1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh

281 2,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 281
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tàiThế kỷ XXI đánh dấu sự toàn cầu hóa về nhiều phương diện như khoa học, kỹ thuật, văn hóa xã hội và kinh tế, với vai trò nổi bật của tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế. Mặc dầu tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ thứ ba để kết nối quá trình giao tiếp giữa người Việt và các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng thực tế cho thấy để quá trình này diễn ra suôn sẻ đòi hỏi các bên tham gia giao tiếp không những phải nắm vững ngôn ngữ mà còn phải am hiểu văn hóa ứng xử của nhau nhằm nhận thức được đúng các hành vi được thể hiện qua lời nói, văn bản của đối tác.Vấn đề thứ nhất được đặt ra là, các giáo trình được sử dụng để giảng dạy môn thư tín thương mại tiếng Anh tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay hầu hết là các giáo trình của AnhMỹ với mục đích giao tiếp, bước thoại tu từ, chiến lược lịch sự… đều theo quan điểm văn hóa AnhMỹ chỉ thích hợp cho việc giao dịch với Phương Tây. Trong khi thực tế cho thấy, đối tượng giao tiếp chính của các doanh nghiệp Việt Nam lại đến từ Phương Đông. Theo số liệu từ Cục Việc làm, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội ngày 1672013 38, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tính đến tháng 52013 lên tới hơn 74.000 người, đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó, khoảng 58% đến từ châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…, mang quốc tịch châu Âu chiếm khoảng 28,5% như Anh, Pháp… và các nước khác chiếm khoảng 13,5%. Như vậy, nội dung đào tạo môn thư tín thương mại tiếng Anh rõ ràng là chưa đủ do các giáo trình thư tín này không định hướng đến đối tượng giao tiếp Phương Đông với các quan điểm về văn hóa hoàn toàn khác. Việc áp đặt quan điểm AnhMỹ trong giao tiếp thương mại với người Phương Đông có thể gây phản cảm, sốc văn hóa do hiểu lầm hoặc đôi khi phát sinh bất đồng giữa các bên.Như vậy, việc xây dựng giáo trình văn bản thư tín thương mại tiếng Anh dành cho người Phương Đông tại các trường đại học, nhằm giúp người sử dụng áp dụng phù hợp hơn với thực tế là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.Xuất phát từ lý do trên mà luận án đã chọn đề tài Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng Anh dành cho người Phương Đông (trên cơ sở đối chiếu văn bản thư tín thương mại tiếng Anh của Phương Tây và Phương Đông) nhằm tìm ra các nguyên tắc viết và mô hình văn bản cho đối tượng này, làm cơ sở thiết kế các giáo trình thư tín tại các trường đại học, giúp người sử dụng đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn với các đối tác đến từ vùng văn hóa Phương Đông. Vấn đề thứ hai là toàn cầu hóa về kinh tế khiến thư tín thương mại tiếng Anh trở thành một phương tiện giao tiếp hữu hiệu và phổ biến trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, năng lực và trình độ giao tiếp thư tín thương mại bằng tiếng Anh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Cũng theo số liệu khảo sát của Cục Việc làm, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, số nhân sự Việt Nam tại các doanh nghiệp có giao dịch với nước ngoài có khả năng sử dụng trực tiếp tiếng Anh để giao tiếp chỉ chiếm 12,5% trong tổng số nhân sự tại các doanh nghiệp 38 và thực tế này làm phát sinh nhu cầu chuyển dịch thư tín thương mại AnhViệt, ViệtAnh khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Từ lý do này, luận án đã chọn đề tài Phương pháp chuyển dịch văn bản thư tín thương mại làm cơ sở lý thuyết cho việc giảng dạy môn dịch thuật tại các trường đại học ở Việt Nam.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ngữ liệu nghiên cứu 8

7 Ý nghĩa của đề tài 10

8 Bố cục của luận án 10

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 11

1.1 Tổng quan về văn bản thư tín thương mại 11

1.1.1 Đặc điểm của văn bản thư tín thương mại 11

1.1.2 Nhận diện văn bản thư tín thương mại 13

1.2 Các mô hình lý thuyết được vận dụng 24

1.2.1 Phương pháp phân tích thể loại 25

1.2.2 Ngữ vực 29

1.3 Tiểu kết 35

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH 37

2.1 So sánh cấu trúc tổ chức thư tín 37

2.1.1 Hình thức trình bày (letter-layout) 37

2.1.2 Lời chào đầu thư 38

i

Trang 2

2.1.3 Chào hỏi đầu thư và cuối thư 39

2.2 So sánh cấu trúc thể loại và đặc điểm ngôn ngữ 40

2.2.1 Thư bán hàng 40

2.2.2 Thư xin việc 58

2.2.3 Thư từ chối việc làm 71

2.3 Tiểu kết 84

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DỊCH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI (Anh-Việt, Việt-Anh) 88

3.1 Cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc chuyển dịch 88

3.1.1 Phân tích thể loại cho mục đích chuyển dịch 88

3.1.2 Đặc điểm của thể loại văn bản thư tín thương mại trong chuyển dịch 88

3.1.3 Các tiêu chuẩn chuyển dịch 97

3.2 Các thủ pháp chuyển dịch 102

3.2.1 So sánh cấu trúc sơ đồ giữa thư tín tiếng Việt và tiếng Anh 102

3.2.2 Chuyển đổi cấu trúc sơ đồ 112

3.2.3 Mô hình thể hiện và chuyển đổi ngữ vực 119

3.2.4 Nghiên cứu chuyển dịch tình huống 138

3.3 Tiểu kết 143

KẾT LUẬN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 167

PHỤ LỤC I: CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI 168

PHỤ LỤC II: NGỮ PHÁP KINH NGHIỆM, THUẬT NGỮ VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH NGỮ PHÁP TRONG VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI 171

ii

Trang 3

PHỤ LỤC III: THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN

THƯ TÍN THƯƠNG MẠI 180

PHỤ LỤC IV: NGỮ LIỆU THƯ BÁN HÀNG 185

PHỤ LỤC V: NGỮ LIỆU THƯ XIN VIỆC TIẾNG ANH CỦA NHẬT 208

PHỤ LỤC VI: NGỮ LIỆU THƯ TỪ CHỐI VIỆC LÀM 223

PHỤ LỤC VII: NGỮ LIỆU THƯ XIN VIỆC TIẾNG ANH và TIẾNG VIỆT 242

iii

Trang 4

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Bảng 1.1: Các thể loại thư tín thương mại 18

Bảng 1.2: So sánh ngữ vực trong sử dụng từ, biểu ngữ và câu 20

Bảng 1.3: Mô hình cấu trúc bước thoại trong thể loại thuyết phục 21

Bảng 1.4: Mô hình cấu trúc bước thoại và chiến lược của thể loại thông tin 22

Bảng 1.5: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thông tin xấu 22

Bảng 1.6: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thiện chí 23

Bảng 1.7: Mối quan hệ giữa văn bản và ngữ cảnh tình huống 31

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG Bảng 2.1: So sánh hình thức trình bày thư tín của Anh-Mỹ và Nhật 38

Bảng 2.2: Nguyên tắc viết lời chào đầu thư tiếng Anh 38

Bảng 2.3: Tỷ lệ sử dụng lời chào đầu thư của Anh-Mỹ và Nhật 39

Bảng 2.4: Tỷ lệ chào hỏi đầu thư và cuối thư trong thư tín của Nhật và Anh-Mỹ 39

Bảng 2.5: Mô hình cấu trúc 07 bước thoại trong thư bán hàng của Bhatia 41

Bảng 2.6: Mô hình so sánh bước thoại trong thư bán hàng của luận án 42

Bảng 2.7: Phân tích đường biên giữa các bước thoại và chiến lược sử dụng 43

Bảng 2.8: Mô tả tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của Bước thoại và chiến lược 44

Bảng 2.9: So sánh các chiến lược trong Bước thoại 2 46

Bảng 2.10: So sánh Bước thoại 3 trong thư của Anh-Mỹ và Nhật 50

Bảng 2.11: Số lượng từ nhân xưng trong bước thoại 6 của thư bán hàng 56

Bảng 2.12: Tỉ lệ sử dụng hành động lời nói trực tiếp và gián tiếp 57

Bảng 2.13: Mô hình cấu trúc 11 bước thoại trong thư xin việc 59

Bảng 2.14: Mô hình 15 bước thoại trong thư xin việc của luận án 63

Bảng 2.15: Kết quả so sánh các bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh 65

Bảng 2.16: Bảng thống kê các cặp động từ, danh động từ, tính từ và trạng từ 69

Bảng 2 17: So sánh các thì (tenses) sử dụng trong thư xin việc 71

iv

Trang 5

Bảng 2.18: Mô hình so sánh cấu trúc thể loại thư từ chối việc làm 73

Bảng 2.19: Tỉ lệ các bước thoại trong thư từ chối của Anh-Mỹ và Nhật 74

Bảng 2.20: Tỉ lệ các hình thức mở đầu trong thư tín của Mỹ 78

Bảng 2.21: Tỉ lệ các hình thức mở đầu thư từ chối của Nhật 78

Bảng 2 22: Tỉ lệ các hình thức từ chối trong thư tín của Mỹ 79

Bảng 2.23: Tỉ lệ giải thích và từ chối trong thư tín của Mỹ 79

Bảng 2.24: Tỉ lệ từ chối trực tiếp và gián tiếp trong thư tín Mỹ 80

Bảng 2.25: Mô hình từ chối trong thư của Nhật 82

Bảng 2.26: Tỉ lệ sử dụng chiến lược bù đắp thể diện trong thư tín Anh-Mỹ 83

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DỊCH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI (Anh-Việt, Việt-Anh) Bảng 3.1: Các biểu thức tập quán trong thư tín thương mại 89

Bảng 3.2: Cấu trúc bước thoại của thư xin việc tiếng Việt 101

Bảng 3.3: Tần số xuất hiện và tỉ lệ bước thoại trong thư xin việc tiếng Việt 103

Bảng 3.4: Cấu trúc bước thoại của thư xin việc tiếng Anh 104

Bảng 3.5: Tần số xuất hiện và tỷ lệ bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh 106

Bảng 3.6: Bản dịch 1- Giữ nguyên cấu trúc thể loại của văn bản nguồn 112

Bảng 3.7: Bản dịch 2: Chuyển đổi cấu trúc thể loại 116

Bảng 3.8: Ngữ nghĩa kinh nghiệm của từ “hàng hóa” 120

Bảng 3.9: Các biểu ngữ thể hiện ngữ nghĩa liên nhân .128

Bảng 3.10: Các ngữ vựng thể hiện nghĩa liên nhân 128

Bảng 3.11: Tỷ lệ sử dụng hành động lời nói trực tiếp và gián tiếp trong thư xin việc tiếng Anh và tiếng Việt 131

Bảng 3.12: Bản dịch 1- Không chuyển đổi cấu trúc thể loại 137

Bảng 3.13: Bản dịch 2- Chuyển đổi cấu trúc thể loại 140

v

Trang 6

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Chương 1- CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Sơ đồ 1.1: Các mức độ biến thiên ngữ vực trong thư tín 19

Sơ đồ 1.2: Mô hình phân tích văn bản theo phương pháp chức năng hệ thống 24

Sơ đồ 1.3: Ảnh hưởng của ngữ cảnh văn hóa và xã hội đến hình thức ngôn ngữ 30

Chương 2- CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG Sơ đồ 2.1 Chiến lược thuyết phục 54

Sơ đồ 2.2: Chuẩn bị cho việc từ chối 76

Sơ đồ 2.3: Mô hình từ chối 77

Biểu đồ 2.1: So sánh tần số xuất hiện các chiến lược trong Bước thoại 2 49

Biểu đồ 2.2: So sánh các chiến lược sử dụng trong bước thoại 3 52

Biểu đồ 2.3: So sánh bước thoại trong thư bán hàng của Anh-Mỹ và Nhật 55

Biểu đồ 2.4: So sánh bước thoại trong thư xin việc của Nhật và Phương Tây 69

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DỊCH VĂN BẢN THƯ TÍN THƯƠNG MẠI (Anh-Việt, Việt-Anh) Sơ đồ 3.1: Duy trì tính thống nhất về thể loại trong chuyển dịch 95

Sơ đồ 3.2: Mô hình đối dịch Anh-Việt, Việt Anh văn bản thư tín thương mại 143

vi

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

 [số : số ] Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn (in thẳng), số trang

