1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hệ thống Bài tập Ngữ văn 8 - kì 2- có Đáp Án

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Bài Tập Ngữ Văn 8 - Kì 2 - Đáp Án
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài Tập
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 639,12 KB

Nội dung

Bài tập văn 8 - kì 2 - kết nối tri thức - có đáp án đầy đủ các phần Đọc hiểu văn 8 - Thực hành tiếng Việt 8 - Viết văn 8 - Bộ đề ôn tập Văn 8 kết nối có đáp án

Trang 1

(Tôi là Ben-tô, Nguyễn Nhật Ánh)

-> Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm gặp gỡ của tôi và Lai-ca

- Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ mà

nó đi kèm (những, chỉ, có, …)

Ví dụ: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm dần trong nước đỏ

(Bầy chim chìa vôi, Nguyễn Quang Thiều)

-> Trợ từ Chỉ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm

dần vào trong dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm)

-> Thán từ A trong câu trên biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về

+ Thán từ gọi đáp như: ơi, vâng, dạ, ừ, …

Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị

-> Thán từ dạ trong câu trên là từ dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép

Khi dùng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, … tươngứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị

4 Biện pháp tu từ

- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay đươc sử dụng trong các tácphẩm văn học Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việctruyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinhđộng hơn

Trang 2

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

- Một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, …

5 VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN)

* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và tác giả; nêu khái quát ấn tượng của bản thân về tác

phẩm

* Thân bài: Phân tích đặc điểm của tác phẩm:

Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định đểlàm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài, cụ thể:

+ Khái quát nội dung chính của tác phẩm

+ Đánh giá, phân tích một số nét tiêu biểu của tác phẩm để làm nổi bật chủ đề (qua sự việc,nhân vật, một số chi tiết đặc sắc, ) ->lập luận chặt chẽ, theo trình tự hợp lí

+ Nhận xét, đánh giá về những nét nghệ thuật đặc sắc trong tac phẩm (ngôi kể, lời kể, cốttruyện, các chi tiết đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật, )

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

C Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau

D Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép

Câu 2: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

A Đối tượng giao tiếp B Ngữ điệu

C Cả A và B đúng D Cả A và B sai

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thếmạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lạinhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này!Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

A Trời ơi! B Ngày mai con chơi với ai?

C Khốn nạn thân con thế này? D Con ngủ với ai?

Câu 4: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

A Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Trang 3

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

B Không, ông giáo ạ!

C Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

D Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Đáp án C

Câu 5: Cho câu văn:

“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi,như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! ”

Từ này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?

A Thán từ B Phó từ.

C Tình thái từ D Trợ từ

Câu 6: Từ chao ôi trong câu văn:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họgàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ

ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương….”

Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?

A Than thở vì xúc động mạnh B Than thở vì bất lực

C Than thở vì đau đớn D Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thếmạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lạinhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này!Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

A Biểu lộ sự than thở vì bất lực B Biểu lộ sự ngạc nhiên

C Biểu lộ sự nghi ngờ D Biểu lộ sự chua chát.

Câu 8: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

A Mai! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi không?

B Không, bạn ạ!

C Vâng, cụ bảo sao con nghe vậy.

D Cảm ơn bạn, tớ thích món quà đó lắm.

Đáp án C

Câu 9: Cho đoạn văn:

“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách Ôi nhữngquyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm mộtthời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”

Trang 4

Câu 11: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

A a, ái, ơ, ô hay, than ôi B này, ơi, vâng, dạ, ừ

C đích, chính, những, có D a, ái, ơ, đích, chính

Câu 12: Tìm thán từ trong câu sau:

“Chao ôi! Lạ hương cốm

Rồi lòng ta thế ư?

Thương bạn khi nằm xuống

Sao trời chưa sang thu”.

A Chao ôi

B Thế ư

C Chưa

D Cả A và B Câu 13: Có mấy thán từ trong câu dưới đây

Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão

A 4

B 2

C 3

D 5

Câu 14: Tìm thán từ trong câu sau:

“Đã dậy rồi hả trầu?

Ta hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!”

(Đánh thức trầu - Trần Đăng Khoa)

A Nhé

B Ơi

C Nhé, Ơi

D đi

Câu 15: Thán từ trong câu sau bộc lộ điều gì?

"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu"

A Thán từ gọi đáp B Biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

C Biểu thị sự van xin, cầu khẩn D Biểu thị thái độ vui sướng

Câu 16: Trong các câu sau có bao nhiêu thán từ:

(1) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nó mua về nuôi, định để đến lúcc cưới vợ thì giếtthịt Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làmđược

Trang 5

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

(2) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy

họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [ ]

Câu 18: Câu sau có mấy thán từ:

"Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hômnay có gì chén được không?”

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãimới lật được cái vung nồi ra “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa

dừ vừa thơm Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưngđừng đánh đổ tôi xuống đất Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chếtmất!”

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 19: Thán từ bao gồm mấy loại chính?

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 20: Câu sau bao nhiêu có thán từ?

"Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳngđịnh một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài."

a Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi

b Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh

c Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng nhìn thấy

Lời giải chi tiết:

a Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi

Tác dụng của trợ từ: nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của PhiChâu khi nhìn vào mắt sói là con ngươi chứ không phải cái gì khác

b Nhưng chỉ có cách làm vậy và làm thật nhanh

Trang 6

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Tác dụng của trợ từ chỉ: nhấn mạnh phạm vi được hạn định, biểu thị thái độ đánh giá của SóiLam về cách thức cứu Ánh Vàng: đó là cách duy nhất để cứu Ánh Vàng thoát khỏi toán thợsăn mà không còn cách nào khác nữa

c Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy

Tác dụng của trợ từ: nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần là “đầu ngón chân” của mình mà Sói Lamcũng không nhìn thấy khi nó cảm nhận sự tối tăm như một đường hầm bị sập dưới lòng đấttrong con mắt của cậu bé Phi Châu

Câu 2: Trong những từ in dậm ở các cặp câu dưới đây từ nào là trợ từ, từ nào không phải trợ

từ? Vì sao?

a Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ

Nó mua những tám quyển truyện

b Nó đoán ngay được truyện gì xảy đến

Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Mùa đông sắp đến rồi

a Những1 không phải là trợ từ vì đây là phó từ chỉ số lượng

Những 2 là trợ từ vì nó nhấn mạnh đến thái độ đánh giá việc người bạn mua 8 cuốn sách lànhiều

b Ngay 1 là trợ từ ý muốn nhấn mạnh việc mình chuẩn bị đoán ra là nhanh nhất

Ngay 2 không phải trợ từ vì từ ngay chỉ vị trí gần trường

- Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

- Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

[ ]Cậu hỏi cả những con lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

[ ] Và tất nhiên cậu hỏi những người mua lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi

Có 3 trợ từ "cả" nhằm nhấn mạnh về sự sốt ruột và thái độ của cậu bé muốn được tìm kiếnchú lạc đà của mình

Câu 5: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây và cho biết mỗi thán từ bộc lộ cảm xúc gì?

