Phân loại Hệ thống thông tin quản lý: Các hệ thống thông tin quản lý cần phải được phân loại một cách rõ ràng để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của từng cấp độ quản lý và các ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN NHẬP MÔN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
ĐỀ BÀI: Thực hiện một báo cáo giới thiệu về ngành Hệ thống thông tin quản lý GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM XUÂN KIÊN.
MÃ HỌC PHẦN: 012012210303.
LỚP: HT2401CLCD.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10:
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2024
HOÀNG NGUYỄN
PHẠM THỊ TUYẾT
PHẠM THỊ THANH
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Khái niệm về ngành Hệ thống thông tin quản lý: 3
2 Phân loại Hệ thống thông tin quản lý: 3
3 Các mảng kiến thức,kỹ năng được đào tạo trong chương trình Hệ thống thông tin quản lý: 7
4 Vị trí công việc mà ngành Hệ thống thông tin quản lý hướng đến cho người học sau tốt nghiệp 8
5 Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm cho ngành Hệ thống thông tin quản lý hiện tại và tương lai ở Việt Nam: 9
6 Tình hình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung 10
7 Phương pháp học tập: 11
8 Những hiểu lầm thường gặp về ngành Hệ thống thông tin quản lý 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các dạng HTTTQL theo cấp ứng dụng
Hình 1.2 Hệ thống phân phối bán hàng
Hình 1.3 Mô hình cấu trúc HTTT phục vụ quản lý trong nội bộ tổ chức
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM đã đưa môn học Hệ thống thông tin quản lý Đây là một môn học rất hay và cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích Trong quá trình học môn học này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Xuân Kiên - người đã trực tiếp hướng giải đáp những thắc mắc mà chúng em chưa hiểu Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy, nhóm chúng em đã hoàn thành xong bài tiểu luận một cách suôn sẻ
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến Nhóm 10 vì đã không ngừng nỗ lực, cùng nhau tìm hiểu
và giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn thành tiểu luận
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay, khi công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển mạnh
mẽ, việc áp dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trở thành một yêu cầu cấp thiết Ngành Hệ thống thông tin quản lý đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó, giúp các tổ chức cải thiện hiệu quả công việc, quản lý thông tin và hỗ trợ ra quyết định chiến lược Ngành học này không chỉ yêu cầu kiến thức vững về công nghệ thông tin mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên lý quản lý và phương pháp nghiên cứu, phát triển hệ thống thông tin Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ giới thiệu về ngành Hệ thống thông tin quản lý, các lĩnh vực liên quan, và những cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại
Trang 61 Khái niệm về ngành Hệ thống thông tin quản lý:
Ngành Hệ thống thông tin quản lý ( MIS - Management Information Systems) là kết hợp giữa kinh tế và công nghệ thông tin MIS tập trung vào thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu, làm cầu nối giữa các bên liên quan trong các doanh nghiệp và hệ thống thông tin
Với mục đích là cung cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức công nghệ để phân tích các thông tin nhằm tìm ra phương pháp cải thiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn
2 Phân loại Hệ thống thông tin quản lý:
Các hệ thống thông tin quản lý cần phải được phân loại một cách rõ ràng để phù hợp với
nhu cầu và mục đích sử dụng của từng cấp độ quản lý và các chức năng khác nhau trong
tổ chức Do đó, có ba cách phân loại HTTTQL phổ biến như: phân loại theo cấp ứng dụng, theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra và theo chức năng nghiệp vụ của hệ thống
- Phân loại theo cấp ứng dụng
Như hình 1.1, các HTTTQL được chia thành bốn cấp: chiến lược, chiến