(in nghiêng) và các số được viết cách nhau bằng dấu hai chấm (:).Nội dung tham khảo được trích dẫn nguyên văn và viết trong ngoặckép (“ ”) Thí dụ: [99: 4]

 [số ] Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn (in thẳng) Nội dung

tham khảo được viết tóm lược lại dựa vào các nội dung của tài liệu,không viết trong ngoặc kép Thí dụ: [18]

 [số…; số…] Số các tài liệu tham khảo được viết cách nhau bằng dấu chấm phẩy

(;) Thí dụ: [30; 78]

 [số, tr…] Nguồn tư liệu trích dẫn thí dụ minh họa: số tài liệu trích dẫn (in

thẳng), số trang các số được viết cách nhau bằng dấu phẩy (,) Thídụ: [19, tr.314]

 ( ) (Bước thoại) lựa chọn

 : Trật tự bắt buộc

 Trật tự có thể đảo

 [ ] : Khống chế trật tự

 A: (Stating Availability) Nêu thời gian có thể đảm nhận công việc

 AD: (Referring to a Job Advertisement) Đề cập nguồn thông tin việc

làm

 CA: (Offering Candidature) Bày tỏ nguyện vọng

 CW: (Conveying Wishes) Chúc mừng

 D: (Determination) Bày tỏ quyết tâm

 DPT: (Describing Personal Traits) Mô tả đặc điểm các nhân

 EA: (Expressing Appreciation) bày tỏ cảm ơn

 EAA: (Expressing Appreciation Again): Lặp lại cảm ơn

 EAB: (Emphasizing Academic Background): Nhấn mạnh trình độ học

vấn

 EC: (Establishing Credential): Tạo sự tin tưởng

vii

Trang 8

 EN: (Enclosing Documents) Gửi kèm giấy tờ

 ESP: (English for Specific Purpose): tiếng Anh chuyên ngành

 GSP Generic structure Potential: Phương pháp tiềm năng cấu trúc thể

loại

 IBE: (Introducing Background of Education): Giới thiệu trình độ học

vấn

 IC: (Introducing Candidature): Giới thiệu ứng viên

 IC: (Introducing Candidature) Giới thiệu ứng viên

 IFC: (Indicating Further Contact) Yêu cầu liên lạc sau này

 LD: (Lyricalizing the Desire): Thể hiện mong muốn

 MAR: (Making a Resolve): Thể hiện cam kết

 P: (Promoting the Candidate) Giới thiệu khả năng

 PE: (Polite Ending) Kết thúc lịch sự

 PG: (Polite Greeting) Chào hỏi đầu thư

 PI: (Personal Information) Thông tin cá nhân

 R: (Naming Referees) Nêu tên người giới thiệu

 RA: (Stating Reasons for Applying) Nêu lý do ứng tuyển

 RPR: (Referring to the Position Requirements) Đề cập đến yêu cầu của

vị trí tuyển dụng

 RR: (Referring to the Resume) Đề cập đến sơ yếu lý lịch

 SO: (Signing Off) Lời chào cuối thư

 SPLIS: (Specifying the Purpose of the Letter & Infonnation Source): Nêu

mục đích bức thư và nguồn thông tin việc làm

 SR: (Soliciting Response) Thúc giục phản hồi

 SS (Schematic Structure): Phương pháp cấu trúc sơ đồ

 TC: (Stipulating Terms and Conditions of Employment) Nêu yêu cầu

về điều kiện làm việc

viii

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI đánh dấu sự toàn cầu hóa về nhiều phương diện như khoa học,

kỹ thuật, văn hóa xã hội và kinh tế, với vai trò nổi bật của tiếng Anh trong giao tiếpquốc tế Mặc dầu tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ thứ ba để kết nối quátrình giao tiếp giữa người Việt và các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng thực tế chothấy để quá trình này diễn ra suôn sẻ đòi hỏi các bên tham gia giao tiếp khôngnhững phải nắm vững ngôn ngữ mà còn phải am hiểu văn hóa ứng xử của nhaunhằm nhận thức được đúng các hành vi được thể hiện qua lời nói, văn bản của đốitác

Vấn đề thứ nhất được đặt ra là, các giáo trình được sử dụng để giảng dạy

môn thư tín thương mại tiếng Anh tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay hầuhết là các giáo trình của Anh-Mỹ với mục đích giao tiếp, bước thoại tu từ, chiếnlược lịch sự… đều theo quan điểm văn hóa Anh-Mỹ chỉ thích hợp cho việc giaodịch với Phương Tây Trong khi thực tế cho thấy, đối tượng giao tiếp chính của cácdoanh nghiệp Việt Nam lại đến từ Phương Đông Theo số liệu từ Cục Việc làm, BộLao động-Thương binh và Xã hội ngày 16/7/2013 [38], số lượng người nước ngoàilàm việc tại Việt Nam tính đến tháng 5/2013 lên tới hơn 74.000 người, đến từ hơn

60 quốc gia, trong đó, khoảng 58% đến từ châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Malaysia…, mang quốc tịch châu Âu chiếm khoảng 28,5% như Anh, Pháp…

và các nước khác chiếm khoảng 13,5% Như vậy, nội dung đào tạo môn thư tínthương mại tiếng Anh rõ ràng là chưa đủ do các giáo trình thư tín này không địnhhướng đến đối tượng giao tiếp Phương Đông với các quan điểm về văn hóa hoàntoàn khác Việc áp đặt quan điểm Anh-Mỹ trong giao tiếp thương mại với ngườiPhương Đông có thể gây phản cảm, sốc văn hóa do hiểu lầm hoặc đôi khi phát sinhbất đồng giữa các bên

Như vậy, việc xây dựng giáo trình văn bản thư tín thương mại tiếng Anhdành cho người Phương Đông tại các trường đại học, nhằm giúp người sử dụng áp

Trang 10

dụng phù hợp hơn với thực tế là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập ngàycàng sâu rộng hiện nay.

Xuất phát từ lý do trên mà luận án đã chọn đề tài Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng Anh dành cho người Phương Đông

(trên cơ sở đối chiếu văn bản thư tín thương mại tiếng Anh của Phương Tây và

Phương Đông) nhằm tìm ra các nguyên tắc viết và mô hình văn bản cho đối tượng

này, làm cơ sở thiết kế các giáo trình thư tín tại các trường đại học, giúp người sửdụng đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn với các đối tác đến từ vùng văn hóaPhương Đông

Vấn đề thứ hai là toàn cầu hóa về kinh tế khiến thư tín thương mại tiếng Anh

trở thành một phương tiện giao tiếp hữu hiệu và phổ biến trong đời sống kinh tế.Tuy nhiên, trong thực tế, năng lực và trình độ giao tiếp thư tín thương mại bằngtiếng Anh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế Cũng theo số liệu khảo sátcủa Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, số nhân sự Việt Nam tạicác doanh nghiệp có giao dịch với nước ngoài có khả năng sử dụng trực tiếp tiếngAnh để giao tiếp chỉ chiếm 12,5% trong tổng số nhân sự tại các doanh nghiệp [38]

và thực tế này làm phát sinh nhu cầu chuyển dịch thư tín thương mại Anh-Việt,Việt-Anh khi giao dịch với các đối tác nước ngoài Từ lý do này, luận án đã chọn đề

tài Phương pháp chuyển dịch văn bản thư tín thương mại làm cơ sở lý thuyết cho

việc giảng dạy môn dịch thuật tại các trường đại học ở Việt Nam

Có thể nói, hai vấn đề trên có mối quan hệ rất mật thiết với nhau do đây lànội dung giảng dạy tại hầu hết các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam Xét vềgóc độ lí thuyết phân tích thể loại, người dịch chỉ có thể chuyển dịch tốt văn bản thưtín khi đã hiểu rõ sự khác biệt giữa mô hình cấu trúc thư tín thương mại tiếng Anhdành cho người Phương Đông và Phương Tây Nói khác, kiến thức về thể loại thưtín tiếng Anh và tiếng Việt sẽ giúp người sử dụng chuyển dịch hiệu quả văn bản thưtín từ tiếng Anh qua tiếng Việt hoặc ngược lại

Trang 11

Từ những nhu cầu thực tế trên, vấn đề “Phương pháp xây dựng và chuyển dịch văn bản thương mại Anh-Việt, Việt-Anh” đã được lựa chọn làm đề tài

nghiên cứu của luận án

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về diễn ngôn thư tín thương mại

Có thể nói, diễn ngôn thư tín thương mại tiếng Anh từ lâu đã được nghiêncứu rất nhiều trên thế giới do những đòi hỏi rất thiết thực trong thực tế giao tiếpthương mại [40], [51], [59], [63], [68],[76], [78], [80], [121], [130], [172] Các họcgiả Anh-Mỹ đã xây dựng khá nhiều giáo trình thư tín thương mại chuẩn mực và đãđưa ra các mô hình cấu trúc thể loại cho từng kiểu loại thư tín nhằm cung cấp chongười sử dụng các nguyên tắc, chiến lược viết trong giao tiếp kinh doanh như chiếnlược lịch sự, chiến lược lấy người đọc làm trung tâm, nguyên tắc tạo lòng tin cho

người đọc Chẳng hạn, Bhatia [51] trong tác phẩm “Analyzing genre: language use

in professional settings” đã sử dụng phương pháp thể loại, phân tích khá chi tiết về

diễn ngôn thương mại tiếng Anh Trong tác phẩm này, ông cũng đã đưa ra mô hình

7 bước thoại dành cho thư bán hàng và thư xin việc tiếng Anh Henry và Roseberry[94] khi nghiên cứu thể loại thư tín thương mại của người Anh-Mỹ, đã đưa ra môhình 14 bước thoại trong thư xin việc

Bovee [21, tr.65] khi nghiên cứu về thư tín thương mại tiếng Anh cũng đưa

ra phương pháp lấy người đọc làm trung tâm “You Approach”, với các nguyên tắc

viết: nhấn mạnh chiến lược lịch sự dương tính, tránh phân biệt về giới tính (sexdisicrimination), nhấn mạnh hành văn trực ngôn (direct arrangement) …trong thưtín thương mại tiếng Anh

Về phong cách viết thư tín của người Nhật, Kitao [113], Saigo [150] Suzuki[157] đề cập đến nhận thức của người Nhật về tính lịch sự khi đưa ra yêu cầu đềnghị trong thư tín thương mại

Về khác biệt văn hóa thể hiện trong thư tín thương mại giữa Phương Đông vàPhương Tây, đã có rất nhiều tác giả đã phân tích nghiên cứu về vấn đề này [83],

Trang 12

[95], [98], [121], [136], [161], [166], [170], [176], [178], [180] Chẳng hạn, Maier[121, tr.67] xem xét sự khác biệt trong cách viết thư tín giữa người bản địa và ngườiphi bản địa, chủ yếu là sinh viên người Phương Đông (Trung Quốc, Thái Lan, HànQuốc) Sử dụng các mô hình của Brown và Levinson [60] về chiến lược lịch sự, tácgiả phân tích chiến lược viết mang tính khẳng định và phủ định Kết luận của tác giả

là người bản địa sử dụng các chiến lược dương tính nhiều hơn người phi bản địa, lànhững người thích chiến lược lịch sự âm tính nhưng mang tính rủi ro hơn

Zdenka [180] khi nghiên cứu về sự khác biệt trong chiến lược lịch sự trong

thư trả lời khiếu nại, việc từ chối khiếu nại trong hai nền văn hóa Nhật và Mỹ, đãphát hiện thấy rằng, thư trả lời khiếu nại của Nhật thường mang tính gián tiếp hơntrong giao tiếp so với thư của Mỹ

Hinds [95] khi nghiên cứu về mô hình văn bản thư tín của Nhật đã mô tả mô

hình này theo cấu trúc: ki-shou-ten-ketsu trong đó “Ki”: bắt đầu vấn đề, “Shou”,

phát triển vấn đề, “Ten” bổ sung các chủ đề phụ, không liên quan trực tiếp đến chủ

đề chính, và “Ketsu”, kết thúc, đi đến kết luận Hinds cũng nghiên cứu về sự khácbiệt trong phần nội dung thư tín truyền đạt, phát hiện rằng, trong một số ngôn ngữ,như tiếng Anh, người chịu trách nhiệm chính cho giao tiếp thành công là người nói,trong khi một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, người chịu trách nhiệm chủ yếucho giao tiếp hiệu quả lại là người nghe