Trang 7

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

a Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳngđịnh một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưnghoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

a Thán từ ôi thể hiện sự xúc động mạnh mẽ trước một điều bất ngờ Câu văn cho thấy sự xúcđộng lớn lao, thái độ ngạc nhiên của người nghệ sĩ khi ông tìm được một ý tưởng sáng tác cógiá trị trong chuyến đi của mình

b Thán từ trời ơi thể hiện cảm xúc tiếc nuối của anh thanh niên khi anh sắp phải chia tay ônghọa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe

c Thán từ ơ thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối của anh thanh niên khi thấy ông họa sĩ vẽ mình

d Thán từ chao ôi thể hiện sự xúc động mạnh mẽ của ông họa sĩ khi ông nhận thấy rằng gặpđược anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn

là một chặng đường dài

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng.

a Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

b Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.

Lời giải chi tiết:

a Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc” Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh

dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang

chuyển động xoay tròn Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng Cây tử kinh

được nhân hóa, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên) Việc sửdụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinhđộng, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ

b Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh nắng đã mạ bạc cả con đèo Biện pháp so sánh trong hình ảnh đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn Nắng Sa Pa lúc này đã gay

gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bề mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng câydưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã giúp

Trang 8

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây.Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc

hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn sử dụng ít nhất một trợ từ,thán từ

II ĐỌC HIỂU:

Bài 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU?

Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám

Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơithở [ ]

– Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám contrai

Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình.Tôi lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình cólàm điều gì khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia [ ]

Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thằng Đinh lại oang oang:

– E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé Nàng có hai bím tócxinh xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lạibuồn buồn thế nào ấy

Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo.Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi:

– Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổthế nào mà thằng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được [ ]

Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lannhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường [ ]

Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vàođây nữa! [ ]

Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào nămthứ tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đivắng Lúc về, người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắnĐinh gửi lại: “Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay Mình đãgặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình Hãy coi đây là việclàm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy.Hẹn gặp lại”

Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợttrở về Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó [ ]

– Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạmTâm Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem

Trang 9

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mớihiểu không hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên:

– Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa

Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thôngbáo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới

Thời buổi chiến tranh Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờnhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình [ ]

Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của mộtcậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàutình thương và trách nhiệm Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắtđầu như thế này “Hôm nay mình nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết Chợ tỉnh có khác,đông quá, khác hẳn cái chợ huyện ngoài quê mình Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấymột gương mặt quen (tuy rằng chưa quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi) Thì ra

đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh cửa sổ, ngay trước bàn mình Đúng rồi, hai bímtóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiền hậu và đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngaybuổi đầu đến lớp Tên bạn ấy là Tâm thì phải Bữa nay Tâm mặc cái áo cánh gụ vá mộtmiếng ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy ngồi bán rau giữanhững người bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá Chắc là nhà Tâm nghèo lắm.Mình thì quá sướng Chỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”

Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi(không hiểu Bình biết được bằng cách nào?) Tôi càng đọc càng bồi hồi vì tấm lòng bạn Lũbạn lớp tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày.Duy chỉ có Bình – Bình ơi!

Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại vàxin lỗi Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời

(Trần Thiên Hương, Bây giờ bạn ở đâu? in trong Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dànhcho thiếu nhi, tập 5, Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr 69 – 76)Câu 1: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện lí do Đinh chuyển gói quà cho Tâm?

A Đinh muốn gặp Tâm để ôn lại những kỉ niệm thời học trò

B Đinh đã hứa với Bình sẽ chuyển tới Tâm món quà của Bình

C Đinh muốn chuộc lỗi ngày xưa với Tâm và Bình

D Đinh muốn chuyển lời xin lỗi của Bình đến Tâm

ĐÁP ÁN: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Tin về cuốn nhật kí của thằng Bìnhlan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường”.?

A Ẩn dụ B Hoán dụ C Nhân hoá D So sánh

Đáp án D

Câu 3: 

 Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Lời giải chi tiết:

Trang 10

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật Tâm Kể theo ngôi thứ nhất

Câu 4: Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?

Lời giải chi tiết:

Đinh xin lỗi Tâm và Bình vì trò đùa thời học trò (Đinh đọc nhật kí của Bình cho cả lớp nghekhiến Bình và Tâm bị tổn thương và mắc kẹt trong sự hiểu lầm)

Bình xin lỗi Tâm vì nội dung của cuốn nhật ký mà khiến Tâm bị trêu chọc

Tâm xin lỗi Bình vì đã trách cứ Bình mặc dù cậu không hề có lỗi

Câu 5: Phân tích sự thay đổi thái độ, cảm xúc của nhân vật Tâm với Bình trong văn bản Lời giải chi tiết:

- Khi Tâm học lớp 8, tin về cuốn nhật kí lan ra khắp trường, Tâm bị các bạn chú ý, trêuchọc, Tâm thấy “căm ghét” Bình, không muốn nói chuyện với Bình, từ chối lời xin lỗi vàthanh minh của bạn với “nỗi uất ức dồn nén” và cảm thấy “nhẹ cả người” khi nghe tin giađình Bình chuyển đi nơi khác

- Khi đọc những trang nhật kí của Bình, Tâm cảm động vì sự quan tâm và tấm lòng nhân hậu,trong sáng, ấm áp của bạn Tâm muốn một lần được gặp lại và xin lỗi Bình vì sự hiểu lầm trước đây nhưng không thể

Câu 6 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Bình trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Bình là người có trách nhiệm, không muốn làm người khác hiểu lầm Đặc biệt, Bình có tấmlòng nhân hậu, yêu thương, tâm đến bạn bè Bình có tâm hồn đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc khiluôn cảm thấy có lỗi với Tâm Từ khói lửa chiến tranh miền Nam, Bình nhờ Đinh chuyển tớiTâm món quà là cuốn số nhật kí để Tâm hiểu mình và muốn gửi tới Tâm lời xin lỗi

Câu 7: Nêu một bài học em rút ra được từ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài học về sự cẩn trọng khi đánh giá một con người hay sự việc; việc nói lời xin lỗi vớingười khác về những sai lầm và hiểu lầm;

BÀI 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi tỉnh lại, Sói Lam chỉ mở được một mắt Nó đã không bị giết Bộ lông nó quá tơi tả saucuộc giao tranh với con người nên chẳng bán được nữa Vì thế mà nó được đưa tới vườn thúnày [ ]

Lẻ loi vô cùng Cho tới ngày người ta cho một con sói cái vào chuồng của nó

Lúc đầu, Sói Lam không thích chút nào Vì nó đã quen sống có độc Nó thích hồi tưởng vềnhững kỉ niệm của mình hơn là cần một người bạn đồng hành Con sói cái thì hỏi đủ thứchuyện [ ]

- Tôi đến từ Ba-ren Len (Barren Lands), ở Bắc Cực

Sói Lam như ngừng thở Vùng “Ba-ren Len” ư? Đúng là tên mà con người đã đặt cho nơi họbắt nó [ ]

Trang 11

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

– Cô có biết một cô sói con màu vàng không?

