1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm phun lá nano lên sinh trưởng và năng suất cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) trồng trên đất xám Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Nồng Độ Chế Phẩm Phun Lá Nano Lên Sinh Trưởng Và Năng Suất Cây Đậu Phụng (Arachis Hypogaea L.) Trồng Trên Đất Xám Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Thị Nữ
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang, PGS.TS Hà Phương Thư
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 25,03 MB

Nội dung

Qua quá trìnhthực hiện thí nghiệm và thu thập, phân tích số liệu ban đầu rút ra kết luận như sau: Các nồng độ trong thí nghiệm tác động rõ rệt đến chiều cao cây, số lá, chiều đài,chiều r

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

3s 2s 2s 2 2 2g

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG NONG DO CHE PHAM PHUN LA NANO LEN

SINH TRUONG VA NANG SUAT CAY DAU PHUNG

(Arachis hypogaea L.) TRONG TREN DAT XAM

THU ĐỨC, THÀNH PHO HO CHÍ MINH

SINH VIÊN THUC HIEN: PHAN THI NU’

NGANH: NONG HOC

KHOA: 2019-2023

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Trang 2

ANH HUONG NÒNG ĐỘ CHE PHAM PHUN LA NANO LÊN

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUÁT CÂY ĐẬU PHỤNG

(Arachis hypogaea L.) TRONG TREN DAT XÁM

THU ĐỨC, THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Tac gia

PHAN THI NU

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông học

Giáo viên hướng dẫnThS NGUYEN THỊ HUYEN TRANG

PGS.TS HA PHUONG THU

Thanh phé H6 Chi Minh

Thang 08/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé thực hiện và hoàn thành dé tài: “Anh hưởng nồng độ chế phẩm phun lá nano

lên sinh trưởng và năng suất cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) trồng trên đấtxám Thủ Đức, Thành phố Hồ Chi Minh”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận

dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập những số liệuliên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô,

gia đình và bạn bè Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệmKhoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi dé tôi học tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt

nghiệp.

Qúy thầy cô trong bộ môn cây công nghiệp và dược liệu đã cung cấp cho tôi nhữngkiến thức quý báu dé tôi có nền tản nghiên cứu, thực hiện đề tài Đặc biệt, tôi xin gửi lờicảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Nguyễn Thị Huyền Trang và cô PGS.TS Hà Phương Thư

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu trong

suốt quá trình tôi thực hiện đề tài

Con xin cảm ơn bố mẹ đã một tay giúp đỡ tinh thần những lúc con khó khăn, luôn

quan tâm sát cánh cùng con trong mọi hoàn cảnh và tạo điêu kiện tôt cho con đi học.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người bạn thân thiết nhất Nguyễn

Thị Hoài Thanh và các bạn trong tập thể DHI9NHA đã cho tôi những lời khuyên, tậntâm cô vũ tinh thần giúp tôi hoàn thành khóa luận

Trân trọng!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Nữ

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Ảnh hưởng nồng độ chế phẩm phun lá nano lên sinh trưởng và năng

suất cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) trồng trên đất xám Thủ Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh”, đã được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023 với mục tiêu

chọn được nồng độ chế pham phù hợp dé cây đậu phụng sinh trưởng và cho năng suấtcao nhất tại điều kiện ở địa phương

Thí nghiệm đơn yêu tố được bố trí theo kiêu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với

năm nghiệm thức và ba lần lặp lại: gồm 1 nghiệm thức phân bón hóa học (ĐC), 4 nghiệmthức với mức nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2% tương ứng với 200ml nước Qua quá trìnhthực hiện thí nghiệm và thu thập, phân tích số liệu ban đầu rút ra kết luận như sau:

Các nồng độ trong thí nghiệm tác động rõ rệt đến chiều cao cây, số lá, chiều đài,chiều rộng lá, chiều dài, chiều rộng tán, số cành cấp 1 và số nốt san hữu hiệu trên cây.Nông độ càng nhiều thi các chỉ tiêu về sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của cây đậu phụng càng tăng Bón phân hóa học và phun phân với nồng độ1,5% cho cây sinh trưởng tốt nhất