Naoki Kameda [136, tr 452] khi khảo sát về cách viết thư tín tiếng Anh củasinh viên Nhật tại Mỹ, phát hiện thấy rằng trong cấu trúc tu từ, người Nhật thườngviết theo mô hình: giải thích (nguyên nhân) trước và kết quả (tác động) sau Trongthư tín, người Nhật thường có xu hướng đặt vấn đề cần giải quyết (tác động, kếtquả, hoặc hành động yêu cầu) sau cùng

Tương tự như vậy, Suzuki [157, tr.236], một nhà Nhật ngữ học, cho rằng, tráivới người Phương Tây, trong giao tiếp nói chung và giao tiếp thương mại nói riêng,người Nhật không thích giải thích cặn kẽ về quan điểm của mình Theo văn hóaNhật, người chịu trách nhiệm chính để hiểu người nói hoặc người viết là người nghehay người đọc

Trang 13

Hinds [98, tr.95] đã so sánh thư khiếu nại của Anh-Mỹ và của Hàn Quốc ở

mô hình bước thoại cùng với đặc điểm ngôn ngữ và phát hiện thấy rằng, người HànQuốc thường có thêm bước thoại rào đón (opening buffer) ở phần mở đầu bao gồmcác cách chào hỏi về thời tiết, nhận xét chung, xin lỗi về việc đã khiếu nại… trongkhi đó bước thoại này không có trong thư của Anh-Mỹ Đặc biệt, trong bước thoạiyêu cầu giải quyết, người Hàn Quốc thường sử dụng hành vi lời nói gián tiếp nhằmgiữ thể diện cho người nhận

Michael Haugh [130, tr.174] đã phân tích về thể diện trong diễn ngôn thươngmại của Nhật và cho rằng trong đàm phán thương mại, người Nhật thường thể hiệnchiến lược lịch sự âm tính nhằm thể hiện tính khiêm nhường, sự tôn trọng đối vớicác đối tác thay vì chiến lược lịch sự dương tính như của Phương Tây

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về diễn ngôn thương mại

Ở Việt Nam, có thể nói rằng trước đây việc nghiên cứu phân tích diễn ngônthương mại hầu như chưa được quan tâm do ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp và

do ảnh hưởng của ngôn ngữ học Xô Viết, thì ngày nay, do nhu cầu phát triển củamột nền kinh tế thị trường, một vài học giả cũng đã nghiên cứu về phân tích diễnngôn thương mại và nghiên cứu chuyển dịch loại văn bản này

Tác giả Lê Hùng Tiến [29], trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Một số đặc điểm

của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt”, đã đề cập đến đặc điểm của diễn ngôn văn bản

luật pháp, đưa ra một số ứng dụng trong biên dịch văn bản luật pháp từ tiếng Việtsang tiếng Anh, trong đó có các văn bản hợp đồng thương mại

Tác giả Nguyễn Xuân Thơm [31], trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Các yếu tố

ngôn ngữ trong đàm phán thương mại quốc tế” đã so sánh đối chiếu phân tích đặc

điểm về ngữ vực trong ngôn ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong đàm phánthương mại quốc tế

Tác giả Nguyễn Đức Hoạt [18], trong luận án tiến sĩ ngữ văn bằng tiếng

Anh“Politeness Markers In Vietnamese requests”, cũng so sánh phân tích sự khác

biệt về một số chiến lược sử dụng câu có đánh dấu (markers) trong việc thể hiện

Trang 14

tính lịch sự trong diễn ngôn thương mại tiếng Việt và tiếng Anh

Về diễn ngôn thư tín thương mại, có hai tác giả đã phân tích về diễn ngôncủa kiểu loại văn bản này, đó là Nguyễn Trọng Đàn [10], trong luận án tiến sĩ ngữ

văn “Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại”, đã phân tích đối chiếu một số đặc

điểm về ngữ vực giữa thư tín tiếng Anh và tiếng Việt Hà Văn Riễn [27] đã nêu ramột số phương pháp dịch thuật thư tín Pháp-Việt và Việt-Pháp trong luận án tiến sĩ

ngữ văn “Ngôn ngữ học với việc dịch thuật văn bản giao dịch thương mại”.

Ở cấp độ thấp hơn, Khuất Thị Thu Thủy, trong luận văn thạc sĩ “An erro

anaysis of business correspondence letters in English by Vietnamese Contractors”

cũng đã phân tích một số lỗi trong thư tín thương mại tiếng Anh do người Việt viết

Ngoài ra, Trần Thị Thanh Hải, trong luận án thạc sĩ “A contrastive of English and

Vietnamese sales letters” (Phân tích đối chiếu thư chào hàng tiếng Anh và tiếng

Việt) cũng đã phân tích đối chiếu thư bán hàng tiếng Anh và tiếng Việt ở góc độ cácchiến lược lịch sự, chiến lược hướng vào người đọc của loại thư này

Như vậy, có thể thấy số công trình nghiên cứu về diễn ngôn thương mại nóichung và thư tín thương mại nói riêng ở Việt Nam là không đáng kể và chưa cócông trình nào tập trung khảo sát một cách toàn diện về văn bản thư tín thương mại

và việc chuyển dịch loại văn bản này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án này là giúp cho các doanh nghiệp người Việt biết cách

xây dựng và chuyển dịch các văn bản thư tín thương mại bằng tiếng Anh để giao

dịch với các doanh nghiệp đối tác Phương Đông trên cơ sở chỉ ra các nguyên tắc

viết và mô hình văn bản thư tín thương mại bằng tiếng Anh dành cho người Phương

Đông; mô hình chuyển dịch văn bản thư tín thương mại Anh-Việt, Việt - Anh thể

hiện trong việc chuyển dịch cấu trúc thể loại từ văn bản nguồn sang văn bản đích;

các nguyên tắc chuyển dịch ngữ nghĩa liên nhân, kinh nghiệm và văn bản của thể

loại văn bản này từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- So sánh, đối chiếu và mô tả sự tương đồng và khác biệt giữa thư tín tiếng

Anh của Anh-Mỹ và Nhật Bản thể hiện trong cấu trúc thể loại, cấu trúc tu từ, và các

đặc điểm ngôn ngữ giữa hai kiểu viết thư này

- Xác định sự khác biệt trong mục đích giao tiếp và cấu trúc bước thoại trongcác kiểu loại văn bản thư tín này

- So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc bước thoại trong hai kiểu viết thư

Anh-Mỹ và Việt Nam, tìm ra sự khác biệt trong cấu trúc tu từ và mục đích giao tiếp giữahai kiểu văn bản này để đưa ra mô hình chuyển dịch chuẩn từ ngôn ngữ nguồn sangngôn ngữ đích

- So sánh đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ trong ngữ vực để tìm ra các nguyêntắc trong việc chuyển dịch ba trường ngữ nghĩa: Liên nhân, kinh nghiệm và vănbản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn bản thư tín thương mại Phương

Đông (Nhật Bản, Việt Nam) và Phương Tây (Anh-Mỹ), trong đó luận án đi sâu vào

nghiên cứu so sánh các phương diện: Thể loại thư tín thương mại, Cộng đồng diễn

ngôn, Mục đích giao tiếp, Bước thoại và chiến lược, Phương pháp lấy người đọc làm trung tâm (You-Approach), Đặc điểm ngôn ngữ thư tín

Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu vănbản thư tín thương mại tiếng Anh do người Nhật, người Việt Nam và người Anh-

Mỹ viết để so sánh và quy nạp mô hình cấu trúc kiểu loại văn bản này dành chongười Phương Đông Việc xem xét các phương diện trên trong văn bản thư tín tiếngAnh do người Phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc … viết sẽ được đề xuấttrong các nghiên cứu tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: phương pháp

Trang 16

so sánh - đối chiếu, phương pháp miêu tả và thủ pháp thống kê.

Phương pháp so sánh-đối chiếu được sử dụng để đối sánh các văn bản thư

tín tiếng Anh của Phương Tây, Nhật Bản và thư tín tiếng Việt ở hai cấp độ: Mô hìnhcấu trúc thể loại và đặc điểm ngôn ngữ nhằm tìm ra những điểm tương đồng vàkhác biệt

Việc so sánh - đối chiếu được thực hiện theo trình tự các bước: i) xác định

mô hình đối chiếu; ii) Đối chiếu mẫu; iii) Đối chiếu để tìm ra những điểm tươngđồng và khác biệt về bình diện cấu trúc thể loại văn bản thư tín và đặc điểm ngônngữ Kết quả có được nhờ vận dụng phương pháp so sánh-đối chiếu có thể góp phầnhữu ích hỗ trợ cho công tác dịch thuật, giảng dạy thư tín tiếng Anh tại các trườngđại học ở Việt Nam

Thủ pháp thống kê được sử dụng xuyên suốt chương 2 và chương 3, cho

phép luận án xác định được những điểm tương đồng và khác biệt về số lượng vàmục đích từng bước thoại trong từng thể loại thư tín Từ nguồn ngữ liệu gồm 230bức thư thu thập được và 120 bức thư trong tài liệu song ngữ, luận án còn sử dụngthủ pháp này để thống kê những đặc điểm của các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng ởcác cấp độ như: cú pháp (cấu trúc câu, biểu ngữ), từ vựng (danh từ, đại từ, tínhtừ…) nhằm mục đích so sánh các yếu tố này giữa các văn bản thư tín của Anh-Mỹ,Nhật Bản và Việt Nam

Phương pháp miêu tả giúp luận án phác họa một bức tranh toàn cảnh về

văn bản thư tín thương mại tiếng Anh nói chung hiện đang được sử dụng tại ViệtNam Phương pháp này cũng giúp luận án miêu tả đặc điểm về thể loại và ngôn ngữcủa văn bản thư tín được tạo lập bởi những người viết có nguồn gốc văn hóa khácnhau Trên cơ sở miêu tả, luận án sẽ đưa ra các mô hình cấu trúc thể loại và mô hìnhsử dụng ngôn ngữ thư tín cho từng vùng văn hóa

6 Ngữ liệu nghiên cứu

Ngữ liệu nghiên cứu của luận án bao gồm 230 văn bản thư tín của Anh-Mỹ,Nhật và Việt Nam, cụ thể như sau:

- 70 thư bán hàng tiếng Anh (Sales letters): 35 thư do người Anh-Mỹ viết và 35 thư

Trang 17

do người Nhật viết.

- 40 thư xin việc tiếng Anh (Job application letters): do người Nhật viết

- 60 thư từ chối việc làm tiếng Anh (Rejection letters): 30 thư do người Anh-Mỹviết và 30 thư do người Nhật viết

- 60 thư xin việc: 30 thư tiếng Anh của người Anh-Mỹ và 30 thư tiếng Việt

Như vậy, tổng số thư khảo sát do người Anh-Mỹ viết là 95; do người Nhậtviết là 105; do người Việt Nam viết là 30 Ngoài ra, để phân tích thực tiễn chuyểndịch thư tín thương mại ở Việt Nam, chúng tôi cũng khảo sát 120 bức thư đượcchuyển dịch Anh-Việt trong một số tài liệu giáo trình song ngữ đang lưu hành ởViệt Nam [40], [78], [134], [149]

Lí do chúng tôi lựa chọn ba loại thư này để so sánh đối chiếu là theo Bhatia[51, tr 66] [52, tr.75], Dugger [68, tr.70] và Bovee [59, tr.97] trong bối cảnh toàncầu hóa hiện nay, thư tín thương mại tiếng Anh thường vươn tới cái phổ quát vàmang nhiều đặc điểm tương đồng, sự khác biệt về văn hóa được thể hiện rõ nét và

điển hình hơn trong các thể loại thư tín mang tính thuyết phục như: thư bán hàng,

xin việc và trong thể loại thông tin xấu như thư từ chối hoặc khiếu nại

Ngoài số văn bản trên, để xác định các nguyên tắc chuyển dịch Anh-Việt,Việt-Anh, luận án cũng tập hợp các thư khiếu nại, chào hàng, hỏi hàng, đặt hàng,hoàn chào giá… từ các giáo trình và sách song ngữ hiện đang được sử dụng tại cáctrường đại học ở Việt Nam, lần lượt như sau:

- Ashley, A (2003), Oxford Hanbook of Commercial Correspondence Oxford

University press.

- Gartside, L (1992) Model Business Letters Longman: Pitman Publishing.

- Howard Wilson (1988) ABC Business letters Tokyo: Kenekyusha.

- Keisuke Maruyama, Mami Doi, Yuko Igucara, Kazulco Kuwabara, Masahiro

Omama, Tasuya Yasui, Ryuko Yokosuka (1999) Writing Business Letters in

Japanese Tokyo: The Japan Times.

