng loại.
- Là tiền đề để giúp họ trở thành những công dân có ích cho cộng đồng sau này, họ sẽ góp một phần nhỏ bé củamình để xây dựng một xã hội chung phát triển
- Nếu học sinh không có trách nhiệm trong việc sẻ chia với cộng đồng: không nhận được sự tôn trọng từ mọingười xung quanh, hình thành những phẩm chất đạo đức xấu như ích kỉ, vị lợi, hạn chế trong việc hiểu và đónggóp vào xã hội, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội
4 Thực tế vấn đề HS trong việc sẻ chia với cộng đồng hiện nay
- Có một bộ phận lớn học sinh đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc sẻ chia với cộng đồng quacác việc làm cụ thể như: giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền hay sách vở, quần áo đểgiúp đỡ những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa, tham gia vào các tổ chức thanh thiếu niên, câu lạc bộ xã hội,đội, nhóm thiện nguyện hoặc hội đoàn để phát triển kỹ năng xã hội, tư duy đóng góp và tham gia vào các dự án
và sự kiện cộng đồng
+ Dẫn chứng: câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An) Khi
đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanhchóng lao xuống cứu người Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bịngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sứcrồi dần bị nước cuốn trôi
- Có một số ít học sinh vẫn chưa nhận thức được điều đó, có lối sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm tới mọingười xung quanh, ngại khó ngại khổ, chỉ biết quan tâm tới lợi ích của bản thân mình, đùn đẩy trách nhiệm, chỉnghĩ đến việc hưởng thụ
+ Dẫn chứng: Lê Văn Luyện, ở độ tuổi vị thành niên nhưng Lê Văn Luyện đã thực hiện hành vi giết người dãman gây bức xúc trong dư luận khi tàn sát mạng sống của cả một gia đình
5 Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng hiện nay
- Về nhận thức:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc tình nguyện và sẵn lòng đóng góp thời gian, năng lực và kiến thức của mình vào các hoạt động cộng đồng
+ Hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình như một công dân trong xã hội
+ Trách nhiệm tham gia tích cực vào các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chung của cộng đồng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, sức khỏe và phát triển bền vững
- Để HS hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình trong việc sẻ chia với cộng đồng thì cha
mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì?
+ Với cha mẹ: tạo một môi trường gia đình ủng hộ và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cộngđồng, thảo luận với con về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác và cung cấp ví dụ thực tế về việc sẻ chia
và đóng góp cho cộng đồng
+ Cha mẹ có thể là tấm gương sáng cho con cái bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội và ghi nhận nhữngđóng góp của mình
Trang 25+ Với nhà trường, thầy cô: trách nhiệm định hướng giáo dục hướng tới việc phát triển trách nhiệm xã hội củahọc sinh Họ nên thiết kế chương trình giáo dục nhằm khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cộngđồng, giáo dục về lòng nhân ái, tôn trọng và giá trị sẻ chia.