– Ánh Vàng à? Có phải con gái của Mẹ Hắc Hoả và Bố Đại Sói không? Tất nhiên tôi biếtchứ! Nhưng cô ấy đâu có bé, cô ấy to lắm To hơn cả những con sói to Hơn nữa, cô ấykhông phải lông vàng

– Sao lại không phải lông vàng, cô nói gì lạ vậy?

– Thật mà, tôi không bao giờ nói dối đâu Đúng là cô ấy đã từng có bộ lông vàng Nhưng giờthì không còn nữa rồi Nó đã bị cháy

– Bị cháy ư?

– Vâng Có một đêm, cô ấy đi đâu đó với một người anh mà chẳng ai biết, và sáng hôm sau,

cô ấy trở về một mình Bộ lông đã bị cháy Nó không sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa.Chỉ còn màu rơm vàng! Mọi người nói là cô để tang cho anh mình [ ]

Gà Gô kể lại Chuyện xảy ra vào mùa hè Ba gia đình sói vây quanh một cái đầm lúc nhúcvịt Trong đó có gia đình Ánh Vàng và gia đình Gà Gô Ai nấy căng thẳng Im phăng phắc.Bỗng có tiếng đập không khí phía trên đầu mà ai cũng nhận ra ngay Đó là tiếng máy baytrực thăng! (Phải rồi, họ đã bắt đầu đi săn bằng trực thăng!) Và Pằng! Pằng! Tiếng nhữngphát súng đầu tiên Cả bầy hoảng loạn! Bầy sói tán loạn chạy tứ phía, cứ như chúng bị gió từchân cánh quạt đẩy bắn ra May sao họ bắn trượt [ ] Có Ánh Vàng lẫn trong đám cỏ màkhông ai phát hiện ra, vì cùng màu rơm vàng! Bỗng, hấp, một cú nhảy tung lên! Cắc! Mộtmiếng ngoạm vào cẳng chân viên phi công Chiếc trực thăng cất cánh bay lên, lượn một vòngrất lạ, và bùm, nó rơi xuống giữa đầm!

Gà Gô chạy vội về phía Ánh Vàng: “Bạn làm thế nào giỏi thế hả Ánh Vàng [ ]

– Vâng Sau đó chiếc trực thăng nằm ngay giữa đầm, người lõm bõm lẫn trong lũ vịt (lũ vịtgiận điên cuồng!), còn bầy sói ngồi trên bờ xung quanh đầm, và lăn ra cười, anh khôngtưởng tượng được cười ghê gớm tới mức nào đâu! Mỗi Ánh Vàng là không cười

– Sao cô ấy không cười?

– Chẳng bao giờ thấy cô ấy cười

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Ngân Hà dịch, Sdd, tr 61 – 68)

Câu 1: Trong đoạn trích có những tuyến truyện nào được lồng ghép với nhau?

A Tuyến truyện về Sói Lam và tuyến truyện về sói Gà Gô

B Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về mẹ Hắc Hỏa

C Tuyến truyện về gia đình Sói Lam và tuyến truyện về gia đình sói Gà Gô

D Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về Ánh Vàng

Đáp án D

Câu 2: Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba

Câu 3: Sói Lam có tâm trạng như thế nào khi ở trong vườn thú?

Lời giải chi tiết:

Trang 12

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Lẻ loi vô cùng; quen sống cô độc; thích hồi tưởng về những kỉ niệm của mình hơn là cần mộtngười bạn đồng hành

Câu 4: Trong đoạn trích, Ánh Vàng đã giải cứu bầy sói như thế nào trước mối nguy hiểm từ

những kẻ đi săn? Qua hành động đó, em hãy nhận xét về nhân vật Ánh Vàng

Lời giải chi tiết:

Ánh Vàng lẫn trong đám cỏ mà không ai phát hiện ra Ánh Vàng nhảy tung lên ngoạm vàocẳng chân viên phi công làm chiếc trực thăng rơi xuống giữa đầm

Ánh Vàng thông minh, nhanh nhẹn và rất dũng cảm

Câu 5: Theo em, tại sao sói Gà Gô chẳng bao giờ thấy Ánh Vàng cười?

Lời giải chi tiết:

Ánh Vàng buồn đau và không thể quên người anh Sói Lam của mình

Bài 3:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

(Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:

A Tự sự, miêu tả, biểu cảm B Nghị luận, miêu tả, tự sự

C Thuyết minh, biểu cảm, tự sự D Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm

Câu 2 Xác định ngôi kể của đoạn trích trên

A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai

C Ngôi thứ ba D Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3 Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy ghi lại câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật

“chị”

Câu 4 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm

trong câu văn sau: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”?

Câu 5: Em hiểu như thế nào về cuộc sống và con người qua các hình ảnh được nói đến trong

câu: "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giả bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông”

Trang 13

Câu 4

– Biện pháp tu từ: ẩn dụ con đường cùng chỉ cái chết hay sự thất bại.

– Tác dụng: tăng tính hàm súc, cô đọng trong diễn đạt, làm cho câu văn manggiá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cáigì?” Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước,hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” tronghọc sinh Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn Từnhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dựkiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên Các bạn đều không ngờ đượcrằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng

rỡ như thế

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ Trong giờ giải lao, các bạnđều vây quanh cậu Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống củachúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, haidãy thẳng đứng Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).Các bạn bỗng đều cười òa lên Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là mộtmiếng vải cũ màu vàng Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đànhphải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang

Trang 14

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy Có mộtngười mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗnloạn Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) Bên trong có phải là…? Cậukhông làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bêntrong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khócthống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâmsuy nghĩ mãi Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều

Câu 3 Nhân vật chính trong truyện là ai?