- Muckian, Michael and John Woods (1996) The business letter handbook: how to

write effective letters & memos for every business situation Hol-brook,

Trang 18

Massachusetts: Adams Media Corporation.

- Poe.W (2004) The McGraw-Hill handbook of Business letters McGraw-Hill Inc.

- Tatematsu, Kikuko, et al (1994) Writing Letters in Japanese The Japan Times.

Ngoài nguồn ngữ liệu trên, số văn bản thư tín này còn được sưu tầm từ cácđơn vị Việt Nam hoặc kinh doanh ở Việt Nam Như vậy, đối tượng cũng khảo sát làcác văn bản tiếng Anh thư tín thương mại, với 3 nguồn gốc khác nhau từ các cơquan, đơn vị kinh tế Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam

7 Ý nghĩa của đề tài

Về ý́ nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra mô hình chuyển dịch Anh – Việt, Việt - Anh đối với văn bản thư tín thương mại trên cơ sở kế thừa những quan

điểm của các nhà lí thuyết dịch thuật đi trước Đề tài cũng đưa ra mô hình xây dựng

văn bản thư tín thương mại tiếng Anh dành cho người Nhật Bản nói riêng và người Phương Đông nói chung

Về nghĩa thực tiễn, đề tài này mang đến cho các doanh nghiệp, giáo viên,

sinh viên, người dịch tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xử lý văn bản thư tínthương mại tiếng Anh dành cho người Phương Đông và phương pháp chuyển dịchAnh-Việt, Việt-Anh thể loại văn bản này trong việc giảng dạy thư tín thương mạitiếng Anh hiện nay

8 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết

- Chương 2: Các nguyên tắc xác lập và xây dựng mô hình văn bản thư tín thươngmại tiếng Anh (Trên cơ sở đối chiếu văn bản thư tín tiếng Anh của Phương Tây vàPhương Đông)

- Chương 3: Phương pháp chuyển dịch Anh-Việt, Việt-Anh văn bản thư tín thươngmại

Trang 19

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Tổng quan về văn bản thư tín thương mại

Diệp Quang Ban [2] cho rằng “ở cách hiểu hẹp nhất, văn bản được hiểu là

những tài liệu viết và trong cách hiểu rộng hơn, văn bản là tất cả các tài liệu viết ”

[tr 211] Trần Ngọc Thêm [32] cho rằng văn bản là một hệ thống bao gồm các câuphần tử và cấu trúc

Văn bản thương mại được hiểu là các văn bản liên quan đến thương mại, baogồm nhưng không hạn chế ở các loại văn bản mang tính pháp lý, các văn bản traođổi, giao dịch trong thực tiễn kinh doanh …

Trong luận án này, chúng tôi chỉ giới hạn phần nghiên cứu ở văn bản thư tín

thương mại sử dụng trong giao dịch kinh doanh hiện nay Để có cái nhìn tổng quan

về thể loại này, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích đặc điểm và nhận diệntừng kiểu loại văn bản thư tín thương mại

1.1.1 Đặc điểm của văn bản thư tín thương mại

Thư tín thương mại là thể loại đặc biệt sử dụng trong cộng đồng thương mạinhằm đạt được mục đích giao tiếp kinh doanh So với thư cá nhân, thư tín thươngmại thường mang phong cách trang trọng nhất định, sử dụng các cấu trúc và biểungữ tập quán theo quy ước của cộng đồng giao tiếp thương mại Tùy từng mối quan

hệ, đối tượng giao dịch, bản chất của hàng hóa dịch vụ trao đổi… mỗi tiểu thể loạithư tín đều mang tính đặc thù và được cấu trúc theo các cách khác nhau để đạt đượcmục đích riêng

1.1.1.1 Hình thức trình bày

Gartside [78] và các tác giả khác đưa ra ba hình thức chính cho việc trình bày

một bức thư như sau: kiểu trình bày lui vào lề (“Indented”) (x Phụ lục 1), kiểu bán hình khối (semiblock) và kiểu hình khối, “full block” hoặc hình khối không có dấu câu ở phần lời chào đầu thư hay cuối thư “full block, open punctuation” Kiểu

Trang 20

Indented được coi là lâu đời nhất, với cách trình bày rất công phu, yêu cầu ngườiviết phải lui vào một hay hai hàng khi xuống dòng, với lời chào đầu thư được đặtphía bên trái, còn lời chào cuối thư đặt phía bên phải Do vậy, hình thức kiểu nàytạo ra một sự cân bằng của bức thư khiến cho bức thư trông trang trọng và bắt mắt

Hiện nay, trong các văn bản hành chính của Việt Nam, hình thức này đangđược áp dụng phổ biến Tuy nhiên, nhược điểm chính của hình thức trình bày kiểunày là người viết thường mất công hơn do phải thực hiện nhiều thao tác khi soạnthảo văn bản

Khi các giao dịch thư tín ngày nay trở nên phổ cập hơn nhờ sự phát triển củacông nghệ thông tin, người viết có xu hướng đơn giản hóa cách trình này bằng việc

chuyển sang kiểu bán hình khối (“semi-block”) Kiểu này được trình bày thẳng từ

trên xuống và người viết không cần phải lui vào một hay hai hàng Tuy nhiên, phầnlời chào cuối thư vẫn giữ vị trí bên phải bức thư Để giản tiện hơn nữa, người viết

áp dụng hình thức hình khối, không có dấu câu (“Full block”) trong đó, tất cả phần

địa chỉ người nhận, lời chào đầu thư, nội dung thư, phần lời chào cuối thư… đượctrình bày theo hình khối, thẳng từ trên xuống và loại bỏ các dấu câu sau phần tên vàđịa chỉ của người nhận, lời chào đầu thư, lời chào cuối thư Tùy theo tập quán vănhóa và thói quen của người viết, thư tín được trình bày theo một trong ba hình thứctrên (x phụ lục 1)

1.1.1.2 Cấu trúc tổ chức văn bản thư tín

Theo Dugger [68], Gartside [78] và các tác giả khác, một văn bản thư tínthương mại có cấu trúc tổ chức như sau: (x phụ lục 1)

Phần 1 Thông tin đầu thư: bao gồm thông tin về người viết, thông tin về người

nhận, ngày tháng, tham chiếu

Phần 2 Mở đầu: bao gồm lời chào đầu thư, chủ đề, thăm hỏi đầu thư

Phần 3 Nội dung: Trong phần này, tùy vào kiểu loại thư mà bức thư mang cấu trúc

cụ thể như phân tích trong phần nhận diện thể loại thư tín dưới đây Tuy nhiên một

bức thư thường chia thành ba phần chính: (i) Nêu mục đích viết thư; (ii) trao đổi,

Trang 21

thông báo, đề nghị, yêu cầu…và (iii) kết thúc.

Phần 4 Thông tin cuối thư, bao gồm: Chào hỏi cuối thư, Lời chào cuối thư, Chữ

ký và chức vụ người viết, Gửi kèm, Tái bút

Nhìn chung, mặc dù thương tín thương mại ngày nay có xu hướng được trìnhbày với nhiều đặc điểm tương đồng hơn trước đây do tác động của môi trường giaotiếp toàn cầu bằng tiếng Anh, tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sự khác biệt về vănhóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc tổ chức thư tín

1.1.2 Nhận diện văn bản thư tín thương mại

Trước khi đi vào phân tích nhận diện từng thể loại thư tín, cần phải xác địnhmột số khái niệm được sử dụng trong luận án để làm cơ sở cho việc xác định từngthể loại thư tín thương mại và phân tích so sánh sự khác biệt giữa các văn bản thưtín thuộc những văn hóa khác nhau

1.1.2.1 Các khái niệm hữu quan

(i) Thể loại

Thể loại là một sự kiện giao tiếp độc lập mang tính văn hóa, xã hội và đượccho là hiệu quả trong việc bảo đảm sự thành công của dụng học trong thương mạihoặc trong đó ngữ cảnh chuyên ngành khác được sử dụng [51, tr.57] Do vậy, khinghiên cứu cần kiểm tra khía cạnh xã hội của một thể loại đặc biệt để đưa ra cách

giải thích về xã hội cho câu hỏi “Tại sao các thành viên của những gì mà các nhà

xã hội học gọi là “Văn hóa thứ hai” viết theo cách của họ?”

Bhatia [55, tr.135] cho rằng có nhiều phương pháp phân tích thể loại với cácđịnh hướng khác nhau, nhưng chúng đều cung cấp mảnh đất chung như sau:

- Thể loại là các sự kiện giao tiếp được công nhận, khắc họa bởi một tập hợp cácmục đích để các thành viên thuộc cộng đồng học thuật hay chuyên ngành hiểu nhau

- Các thể loại được cấu trúc ở mức độ cao và có tính tập quán quy ước trong đó mộtđóng góp nội hàm xét về các biểu ngữ, hình thức và nguồn thể loại có khả năng xảyra

Trang 22

- Khám phá về thể loại và sử dụng tối đa thể loại sẽ là đặc quyền của các thành viêntrong một cộng đồng diễn ngôn chuyên ngành đặc thù.

- Các thành viên của cộng đồng chuyên ngành và nguyên tắc thường khai thácnguồn thể loại để thể hiện không chỉ các ý định riêng mà cả các ý định tổ chức trongphạm vi các cấu trúc của mục đích giao tiếp công nhận

- Thể loại là sự phản ánh văn hóa tổ chức và kỷ luật có sự thống nhất về nội dung,thường được nhận biết bằng việc dẫn chiếu về sự kết hợp các yếu tố ngữ cảnh, suyluận và văn bản

Trong luận án này, thể loại thư tín thương mại được hiểu là một sự kiện giao

tiếp trong cộng đồng thương mại, được cấu trúc theo tập quán sử dụng riêng, với cách sử dụng các biểu ngữ và từ vựng đặc thù, được cộng đồng thương mại công nhận và khai thác nhằm mục đích để các thành viên trong cộng đồng này hiểu nhau trong các giao tiếp của mình.

(ii) Ngữ vực

Halliday [85] sử dụng thuật ngữ Ngữ vực muốn đề cập đến “thực tế ngôn

ngữ chúng ta nói hay viết tùy vào kiểu loại tình huống”, đó là, tùy thuộc vào “ngữ

cảnh xã hội sử dụng ngôn ngữ” Có ba quy phạm ngữ vực liên quan đến vấn đề này:

loại tương tác diễn ra giữa người nói và người nghe (gọi là Trường), mối quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe (gọi là Không khí), mối quan hệ mà các tham thể mong đợi ngôn ngữ sẽ thực hiện trong tình huống đó (gọi là Thức) (xem

1.2.2.2) Sau này các nhà ngôn ngữ chức năng hệ thống trình bày hệ thống nàytường minh hơn Ngoài ra, theo chúng tôi, ngữ vực cũng bị ảnh hưởng và chịu sựtác động bởi ngữ cảnh văn hóa Như vậy, nếu ngữ cảnh tình huống gắn liền với mộtvăn bản cụ thể và một tình huống giao tiếp cụ thể thì ngữ cảnh văn hóa liên quanđến tập quán của các tham thoại bao gồm cả các tri thức nền gắn liền với một cộngđồng diễn ngôn

(iii) Cộng đồng diễn ngôn

Cộng đồng diễn ngôn là một cộng đồng trong đó mối quan hệ liên kết được

Trang 23

xây dựng trên cơ sở các mục đích giao tiếp chung Các mục đích chung này liên kếtthể loại với cộng đồng diễn ngôn [141] Mối quan hệ giữa các mục đích giao tiếp vàcộng đồng diễn ngôn được thể hiện như sau:

Mục đích giao tiếp của một thể loại được công nhận bởi các thành viên trongcộng đồng đó và do vậy, tạo nên tính hợp lý của thể loại, tính hợp lý này hình thànhcấu trúc sơ đồ của diễn ngôn và các ảnh hưởng cũng như các khống chế đối với sựlựa chọn nội dung và thể loại [158]

Pare [147] ủng hộ quan điểm về cộng đồng diễn ngôn trong việc tạo lập vănbản Họ tin rằng thể loại là cách thức để đảm bảo việc tạo nên một diễn ngôn dựatrên cộng đồng; một diễn ngôn được tạo ra bởi và vì nhóm cộng đồng đó Cộngđồng diễn ngôn được cho là có khái niệm liên quan đến các cộng đồng tập quánđang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với các ngữ cảnh học thuật [60].Swales [158, tr 24-27] đưa ra sáu đặc điểm xác định của cộng đồng diễn ngôn nhưsau:

- Có mục tiêu chung được các thành viên công nhận;

- Thiết lập một cơ chế liên giao tiếp giữa các thành viên (chẳng hạn như các bản tinhay thư thông tin);

- Tận dụng một hay nhiều thể loại trong việc thể hiện các mục đích của mình;

- Tận dụng cơ chế tham gia để cung cấp thông tin và phản hồi ;

- Đạt được các từ vựng đặc thù ngoài việc sở hữu thể loại và cấp độ tiêu chuẩn củacác thành viên với một nội dung và trình độ diễn ngôn tương đối thích hợp

Tóm lại, cộng đồng diễn ngôn là một cộng đồng trong đó người tạo lập vănbản và người tiếp nhận văn bản được nối kết bởi kiến thức và các mong đợi tươngtự về bản chất và chức năng của thể loại Các liên kết lẫn nhau giữa các thành viênđược xây dựng trên cơ sở chung mục đích [141, tr.198]

(iv) Mục đích giao tiếp

Mục đích giao tiếp là tiêu chuẩn điển hình cho việc xác định thể loại mà

Swales định nghĩa một thể loại là “một lớp các sự kiện giao tiếp, các thành viên

Trang 24

của cộng đồng có chung một số mục đích giao tiếp” Tương tự như vậy, Bhatia [51,

tr.58] cho rằng, “một thể loại là một sự kiện giao tiếp được công nhận khắc họa bởi

một tập hợp các mục đích giao tiếp” Còn đối với Martin [127, tr 89] thể loại là

một “quy trình xã hội có mục đích và được phân đoạn” Cả ba diễn dịch này về thể

loại cho rằng khái niệm cơ bản đó là về mục đích, chức năng hay mục tiêu [41, tr

123] Cả hai trường phái này đều coi mục tiêu hay mục đích giao tiếp là quan trọng

và là tiêu chuẩn cơ bản cho việc quyết định liệu một diễn ngôn đặc biệt sẽ được xếpvào loại nào Mục đích giao tiếp xác định cả cấu trúc sơ đồ và lựa chọn từ vựng củadiễn ngôn, và là nguyên nhân tại sao các văn bản đều mang các đặc tính riêng nàođó

(v) Bước thoại và chiến lược

Bước thoại (Moves): Theo Hyland, K [106, tr.46], bước thoại là sự thể hiện một

mục đích giao tiếp chung đặc thù thông qua các chiến lược ngôn ngữ khác nhau

Cũng như vậy, Hopkins và Dudley [101, tr.131) cho rằng bước thoại là “đơn vị cú

pháp liên quan đến mục đích của người viết” Nwogu [143] định nghĩa về bước thoại có lẽ chi tiết hơn:

“Bước thoại là một phân đoạn văn bản tạo nên từ các đặc điểm ngôn ngữ (ngữnghĩa ngữ vựng, ngữ nghĩa thành phần, lực ngôn trung…) mang lại cho phân đoạnấy tính thống nhất và thể hiện nội dung của diễn ngôn trong phân đoạn (tr 122)

Các định nghĩa tiếp theo về bước thoại của Swales [158], Thompson [165] và

một số nhà ngôn ngữ học khác như sau:

Bước thoại là một đơn vị giao tiếp của một văn bản mang mục đích giao tiếp riêngbiệt, được khắc họa bởi các đặc điểm hay bằng chứng ngôn ngữ trong văn bản Cácđơn vị giao tiếp hay bước thoại trong một văn bản tạo nên một loạt các mục đíchgiao tiếp thể hiện thể loại của văn bản

Trong thư tín thương mại, bước thoại được hiểu là đơn vị giao tiếp cơ bản,

sử dụng chiến lược ngôn ngữ khác nhau nhằm thể hiện mục đích cụ thể của văn bảnthư tín đó Mỗi tiểu thể loại thư tín đều có cấu trúc bước thoại riêng mang chứcnăng giao tiếp khác nhau mà chúng sẽ được nhận diện trong các phân tích dưới đây

Trang 25

Ví dụ: trong thể loại thư tín mang tính thông tin (thư hỏi hàng, chào hàng, đặt

hàng, thông báo…), cấu trúc bước thoại bao gồm: Bước thoại 1 Đưa ra vấn đề

trung tâm; - Bước thoại 2 Cung cấp thông tin.- Bước thoại 3 Thu hút hợp tác.

Chiến lược (Strategies)

Để thể hiện mục đích giao tiếp của một bước thoại cụ thể, người viết thư tíncần phải thêm các yếu tố cấu thành, và các yếu tố cấu thành này được gọi là chiếnlược hay còn gọi là tiểu thoại (steps) Một bước thoại có thể bao gồm một hay nhiềuchiến lược thực hiện Đối với thư tín thương mại, một chiến lược được xác địnhthành một phân đoạn của văn bản chứa đựng các đặc điểm tu từ, có nghĩa cho việcthể hiện mục đích giao tiếp của một bước thoại Các chiến lược chủ yếu được nhậnbiết bằng các bằng chứng ngôn ngữ và diễn ngôn trong văn bản hoặc được suy luận

từ ngữ cảnh Tóm lại, người viết đưa ra các chiến lược thực hiện nhằm đạt đượcmục đích giao tiếp cho một bước thoại cụ thể Ví dụ: trong thể loại thư đặt hàng,

Bước thoại 1: Đưa ra vấn đề trung tâm được người viết thực hiện bằng một trong

ba chiến lược sau: Nêu mục đích bức thư, Nhắc lại vấn đề trước đó, Trả lời các vấn

đề trước đó.

(vi) Phương pháp lấy người đọc làm trung tâm (You-Approach)

Trong thư tín thương mại tiếng Anh, Bovee [59 tr 67] phân tích ba phương

pháp: “You approach” (Lấy người đọc làm trung tâm), “We/I approach” (Lấy người viết làm trung tâm và “It/they approach” (Trung tính) Phương pháp “you

approach” được người Phương Tây ưa chuộng, trong đó người viết sử dụng chiến

lược hướng về sự quan tâm của người đọc bằng việc sử dụng nhiều từ nhân xưng ở

ngôi thứ 2 như: You, your, yours Ngược lại với phương pháp này là I/We

approach trong đó người viết sử dụng nhiều đại từ nhân xưng ở ngôi thứ 1 ( We/ I/ us/ me…) để định hướng giao tiếp về phía người viết Phương pháp It/they approach thường bắt đầu bằng chủ ngữ ngôi thứ 3 ( it, they) không định hướng vào

người viết hay người nhận Chẳng hạn như khi thông báo việc khai trương một cửahàng, người viết có thể sử dụng ba kiểu như sau:

Trang 26

a We are happy to announce that we have increased the size of our store

building (Chúng tôi vui mừng thông báo đã mở rộng khuôn viên khu bán hàng).

b Now you will find a wider choice of merchandize in the greatly enlarged

building (Giờ đây quý khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong khu bán hàng đã

mở rộng này)

c The enlarged store building has allowed you so much greater variety of

merchandize (Khu bán hàng đã được mở rộng này đã mang lại cho quý khách hàng

nhiều sự lựa chọn hơn trước nhiều)

Đối với (a), diễn ngôn định hướng về người viết (sử dụng chủ ngữ We) còn (b) có diễn ngôn định hướng về người nhận (sử dụng chủ ngữ “you”) và (c) được

coi là diễn ngôn trung tính

1.1.2.2 Nhận diện thư tín theo thể loại

Dựa vào khái niệm về thể loại và mục đích giao tiếp, Larson [61, tr 234]phân chia thư tín thương mại thành các tiểu thể loại như Bảng 1.1 dưới đây

Bảng 1.1: Các thể loại thư tín thương mại [61]

THƯ TÍN THƯƠNG MẠI

Yêu cầu Thư yêu cầu Hỏi về thông tin hoặc đề nghị

Trả lời Đồng ý Thư trả lời Đồng ý yêu cầu hoặc khiếu nại

Bán hàng Thư bán hàng Khuyến khích mua hàng hóa/ dịch vụ

Khiếu nại Thư khiếu nại Thể hiện việc không hài lòng, khiếu nại đòi

bồi thườngXin việc Thư xin việc Tự giới thiệu với doanh nghiệp

Giới thiệu, tiến cử Thư giới thiệu,

tiến cử

Giới thiệu cá nhân/ công ty cho đối tượngkhác

Cảm ơn Thư cảm ơn Bày tỏ cảm ơn với đối tác

Đặt hàng Thư đặt hàng Đặt mua hàng hóa, dịch vụ

Trang 27

Thiện chí Thư thiện chí Tăng cường, thắt chặt mối quan hệ

Xác nhận Thư xác nhận Xác nhận về việc đã thỏa thuận

Thông tin Thư thông báo Gửi thông tin cho đối tác

Các loại thư tín trên đây có thể gọi là các tiểu thể loại thư tín mà mỗi tiểu thểloại đều mang một chức năng, mục đích giao tiếp và đặc điểm riêng

1.1.2.3 Nhận diện thể loại thư tín theo ngữ vực

Xét về phương thức giao tiếp và biến đổi ngữ vực, Giménez [80, tr 112]phân chia thư tín theo Sơ đồ 1.1 dưới đây Theo tác giả, việc phân chia này chỉmang tính tương đối vì tùy theo ngữ cảnh và vai trò của người tham gia mà mức độtrang trọng hay thân mật trong ngữ vực của từng thể loại có thể thay đổi khác đi

Sơ đồ 1.1: Các mức độ biến thiên ngữ vực trong thư tín [80, tr 112]

Trên cơ sở về sự khác biệt về mức độ trang trọng trong ngữ vực, Giménezđưa ra các tiêu chí dưới đây để xác định các mức độ phong cách

Bảng 1 2: So sánh ngữ vực trong sử dụng từ, biểu ngữ và câu [80, tr 121]

A Phong cách thân mật B Phong cách nghi thức trang

Email Học Thuật

Thư tín Thương mại

Email Thương mại

Pháp lý

Trang 28

2 Thể chủ động

3 Hành động ngôn ngữ trực tiếp

4 Động từ, liên từ thông thường

5 Các thuật ngữ chung chung

3 Hành động ngôn ngữ gián tiếp

4 Các động từ, liên từ đặc trưng

1.1.2.4 Nhận diện thể loại thư tín theo mục đích

Dựa vào mục đích của từng thể loại, Budly và các tác giả khác [61, tr.224]

phân chia thư tín làm bốn tiểu thể loại là: thuyết phục, thông tin, thông tin xấu và

thiện chí.