thuật, chuyên gia và tác nghiệp
Hình 1.1 Các dạng HTTTQL theo cấp ứng dụng
+ HTTTQL cấp tác nghiệp trợ giúp các cấp quản lý bậc thấp như trưởng nhóm, quản
đốc,
các chuyên viên thuộc các phòng ban quản lý… trong việc theo dõi các giao dịch và hoạt
động cơ bản của tổ chức/doanh nghiệp như bán hàng, hoá đơn, tiền mặt, tiền lương, hàng
tồn kho… Mục đích chính của các hệ thống này là để trả lời các câu hỏi thông thường và
giám sát lưu lượng giao dịch của tổ chức Các hệ thống này đòi hỏi thông tin phải được
Trang 7cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng Ví dụ về một số HTTT cấp tác
nghiệp: HTTT theo dõi giờ làm việc của công nhân; HTTT thanh toán tiền lương; HTTT
quản lý thu học phí của sinh viên; HTTT kiểm kê kho…
+ HTTTQL cấp chuyên gia cung cấp kiến thức và dữ liệu cho những người nghiên
cứu và
các lao động dữ liệu trong một tổ chức Mục đích của hệ thống này là hỗ trợ các tổ chức
phát triển các kiến thức mới, thiết kế sản phẩm, phân phối thông tin và xử lý các công việc hàng ngày trong tổ chức
+ HTTTQL cấp chiến thuật được thiết kế hỗ trợ điều khiển, quản lý, tạo quyết định
và
tiến hành các hoạt động quản lý của các nhà quản lý cấp trung gian Các hệ thống này thường cung cấp các báo cáo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc
hàng năm) hơn là thông tin chi tiết về các hoạt động, giúp các nhà quản lý đánh giá được
tình trạng làm việc có tốt hay không? Ví dụ hệ thống quản lý công tác phí cung cấp thông tin về công tác phí của nhân viên các phòng ban trong một khoảng thời gian nào đó,
từ đó
nhà quản lý nắm được các trường hợp chi phí thực vượt quá mức cho phép
+ HTTTQL cấp chiến lược giúp các nhà quản lý cấp cao xử lý các vấn đề và đưa ra
các
quyết định chiến lược và các xu hướng phát triển dài hạn Mục tiêu của HTTT là giúp tổ
chức có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi từ môi trường HTTT hỗ trợ các
nhà quản lý trả lời các câu hỏi như: Tổ chức cần tuyển thêm bao nhiêu lao động trong 5
năm tới? Nên sản xuất sản phẩm gì sau 5 năm nữa?
- Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Ngoài ra còn có thể phân theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: HTTT xử lý giao
dịch, HTTT phục vụ quản lý, HTTT trợ giúp ra quyết định, HTTT hỗ trợ điều hành và Hệ
thống chuyên gia
+ Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems - TPS)
Hệ thống TPS xử lý các giao dịch, các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện
hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của tổ
chức Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp Có thể kể ra các hệ thống thuộc loại này như: Hệ thống trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hoá đơn, danh sách các khách hàng…
Các công việc chính của TPS là nhận dữ liệu (nhập dữ liệu hoặc nhận từ hệ thống xử lý
tự động khác), lưu dữ liệu vào CSDL, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu theo các quy
Trang 8tắc quản lý và phát sinh các báo cáo thống kê Các công việc nhập dữ liệu được thực hiện
ngay khi có một giao dịch phát sinh (bất kỳ lúc nào), và các báo cáo thống kê được phát
hành theo định kỳ (mỗi ngày, mỗi tháng,…)
Mục đích chính của các TPS là tự động hóa các công việc xử lý dữ liệu thường lặp lại nhiều lần, gia tăng tốc độ xử lý, độ chính xác và đạt hiệu suất lớn hơn cho các hồ sơ (hoặc cơ sở dữ liệu) về các tác vụ đã thực hiện Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc
cung cấp dữ liệu cho các hệ thống quản lý khác như HTTT phục vụ quản lý, hệ thống hỗ
trợ ra quyết định
Hệ thống TPS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sự cố của TPS trong vài giờ đồng hồ có thể gây thiệt hại nặng nề cho tổ chức và ảnh hưởng tiêu cực
đến các tổ chức/doanh nghiệp có liên quan
Hình 1.2 mô tả một hệ thống phân phối – bán hàng là một hệ thống TPS Dữ liệu từ khách hàng như yêu cầu đặt hàng (tên, địa chỉ, tên hàng, số lượng, ngày) được kiểm tra tính hợp lệ và làm cơ sở cho các hoạt động xuất kho, lập hóa đơn và thu tiền Dữ liệu