A Là “cậu” B Là mẹ của cậu

C Là các bạn D Là nhà thiết kế bậc thầy

Câu 4 Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?

A Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận

B Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ rồi chạy biến

C Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đờicậu vô cùng ân hận

D Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áotrước mặt mẹ

Câu 5 Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là: “Cúc áo của mẹ”

Trang 15

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

A Vì muốn ca ngợi chiếc cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ

B Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ

C Vì muốn ca ngợi tính khí kiên cường của người con

D Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động

Câu 6: Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và

“òa khóc thống khổ” khi tham gia buổi trình diễn thời trang?

A Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chan chiếc áo mà

mẹ cậu đã may cho cậu

B Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước vớimẹ

C Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ

D Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình

Câu 7: Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn là gì?

“Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của

mẹ nhiều lần”.

A Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian

B Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân

C Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức

D Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: (0,5 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới? Câu 9: (1,0 điểm) Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn

bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao?

Câu 10: (1,0 điểm) Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện Em sẽ làm gì để

Khi được mẹ tặng chiếc áo mới, nhân vật “cậu” có thái độ:

+ mừng rơn, vội mặc quần áo;

+ muốn đến lớp ra oai với các bạn;

(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Câu 9

- Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồngtình

Trang 16

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

- Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật Đây là một địnhhướng:

Đồng tình vì: Câu nói của nhà thiết kế đã khẳng định tình yêu thương của người mẹ với con

là vô cùng vĩ đại Tình yêu thương của mẹ đem lại giá trị tinh thần vô giá cho con Chính tìnhyêu thương của người mẹ đã khiến cho mỗi người mẹ trở thành nhà thiết kế bậc thầy Khẳngđịnh mối quan hệ giữa tình yêu thườn và sự sáng tạo

Không đồng tình vì: Vì nhà thiết kế bậc thầy cần có tài năng lớn, thiết kế những tác phẩm cógiá trị, truyền được nguồn cảm hứng tích cực nhất đến mọi người Thực tế vẫn có nhữngngười mẹ vô trách nhiệm, thiếu yêu thương con cái

Không hoàn toàn đồng tình vì: Tình yêu thương của mẹ với con là vô bờ bến, là vĩnh hằngnên không thể ví được với bất của cái gì trên đời

Hướng dẫn chấm:

- HS bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm

- HS bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm - HS chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, không lí giải: 0,5 điểm.

- HS không trả lời hoặc trả lời nhưng lí giải không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp huật: không cho điểm.

Câu 10

Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện: Chúng ta hãy biết trân trọng những gì mìnhđang có, trước khi thời gian dạy cho bạn hiểu những giá trị gì bạn đã từng có

Để thực hiện bài học đó, em cần phải:

+ Cần yêu thương, quan tâm đến cảm xúc của người thân

+ Có cách cư xử bình tĩnh đúng mực, biết kìm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân

+ Luôn trân trọng, giữ gìn từng giá trị nhỏ nhất mà mình đang có

Hướng dẫn chấm:

- Đưa ra được 2 ý nghĩa hợp lí: 0.5 điểm

- Đưa ra được 1 ý nghĩa hợp lí: 0.25 điểm.

Bài 5 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha tôi

Nhà tôi có bốn người

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áonhà binh, cầm súng và xa nhà Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp, luôn chịu cảnh xachồng Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanhnghiệp Nhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm

Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lầnđều trượt Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm Sống tự dotheo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộmhoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột

Trang 17

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu Một ba lô quân phục màu phân ngựa Hai đôi giầy đenmột cũ một mới Một mũ kê pi Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe Một đôi dépđúc mòn vẹt gót Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn

(…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi:

- Khiếp! Ông già mày ghê quá Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ

cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy

- Bố tao nghiêm thế Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm

- Tao đếch thích kiểu thương ấy Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê chotiện

Cánh cổng khép lại Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn

- Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứanào dám đến nhà mình nữa

- Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào Ma túy, tệ nạn xã hội đầy

ra đấy Các con còn non nớt Rất dễ sa ngã

Tôi tức quá cãi lại:

- Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà Cả cuộc đời cha ở trongquân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này chưa mà chatrách mắng mọi người

Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp

quen cầm súng nhà binh Tôi ngã dúi Cha quát to:

- Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói vớicha bằngcái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm vẫnchưa về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn Dường như lòng tự trọngcủa đứa contrai mới lớn chấm hết Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ.Cha - một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọithứ với kỷ luật nhà binh Tôi nói với cha:

- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội Thời oai

hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ

Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ Môi ông lắp bắp:

- Mà mày nói ca cái gì?

Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp

- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điềucha nghĩ, những gì cha nói và cha làm Cha đã biến cả nhà ta thành trại

lính

Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà Tôi bỏ đi lang thang trên phố Đêm tôi không về Sau này,khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời Ôngđiện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất

Trang 18

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

ngũ, nghỉ hưu biết Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiếntranh sắp nổ ra, huy động gần hết một “tiểu đoàn quân” đi tìm tôi

(Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

D Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 3 Hình ảnh người bố trong đoạn trích hiện lên trong cảm nhận của nhân vật tôi như thế

nào?

A Một người lãng mạn

B Rất nghiêm khắc

C Nghiêm khắc nhưng thương vợ con và mọi người

D Hay tếu, trêu đùa

Câu 4 Nhân vật tôi đã nhận ra điều gì sau hôm cãi lại cha và bỏ đi lang thang trên phố?

A Sự ghét bỏ của cha

B Tình yêu thương của cha

C Sự thù hận của mọi người

D Tình yêu của mẹ

Câu 5 (0,5 điểm) Từ khi người cha về nghỉ hưu, cuộc sống của gia đình đặc biệt là nhân vật

tôi có gì thay đổi?

Câu 6 (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Tôi trong câu nói:

“- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả nhữngđiều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính”

Câu 7 (1,0 điểm) Tình cảm của người cha dành cho con trong văn bản có gì đặc biệt?

Câu 8 (0,5 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung cần đạt

Câu 1 A Tự sự

Câu 2 C Ngôi thứ nhất

Câu 3 C Nghiêm khắc nhưng thương vợ con và mọi người

Câu 4 B Tình yêu thương của cha

Trang 19

- Bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh.

- Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính

- Sự hỗn láo với người cha

- Sự vô ơn với những người đi trước

- Sự nông nổi của tuổi trẻ

Câu 7

Tình cảm của người cha đối với con:

- Sự nghiêm khắc mong con có thể tránh xa những thói hư tật xấu trong xã hội,trở thành người có ích

- Đau lòng khi nghe con buông những lời lẽ cay đắng và tự trách khi đánh đứacon của mình

- Thao thức, tìm kiếm khi nhân vật tôi bỏ nhà đi

1 Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Henry

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Henry), nêu

ý kiến khái quát về tác phẩm

* Thân bài:

- Nêu nội dung chính của tác phẩm: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ nghèo cùng nhau thuê và sống trong một căn hộ giá rẻ Vào mùa đông, Giôn-xi bị mắc chứng viêm phổi rất nặng Cô đếm ngược từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân ở bức tường gạch phía trước mặt và tinrằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng ra đi Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân trong một đêm mưa tuyết khủng khiếp Chiếc lá cuối cùng đã không rụng khiến Giôn-xi lạc quan hơn và muốn được sống Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì sưng phổi sau đêm vẽ chiếc lá cuối cùng ấy

- Chủ đề của tác phẩm: tình yêu thương với những người nghèo khó và ca ngợi tấm lòng nhân hậu, cao thượng của họ

- Phân tích nhân vật Giôn - xi và cụ Bơ - men

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện độc đáo,

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

Trang 20

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

2 Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu? của Trần Thiên Hương.

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNGA/ LÝ THUYẾT:

I THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1/ Các biện pháp tu từ

Ví dụ:

-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin => điệp ngữ (giữ)

-Tôi đi đứng oai vệ => nhân hóa (Dế Mèn)

-Vì sao Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh => hoán dụ (Trái Đất=con người)

2/ Ôn tập về Nghĩa của từ:

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị

- Có hai cách giải thích nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

3/ Lựa chọn câu trúc câu: Câu trong Tiếng Việt có cấu trúc khá ổn định Tuy nhiên cũng có

thể thay thế trật tự từ trong câu để đạt được mục đích giao tiêp nhất định

4/ VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

Các yêu cầu của kiểu bài:

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tự do

Hình

thức

đoạn văn

Chữ lùi đầu dòng và viết hoa, kết thúc đoạn ở chỗ xuống dòng

Các câu trong đoạn có sự liên kết với nhau cả về nội dung và hình thức

Nội dung đoạn văn:

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng

một câu (câu chủ đề)

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài

thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

B/ BÀI TẬP

Trang 21

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

1/ TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là hoán dụ?

A Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có một hoặc nhiều đặcđiểm hoàn toàn giống với nó

B Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm trái ngượcvới nó

C Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó.

D Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Nói quá là gì?

A Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đốitượng

B Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau

C Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng

D Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác Câu 3: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

A Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn

B Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng

C Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

D Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 4: Nghĩa của từ ngữ là gì?

A Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

B Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

C Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị

D Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị

Câu 5: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

A 1 cách

B 2 cách

C 3 cách

D 4 cách

Câu 6: Đâu là cách gọi khác của biện pháp nói quá?

A Khoa trương B Thậm xưng

C Phóng đại D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

A Nói quá B Điệp cú pháp

Trang 22

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

C Ẩn dụ D So sánh

Câu 8: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

Câu 9: Trong câu văn Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân

mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả sử dụng BPTT nào?

A So sánh

B Điệp ngữ

C Nhân hóa

D Nói giảm nói tránh

Câu 10: Câu thơ sau sử dụng BPTT nào?

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

A Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.

B Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

C Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng

D Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 12: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “yên bình”?

A Ồn ào

B Náo nhiệt

C Thanh bình.

D Náo loạn

Câu 13: Đoạn thơ sau sử dụng mấy từ láy?

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

A 2 từ.

B 3 từ

C 4 từ

D 5 từ

Trang 23

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Câu 13: Các từ gạch chân dưới đây có mấy từ được sử dụng với nghĩa gốc, có mấy từ được

sử dụng với nghĩa chuyển?

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

A 4 từ đều là nghĩa gốc

B 3 từ nghĩa gốc, 1 từ nghĩa chuyển

C 4 từ đều là nghĩa chuyển

D 3 từ nghĩa chuyển, 1 từ nghĩa gốc

Câu 14: Từ nào dưới đây có thể bao hàm nghĩa của các từ gạch chân trong đoạn văn sau:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa

hay dám đi từng bước nhẹ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn

bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học

trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ” (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A Hình dáng

B Đặc điểm

C Tính chất

D Cảm giác.

Câu 15: Điền từ vào chỗ trống.

Xe tôi bị hỏng, vì vậy tôi…… đi bộ đi học.

A Bị

B Cần

C Phải.

D Được

Câu 16: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta

sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều

hỗn loạn xô bồ (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

A Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục

B Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả

C So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.

D So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả

Câu 17: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau: “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về,

chợ vẫn còn đông.”?

A Dùng từ đồng âm B Dùng cặp từ trái nghĩa.

C Dùng từ cùng trường nghĩa D Dùng lối nói lái

Câu 18: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì

và là loại hoán dụ nào?

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Trang 24

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

A “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cáitrừu tượng

B “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toànthể

C “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

D “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miềnNam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật

Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bác Hồ đã … nhưng những tư tưởng, đường

lối chính trị cũng như kho tàng văn chương Bác để lại là không ai có thể phủ nhận.

A đi nhanh

B đi xa.

C đi khuất

D đi dần

Câu 20: Trong câu “Nhiều người dân vẫn rất bàng quang trong việc áp dụng các biện pháp

phòng chống Covid-19.”, từ nào được sử dụng chưa chính xác về nghĩa và nên thay thế bằng

từ ngữ nào?

A “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng quan”.

B “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng hoàng”

C Không có từ nào dùng sai

D A hoặc B đều được

II/ ĐỌC HIỂU

Bài 1 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA

Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ

Một lát sau cũng từ phía đó

Trăng lên.

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng

Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát

Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe

Buông bạt kín rủ ga đi vội

Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối

Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi

Những đồng chí công binh lầm lì

Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát

Trang 25

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Trên áo giáp lấm đầy đất cát

Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr 67 – 68)

Câu 1: Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

- Thể thơ của bài thơ: thể thơ tự do

– Những đặc trưng của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ:

+ Số lượng tiếng trong các dòng không đều nhau: dòng 9 tiếng, dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng, dòng

2 tiếng,

+ Vần chân, vần liền: đỏ – đó, nghe – xe, vội – ối, bi – lì, hát – cát, tầm – rầm,

+ Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, góp phần biểu đạt cảm xúc của bài thơ Ví dụ: Câu thơ Trăng/lênchỉ có hai tiếng ngắt nhịp 1/1 nhấn mạnh sự xuất hiện của vầng trăng rạng rỡ – biểu tượng củahoà bình trong bối cảnh bom rơi đạn nổ ác liệt, từ đó tô đậm khát vọng hoà bình của nhà thơ,cũng là của mọi người dân Việt Nam Câu thơ Trong ánh chớp nhoáng nhoàng/ cây cối ngảnghiêng có 9 tiếng, ngắt nhịp 5/4 miêu tả ánh chớp của bom nổ, nhấn mạnh ấn tượng về nhữnghiểm hoạ rình rập thường xuyên, đe doạ những người chiến sĩ, từ đó làm nổi bật tinh thần dũngcảm, lạc quan, yêu đời của những người lính

Câu 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và ai là đối tượng hướng tới của cảm xúc đó?

