1 Lý do lựa chọn đề tài luận án MỞ ĐẦU Mô men lực là một trong 12 đại lượng cơ học thông dụng trong các đại lượng đo có đơn vị dẫn xuất là các đơn vị đo lường chính thức thuộc Hệ đơn vị đo lường Quốc tế (SI) [2], được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí – động lực. Bảng 1 Trích dẫn bảng các đơn vị dẫn xuất TT Đại lượng Đơn vị Tên Ký hiệu 1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn 2. Đơn vị cơ 2.5 mô men lực niutơn mét N.m m Thể hiện theo đơn vị cơ bản thuộc hệ đơn vị SI 2 .kg.s Khái niệm mô men bắt đầu từ các nghiên cứu của Archimeds (287-212 Trước CN) về đòn bẩy: “Give me a place to stand and I will move the earth” - Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ nâng cả trái đất. Đây là câu nói nổi tiếng đầu tiên liên quan về mô men – tác động đồng thời của lực và cánh tay đòn. Sau này, trong lịch sử phát triển của cơ học, người ta đã có những ứng dụng thiết thực hơn về mô men khi sử dụng ròng rọc, các bộ truyền đai, xích, bánh răng … Ngoài ra, mô men là một thông số đặc trưng cho khả năng làm việc của động cơ, cho biết động cơ phát ra mô men xoắn bằng bao nhiêu Niutơn mét (N.m) hay kilôniutơn mét (kN.m). Ngày nay, hàng hóa và các thiết bị sử dụng rất nhiều mối ghép ren, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí. Để đảm bảo chi tiết máy không bị phá hỏng do xiết quá chặt, đồng thời lại không bị tháo lỏng trong khi làm việc, những dụng cụ xiết chặt chỉ cho phép sinh ra một mô men xiết chặt giới hạn tùy thuộc vào mối ghép. Do đó, các cờ lê lực hay các thiết bị xiết bu lông, ốc vít có ngưỡng hạn chế mô men hoặc có đồng hồ chỉ thị mô men. Trong phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các Nhà máy, Xí nghiệp thì giá trị mô men xiết chặt của các dụng cụ, đồng hồ đo được kiểm tra bằng các thiết bị kiểm chuẩn mô men. Các thiết bị kiểm chuẩn mô men phải được hiệu chuẩn với các cơ sở hợp pháp hiệu chuẩn mô men quốc gia thông qua thiết bị chuẩn mô men ở cấp cao nhất. Vì sự phát triển kinh tế và hội nhập với các nước trong khu vực cũng như với các nước trên thế gới, đại lượng mô men lực ngày càng được quan tâm và yêu cầu độ chính xác ngày càng cao, do đó Việt Nam cần có thiết bị chuẩn đầu mô men để phục vụ cho công tác hiệu chuẩn và so sánh chuẩn với các quốc gia khác. Ngoài việc nhập một số thiết bị đo mô men thì việc nghiên cứu chế tạo và đảm bảo độ chính xác của thiết bị chuẩn mô men đang là nhu cầu thực tế đặt ra cho nền công nghiệp và ngành đo lường Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện Đo lường Việt Nam (VMI) – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã xây dựng đề tài cấp Nhà nước với tiêu đề: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và tích hợp máy chuẩn đầu mô men lực độ chính xác cao sử dụng cho lĩnh vực đo lường” và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt năm 2016 với mã số: ĐTĐLCN.49/15.