phát sinh ở các xử lý quan trọng (xuất kho, thu tiền) được đưa vào CSDL tương ứng (công nợ, tồn kho) để lập báo cáo quản lý
Hình 1.2 Hệ thống phân phối bán hàng
+ Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (Management Information Systems - MIS)
HTTT phục vụ quản lý nhằm trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động
này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển chiến thuật hoặc lập kế hoạch chiến
Trang 9lược Chúng dựa chủ yếu vào các CSDL được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như
từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức Chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ, hoặc theo yêu cầu dưới dạng tóm lược về hiệu quả hoạt động nội bộ của tổ
chức và hiệu quả đóng góp của các đối tượng giao dịch (khách hàng và nhà cung cấp) Bởi vì các HTTT phục vụ quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sinh ra từ các hệ xử lý giao dịch, nên chất lượng thông tin mà chúng cho phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành
tốt hay xấu của TPS Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu, dự báo và
quản lý tài chính, lập kế hoạch và quản lý tồn kho… là các HTTT phục vụ quản lý
Hình 1.3 mô tả một hệ thống MIS tổng hợp và lập báo cáo về các hoạt động cơ bản trong
tổ chức dựa trên các kênh thông tin hình thức Nguồn cung cấp dữ liệu nội bộ cho MIS là
từ các hệ thống TPS Các loại dữ liệu bán hàng, sản phẩm, thu chi từ các TPS được đưa vào CSDL của MIS, và được chuyển đổi (phân tích, tổng hợp) thành thông tin cần thiết cho người quản lý bằng các phần mềm cung cấp các chức năng báo cáo hoặc truy vấn
Hình 1.3 Mô hình cấu trúc HTTT phục vụ quản lý trong nội bộ tổ chức
+ Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems - DSS)
DSS là những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ ràng là trợ giúp các hoạt động ra quyết định, là sự kết hợp giữa tri thức của con người với khả năng của máy tính giúp cải
thiện chất lượng quyết định Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận
một hoặc nhiều CSDL và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình
hình
Mặc dù DSS và MIS đều hướng đến việc hỗ trợ cho người quản lý ra quyết định, nhưng
giữa MIS và DSS có nhiều điểm khác biệt như sau:
Trang 10 DSS hỗ trợ giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân (hoặc một nhóm), trong khi MIS hỗ trợ thông tin cho mỗi vai trò (chức danh, nhiệm vụ) trong hệ thống quản lý Vấn
đề mà DSS giải quyết là trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định về các vấn đề bán cấu trúc trong một hoàn cảnh nhất định (bổ nhiệm cho một chức vụ, chọn dự
án để đầu tư, quyết định khuyến mãi,…), còn các vấn đề mà MIS giải quyết là trợ giúp chung cho mỗi vai trò quản lý (phòng nhân sự, phòng tài chính, phòng tiếp
thị, )
DSS trợ giúp trực tiếp giải quyết vấn đề, MIS chỉ trợ giúp gián tiếp cho việc giải quyết vấn đề; kết xuất của DSS là giải pháp, kết xuất của MIS là thông tin để tìm phương án
DSS hỗ trợ người quản lý ra quyết định thực hiện phân tích theo cách đặt ra tình huống và trả lời theo hướng “Cái gì xảy ra nếu có các điều kiện giả định”
DSS tập trung hỗ trợ giải quyết các bài toán bán cấu trúc, còn MIS giải quyết nhu cầu sử dụng thông tin cho tất cả các loại bài toán
+ Hệ thống hỗ trợ điều hành (Executive Support Systems - ESS)
Hệ thống ESS tạo ra một môi trường khai thác thông tin chung chứ không cung cấp bất
cứ ứng dụng hay chức năng cụ thể nào (TS Phạm Thị Thanh Hồng, ThS Phạm Minh Tuấn, 2007) ESS là một HTTT đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị cấp cao,
nhằm mục đích hoạch định và kiểm soát chiến lược Chúng không những cung cấp thông
tin toàn diện về hiệu quả và năng lực của tổ chức mà còn phản ánh các hoạt động của các
đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng và năng lực của các nhà cung cấp
Các đặc điểm chung của các hệ thống ESS là:
Được sử dụng trực tiếp bởi các cấp lãnh đạo cao nhất