Trả lời:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường,hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí,đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm anh dũng đang chiến đấu để giành độc lập,hoà bình như vầng trăng vượt lên nguy nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời; dành cho đất nước gianlao, trên quầng lửa để toả sáng

Câu 3: Ghi lại mạch cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa.

Trả lời:

Quá trình vận động của cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa:

- Khổ 1: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hai hình ảnh tương phản mà nhà thơ chứngkiến: trăng mọc lên từ đỉnh đồi hết những quầng lửa bom vừa cháy

- Khổ 2, 3, 4: Cảm xúc của nhà thơ trước tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình vì nhân dân,đất nước, trong hiểm nguy vẫn lạc quan, yêu đời của những người lính công binh, lái xe, Họ -những người con của đất nước đã chiến đấu quên mình để biến khát vọng hoà bình thành hiệnthực

- Khổ 5: Cảm xúc về sức mạnh của đất nước, dân tộc vượt lên gian lao giành độc lập, hoà bình

Câu 4: Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa Theo em, việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Trang 26

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa Việc đặt haihình ảnh đó bên nhau thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Quầng lửa – hiện thân củachiến tranh tàn khốc

- Vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước

- Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đấtnước trong chiến tranh

Câu 5: Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, những hình ảnh nào đã hiện lên? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.

Trả lời:

Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, nhiều hình ảnh đã hiện lên:

- Một tổ công binh đang ngồi bên trạm gác, có chiến sĩ trẻ măng cất lên tiếng hát

- Những đoàn xe buông bạt kín rú ga đi vội

- Những đồng chí công binh lầm lì, mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát Trên áo giáp lấmđầy đất cát

Gợi ý cảm nhận về những hình ảnh ấy: Hình ảnh những người lính in dấu ấn của chiến tranhtàn khốc Nhưng họ có tinh thần dũng cảm, không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù; sẵnsàng làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; luôn lạc quan, yêu đời

Câu 6: Xác định các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.

Trả lời:

– Các từ láy trong bài thơ: lốm đốm, nhoáng nhoàng, lầm lì, lộp độp, hun hút, rì rầm

- Gợi ý tác dụng của một số từ láy:

+ Từ láy lộp độp trong câu thơ mô phỏng tiếng những trận bom bi ở trên cao rơi xuốngchiến trường liên tiếp, từ đó làm nổi bật tính chất khốc liệt của

chiến tranh

+ Từ láy hun hút làm nổi bật hình ảnh những con đường ra mặt trận hẹp, kéo dài mãi, từ đógợi liên tưởng đến một cuộc trường chinh gian khổ mà cả dân tộc

đang trải qua

Câu 7: Cảm hứng chủ đạo nào đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ?

Trên đường ta đi đánh giặc

Ta về nam hay ta lên bắc,

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Trang 27

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Đèn ta thắp niềm vui theo dõi

Đèn ta thắp những lời kêu gọi.

Đi nhanh đi nhanh

Chiến trường đã giục

Đầy núi đầy sông

Đèn ta đã mọc.

Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gốc

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước.

1965

(Chính Hữu, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr 57)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ và nếu căn cứ để xác định thể thơ.

Trả lời:

– Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

– Căn cứ để xác định thể thơ:

+ Số tiếng trong các câu thơ không đều nhau, có câu 2 tiếng, có câu 9 tiếng

+ Vần, nhịp của bài thơ: tự do, phóng khoáng

• Vần chân, vần liền (giặc – bắc, mắt – tắt, ), vẫn cách (đâu – dầu – thâu, ) tạo sự kết nốilinh hoạt về âm điệu giữa các dòng thơ

• Nhịp: ngắt nhịp tự do theo cảm xúc Chẳng hạn: 2/2 (Đi nhanh/ đi nhanh), 2/4 (Trênđường/ ta đi đánh giặc), 3/4 (Ta về nam/ hay ta lên bắc), 3/5 (Những ngọn đèn/ không baogiờ nhắm mắt), 4/5 (Như những tâm hồn/ không bao giờ biết tắt)

Câu 2: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? Cảm xúc bộc lộ trong bài thơ là gì và vận động, phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính trên đường đi đánh giặc Cảm xúcbộc lộ trong bài thơ là niềm tự hào, xúc động trước tình cảm của nhân dân với những ngườilính, với miền Nam, với đất nước

Trang 28

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là ngọn đèn Đó là ngọn đèn dầu bình dị mà sức sống bền bỉ,tượng trưng cho:

– Tình cảm của nhân dân cả nước với miền Nam

- Tình cảm của miền Nam đối với cả nước

- Tình yêu đất nước của nhân dân

Những tình cảm đó cháy sáng không bao giờ tắt, xua đi bóng đêm tăm tối của chiến tranh vàtội ác của kẻ thù

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,

Như miền Nam

Hai mươi năm

Không đêm nào ngủ được,

Như cả nước

Với miền Nam

Đêm nào cũng thức.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng:

- Biện pháp tu từ nhân hoá Những ngọn đèn không bao giờ nhóm một Tác dụng: khiến chonhững ngọn đèn hiện lên sinh động khơi gợi liên tưởng tới con người luôn thao thức, trăntrở

- Biện pháp tu từ so sánh: Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt được So sánh nhưnhững tâm hồn không bao giờ biết tắt như miền Nam hai mươi năm không ngủ, như cả nướcvới miền Nam đêm nào cũng thức Tác dụng giúp người đọc hình dung cụ thể tình cảm thuỷchung son sắt của miền Nam đối với cả nước, cả nước đối với miền Nam

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: không bao giờ, đêm nào, miền Nam, như, nhấn mạnh tình cảmcủa nhân dân cả nước đối với miền Nam và tinh cảm của miền Nam đối với cả nước Tìnhcảm ấy luôn thường trực trong trái tim mỗi người như những ngọn đèn luôn cháy sáng

Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

Trang 29

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1 Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội

Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr 138 – 139)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

- Thể thơ: tự do

- Căn cứ để xếp đoạn thơ vào thể thơ tự do:

+ Số tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau, có dòng 7 tiếng, có dòng 3 tiếng,

+ Cách gieo vần: vần chân, vần cách (mây – may), vần liền (cỏ – cỏ – cỏ) Tác dụng: tạo sựliên kết về âm điệu cho những dòng thơ

+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ: 2/3 (chúng tôi/ không mệtđâu), 3/3 (nhưng cỏ sắc/ mà ấm quá!), 3/4 (nhiều đổi thay/ như một thoảng mây), 4/5 (khichúng tôi nằm/ nó vẫn ngồi nguyên đó),

Câu 2 : Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong đoạn thơ và tình cảm, cảm xúc ấy được dành cho ai?