Năng suất thực thu quả cây đậu phụng giữa năm ô thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa

thống kê, dao động từ 1,8 — 3,1 tan/ha Lượng phân bón càng lớn thì năng suất quả càng

tăng, trong đó năng suất thực thu quả cao nhất là 3,1 tắn/ha ở ô thí nghiệm có nồng độ1,5% khác biệt có ý nghĩa với các ô thí nghiệm có nồng độ còn lại

Hiệu quả kinh tế: Ô thí nghiệm có nồng độ 1,5% cho lợi nhuận cao nhất 63,1 triệu

đồng/ha/vụ và ô thí nghiệm có nồng độ 0,5% cho tỷ số lợi nhuận cao nhất là 1,0

Trang 5

1 2Giới hạn đề tài 5-52-5221 E1 122121121211211211112112111112111211211122211212111 12a a

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TÀI LIEU u scsssssssssssessssssssscssssscsscsessssacesecasesseseescssesees 3Ì_1 Geo lược về cây iệu ple ncacnnsrnersannnececennvaennaconmessncasanasnaretunerannentneanncannnnannonrens 3

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật - 2-2 52222222E22E2EE2E2221221E22E22E2Excrxee 31.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây:đấu PING seyiicese:z3a66101220514840989340180335300000535g0s.8% 41.2 Giới thiệu về chế phẩm nano 22 2 22222EE22E2EE2EE22E22EE22E2221223222122122222222e5 5

1.3 Ung dung chế phẩm nano trong nông nghiệp 2-22 ©22222+22222z22z222zz2522 61.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nano ở Việt Nam cece eset 10CHUONG 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14Dal NGL đdunngrnohiiEi GỮU wese caeaseys.ovecane seven 043166585834095100046880016-030Z.59)350E5024903395/0'38.d515480920g0E 14

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2 2222222222222EE£2E+2EE2EE2EE2EEzErzrrrrer 14

2.2.1 Đặc tính lý hóa đất - 2: 5¿2222212222221221122122112112712112112112112121121 21 e6 14

2.2.2 Điều kiện thời tiẾt - ¿52-522 2122122112112112112111211211121121111121121111 221 re 15

2.3 Vật liệu và Phương pháp nghiên CU - - - + 25+ +52 £22£+2£+zE+vEerererrrrrrrrrrke 15

ee c Ổn / 00 UV ốc ÔN CHỦ NGÔ GG 152.3.2 Phân bón chế phẩm Nano - 22 2¿©2222E+2EE+2EE22EE22E1222122212221222122222222222e l62.3.3 Bồ trí thí nghiệm 2-2 22222S222E122E2221221221122122112212211211221211211 211211 1e l6

Trang 6

2.3.4 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm 2- 2-2 5SSE2E92E22E22E212252211211211211211211211212222 22 17

2.3.5 Quy 000i 100 uo cece 17

2.4 Các: chỉ tiểu và phương phấp theo đổi ¿so ccscccs5266666116062133065653010186134804635680ã6 17

2.4.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển của cây - 18

2.4.2 Chỉ tiêu về khả năng chống chịu đối với sâu bệnh hại 2-2222 5522 18

2.4.3 Chỉ tiêu về năng suất 2 ©22¿©222222222212221122212221172711221122121 22212212122 ee 202.5 Hidu qua 00 an 4<ầ 21

CHƯƠNG 3 KET QUA VA THẢO LUẬN 2- 5< ©<+cs+cseeeeerseereee 223.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến thời gian sinh trưởng và pháttriển cây đậu phụng -2-©22¿22++22+22E+22212221222127112711221121112111211211211 2.1 re 223.2 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát

(riền cây đầu phụng coeseeeneaseecna n0 00018 0 001401,01018801013300150004088115010/344008012:60200 23

3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phâm phun lá nano đến chiều cao cây đậu phụng 233.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến số lá cây đậu phụng 25

3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến chiều dài, chiều rộng lá cây

(ẤT EDU ores cw ee rere rere ree stereo a se rea rem erie neti eerie ts el 27

3.2.4 Anh hưởng của nồng độ chế pham phun lá nano đến chiều dai và chiều rộng tan

0209089000-222 29

3.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ chế phâm phun lá nano đến tổng số nốt san và tỷ lệ nốt

san hữu hiệu cây đậu phụng - - 2-©2252+22222EE+2EE222E22712271122112211221221 2.12 xe 313.3 Anh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tình hình dich hại cây đậu