Thể loại thuyết phục: bao gồm thư bán hàng, xin việc, chào hàng, hoàn chào giá… Thể loại thông tin xấu: bao gồm thư từ chối (việc làm, đề nghị…), khiếu nại, phàn

nàn…

Thể loại thông tin: bao gồm báo cáo, thông báo, đặt hàng, hỏi hàng, thư nội bộ

(memo), thư giới thiệu …

Thể loại thiện chí: gồm thư chúc mừng, chia buồn, cảm ơn …

1.1.2.5 Cấu trúc bước thoại và chiến lược của các thể loại thư tín

(i) Thể loại thuyết phục

Đối với thể loại thuyết phục, Bhatia [51, tr 43] đã xác định chức năng chínhthuyết phục là để người đọc đáp lại một hành vi cụ thể Để đạt được mục tiêu cuốicùng này, bức thư phải gây được sự chú ý của người đọc, đưa ra các lợi ích của sảnphẩm hay dịch vụ liên quan đến nhu cầu, lợi ích của người đọc, tạo mối quan hệ

Trang 29

kinh doanh bước đầu và khuyến khích tiếp tục giao tiếp Bhatia đã minh họa cấu

trúc diễn ngôn của thể loại thuyết phục với bảy bước thoại (BT) như sau:

Bảng 1.3: Mô hình cấu trúc bước thoại trong thể loại thuyết phục [51, tr 49]

Bước thoại- Mục đích

BT 1: Tạo sự tin tưởng

BT 2: Giới thiệu

BT 3: Đưa ra các biện pháp khuyến khích

BT 4: Gửi kèm tài liệu

BT 5: Thúc giục phản hồi

BT 6: Sử dụng chiến thuật thúc ép

BT 7: Kết thúc lịch sự

Đây là mô hình cấu trúc bước thoại chung dành cho thư tín thuộc thể loạinày Tuy nhiên, thể loại thuyết phục được coi là thể loại bị ảnh hưởng lớn nhất bởivăn hóa do nó thể hiện quan điểm của người viết về các vấn đề cần thuyết phục[51] Trong chương 2, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình này để so sánh sự khác biệtgiữa thư bán hàng và thư xin việc của Anh-Mỹ và Nhật Bản Trong chương 3,chúng tôi cũng so sánh thể loại thuyết phục này của thư xin việc Anh-Mỹ và ViệtNam để đưa ra phương pháp chuyển dịch chung đối với văn bản thư tín thương mại

(ii) Thể loại thông tin

Nelson [137, tr 26] cho rằng đối với thể loại thông tin, thư tín thường đượchình thành bởi ba bước thoại với các chiến lược thực hiện chung, tùy theo đặc điểmcủa từng loại thư tín mà lựa chọn số lượng các chiến lược này để đưa vào sử dụng.Bảng 1.4: Mô hình cấu trúc bước thoại và chiến lược của thể loại thông tin [137,tr.26]

BT1: Đưa ra vấn đề trung

tâm

Nêu mục đích bức thưNhắc lại vấn đề trước đóTrả lời các vấn đề trước đó

BT2: Cung cấp thông tin Trả lời và yêu cầu điều kiện thương mại

Yêu cầu về điều kiện thương mạiĐàm phán điều kiện thương mại

Trang 30

Yêu cầu báo giá, chào hàng, xác nhận

BT3: Thu hút hợp tác

Bày tỏ cảm ơn Khuyến khích phản hồiXây dựng lòng tinLập triển vọng tích cựcXác nhận nguồn liên lạc

(iii) Thể loại thông tin xấu

Meyer [129, tr 34] khi nghiên cứu về các loại thư từ chối việc làm, thư khiếunại… đã đưa ra mô hình cấu trúc bước thoại cho thể loại này như sau

Bảng 1.5: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thông tin xấu [129, tr.34]

BT1: Xác nhận vấn đề

Xác nhận vấn đề/Dẫn chiếu/ Nêu vấn đềThông báo tin tốt (nếu có)

Bày tỏ cảm ơn (nếu có)

BT2: Đưa thông tin xấu

Trình bày nguyên nhân

Từ chối yêu cầuBày tỏ tiếc nuốiĐưa chứng cứ, thuyết phục thỏa thuậnGửi kèm giấy tờ

Bày tỏ ý định, Đề nghị giải quyết

BT3 Kết thúc

Kết thúc lạc quan

Hi vọng chấp nhậnKhuyến khích phản hồi

(iv) Thể loại thiện chí

Ashley [40, tr 57] đưa ra mô hình các bước thoại trong thể loại thiện chí như sau:Bảng 1.6: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thiện chí [40]

BT1: Xác định vấn đề

Cảm ơnChúc mừngThông báo

Bày tỏ tiếc nuối

BT3: Thiết lập triển vọng tích cực Kết thúc tích cực

Như vậy, khi triển khai văn bản thư tín thương mại, cần phải hiểu rõ cấu trúcthể loại của loại thư đó để xác định chiến lược viết sao cho phù hợp với mục đích

Trang 31

giao tiếp Khi đã xác định thể loại, người viết cần phải xem xét toàn bộ các yếu tốlần lượt là: mối quan hệ giữa người gửi và người nhận, chức năng của thể loại đó,ngữ cảnh của diễn ngôn, phần tựa đề, cấu trúc bước thoại, tính liên kết, loại hình từvựng…để triển khai chiến lược viết thích hợp Có như vậy, mọi thông tin mới đượctruyền đạt đầy đủ, rõ ràng đến người nhận và quá trình giao tiếp kinh doanh mới đạtđược hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là bảng phân tích mô hình bước thoại và các tiểu thoại chung trongthư tín thương mại Tuy nhiên, do có sự khác biệt về văn hóa mà người PhươngĐông và người Anh-Mỹ có sự lựa chọn khác nhau về cấu trúc bước thoại này Mộtsố bước thoại và tiểu thoại được coi là bắt buộc với người Anh-Mỹ thì lại được coi

là lựa chọn đối với người Phương Đông

1.2 Các mô hình lý thuyết được vận dụng

Trong phân tích thể loại, các nhà ngôn ngữ học có xu hướng sử dụng hệ thuậtngữ chức năng hệ thống của Halliday [87, tr 181], trường phái “Sydney” ([70];[127]; [165]) và Martin [127] để tiếp cận văn bản vì ưu điểm của phương pháp này

là xem xét văn bản mang tính tổng thể hơn hệ cấu trúc luận về ngôn ngữ hành chức,ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ [19, tr 22] Xuyênsuốt trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình phân tích văn bản theophương pháp chức năng hệ thống của Martin [127, tr 312] lần lượt là: Thể loại,Ngữ vực và Ngôn ngữ như Sơ đồ 1.2 dưới đây

Sơ đồ 1.2: Mô hình phân tích văn bản theo phương pháp chức năng hệ thống

(Martin, [127])

Trang 32

Về thể loại, luận án sử dụng hai mô hình: Mô hình tiềm năng cấu trúc thể

loại (GSP) của Hasan [90] và Mô hình cấu trúc sơ đồ (SS) của Martin [125] để sosánh cấu trúc thể loại trong các kiểu loại văn bản thư tín Phương Đông và PhươngTây

Về ngữ vực, luận án sẽ làm rõ sự khác biệt về trường, không khí và thức

được thể hiện ở tính lịch sự và mục đích giao tiếp trong các kiểu loại văn bản thư tínnày

Về đặc điểm ngôn ngữ, luận án sẽ so sánh văn bản thư tín của Anh-Mỹ,

Nhật Bản và Việt Nam ở ba trường ngữ nghĩa:

- Ngữ nghĩa liên nhân: Thể hiện ở hành vi lời nói trực tiếp và gián tiếp, lịch sự trong giao tiếp và phương pháp lấy người đọc làm trung tâm (You approach)

- Ngữ nghĩa văn bản: thể hiện ở tính mạch lạc và tình thái (modality) và câu

chủ động, bị động trong văn bản thư tín

- Ngữ nghĩa kinh nghiệm: thể hiện ở sự khác biệt trong tập quán sử dụng các

biểu ngữ, thuật ngữ chuyên ngành, sự kết hợp từ vựng…

1.2.1 Phương pháp phân tích thể loại

1.2.1.1 Mục tiêu của phân tích thể loại

Theo Diệp Quang Ban [2], thể loại là một kiểu diễn ngôn bằng cách viết

hoặc nói chứa những đặc trưng được thiết lập theo quy ước Nói cách khác, nó gồmmột loạt các tiêu chuẩn quy định cho một loại hình diễn ngôn, được dùng để phânloại các văn bản và lời nói hoặc sử dụng cho các hình thức nghệ thuật hoặc phátngôn nói chung Berkenkotter & Huckin [50, tr.102] cũng xác định việc phân tíchthể loại văn bản thường được xem như là việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữtheo ngôn cảnh, là việc đặc định hóa hành động diễn ngôn và là các quy tắc về cácquy trình phân đoạn hoặc là sự hợp nhất các mục đích thông tin

Theo Bhatia [51, tr 15], mục tiêu của việc phân tích thể loại là nghiên cứuhành vi ngôn ngữ xác định trong tình huống nhằm trình bày và giải thích các hiệntượng dường như rất phức tạp của thế giới hiện thực Việc phân tích thể loại cũng

Trang 33

giúp cho người viết hiểu sâu hơn về các mục tiêu thông tin của văn bản nhằm giúpcho người viết và người đọc nhận thức rõ hơn về ngôn ngữ sử dụng và chuyển đổitheo môi trường xã hội phức tạp Việc phân tích thể loại cũng giúp đưa ra các giảipháp hiệu quả giải quyết các vấn đề về ứng dụng trong phương pháp sư phạm

Có thể nói, nghiên cứu phân tích thể loại nhằm các mục đích sau:

- Thể hiện và giải thích cho thực tế phức tạp và đa dạng của thế giới ngôn ngữ;

- Hiểu và giải thích cho ý định riêng của từng tác giả, cùng với việc đạt được mụcđích giao tiếp đã được xã hội công nhận;

- Hiểu cách sử dụng ngôn ngữ được hình thành trong môi trường xã hội;

- Đưa ra giải pháp hữu hiệu đối với các vấn đề sư phạm và ngôn ngữ thực hànhkhác

Do nhiều lí do khác nhau, một thời gian dài ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng củangôn ngữ học Xô viết, các phong cách chức năng và cả các thể loại trong lòng từngphong cách được nhận diện và miêu tả khá đơn giản, nhất là những loại diễn ngônliên quan đến kinh tế Điều đó có lí do xã hội – lịch sử của nó

Giờ đây khi xu hướng hội nhập diễn ra khá nhanh, một số lĩnh vực giao tiếp,trao đổi … tất cả đều phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế Trước tình hình đó, việcnghiên cứu các diễn ngôn giao dịch nói chung, một số thể loại thuộc lĩnh vực kinh

tế nói riêng, có ý nghĩa rất quan trọng chẳng những về mặt lý thuyết mà còn cả vềứng dụng cụ thể

Để có cái nhìn bao quát về việc nghiên cứu thể loại kinh tế, luận án này, trên

cơ sở quan sát các tài liệu cùng chủ đề bằng tiếng Anh, cố gắng đúc kết và giớithiệu một số đường hướng về phân tích thể loại và thể loại thư tín thương mại

Trên cơ sở phân tích, nhận diện các thể loại thư tín trong các giáo trình hiệnđang được sử dụng tại các trường đại học Việt Nam, chúng tôi sẽ hệ thống hóa cácthể loại diễn ngôn và đưa ra những nguyên tắc, chiến lược triển khai cho từng thểloại thư tín, nhằm giúp cho quá trình đào tạo hiệu quả hơn, đáp ứng được các yêucầu về giao tiếp kinh doanh bằng tiếng Anh tại các doanh nghiệp nước ngoài

Trang 34

1.2.1.2 Mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại (Generic Structure Potential)

Mô hình phân tích các cấu trúc văn bản trong phạm vi một thể loại được

công nhận rộng rãi được gọi là Mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại (GPS) Đây là

mô hình đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích thể loại theo truyền thống củangôn ngữ học chức năng hệ thống do Hasan [90] phát triển Theo Partridge [148],

bất kỳ ai muốn sử dụng mô hình phân tích GSP phải xác định các thành phần bắt buộc và lựa chọn của một văn bản Ngoài việc xác định các yếu tố bắt buộc và lựa

chọn này, người phân tích thể loại cần phải nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tố nàyvới nhau Paltridge [148] còn giải thích thêm rằng các phân tích GSP cho thấynhững yếu tố nào phải diễn ra; những yếu tố nào có thể diễn ra, khi nào các yếu tốnày phải diễn ra, và tần suất các yếu tố này có thể diễn ra

Hasan [90] cho rằng một văn bản mang ba yếu tố: bắt buộc, lựa chọn và lặp lại Các yếu tố bắt buộc là các yếu tố phải diễn ra trong cấu trúc của một văn bản.