+ Với xã hội: tuyên dương và tôn vinh những hành động tốt của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng.Những tấm gương tích cực nên được tuyên truyền và đưa vào các phương tiện truyền thông để truyền cảm hứngcho những người khác
– Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước: Bác Hồ viết: Một năm khởi đầu từ mùa
xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Bác so sánh mùa xuân với tuổi trẻ có nghĩa
là Bác đề cao sức trẻ
- Vai trò thế hệ trẻ: thế hệ trẻ cần nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước theo hướng tích cực
II THÂN BÀI:
1 Giải thích thế nào là tuổi trẻ
- Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn cuộc đời từ khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành đến khi vào
độ tuổi trưởng thành
- Tuổi trẻ là thời kỳ của sự khám phá, học hỏi, giàu ước mơ, mục tiêu, có nhiều cơ hội phát triển cá nhân
- Tuổi trẻ thường được gắn liền với sự sáng tạo, tính năng động và sự phiêu lưu
- Sức trẻ, sự cống hiến và năng lượng tích cực của tuổi trẻ có thể tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho cộngđồng
2 Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
- Thế hệ trẻ là những con người tràn trề năng lượng, họ có sức khoẻ, có vốn tri thức và khả năng học hỏi, tiếpthu nhanh, đại diện cho tiềm năng, sự sáng tạo và năng lượng mới
- Những gì họ tiếp thu được có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần xây dựng xã hội phát triểnmạnh mẽ hơn nữa
- Thế hệ trẻ thường mang theo những quan điểm và giá trị khác biệt so với thế hệ trước Họ có thể đóng góp vàoviệc thay đổi xã hội và văn hoá, đưa ra những ý tưởng mới, tạo ra sự đa dạng và tiến bộ
- Thế hệ trẻ phải tích cực học tập, trau đồi kiến thức mới có thể theo kịp được sự tiến bộ của nhân loại ; việc học
là ưu tiên hàng đầu ở lứa tuổi này
- Nhiệm vụ của mỗi công dân là phải cống hiến và hi sinh cho đất nước Vì vậy, tuổi trẻ càng cần phải cốnghiến nhiều hơn nữa, không ngừng học tập, đổi mới và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa
- Thời đại hiện nay là thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy
sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước
- Tuổi trẻ cần tích cực tiếp thu kiến thức trước hết là kiến thức trên ghế nhà trường, sau đó học thêm trong sách
vở và học ngoài cuộc sống
- Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu” Thực tế đã chứng
minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước
3 Thực tế những người học tập tốt từ khi còn trẻ đều làm rạng danh đất nước:
Trang 26+ Ngày xưa, những tấm gương người trẻ làm rạng danh đất nước như: Nguyễn Trãi (ông đã không ngừng học tập từ khi còn rất nhỏ, thi đỗ Thái học sinh năm 20 tuổi và ông đã có nhiều chiến công và đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại xâm lược của quân Minh) Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (ôngđược sinh ra trong một gia đình quý
tộc và đã được hưởng một giáo dục truyền thống phổ biến trong giai đoạn đó Ông đã học tại các trường học truyền thống của triều đình Trần, nhận được sự giáo dục văn chương và chính trị của thời đại, sau này ông đã trở thành một vị tướng tài của đất nước)
+ Chủ tịch vĩ đại của dân tộc – Hồ Chí Minh: Khi còn trẻ Bác đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá, Bác bôn ba khắp các nước để tìm con đường giải phóng cho dân tộc ta Bác trở thành bức tượng đài vĩ đại để chúng
+ Trong thời bình:
Anh Nguyễn Hải Đăng là một lập trình viên trẻ nổi tiếng, được biết đến với việc phát triển công nghệ
Blockchain tại Việt Nam Anh là CEO của công ty Kyber Network, một trong những dự án blockchain thành công nhất của Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức là một nhà khoa học trẻ có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và y học Anh đã được vinh danh là một trong 35 người dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới năm 2019 bởi tạp chí MIT Technology Review
4 Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
- Bản thân mỗi người trẻ phải nhận thức được điều đó và ra sức học tập, tiếp thu, tích luỹ cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất để làm vũ khí trong công cuộc đưa đất nước Việt Nam có được vị thế với các nước trên thế giới
- Nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục về tài và đức, không chỉ tập trung vào kiến thức học thuật mà còn khuyến khích phát triển các kỹ năng mềm như lãnh đạo, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tham gia hoạt động xã hội, gắn kết với cộng đồng và có tinh thần xã hội hóa
- Đảng và nhà nước cần thiết lập chính sách ưu tiên hơn trong việc đào tạo và phát triển thế hệ trẻ như đầu tư vào giáo dục và đào tạo chất lượng, tạo ra cơ hội công bằng và bình đẳng cho tất cả các bạn trẻ trong việc tiếp cận kiến thức và kỹ năng
III KẾT BÀI:
- Khẳng định vấn đề: Tiềm năng của thế hệ trẻ là rất lớn, họ là lực lượng nòng cốt, được nhà nước tin tưởng,
luôn chăm lo và đầu tư vào thế hệ trẻ với hi vọng họ sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước
- Liên hệ bản thân: Là học sinh, bản thân em sẽ tích cực học tập thật tốt kiến thức trong sách vở và những kĩ
năng mềm, ngoài ra không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo, tham gia vào các hoạt động do nhà trường cũng như cộng đồng tổ chức
DẠNG 3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)A/ LÝ THUYẾT
I MỞ BÀI :
Nêu vấn đề nghị luận ( một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
II THÂN BÀI:
Trang 27+ Làm rõ vấn đề nghị luận ( Nêu hiện trạng vấn đề - có dẫn chứng minh họa)
+ Trình bày nguyên nhân của vấn đề (nêu lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở)
+ Nêu hậu quả của vấn đề
+ Nêu ý kiến không đồng tình (giả định) với ý kiến của người viết và tranh luận (đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình)
+ Nêu giải pháp để hạn chế thói quen xấu
III KẾT BÀI: Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học
Trang 28Đề 7 Thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phận thanh thiếu niên
Đề 8 Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm
Đề 9 Nghị luận về thói lười biếng
Đề 10 Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi
- Giới thiệu và đánh giá khái quát vấn đề:
+ Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn giao thông chính là sự tùy tiện khi tham gia giaothông của một số người dân
II THÂN BÀI:
1 Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là gì?