3.4 Ảnh hưởng của của nồng độ chế pham phun lá nano đến các yếu tố cau thành năngsuất va năng suất cây đậu phụng - 2-2 ©2+©222C 2 2Exervtrrerkrrrxrrrerrrrrrrrreee 37

3.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phâm phun lá nano đến các chỉ tiêu về quả cây đậu

va ty 16 hat tr6n Qua 40

3.4.3 Anh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến năng suất hạt của cây đậu

Trang 7

3.5 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến hiệu quả kinh té 43

KT LUẬN VÀ HỆ NGHĨ kseyeenneeeesdeeiaeiietiiglseiiotsaciilbigioilsg5408604018160200.013886 44Kết luận + S5< 1 1221121121121121121121212112112112111111211111111111 re 44

DS TI Dáng sen 150489)53816683655868313E1Đ20180E50948.L45510S8SLERAS44038131808/0139E0801448 0011000882000 45

TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 5° << S£S££S££S££Se£S£EeExeeververssrrsrrsrre 46

PHU LUC < ÔỎ 50

Trang 8

DANH SACH CHU VIET TAT

Viết đầy đủ/Nghĩa

Cộng tác viên

Đối chứngLần lặp lại

Ngày sau gieoNăng suất lý thuyết

Năng suất thực tế

Nghiệm thức

Nhà xuất bản

Khối lượng 100 hạt/quả

Randomized completely block design

Bộ nông nghiệp Hoa Ki

Trang 9

DANH SÁCH BANG

TrangBảng 2.1 Đặc tính lí, hóa khu đất làm thí nghiệm - 22 2 2+22222z+2z+222222zz2 14

Bảng 2.2: Điều kiện thời tiết từ tháng 2/2023 đến tháng 5/2023 tại khu thí nghiệm 15Bang 2.3 Mật số sâu khoang, sâu xanh da láng gây hại (con/m?) - 19Bảng 2.4 Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thối đen cô rễ 19

Bang 2.5 Mức độ nhiễm bệnh đốm đen, đốm nâu, gi sắt - 20Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến thời gian sinh trưởng

(ngày) và phát triển cây đậu phụng - ¿22 22222E2E2E2EE2E2E22222E222222222222.zxe2 22

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ chế phâm phun lá nano đến chiều cao cây đậu phụng

qua các thời điểm theo dõi (cm) -2 222 ©S22z+EE+EEtEEEerxrtxErrxerrerrxerrrrrrers 24

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến số lá trên thân chính ởcây đậu phụng qua các thời điểm theo đối (lá) 2-22 2¿22222z+2S222+z2xzzzzzzxcez 25

Bang 3.4 Anh hưởng của nồng độ chế pham phun lá đến chiều dai lá (cm) đậu phụngqua các thời điểm theo dõi 2-2-2 ©2222++2EE+2EE+2EE12211221122112211211211211 211 7

Bang 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ chế phâm phun lá đến chiều rộng lá (cm) 28Bảng 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến chiều rộng tán (cm) 29

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến hàm lượng điệp lục tố và

số cành cấp 1 (cành) của đậu phụng qua các thời điểm theo dõi - 30Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tổng số nốt san (nốt san),

tổng số nốt sần hữu hiệu (nốt san) và ty lệ nốt san hữu hiệu (%) trên rễ đậu phụng vào

Pid Goat SONS G weercepeunsu a eres as reser Secunia toting urns uat arenes ureiecemr ene ae 32

Bang 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tổng số nót san (nốt san),

tong số nốt san hữu hiệu (nót san) và tỷ lệ nốt san hữu hiệu (%) trên rễ đậu phụng vào

)09(0i8200S16 —

Bang 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến mật số sâu xanh da lángtrên cây đậu phụng ở thời điểm 35 NSG (con/im)) 2-©-22222+22222Ezz22zz22zz22zzex 34Bảng 3.11 Ảnh hưởng của của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tỷ lệ bệnh héo xanh

vi khuẩn và bệnh thối đen cô rễ cây đậu phụng 2- 22 ©22222+22222+22++2zzz2xzz2 35