Cảm xúc trong đoạn thơ vận động theo diễn trình:

- Cảm xúc về người em - một đồng đội trẻ tuổi đã anh dũng hi sinh: khổ 1, 2

- Cảm xúc về những đóng góp, hi sinh của thế hệ minh: khó 3, 4,

- Ý thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân với Tổ quốc: khó 5, 6,

Câu 4: Cách chia khổ của đoạn thơ có gì đặc biệt? Theo em, cách chia ấy có tác dụng

gì trong việc biểu đạt mạch cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Cách chia khổ của đoạn thơ rất đặc biệt Các khổ thơ có độ dài không bằng nhau: 1 dòng, 2dòng, 3 dòng, 4 dòng, 5 dòng Gợi ý về tác dụng của cách chia khổ trong việc biểu đạt mạchcảm xúc của nhà thơ:

Trang 30

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

- Khổ 3 gồm 5 dòng thơ thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm xúc động khôn nguôi về những

vẻ đẹp của tuổi hai mươi: kiên cường, đoàn kết, có sức sống mạnh mẽ, tâm hồn lãng mạn;tình yêu quê hương, đất nước tha thiết; những cảm xúc về ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của

sự hi sinh của tuổi trẻ cho

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây.

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh: làm nổi bật sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản của người lính trẻ, cũngnhư sự bất tử của anh trong trái tim đồng đội, trong kí ức nhân gian Anh đã hoá cánh chimtrời, hoá làn mây trôi vào vĩnh cửu

Câu 6: Xác định những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

Trả lời:

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ và tác dụng:

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Tác dụng:diễn tả một cách hình ảnh, sinh động ý nghĩa sự hi sinh thiêng liêng của những người línhtrẻ Các anh nằm xuống để cây đời xanh tươi, đơm hoa kết trái, mang mùa xuân về cho đấtnước

– Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Tác dụng: nhấn mạnh tinh thần hi sinh cao cả của những người lính Mặc dù rất khát khaođược sống tuổi hai mươi – lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời con người nhưng họ vẫn sẵn sàngdâng hiến tuổi trẻ cho độc lập dân tộc, hoà bình của đất nước

+ mười tám hai mươi sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Tác dụng: ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tuổi hai mươi kiên cường, mạnh mẽ mà yếu mềm,hiền lành như cỏ

Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ.

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam những năm chiến tranh –những con người kiên cường, mạnh mẽ, tâm hồn lãng mạn, nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hisinh vì đất nước

Bài 4: Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tre Việt Nam

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Trang 31

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁNThân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3: Đoạn thơ sau cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

Trang 32

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

A Tình yêu thương đồng loại

B Cha truyền con nối

C Cần cù, chịu khó

D Ngay thẳng

Câu 4 Câu thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre?

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con."

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

A Chịu khó, cần cù B Tinh thần đoàn kết

C Hi sinh, nhường nhịn D Ngay thẳng, bất khuất

Câu 5 Dòng thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường."

A Đoàn kết, đùm bọc nhau B Khỏe khoắn, ngay thẳng, bất khuất

C Khỏe khoắn, vững chắc D Chịu thương, chịu khó

Câu 6 Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh xanh màu tre xanh".

A Thể hiện vẻ đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ - tre già măng mọc, giống như những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ mãi mãi nối tiếp liên tục từ thế hệ nay sang thế hệ khác.

B Dự đoán sau này bóng tre xanh sẽ còn lan tỏa khắp các làng quê, các ruộng đồng, núi đồi,thành phố trên đất nước Việt Nam

C Màu xanh của tre là màu vô cùng tươi đẹp

D Cần có biện pháp hữu hiệu để màu xanh của tre được phủ khắp trên đất nước Việt Nam

Câu 7 Những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình

ảnh cây tre?

A Cần cù, đoàn kết B Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

C Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh D Nhân hậu, thông minh

Câu 8 BPTT nào được sử dụng trong các dòng thơ:

C Điệp ngữ D Nói giảm, nói tránh

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Trang 33

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Câu 10: Hình ảnh cây tre trong bài thơ đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của con

người Việt Nam? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)

- Bố mặc quần dài nhanh lên

Cô tivi sắp ra chào đấy

- Thấy mẹ về, gió reo, lá vẫyĐúng cái cây là con cô gió rồi

- Con muốn mặc áo đỏ đi chơiNhư tờ lịch những ngày mẹ nghỉ

- Đài ngâm thơ con nghe ướt thế

Mẹ cũng ngâm thơ vào nước cho hay

- Không ăn được nhưng nhiều cây

Mẹ mua cho con quả núi

- Báo của mẹ là Hà Nội MớiHôm qua là Hà Nội cũ phải không?

- Mẹ bận không lên chơi bác NgânHay mẹ dán tem gửi con đi vậy!

Mẹ ngồi trước mênh mông trang giấyMuốn viết mà câu chữ cằn khô

Chợt nhớ chuyện bâng quơ con nói

Mẹ ghi vào thành một bài thơ

(Phan Thị Thanh Nhàn, Báo Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 (số 293), 2013)

Hs tìm ý theo phiếu học tập

Tìm ý cho đoạn văn phân tích một bài thơ tự do)

1 Đọc lại bài thơ và ghi lại các thông tin cần thiết về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể thơ, phương thức biểu đạt, các nhận xét đánh giá về bài thơ…

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Đánh giá, nêu ấn tượng chung về bài

………

………

………

Trang 34

Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) chia sẻ cảm xúc về bài thơ sau:

Nhớ mùa thu Hà Nội

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏNằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội

Trang 35

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gióMùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏCốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọiMàu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời

Hà Nội mùa thu đi giữa mọi ngườiLòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai

Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi

Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà NộiNhớ đến một người

Để nhớ mọi người

(Trịnh Công Sơn, lời thơ của bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội)