- Giao thông là gì?
+ Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thôngdưới các hình thức đi bộ , cưỡi động vật hoặc chăn gia súc , sử dụng xe đạp , xe máy , ô tô hay cácphương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau Giao thông thường có tổ chức và đượckiểm soát bởi cơ quan
+ Tùy tiện: Tự ý, không tuân theo quy tắc nào cả Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là không chấp hànhnghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường mà tham gia giao thông theo
ý mưốn riêng của mình, không kể tình hình khách quan và chủ quan ra sao
2 Biểu hiện - thực trạng của sự tùy tiện khi tham gia giao thông
- Thực trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giaothông khủng khiếp thường xuyên xảy ra Bởi ý thức tham gia giao thông quá tùy tiện của một số ngườidân
- Khi đi đường bộ dùng đèn xi nhan chưa đúng với ý nghĩa của nó Có trường hợp rẽ trái, rẽ phải nhưngkhông bật đèn xi nhan để xin đường, đôi khi bật đèn xin rẽ trái nhưng lại rẽ phải, sau khi rẽ lại quên tắt
xi nhan
- Đi xe máy điện, xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,
- Khi tham gia giao thông người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòngđường, giờ tan làm nhiều phương tiện chen lấn làn để mong vượt qua mau về nhà thật nhanh , giờ đêmvắng đi nhanh, vượt ẩu
- Một bộ phận thanh niên trẻ có lối sống buông thả, thích thử thách, đam mê tốc độ đua xe ; Đây chính
là những biểu hiện tùy tiện khi tham gia giao thông, là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình thamgia giao thông
3 Hậu quả- minh chứng về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người
Trang 29b Dẫn chứng về sự tùy tiện khi tham gia giao thông.
- Theo thống kê của Cục CSGT thì năm năm 2016, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước là hơn 21.000
vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng gần 9.000 người, cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác
- Quý I của năm 2021 Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trên cả nước đã xảy ra 3.206
vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người Đây hoàn toàn là những con số biếtnói, khiến chúng không khỏi rùng mình
- Theo ngành du lịch thống kê thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trongnhững lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn Họ rất sợ phải đi bộ băng quađường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ
4.Nguyên nhân về sự tùy tiện khi tham gia giao thông
- Nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuânthủ theo luật: Hàng ngày, khi lưu thông trên đường đơn giản việc nhỏ là việc dừng đèn đỏ nhưng nhiềungười vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ
- Nhiều người đã uống rượu bia rồi nhưng vẫn lái xe máy, ô tô; Những con người đó, họ không chỉ xemthường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác
- Một số người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự antoàn Cùng với đó là người điều khiển đi nhanh, ẩu một cách tùy tiện nên gây nên nhiều hậu quả nghiêmtrọng
5 Giải pháp hạn chế tình trạng tùy tiện khi tham gia giao thông
- Mỗi chúng ta là những người trực tiếp tham gia lưu thông trên đường phải ý thức tầm quan trọng việcchấp hành đúng quy định an toàn giao thông, tự giác và có tinh thần trách nhiệm và bổn phận để bảo vệ
an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông giống mình
- Tham gia giao thông phải hiểu luật an toàn giao thông
- Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng để nâng cao antoàn tính mạng cho người tham gia giao thông Có những khung hình phạt nghiêm khắc với tình trạngkhông chấp hành an toàn giao thông, tùy tiện khi tham gia giao thông
- Các ban ngành cần phối họp chú trọng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán mọi người ý thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham giagiao thông
- Gia đình cần quản lí con em, giáo dục nhắc nhở con em thực hiên tốt an toàn luật khi tham gia giaothông
- Nhà trường cần tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn giaothông cho học sinh qua bài học ngoại khóa, chủ đề về trật tự an toàn khi tham gia giao thông
KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội.
- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi:
Trang 30+ Bản thân em là học sinh với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trongnhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức thì cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫuthực hiện tốt an toàn giao thông.
Đề
2 : Hút thuốc lá - Thói xấu cần loại bỏ
I MỞ BÀI:
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận vào mở bài:
+ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một câu hát rất hay, ý nghĩa “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Lời bài hát trên đã khuyên nhủ con người sống có tình yêuthương, biết cho đi
+ Thế nhưng trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn có rất nhiều người sống ích kỉ chỉ biết đến bản thânmình
- Đánh giá khái quát về vấn đề: Ích kỉ là một lối sống tiêu cực cần loại bỏ đối với mỗi người
THÂN BÀI:
1 Giải thích khái niệm: Thói ích kỉ là gì?
- Thế nào là tính ích kỉ hay thói ích kỉ: Ích kỉ được hiểu là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người cótính cách này là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suytính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác
2 Biểu hiện thói ích kỉ
- Biểu hiện trong cuộc sống hàng: không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắtmọi người phải làm theo ý muốn của mình: Ví như thích ăn món sườn chua ngọt, cá chiên mặc dù biết
mẹ đi làm rất mệt và bận về nhà tối mù vẫn nhõng nhẽo đòi mẹ làm bàng được nếu không sẽ không ăncơm
- Trong công việc người có tính ích kỉ sẽ có tính cạnh tranh rất cao bởi chỉ sợ người khác hơn mình màbất chấp làm mọi cách thậm trí cả nói xấu với cấp trên về người đó này nọ để hạ thấp đồng nghiệp nângcao giá trị bản thân
- Bản chất của người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩytrách nhiệm cho người khác
- Trong học tập thì biểu hiện của người ích kỉ rất rõ từ cử chỉ, hành động nhỏ ví như là khi bạn hỏi cáchgiải một bài tập khó mà mình đã giải ra nhưng vì sợ hướng dẫn bạn thì mất thời gian, rồi bạn biết bạn sẽgiỏi hơn nên né tránh, nói lảng sang cái khác
- Ở cuộc sống xung quanh có những người rất ích kỉ chỉ sợ người khác hơn mình Người có thói ích kỉchỉ biết tới lợi ích của mình mà sẵn sàng trà đạp lên người khác bằng mọi cách Ích kỉ đúng là một thóixấu trong cuộc sống
3 Tác hại, hậu quả “Thói ích kỉ” và dẫn chứng
a Hậu quả
- Ích kỉ là căn bệnh dễ dàng xâm nhập trong môi trường mà con người không có bản lĩnh, không có ý chí
và mất đi sự lương thiện
- Thói ích kỉ sẽ biến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi, con người trở nên
cô đơn, bị mọi người xa lánh và ghét bỏ
- Đối với xã hội, sự ích kỉ sẽ tạo nên một xã hội xuống cấp, thối nát về đạo đức và sống thiếu tìnhthương khi con người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình
b Dẫn chứng
- Vụ tham nhũng trong đại án Việt - Á, nâng khống tiền kit test xét nghiệm Covid trong hoàn cảnh đấtnước đang lao đao, ngặt nghèo
- Vụ tham nhũng trong “chuyến bay giải cứu” những đồng bào bị mắc kẹt tại nước ngoài do Covid
- Trong lúc nhân dân vùng núi, miền Trung bị lũ lụt cần sự giúp đỡ các tổ chức kêu gọi chia sẻ thì một
số người thản nhiên coi như không phải việc của mình, không giúp đỡ dù là điều nhỏ có thể làm được
Trang 314 Nguyên nhân của thói ích kỉ