Bang 3.12 Ảnh hưởng của của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tỷ lệ nhiễm bệnh

Trang 10

ittm:nftu.đ5 MEGHui, đt đan.G5 NI, esseiihenLi.2kd4LEHÒNGgdŸ hà HcHAAHHgiánhhdăn Án gu 36

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến ty lệ nhiễm bệnh gisat trên cây đậu nhụng tại thời điểm 90 NSC scsccscccccacssecrsseverncsenerensunsnsnrurcenenmsneneeans 37

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tổng số quả (qua), tổng

số quả chắc (quả) va tỷ lệ quả chắc (%) của cây đậu phụng -2 - 38Bảng 3.15 Ảnh hưởng của nồng độ chế pham phun lá nano đến sé quả 1, 2 hạt của cây

018900115800) ÖÖÖÖÖÖÖÖÖÖˆÖ 39

Bang 3.16 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến tỷ lệ quả 1, 2 hạt của

Gây đâu pHƯẲHEseissesseesssesrssevdiiiitisiiisbvig113003435335693500001201599010/301003455400/380070/55038000030 90 40

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến khối lượng 100 quả (g),

100 hạt (g) và tỷ lệ hạt/quả (%) cây đậu phụng - eee 5-5 cee cece teeteeeeeeeeees 41

Bang 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến năng suất lý thuyết

(tan/ha) và năng suất thực thu (tắn/ha) của cây đậu phụng -. -2- 5=: 42

Bang 3.19 Sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu phụng đưới tác động của các nồng

độ chế phẩm bined ÏẾ HHÌH, « sec cu nhcxe 012 2 g.E20230361207730A00.323020.4292243200 1.5 100 43

Bảng PLI Chi phí riêng cho | ha đậu phụng - 5-5555 55 252222 £+2c+sc+sczeczee+ 32

Bảng PL2 Sơ bộ chi phí chung cho 1 ha đậu phụng - 55 5-<55<<<<<<552 52

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

; Trang HPL3.1; Toàn cảnh khu dat tí Whi cscs ccssssesvenmvecmmsnanmncnnanvanannnsmeesecesens 54

HPL3.2: Hạt giống LL14 2-22 ©2222222E2EE2EE22E122122312212211221221221271 21.2212 xe 54HPL3.3: Chế phẩm nano 2- 2-22 ©222SS22EE22E22E2232221221221221211221 2212 xe 54

HPL3.4: Toàn cảnh thí nghiệm 30NSG - 752-222 22 222222 2222k 55

HPL3.5: Chiều cao cây 45NSG.o cccccccccecsseesssesssseesssesssesesseecsseessesesssesseessesesssessesessess 55

ELP 13.65 HOA Ga PNUD © nueseeasneiieoidibdtldOEibARS0E40EHG00S8334G85030213AG422WHBEEEGHIEERERGU.G00/G4B8g02 55

HPL3.7: Do điệp lục tổ 30NSG ccccesccsssosscnsssnsscnessusenccesssansesnseenssneeenseeseeenecsnesenees 56

HET.š 8: Eo Chiều đãi lỗ chếheneennnnoeeediodoiibdCiigGENGS0SACE000.0:.355S001006010106 20008 56

HELA.9: WUE sin SUNS SGK SH HH HH HN, Hà HH Ngư g0 cd.g800 56HIẾN 001118 TH TT cÍ sousensuendsssuesoosesogniotiodiotitirtaktiddgtdistgiuiodtodtsitcStZ00500593ã0183021800300X330 56

HPL3.11: Toàn cảnh khu thí nghiệm 60 NŠSG cece 2552225 c2xScccccxes 56

HPLS.12: Sau Kho ang ss;:serctiiisissiitsioileED0IGSETSRSSSSSSEYRERHSOSEOREBIEBEE/EESSEXRDEBMSEEGI2RS1920/85 57

HELZ.15: Châu ChB coer reerescmcqusanenenaernnecmeneenemaemmmammnmes 57

ice | PP“ 57

FIPL3.15: pc 8 57

HPL3.16: Bénh d6m nau 3?HPL3.17: Độ âm hạt - 2-52 2 S22S2E5212552522121121121221211212112112111211212112111211 21101 e2 37