Các yếu tố lựa chọn, tuy nhiên, là một phần của cấu trúc văn bản có thể diễn ranhưng không bắt buộc phải diễn ra Còn các yếu tố lặp lại là một tập hợp các yếu tốđặc biệt diễn ra hơn một lần Việc phân bố hay sắp xếp các văn bản chiếm lĩnh mộtngữ cảnh gọi là phương pháp tiềm năng cấu trúc thể loại Cũng như vậy, Hasan [90,

tr 61] cho rằng các yếu tố bắt buộc xác định thể loại của văn bản Theo mô hìnhnày, khi một loạt các văn bản cùng chung mục đích, thông thường chúng sẽ cóchung cấu trúc và do vậy có chung một thể loại

Không giống các yếu tố lựa chọn, các yếu tố bắt buộc được sử dụng làm tiêuchuẩn cho việc quyết định liệu văn bản đó đã hoàn chỉnh hay chưa Các yếu tố lựachọn, ngược lại, không được coi là tiêu chuẩn cho việc này [90, tr 37] Theo Hasan,nếu một văn bản cụ thể không thể hiện một hay nhiều yếu tố này (yếu tố bắt buộc vàlựa chọn), chúng vẫn có thể được xem là hoàn chỉnh nhưng được phân thành kiểu

“cộc cằn”, kiểu “thương mại”, và kiểu “nghèo nàn”, v.v

Trang 35

Vì mô hình GSP quan tâm đến trình tự và sự lặp lại của các yếu tố thể loại, cómột số trật tự bắt buộc dành cho các yếu tố thể loại Hasan [90: tr.239] giải thíchnhư sau:

Mức độ linh động khác nhau giữa các cặp yếu tố này và các cặp khác; một yếu tố cụthể có thể diễn ra theo một trình tự cố định tiếp theo một yếu tố đặc biệt nào đó màkhông phải là yếu tố khác

Trình tự chấp nhận được của các yếu tố bắt buộc, do vậy, được sử dụng là tiêuchuẩn để xác định tính hoàn thiện và thích hợp của văn bản

Tương tự như thế, Hasan đề nghị sử dụng thuật ngữ cấu trúc thực tế (“Actual

structure”) để nói đến các loại khả năng cấu trúc trong một thể loại cụ thể Sự biếnđổi trong các kiểu loại văn bản trong phạm vi cùng thể loại có thể được giải thíchbằng sự xuất hiện và thứ tự các yếu tố lựa chọn trong một văn bản cụ thể

Tóm lại, theo mô hình GSP, văn bản có thể được phân chia thành một thểloại đặc biệt trên cơ sở sự xuất hiện của các yếu tố bắt buộc còn giá trị của văn bảnđược xác định bằng các mô hình cấu trúc trình tự Tuy nhiên, các thành viên củatiểu thể loại (sub-genre) được xác định bằng sự xuất hiện và thứ tự của các yếu tốlựa chọn

Như đề cập ở trên, ba thành phần trong mô hình GPS là trật tự bắt buộc, lựachọn và lặp lại Chẳng hạn, các yếu tố bắt buộc trong thư tín thuộc thể loại thuyết

phục như thư bán hàng, xin việc… là Tạo sự tin tưởng, Giới thiệu chào hàng và

Thúc giục phản hồi thực hiện chức năng quan trọng để tạo nên sự thuyết phục đối

với người đọc

Các nhà nghiên cứu tin rằng mô hình phân tích cấu trúc sơ đồ GSP củaHasan giúp nhận diện và phân loại các thành phần bắt buộc, lựa chọn và lặp lại Tuynhiên, trừ khi một nhà phân tích thể loại có kiến thức cơ sở về thể loại và có đủ dữliệu mới có thể quyết định biên giới giữa các thành phần lựa chọn và bắt buộc

Trang 36

1.2.1.3 M ô hình cấu trúc sơ đồ (Schematic Structure-SS)

Cấu trúc sơ đồ (SS) là một hệ thống phân tích thể loại quan trọng trong phạm

vi lý thuyết chức năng hệ thống do Martin [127] phát triển từ Halliday Kathpalia[110, tr.220] đề nghị rằng mặc dầu mô hình này được xem là việc mở rộng và đánhgiá lại phương pháp GPS, nhưng có sự khác biệt cơ bản xét về lí thuyết và thực tiễn.Sự khác biệt giữa hai khái niệm nằm ở quan điểm về thể loại và ngữ vực và vị trícũng như mối quan hệ giữa hai khái niệm này

Martin [127, tr.505] nhận thức thể loại là “một quy trình xã hội có mục đích

và được phân đoạn thông qua ngữ vực” Không giống như phương pháp GSP của

Hasan, Martin trong mô hình SS của mình cho rằng cấu trúc văn bản cần phải đượctạo ra ở cấp độ thể loại thay vì ở cấp độ ngữ vực Do vậy, mạng lưới thể loại có thểđược thành lập trên cơ sở các tương đồng và khác biệt giữa các cấu trúc văn bản(cấu trúc sơ đồ) mà các cấu trúc này cuối cùng sẽ xác định thể loại văn bản

Hai mô hình GSP và SS có chung cơ sở xét về sự tương quan giữa cấu trúc

sơ đồ và sự lựa chọn trường, không khí và thức Các phân đoạn trong cả hai phươngpháp đều bị ảnh hưởng bởi các ngữ cảnh xã hội [127, tr 231] Tuy nhiên, sự khácbiệt, nằm ở sự lựa chọn trường, không khí và thức Cụ thể hơn, Hasan coi trường,không khí và thức được thể hiện bằng cấu trúc sơ đồ, trong khi cấu trúc sơ đồ củaMartin được thể hiện qua sự lựa chọn trường, không khí, và thức Nói cách khác,Martin đã đảo ngược công thức mối quan hệ giữa các yếu tố thể loại của Hasan vàngữ vực

Khi triển khai phân tích văn bản, Martin phát triển mô hình phân tích văn

bản, xuất phát từ quy phạm năng động của văn bản để đưa các lựa chọn văn hóa thể

loại của một xã hội nơi các văn bản xuất hiện

Trang 37

1.2.2 Ngữ vực

1.2.2.1 Ngữ cảnh tình huống và Ngữ cảnh văn hóa trong thư tín

Ngữ cảnh tình huống đầu tiên được Bronislaw Malinowski [122], một nhànhân học đưa ra, ông đã đề nghị một loại môi trường phi ngôn ngữ cho văn bản.Ngữ cảnh tình huống của ông đề cập đến một văn bản cụ thể trong khi ngữ cảnh vănhóa liên quan đến lịch sử văn hóa làm cơ sở cho các tham thể và các tập quán màngười nói tham gia

Để ủng hộ nhận thức về ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa củaMalinowski, Halliday [86] và Hasan [90] cho rằng nhằm hiểu ý nghĩa của ngữ cảnhvới tư cách là sự biểu thị của một văn hóa đặc thù, cần phải có kiến thức về hai loạingữ cảnh này Tuy nhiên, Firth [72] mở rộng khái niệm ngữ cảnh tình huống củaMalinowski sử dụng trong việc nghiên cứu văn bản bằng cách đưa ra hai đặc điểmcủa ngữ cảnh Đầu tiên, ngữ cảnh tình huống cần phải có các tham thể(participants), ở đây là người tham gia và tính cách liên quan đến những gì mà cácnhà ngôn ngữ xã hội học đề cập đến gọi là vị thế và vai trò của tham thể Thứ hai,ngữ cảnh tình huống cần phải mô tả hành động của tham thể cho dù bằng ngôn ngữhoặc phi ngôn ngữ

Dell Hymes [107, tr 118] cho rằng ngữ cảnh tình huống của một văn bản cụthể cần phải mang các tiêu chí như: Hình thức và nội dung của thông điệp, ngữcảnh, các tham thể, ý định và tác động của giao tiếp, từ khóa, các công cụ, các thểloại, và tiêu chuẩn tương tác và diễn dịch Có thể khái quát ảnh hưởng của ngữ cảnhvăn hóa tới ngôn ngữ như sơ đồ sau

Như phân tích trong phần trên, người Phương Tây, do sống trong bối cảnhvăn hóa ngữ cảnh cao thường thể hiện ngôn ngữ trực tuyến (linear), với hành văntrực ngôn đi thẳng vào vấn đề, còn người Phương Đông, do xuất phát từ văn hóangữ cảnh thấp, thể hiện ngôn ngữ mang tính vòng vo (circular) có xu hướng sửdụng hành văn gián ngôn, thể hiện gián tiếp các ý định, mục đích

Trang 38

Sơ đồ 1.3: Ảnh hưởng của ngữ cảnh văn hóa và xã hội đến hình thức ngôn ngữ [90,

tr.147]

1.2.2.2 Trường, Không khí và Thức

Khi xem xét khái niệm ngữ cảnh của Malinowski, Halliday và Hasan mở

rộng ba tiêu chí về ngữ cảnh tình huống thành: trường, không khí và thức.

(i) Trường diễn ngôn đề cao những gì xảy ra, bản chất của hành động xã hộidiễn ra và những gì các tham thể tham gia vào Đối với thư tín thương mại, trườngdiễn ngôn thể hiện các bản chất và hành động của giao dịch thương mại giữa các đốitác như: thông báo, yêu cầu, đề nghị, đàm phán, từ chối, thuyết phục…

(ii) Không khí diễn ngôn đề cập đến ai tham gia, bản chất của tham thể, vịthế và vai trò của họ Thêm vào đó, nó cũng thể hiện loại mối quan hệ mà các thamthể đưa ra bao gồm các mối quan hệ tạm thời và lâu dài với nhau, loại vai trò lời nói

mà họ thực hiện trong đối thoại và toàn bộ các quan hệ có nghĩa về mặt xã hội màhọ liên quan tới Trong thư tín thương mại, không khí của diễn ngôn thường mangtính trang trọng do mối quan hệ liên nhân được xây dựng trên cơ sở mối quan hệgiữa các đối tác kinh doanh như người bán và người mua hay mối quan hệ trong nội

bộ doanh nghiệp như giám đốc và nhân viên

(iii) Thức của diễn ngôn liên quan đến phần ngôn ngữ sử dụng Những gì màcác tham thể mong đợi ngôn ngữ sẽ thực hiện cho họ trong tình huống đó, tổ chứcmang tính biểu tượng của văn bản, bao gồm các kênh và cách thức tu từ

Ngữ cảnh tình huống của một văn bản cụ thể (trường, không khí và thức) chủyếu thể hiện qua từ vựng thể hiện các tư tưởng cơ bản của văn bản [90] Tuy nhiên,

Trang 39

ngữ cảnh tình huống cũng có thể được thể hiện bằng đặc điểm ngữ pháp của vănbản, chẳng hạn như sự chuyển tác (transitivity), thức, thể, các công cụ liên kết, loạimệnh đề… như được thể hiện trong bảng 1.7 dưới đây.

Bảng 1.7: Mối quan hệ giữa văn bản và ngữ cảnh tình huống [90]

TÌNH HUỐNG: đặc điểm

của ngữ cảnh

Thể hiện bởi VĂN BẢN: thành phần chức năng của

hệ thống cú phápTrường diễn ngôn: những

gì đang diễn ra

Ngữ nghĩa kinh nghiệm (sự chuyểntác, chỉ định…)

Không khí diễn ngôn:

người tham gia

Ngữ nghĩa liên nhân (thức, tình thái,nhân xưng)

Phương thức diễn ngôn: vai

trò quy định cho ngôn ngữ

Ngữ nghĩa văn bản (chủ đề, đề-thuyếtthông tin, mối quan hệ liên kết)

Bảng 1.7 cho thấy cách thức người viết có thể sử dụng sự chuyển tác và chỉđịnh để thể hiện trường diễn ngôn Ngược lại, người đọc có thể dự đoán những gìngười viết bàn luận bằng việc rút ra kết luận từ phép tịnh tiến và chỉ định bởi ngườiviết Để hiểu mối quan hệ vai trò thiết lập bởi người viết, người đọc được khuyếnkhích nhận biết cách sử dụng thức, thể và các đại từ nhân xưng Cuối cùng, thứcdiễn ngôn hay vai trò chỉ định cho ngôn ngữ phản ánh bằng mối quan hệ đề-thuyết,cấu trúc thông tin và mối quan hệ liên kết được người viết sử dụng

Theo Halliday và Hasan, một loại sự kiện giao tiếp khi so sánh với loại khác

có các đặc điểm ngữ cảnh khác nhau (trường, không khí và thức) Các đặc điểm ngữcảnh của một thư chào hàng chẳng hạn, sẽ khác với một bài đưa tin hay một danhsách thực đơn trong nhà hàng Các mục đích khác nhau liên quan đến các chức năngkhác nhau mà văn bản phục vụ Lấy ví dụ, một thư bán hàng sẽ có đặc điểm ngữcảnh khác so với thư khiếu nại ở chỗ thư bán hàng mang chức năng tạo ra và duy trìsự quan tâm của người mua tiềm năng đối với sản phẩm hay dịch vụ trong khi thưkhiếu nại nhằm thuyết phục người bán về tình trạng tổn thất hay thiệt hại của hànghóa hay dịch vụ nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý Halliday [88, tr] cho rằng “ngôn

Trang 40

ngữ biến đổi khi chức năng biến đổi” Khi thể hiện sự biến đổi trong văn bản - ngữcảnh trong ngôn ngữ sử dụng, Halliday và Hasan nhấn mạnh ý nghĩa của tư tưởng

về tính phong phú của ngôn ngữ, các tác giả này đưa ra thuật ngữ “ngữ vực”

Khái niệm về ngữ vực được liên kết một cách có ý nghĩa với luận án này xét

về mục đích giao tiếp trong thể loại thư thuyết phục được thể hiện về mặt ngôn ngữ.Ví dụ: bước thoại đặt vấn đề trong thể loại thư thuyết phục cho thấy đối với người