Gợi ý

a Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của đoạn văn

b Xác định đúng nội dung chủ yếu cần bày tỏ cảm xúc

c Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

- Bài thơ là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độthu về

- Về cấu trúc, bài thơ có năm khổ không đều nhau về số dòng, số chữ Mỗi khổ biểu đạt mộtkhía cạnh nội dung, cảm xúc; nhưng tất cả thể hiện nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn về mùa thu

và con người Hà Nội Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn,

cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa,hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội Khổ ba là hình ảnh Hồ Tâytrong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ củatác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”

- Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã diễn tả tài tình thần thái của mảnhđất kinh kỳ Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư,

cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được Qua bài thơ,người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thutuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”

- Nếu khổ đầu Trịnh Công Sơn hoài niệm vẻ đẹp ấn tượng nhất, dễ nhận thấy nhất của mùathu Hà Nội qua màu đỏ của lá bàng, màu vàng của hàng cây cơm nguội, thì sang khổ hai tácgiả lại tập trung vào cái tinh vi, vô hình nhưng lại sống động của mùi hoa sữa và hương cốmthơm mỗi độ thu về Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nộiđược tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng Từng ngọngió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cảnhững bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa Xa HàNội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “HàNội mùa thu, mùa thu Hà Nội/Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/Mùa cốm xanh về, thơmbàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”

- Trong khổ ba, hình ảnh Hồ Tây vào buổi chiều thu hiện lên huyền ảo và nên thơ như mộtbức tranh thủy mặc được nhà danh họa vừa phác vẽ xong Mặt nước hồ lay động dưới ánh

Trang 36

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

chiều vàng như thể đang xuyến xao, rung cảm theo tiếng mời gọi của bờ xa Màu sương mờlãng đãng, giăng giăng như niềm nhớ thương da diết; từng bầy sâm cầm tránh rét đang bay vềhướng mặt trời tìm hơi ấm cuối thu

- Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của Hà nội, các phép điệp ngữ, điệp cấu trúc,ngôn ngữ gợi cảm trong lời thơ gợi lên tình cảm lưu luyến, bâng khuâng và cả nỗi nhớ thiếttha trong tâm hồn tác giả

- Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy củaTrịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đigiữa mọi người” Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vôhình, vô danh tính Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm củanhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội

Đề 3 Viết đoạn văn khoảng 18 – 20 dòng ghi lại cảm xúc của em về tình cảm gia đình trong

bài thơ Nói với con của Y Phương:

Nói với con

(Y Phương)

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình 1 yêu lắm con ơi

Đan lờ 2 cài nan hoa

Vách nhà ken 3 câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung 4 không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

*Chú thích:

[1] Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

[2] Lờ: một loại dụng cụ dùng để đặt bắt cá, được đan bằng những nan tre

[3] Ken: làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng chắc sát nhau thành vách nhà Ken ở đây là động từ, được hiểu như đan cài, kết [4] Thung (thung lũng): dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn đồi, núi.

Trang 37

- Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ

*Có thể tham khảo cách triển khai sau: HS có thể ghi lại cảm xúc về tình cảm gia đình, cụ thể

là tình cha con qua những lời cha dạy con trong bài thơ:

- Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước củamột người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị:

+ Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình vàyêu lấy “người đồng mình”: Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịpsống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương

+ Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính caođẹp của "người đồng mình": Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng Đó

là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

+ Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấpnhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trongthung không chê thung nghèo đói” Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng,

ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc

=> Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm củangười cha dành cho con

*Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân: Đó là nhữnglời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tìnhyêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình

IV/ ĐỀ THI MINH HỌA

ĐỀ 1

Bác ơi!

Tố HữuSuốt mấy hôm rày đau tiễn đưaĐời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Chiều nay con chạy về thăm BácƯớt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quenĐến bên thang gác, đứng nhìn lên

Trang 38

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác vào thăm thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với aiThơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớmQuanh mặt hồ in mây trắng bay…

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

B Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

C Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa

D Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa

Câu 4 Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” nhà thơ sử dụng phép tu từ gì?

A Nói giảm nói tránh

Câu 6 (1,0 điểm) Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản với nhau.

Sự tương phản ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?

Câu 7 (1,0 điểm) Xác định biện các pháp tu từ và tác dụng của chúng trong những câu thơ

sau:

- Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Trang 39

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

- Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Câu 8 (0,5 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì?

Phần II Viết (5,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Bác ơi của Tố Hữu.

Phần I Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu 3 B Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Câu 5 Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là: Nỗi đau xót lớn lao và niềmtiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự kiện Bác Hồ qua đời. 0,5 điểm

Câu 6

Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản với

nhau Sự tương phản ấy có tác dụng gợi bao nỗi day dứt về tính chất

phi lí không thể chấp nhận được của sự mất mát Cuộc đời càng đẹp đẽ,

hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao nỗi đau xót nhức nhối tâm

can

1,0 điểm

Câu 7

- Câu thơ “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” đã tạo ra sự so sánh

cặp đôi không tương phản mà tạo ra sự trùng điệp: “Đời tuôn nước

mắt” – “trời tuôn mưa” Người dân khóc Bác không cầm được nước

mắt, còn thiên nhiên trời đất cũng thương khóc Bác theo cách của

mình Trời đất ở đây được nhân cách hóa, để từ đó nỗi đau trở nên lớn

lao, đau xót vô hạn

- Câu thơ “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!” đã sử dụng biện pháp

đảo ngữ (không nói vườn rau ướt lạnh, gốc dừa ướt lạnh) Cách đảo

ngữ đã tạo ra hiệu quả nhấn mạnh như là một sự rùng mình trước tổn

thất lớn lao ấy, tạo ra nỗi đau thấm thía (cả thiên nhiên cỏ cây cũng

lạnh lẽo thật ngậm ngùi, đơn côi)

1,0 điểm

Câu 8 Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại

Phần II Viết (5,0 điểm)

Trang 40

HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 – KÌ 2 – ĐÁP ÁN

a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài

thơ sáu chữ, bảy chữ

Mở đoạn giới thiệu được tác giả và văn bản Thân đoạn triển khai các yếu

tố về nội dung và nghệ thuật Kết đoạn nêu được cảm nghĩ của bản thân

về bài thơ

0,25 điểm

b Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của

c Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ

Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ

Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống

khiêm tốn, giản dị và quên mình Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình

cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác

- Nghệ thuật:

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc Bài thơ được

viết theo thể thơ có tám tiếng, có nhiều hình ảnh so sánh, phép chuyển

nghĩa quen thuộc với tâm hồn người Việt, đồng thời những câu thơ ấy

cũng đạt đến sự cô đúc, chính xác và giản dị như một chân lí

Dù họ hôi hám úa tànNhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nào

Ngày đăng: 31/12/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w