- Sự ích kỉ xuất phát do từ cái “tôi” bản năng của mỗi con người, khi đứng trước lợi ích không kiềm chếđược nên dần đánh mất đi bản thân mình
- Do xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mìnhnên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến ngườikhác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình
- Sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm,
để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi
- Ích kỉ đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh Nếu những người xung quanh chỉ nghĩđến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người kháctính cách này
5 Giải pháp để ngăn chặn thói ích kỉ
- Trong cuộc sống để con người sống biết san sẻ, biết yêu thương thì chúng ta cần dành thời gian biếtquan tâm tới người khác, biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết
- Sống hòa đồng, tham gia giao lưu, sống cở mở, tham gia hoạt động tập thể, giúp đỡ người khác khi họgặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ
- Trong học tập, nên giúp đỡ bạn bè trong lớp, trường có hoàn cảnh khó khăn
- Gia đình, mỗi chúng ta hãy biết quan tâm tới nhau, sống biết giúp đỡ anh, chị, em khi họ gặp khó khăn,quan tâm tới bố mẹ hơn
III KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: Thói ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con
người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội
- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi: Chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn bệnh ích kỷ này, mỗi cá nhân
hãy rèn luyện cho mình khả năng chủ động hòa nhập, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với người khác
Đề
3 : Suy nghĩ về lối sống ảo hiện nay
I MỞ BÀI:
- Dẫn dắt vấn đề: Bạn là một người trẻ thuộc thế hệ GEN Z giống như tôi? Xin hỏi, mỗi ngày bạn dành
bao nhiêu thời gian cho các mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok… Nói cách khác, mỗi ngàybạn dành bao nhiêu thời gian cho việc “sống ảo” trên các ứng dụng mạng xã hội?
- Giới thiệu và đánh giá khái quát vấn đề: Bạn có biết bạn được gì và mất gì khi “sống ảo” không?
Liệu chúng ta sống thật như thế nào và sống ảo ra sao để có thể cân bằng cuộc sống của mình?
II THÂN BÀI:
1 Giải thích hiện tượng sống ảo
– Sống ảo là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượttương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi…
– Sống ảo là một trào lưu thường thấy trên các mạng xã hội đặc biệt là đối với mạng xã hội Facebook,Instagram và đang trở thành xu hướng khá phổ biến của nhiều bạn trẻ
- Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại, mơ về một cuộc sống không cóthật
2 Biểu hiện của hiện tượng sống ảo
- Dành phần lớn quỹ thời gian cho các mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok
- Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, chỉnh sửa ảnh, khoe ảnh, bình luận dạo,
- Có chuyện gì cũng đăng lên mạng xã hội Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viếtcủa mình làm thú vui
- Chỉnh sửa, xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội khác xa với cuộc sống thực
Trang 32- Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đámđông.
- Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín,khó khăn trong giao tiếp, không tham gia các hoạt động cộng đồng trong hiện thực
3 Hậu quả của hiện tượng sống ảo
- Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.
- Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại Thậm chí, quên đi cuộc sống thực tại để chạy theo mẫu hìnhcuộc sống xây dựng trên mạng
- Mất tập trung vào học tập, công việc
- Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực
- Mất khả năng giao tiếp, tạo quan hệ với mọi người xung quanh Dễ dẫn đến trầm cảm, thụ động, tự titrong các mối quan hệ thực
- Dễ bị kẻ xấu lợi dụng vào mục đích xấu
- Con người trở nên dửng dưng, vô cảm, ích kỷ hơn
4 Bằng chứng chứng minh cho hậu quả của lối sống ảo
- Khi video review mở hộp Iphone X của một người làm nghề review nổi tiếng về công nghệ là EmkwanReviewer bị 1 tài khoản người Việt Nam là T.T cắt ghép và đăng cùng dòng trạng thái “Đập hộp iPhone
X đầu tiên của VN” đã gây xôn xao mạng xã hội mấy năm trước Tuy nhiên, chỉ sau 1 giờ đăng tải anhchàng đã phải gỡ vội vì đã bị cộng đồng mạng phát hiện việc sử dụng hình ảnh cắt ghép video trên mạng
để sống ảo
- Ngày 9/10/ 2022, Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an phối hợp với Công
an tỉnh Hà Nam đã làm việc với Nguyễn Kiên Quyết (SN 1982, trú tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) Quyết
là đối tượng đã có hành vi sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook đăng tải, bình luậnthông tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an về việc người dân đồng loạt rút tiền tại cácngân hàng
5 Nguyên nhân
- Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân, không muốn chấp nhận hiện thực
- Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến
- Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân
6 Giải pháp
- Sử dụng mạng xã hội một cách chừng mực, nên xem đó là một nơi để giải trí sau nhiều giờ làm việccăng thẳng, không nên phụ thuộc
- Không nên việc gì cũng đưa lên mạng xã hội
- Dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh
- Tích cực học tập và rèn luyện
- Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
- Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống
ý nghĩa
- Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực hơn
III KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: Mặc dù mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích nhưng hãy sử dụng mạng xã hội
và sống ảo một cách khoa học để không làm xáo trộn cuộc sống thực tại và cuộc sống ảo
- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi: Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó
chữa, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ Vậy nên mỗi người cần có lốisống lành mạnh, không quá bị thu hút bởi mạng xã hội Sống ảo là một hiện tượng không xấu nếu nhưchúng ta biết chừng mực Hãy tỉnh táo và hãy sống thực tế hơn là sống ảo!
Trang 33Đề
4 : Vứt rác bừa bãi - một thói xấu cần loại bỏ
I MỞ BÀI:
- Dẫn dắt vấn đề:
+ Xã hội ngày càng phát triển giúp con người có được cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn
+ Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường lại là một vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củacon người
- Giới thiệu và đánh giá khái quát vấn đề: Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường chính là thói quen xấu vứt rác bừa bãi
II THÂN BÀI:
1 Giải thích : Thế nào là vứt rác bừa bãi?
- Rác thải là gì? Rác thải hay chất thải là bất kể những thứ gì con người vứt đi, không sử dụng nữa vàthải ra ngoài môi trường như vỏ lon, túi nilon, bao bì, thức ăn thừa – Các loại rác thải : Rác thải sinhhoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp, rác thải xây dựng, y tế,
- Hiện tượng vứt rác bừa bãi chính là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ônhiễm môi trường
2 Biểu hiện- thực trạng vướt rác bừa bãi
- Rác xả bừa bãi ở nơi công cộng: bệnh viện, nhà trường, các danh lam thắng cảnh không khó để bắt gặpnhững đống rác, những túi rác vứt bừa bãi, khẩu trang, vỏ kẹo bánh
- Rác thải bừa bãi trên đường phố, vẫn còn những cá nhân không cần để ý tới ai, nếu có rác tiện cứ thế là
xả rác ra Ở các cơ quan, trường học, công viên còn hiện tượng xả rác rất bừa bãi
- Ở các vùng nông thôn: Vỏ thuốc sâu, chai lọ thủy tinh vứt ngổn ngang ở đường đi, ở ruộng đồng hayven đầm hồ.Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu, một thực trạng đáng buồn trong cuộc sống chúng tahiện nay
3 Hậu quả- tác hại và dẫn chứng
a Hậu quả
- Vứt rác không đúng nơi quy định sẽ làm mất đi vẻ đẹp mĩ quan đồng thời gây nên hiện tượng ô nhiễmmôi trường đất, môi trường nước và không khí của con người - Việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm
- Vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai Có rấtnhiều người nhất là các bạn trẻ có thói quen ăn rồi xả rác lung tung thiếu ý thức
- Vứt rác thải xả bừa bãi ở nơi công cộng gây khó khăn cho nhân viên vệ sinh trong việc thu gom và xử
lí gây tốn nhiều tiền của nhà nước
Trang 34- Có rất nhiều người nhất là các bạn trẻ có thói quen ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người tavứt que, vứt giấy xuống đất Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chaingay tại chỗ vừa ngồi.