Mỹ, mục đích giao tiếp của họ là đạt được khi thuyết phục người mua trong việcmua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, còn đối với người Nhật, họ hướng tới mốiquan hệ chung chứ không phải là một doanh vụ cụ thể Xét về góc độ chuyển dịch,Nguyễn Thiện Giáp [15, tr.251] cho rằng các dịch giả muốn làm tốt công việc củamình cần phải nắm được ngữ cảnh của ngôn ngữ nguồn, để trên cơ sở đó, xác địnhsự tương đương về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng

1.2.2.3 Nguyên tắc lịch sự và chiến lược giao tiếp trong thư tín

a) Nguyên tắc lịch sự

Theo Nguyễn Văn Khang [22, tr.375], lịch sự là nói về người có hành vi xửsự thích hợp với phép tắc chuẩn mực mà xã hội thừa nhận Trong quan hệ xã hội,lịch sự là nhân tố không thể thiếu được để vừa duy trì trật tự công cộng, vừa thúcđẩy quan hệ tương tác xã hội Trong quan hệ giao tiếp ngôn ngữ, lịch sự là yếu tố cóvị trí hàng đầu mang tính quyết định đối với hiệu quả giao tiếp Lịch sự chính lànhằm tránh sự xung đột trong quan hệ giao tiếp giữa những người tham gia giaotiếp

Nguyễn Thiện Giáp [14, tr.100] cũng cho rằng, lịch sự tác động, chi phốikhông những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp Trong giaotiếp kinh doanh, bên cạnh nguyên tắc hợp tác (Cooperative principle), nguyên tắclịch sự được các doanh nghiệp coi là yếu tố không thể thiếu được trong việc xâydựng tính thiện chí đối với các đối tác của mình

Nghiên cứu về hành vi lịch sự đưa ra các hiểu biết về cách sử dụng thích hợpcủa hình thức ngôn ngữ trong thư tín, Leech [119, tr.243] cho rằng, hành động ngôn

Ngày đăng: 30/06/2014, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2006). Văn bản và Liên kết trong tiếng Việt. NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và Liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2006
17. Nguyễn Hòa (2008). Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phương pháp. NXB. Đại học Quốc gia. Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phươngpháp
Tác giả: Nguyễn Hòa
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia. Hà nội
Năm: 2008
18. Nguyễn Đức Hoạt (1995). Politeness Markers In Vietnamese requests. Luận án tiến sĩ ngữ văn, Monash University, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Politeness Markers In Vietnamese requests
Tác giả: Nguyễn Đức Hoạt
Năm: 1995
19. Nguyễn Văn Hiệp (2008). Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2008
20. Nguyễn Thượng Hùng (2005). Dịch thuật: từ lý thuyết đến thực hành. NXB.Văn hóa Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch thuật: từ lý thuyết đến thực hành
Tác giả: Nguyễn Thượng Hùng
Nhà XB: NXB.Văn hóa Sài gòn
Năm: 2005
21. Munday, Jeremy (2009). Nhập môn nghiên cứu dịch thuật. Lý thuyết và ứng dụng. (Trịnh Lữ dịch) NXB. Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn nghiên cứu dịch thuật. Lý thuyết và ứngdụng. (Trịnh Lữ dịch)
Tác giả: Munday, Jeremy
Nhà XB: NXB. Tri Thức
Năm: 2009
22. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn Ngữ học xã hội. NXB. Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn Ngữ học xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: NXB. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
23. Đinh Trọng Lạc & Nguyễn Thái Hòa (2008). Phong cách học tiếng Việt (tái bản lần thứ 8). Hà Nội: NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc & Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 2008
24. Nguyễn Lai (1994). Vấn đề dịch và chuyển nghĩa thành ngữ. Chuyên san của Hội NNH Việt Nam. NXB. Khoa Học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên san củaHội NNH Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lai
Nhà XB: NXB. Khoa Học Xã hội
Năm: 1994
28. Trần Ngọc Thêm (2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (In lần thứ 4).NXB.TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB.TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2004
29. Lê Hùng Tiến (1999). Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt.Luận án tiến sỹ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt
Tác giả: Lê Hùng Tiến
Năm: 1999
30. Trần Ngọc Thêm (2006). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. NXB. Giáo dục 31. Nguyễn Xuân Thơm (2001). Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mại quốc tế (Anh - Việt đối chiếu). Luận án Tiến sỹ ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt". NXB. Giáo dục31. Nguyễn Xuân Thơm (2001). "Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mạiquốc tế (Anh - Việt đối chiếu)
Tác giả: Trần Ngọc Thêm (2006). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. NXB. Giáo dục 31. Nguyễn Xuân Thơm
Nhà XB: NXB. Giáo dục31. Nguyễn Xuân Thơm (2001). "Các yếu tố ngôn ngữ trong đàm phán thương mạiquốc tế (Anh - Việt đối chiếu)". Luận án Tiến sỹ ngữ văn
Năm: 2001
32. Nguyễn Đức Tồn (2010). Đặc trưng văn hóa- Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy.NXB. Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa- Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB. Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
33. Hồ Hữu Tường (1965). Vài nhận xét về vấn đề dịch sách. Hòa Đồng, số 37, tr.9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về vấn đề dịch sách
Tác giả: Hồ Hữu Tường
Năm: 1965
34. Hoàng Văn Vân (1993). Bình diện chức năng trong việc dịch các ngôn bản khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Luận văn Thạc sĩ, ĐH Macquarie, Uc) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện chức năng trong việc dịch các ngôn bảnkhoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Vân
Năm: 1993
35. Hoàng Văn Vân (2002). Nghiên cứu dịch thuật. Hà Nội: NXB. Khoa học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dịch thuật
Tác giả: Hoàng Văn Vân
Nhà XB: NXB. Khoa học XãHội
Năm: 2002
37. Bùi Văn Nam Sơn (2006). Dịch thuật và học thuật. Truy cập ngày 24/5/2006 từ http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2006/01/537087 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch thuật và học thuật
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Năm: 2006
38. Báo điện tử chính phủ: website: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Hon-74000-nguoi-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-Viet-Nam/20117/91053.vgp Link
36. Hội ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐH Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội (1993). Những vấn đề về ngôn ngữ và dịch thuật Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các thể loại thư tín thương mại [61] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 1.1 Các thể loại thư tín thương mại [61] (Trang 27)
Bảng 1.3: Mô hình cấu trúc bước thoại trong thể loại thuyết phục [51, tr. 49] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 1.3 Mô hình cấu trúc bước thoại trong thể loại thuyết phục [51, tr. 49] (Trang 30)
Bảng 1.5: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thông tin xấu [129, tr.34] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 1.5 Cấu trúc bước thoại trong thể loại thông tin xấu [129, tr.34] (Trang 31)
Bảng 1.6: Cấu trúc bước thoại trong thể loại thiện chí [40] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 1.6 Cấu trúc bước thoại trong thể loại thiện chí [40] (Trang 31)
Sơ đồ 1.2: Mô hình phân tích văn bản theo phương pháp chức năng hệ thống - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Sơ đồ 1.2 Mô hình phân tích văn bản theo phương pháp chức năng hệ thống (Trang 32)
Sơ đồ 1.3: Ảnh hưởng của ngữ cảnh văn hóa và xã hội đến hình thức ngôn ngữ [90, - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Sơ đồ 1.3 Ảnh hưởng của ngữ cảnh văn hóa và xã hội đến hình thức ngôn ngữ [90, (Trang 39)
Bảng 2.4: Tỷ lệ chào hỏi đầu thư và cuối thư trong thư tín của Nhật và Anh-Mỹ - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.4 Tỷ lệ chào hỏi đầu thư và cuối thư trong thư tín của Nhật và Anh-Mỹ (Trang 48)
Bảng 2.5: Mô hình cấu trúc 07 bước thoại trong thư bán hàng của Bhatia [51] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.5 Mô hình cấu trúc 07 bước thoại trong thư bán hàng của Bhatia [51] (Trang 50)
Bảng 2.7: Phân tích đường biên giữa các bước thoại và chiến lược sử dụng - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.7 Phân tích đường biên giữa các bước thoại và chiến lược sử dụng (Trang 51)
Bảng 2.8: Mô tả tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của Bước thoại và chiến lược - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.8 Mô tả tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của Bước thoại và chiến lược (Trang 52)
Bảng 2.9: So sánh các chiến lược trong Bước thoại 2 - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.9 So sánh các chiến lược trong Bước thoại 2 (Trang 54)
Bảng 2.10: So sánh Bước thoại 3 trong thư của Anh-Mỹ và Nhật - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.10 So sánh Bước thoại 3 trong thư của Anh-Mỹ và Nhật (Trang 58)
Bảng 2.11: Số lượng từ nhân xưng trong bước thoại 6 của thư bán hàng - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.11 Số lượng từ nhân xưng trong bước thoại 6 của thư bán hàng (Trang 65)
Bảng 2.14: Mô hình 15 bước thoại trong thư xin việc của luận án - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.14 Mô hình 15 bước thoại trong thư xin việc của luận án (Trang 71)
Bảng 2.15: Kết quả so sánh các bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.15 Kết quả so sánh các bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh (Trang 74)
Bảng 2.16: Bảng thống kê các cặp động từ, danh động từ, tính từ và trạng từ - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.16 Bảng thống kê các cặp động từ, danh động từ, tính từ và trạng từ (Trang 78)
Bảng 2. 17: So sánh các thì (tenses) sử dụng trong thư xin việc - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2. 17: So sánh các thì (tenses) sử dụng trong thư xin việc (Trang 80)
Bảng 2.19: Tỉ lệ các bước thoại trong thư từ chối của Anh-Mỹ và Nhật - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.19 Tỉ lệ các bước thoại trong thư từ chối của Anh-Mỹ và Nhật (Trang 82)
Bảng 2.23: Tỉ lệ giải thích và từ chối trong thư tín của Mỹ - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 2.23 Tỉ lệ giải thích và từ chối trong thư tín của Mỹ (Trang 88)
Bảng 3.1: Các biểu thức tập quán trong thư tín thương mại Cấu   trúc - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.1 Các biểu thức tập quán trong thư tín thương mại Cấu trúc (Trang 98)
Sơ đồ 3.1 dưới đây giúp người dịch duy trì tính thống nhất về thể loại trong chuyển dịch văn bản thư tín. - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Sơ đồ 3.1 dưới đây giúp người dịch duy trì tính thống nhất về thể loại trong chuyển dịch văn bản thư tín (Trang 103)
Bảng 3.4: Cấu trúc bước thoại của thư xin việc tiếng Anh - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.4 Cấu trúc bước thoại của thư xin việc tiếng Anh (Trang 114)
Bảng 3.5: Tần số xuất hiện và tỷ lệ bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.5 Tần số xuất hiện và tỷ lệ bước thoại trong thư xin việc tiếng Anh (Trang 117)
Bảng 3.6: Bản dịch 1- Giữ nguyên cấu trúc thể loại của văn bản nguồn - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.6 Bản dịch 1- Giữ nguyên cấu trúc thể loại của văn bản nguồn (Trang 123)
Bảng 3.8: Ngữ nghĩa kinh nghiệm của từ “hàng hóa” - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.8 Ngữ nghĩa kinh nghiệm của từ “hàng hóa” (Trang 130)
Bảng 3.9: Các biểu ngữ thể hiện ngữ nghĩa liên nhân  [124, tr.156] - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.9 Các biểu ngữ thể hiện ngữ nghĩa liên nhân [124, tr.156] (Trang 138)
Bảng 3.12:  Bản dịch 1- Không chuyển đổi cấu trúc thể loại - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.12 Bản dịch 1- Không chuyển đổi cấu trúc thể loại (Trang 146)
Bảng 3.13: Bản dịch 2- Chuyển đổi cấu trúc thể loại - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Bảng 3.13 Bản dịch 2- Chuyển đổi cấu trúc thể loại (Trang 149)
Sơ đồ 3.2: Mô hình chuyển dịch Anh-Việt, Việt Anh văn bản thư tín thương  mại - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
Sơ đồ 3.2 Mô hình chuyển dịch Anh-Việt, Việt Anh văn bản thư tín thương mại (Trang 151)
1. Bảng từ vựng với ngữ nghĩa thông thường và ngữ nghĩa thương mại - Nghiên cứu phương pháp xây dựng văn bản thư tín thương mại tiếng anh
1. Bảng từ vựng với ngữ nghĩa thông thường và ngữ nghĩa thương mại (Trang 179)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w