Diễn tả thông tin dạng đồ họa, bảng, hoặc văn bản tóm tắt (tính khái quát cao)
Cung cấp công cụ chọn, trích lọc và lần theo vết các vấn đề quan trọng từ mức quản
lý cao xuống mức quản lý thấp
Có hai loại dữ liệu: từ bên trong (TPS/MIS/DSS), từ bên ngoài (nghiên cứu thị trường, thống kê )
+ Hệ thống chuyên gia (Expert Systems - ES)
Hệ thống chuyên gia (Expert System - ES) là những hệ thống cơ sở trí tuệ nhân tạo, có
nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó (TS Phạm Thị Thanh
Hồng, ThS Phạm Minh Tuấn, 2007) Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở
trí tuệ và một động cơ suy diễn
ES là một dạng DSS đặc biệt chuyên dùng để phân tích thông tin quan trọng đối với hoạt
động của tổ chức và cung cấp các phương tiện hỗ trợ ra quyết định chiến lược cho những
nhà điều hành cấp cao nhất (CEO)
3 Các mảng kiến thức,kỹ năng được đào tạo trong chương trình Hệ thống thông tin quản lý:
Các chuyên gia MIS (Management Information System) và những người hoạch định hướng chương trình môn học cho ngành MIS đã đưa ra các đề xuất cho lộ trình học, để sinh viên có
Trang 11thể dễ dàng tiếp cận và tiếp thu kiến thức Chương trình đào tạo hệ thống thông tin hiện này tập trung đào tạo vào các kiến thức,kĩ năng cần thiết để giúp sinh viên có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng đúng đắn
- Kỹ thuật lập trình
+ Các kiến thức cơ bản về lập trình
Ngôn ngữ lập trình : là thành phần thiết yếu của ngành,sinh viên sẽ được học các ngôn ngữ phổ biến như là C+,C++,Python,Java,
Cấu trúc chương trình: các thành phần cơ bản của một chương trình như hàm,biến,câu lệnh,
+ Tư duy thuật toán
Lập trình chính là yêu cầu, chỉ thị máy thực hiện, giải quyết 1 công việc, bài toán cụ thể nào
đó của cuộc sống Mỗi bài toán thực tế sẽ có cách giải quyết khác nhau Am hiểu và sử dụng đúng thuật toán, sẽ giúp sinh viên giải quyết một cách dễ dàng, cùng với độ chính xác cao trong thời gian ngắn nhất
- Phân tích dữ liệu
Sinh viên học cách phân tích nhu cầu của tổ chức,bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu để thu thập, xử lí ,phân tích thông tin Sinh viên sẽ được học cách thiết kế các hệ thống thông tin để đáp ứng nhu cầu đó
- Quản lý thông tin và dữ liệu
Sinh viên học cách thu thập, lưu trữ, và quản lý dữ liệu hiệu quả Họ cũng được học các quy trình bảo mật và bảo vệ dữ liệu trong hệ thống thông tin, nhằm bảo vệ thông tin quan trọng của tổ chức,doanh nghiệp
- Kỹ năng mềm
MIS không chỉ là vấn đề liên quan đến công nghệ mà còn liên quan các kỹ năng như giao tiếp,làm việc nhóm,tư duy phản biện, Sinh viên sẽ được rèn luyện, phát triển các kỹ năng này để làm việc với các bộ phận khác nhau trong tổ chức và làm việc hiệu quả trong các nhóm dự án
4 Vị trí công việc mà ngành Hệ thống thông tin quản lý hướng đến cho người học sau tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý có thể đảm nhận các chức vụ không chỉ liên quan tới công nghệ mà còn có thể đảm nhận các chức vụ liên quan tới kinh tế như chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị về kinh doanh và thông tin của công ty, doanh nghiệp, tổ chức Cụ thể là các vị trí sau khi học hệ thống thông tin quản lý:
Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: xem xét các nhu cầu của một tổ
chức và đề xuất hoặc thiết kế các chương trình mới để đáp ứng những nhu cầu đó và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ BA (Business Analyst): thu thập,phân tich và chuyển đổi
yêu cầu nghiệp vụ từ khách hàng hoặc các bộ phận khác trong công ty thành các tài liệu
và giải pháp kỹ thuật mà nhóm phát triển có thể thực hiện
Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst), nhà khoa học dữ liệu (Data scientist), kỹ
sư dữ liệu (Data Engineer): Làm việc với dữ liệu kinh doanh và dữ liệu chuyên ngành
phục vụ cho nhu cầu của tổ chức
Chuyên viên đào tạo: Lên các kế hoạch đào tạo về chuyên môn hệ thống thông tin cho tổ
chức, đoàn thể Đồng thời, triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho lãnh đạo, quản lý