- Vứt rác bừa bãi ở trường học, lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học
dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác Học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học Có thểnói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là thói quen xấu mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đếnmôi trường và đời sống con người Đây là hành động sai, chúng ta cần lên án và phê phán để hạn chếchấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi
3 Nguyên nhân vứt rác bừa bãi
- Do ý thức của người dân chưa tốt, tiện tay là vứt rác vì nghĩ nơi công cộng không phải là trách nhiệmcủa bản thân mình Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi
- Nhiều người thì lại nghĩ nơi công cộng không phải là trách nhiệm của bản thân mình
- Do lượng thùng rác ở nơi công cộng Việt Nam chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu xả rác của người dânkhiến cho rác thải vứt bừa bãi
- Do việc xử lí vi phạm đổ rác thải bừa bãi còn nhẹ, chưa thường xuyên nên người dân không nghiêmtúc chấp hành
4 Giải pháp cụ thể để ngăn chặn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi là gì?
- Mỗi người hãy tự nâng cao ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhởnếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi
- Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần có các biện pháp tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quảcủa xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường
- Nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom, xử lírác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh
- Ở nơi công cộng cần có thêm những biển báo đổ rác thải, bố trí thùng rác hợp lí cũng như có nhữnghình phạt thích đáng với những trường hợp xả rác bừa bãi
- Với cá nhân từng học sinh cần tăng cường ý thức, trách nhiệm về việc vứt rác đúng nơi quy định
- Ở nơi em ở người dân cũng đã có những biện pháp hữu hiệu gì để ngăn chặn tình trạng vứt rác bừabãi?
- Bản thân em cũng tham gia các hoạt động góp phần hạn chế rác thải : Trong gia đình để rác đúng chỗ,không vứt lung tung ra môi trường Và tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, thôn xóm vệ sinhđường làng ngõ xóm
III KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: Việc vứt rác bừa bãi ra đường, khu dân cư và nơi công cộng không chỉ là việc
của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến môi trường, đến chất lượng cuộc sống
- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi: Mỗi chúng ta hãy hãy hành động dù là nhỏ để hạn chế rác thải
cũng như để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội
Đề
5 : Suy nghĩ về lối sống vô cảm
I MỞ BÀI:
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận (lối sống vô cảm) dẫn vào mở bài:
+ Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà lànơi thiếu vắng tình thương” Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gầnngười hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa
+ Mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy đểsống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọithứ xung quanh đó là cách sống “vô cảm”
II THÂN BÀI:
Trang 351 Giải thích : Lối sống cảm là gì?
- “Lối sống vô cảm” hay là căn bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi ngườiquan tâm và suy nghĩ Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển
- Lối sống vô cảm là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích
kỷ, lạnh lùng Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của nhữngngười sống xung quanh mình
2 Biểu hiện của lối sống vô cảm như thế nào?
+ Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình
+ Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện, những vấn đề lớn lao của
xã hội… coi như đó không phải là chuyện của mình
+ Không cảm xúc, lạnh lùng trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người
+ Không quan tâm, thờ ơ với cái xấu, cái ác như: lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hànhhung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình
+ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, không quan tâm tới đâu thì tới
3 Tác hại, hậu quả “ Lối sống vô cảm” và bằng chứng
a Tác hại- hậu quả của lối sống vô cảm:
- Sống vô cảm khiến con người thờ ơ với cái xấu, cái ác, không biết giúp đỡ người khác khi thấy họgặp khó khăn
- Lối sống vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chấtđạo đức
- Sống vô cảm là là lối sống đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi
và không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt.Lối sống vô cảm là cách sống không tốt nó làm suy giảm đạo đức không chỉ của một cá nhân mà còn tạonên một xã hội thiếu tình người
4 Nguyên nhân
- Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh
- Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại Mọi người cứ bị cuốn vào guồngquay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọiđiều xung quanh
- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, chotương lai, cho từng đường đi nước bước Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm,mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình
5 Giải pháp để tránh xa lối sông vô cảm
- Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh
- Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong tràothanh niên lập nghiệp
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này rakhỏi xã hội ta
Trang 36III KẾT BÀI:
- Khẳng định lại vấn đề: Lối sống vô cảm, thờ ơ chính là thứ giết chết những giá trị tốt đẹp của cuộc
sống một cách âm thầm nhưng đầy nguy hiểm
- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi: Mỗi chúng ta hãy tự thay đổi nhận thức của mình, cùng chung
tay đẩy lùi sự vô cảm trong cuộc sống để bảo vệ cuộc sống của mình cũng như giữ gìn những điều tốtđẹp trong xã hội ngày nay
2 Biểu hiện của sự ích kỷ:
- Trong cuộc sống hàng ngày: không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắt mọingười phải làm theo ý muốn của mình
- Trong công việc, học tập: Trong quá trình làm việc, tính cạnh tranh trong công việc làm lộ rõ bản chấtcủa người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩy trách nhiệmcho người khác
- Trong quan hệ xã hội: Những người có tính ích kỉ thường sống rất cô lập, bởi ngoài bản thân mình ra
họ không quan tâm đến những người xung quanh, đây là một lối sống tiêu cực và có thể gọi là bệnh íchkỉ
3 Tác hại của việc sống ích kỷ:
- Đối với cá nhân: Căn bệnh ích kỉ khiến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi
và tự mình tách biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên côđơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh
- Đối với xã hội: Một xã hội ích kỉ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối nát đạo đức và vô nhân đạo,
sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình
4 Lời khuyên để bỏ tính ích kỷ:
- Mỗi người biết nhận ra và từ bỏ thói ích kỷ
- Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh…
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: Thói kiêu ngạo, thích chơi trội của một bộ phận thanh thiếu niên
- Bày tỏ quan điểm cá nhân: Phản đối, phê phán
II Thân bài:
1 Giải thích vấn đề:
- Thói kiêu ngạo:
+ Quá tự cao về bản thân
+ Luôn nghĩ bản thân là trung tâm
- Thích chơi trội:
Trang 37+ Lúc nào cũng muốn bản thân hơn người khác.
+ Không hài lòng khi thấy người khác hơn mình
2 Nguyên nhân:
+ Thói hư vinh, thích sự hào nhoáng
+ Chạy đua để bằng hoặc hơn người khác
+ Sự thiếu hiểu biết, thiếu khiêm tốn
3 Nêu ý kiến phê phán, phản đối:
- Thói kiêu ngạo, thích chơi trội làm giảm khả năng phát triển của con người:
+ Không có chí tiến thủ
+ Chỉ quan tâm đến những thứ bề ngoài hào nhoáng mà không tập trung phát triển tri thức, sức khỏe, + Làm giảm khả năng sáng tạo, khiến con người bị ỷ lại, phụ thuộc vào những thứ hào quang đã cũ
- Thói kiêu ngạo, thích chơi trội gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, đất nước:
+ Thế hệ trẻ là tương lai đất nước -> Mang vai trò quyết định đối với vận mệnh quốc gia
+ Thế hệ trẻ không chú trọng phát triển bản thân sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong hệ thống nhà nước
4 Ý kiến trái chiều:
- Một số ý kiến cho rằng đây là cách giới trẻ thể hiện sự tự tin, thể hiện cái tôi cá nhân trong thời đạimới
- Phản bác:
+ Sự tự tin khác với thói kiêu ngạo, thích chơi trội
+ Cái tôi cá nhân cần được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, nếu không sẽ biến thành tự cao, gây nên nhiềuảnh hưởng tiêu cực đến cả cá nhân và cộng đồng
+ Sự khiêm tốn, tinh thần cầu tiến mới là thứ giới trẻ thực sự cần trong thời đại mới
II Thân bài
1 Giải thích khái niệm?
- Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề
gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân
- Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng mắtthường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà chúng ta không
hề hay biết
2 Biểu hiện của thói vô trách nhiệm
– Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh
– Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó
– Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc
– Thờ ơ với bạn bè, gia đình, người thân