HPL3.18: Quả đậu phụng của Š nghiệm ThW 10 seesaw 58

HPL3.19: Hạt đậu phụng của 5 nghiệm thức cece cee +-++++<*+++£e+eeeeeeereeerke 58

Trang 12

GIỚI THIỆU

Đặt van dé

Đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là một trong những cây trồng quan trọng trongnên nông nghiệp của Việt Nam, thuộc cây công nghiệp ngắn ngày có tác dụng rất nhiều

mặt là cây có giá trị kinh tế cao Sản phẩm của nó cung cấp thực phâm cho con người,

thức ăn cho gia súc, gia cầm Ngoài ra, đậu phụng còn là cây trồng ngắn ngày rất thíchhợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và đặc biệt là cây

trồng cải tạo đất rất tốt (nhờ có vi khuẩn cộng sinh trên rễ cây họ Đậu)

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năng suất trung bình 2 năm (2019) trở lạiđây của cây Đậu phụng Việt Nam ở mức thấp, khoảng 25 tạ/ha Điều kiện môi trường

và các tác nhân sinh học, phi sinh học là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sảnlượng và chất lượng của đậu phụng Cùng với các giải pháp về cải thiện giống, chế độ

dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác Việc sử dụng các nano kim loại (Fe, Mn, Zn, Cu, Se)

cũng là một hướng đi có triển vọng dé nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm câytrồng, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp bởi chúng tham gia vào quá

trình ôxy hóa - khử khác nhau và là thành phần của nhiều enzyme, protein trong thực

vật.

Trên thế giới và Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hạt nano

kim loại đến các chỉ tiêu quang hợp, sinh trưởng và hoạt tính của các enzyme chống ôxyhóa với năng suất của một số cây trồng(https://doi.org/10.1155/2022/5791922) Ở cây

đậu phụng các đề tài nghiên cứu về nano cũng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng,năng suất và đặc biệt đối với giống L14 là giống năng suất cao và có nhiều đặc điểmnông học tốt Dé ngày càng nâng cao năng suất đậu phụng, đề tài: “Ảnh hưởng nồng độchế phâm phun lá nano đến sinh trưởng và năng suất cây đậu phụng (Arachis hypogaea

L.) trên đất xám Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện

Mục tiêu

Xác định nồng độ chế phẩm phun lá Nano thích hợp cho giống đậu phụng sinhtrưởng và phát triển tốt, đạt chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng trên vùngđất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

Thí nghiệm được thực hiện trên một giống đậu phụng L14 chỉ đánh giá được chi

tiêu sinh trưởng, năng suất và chỉ tiêu hiệu quả sơ bộ kinh tế, chưa đánh giá được hàm

lượng dầu, chưa phân tích protein, axit amin và vitamin của hạt đậu phụng

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023, trên vùngđất xám tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chi Minh

Trang 14

CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược về cây đậu phụng

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật

Đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là cây họ Đậu thuộc họ cánh bướm (Fabacecae).

Chi Arachis và có đến 70 loài khác nhau Số nhiễm sắc thé đặc trưng cho các giống khácnhau của loài Arachis hypogaea ở cây tứ bội tự thụ là 2n = 4x = 40, số nhiễm sắc thé

căn bản n = 10 (Krapovickas và Gregory, 1994).

Có nhiều quan điểm về phân loại khác nhau: đặc tinh di truyền nhiễm sắc thé; kết

hợp giữa đặc tinh di truyền nhiễm sắc thé với đặc điểm của rễ và đường vân cánh cờ;đặc tính thực vật học của thân, hạt, quả, dạng cây và kết hợp với tính ngủ, thời gian sinhtrưởng dé phân đậu phụng ra thành nhóm, phân nhóm

Qua nhiều thập kỷ, các lĩnh vực khoa học khác nhau như khảo cổ học, thực vậthọc, văn học dân gian đã ghi nhận cây đậu phụng có nguồn gốc từ Nam Mỹ Cây đậuphụng được trồng ở lưu vực sông Amazon thuộc Peru Năm 1877, Skie đã tìm thấy quảđậu phụng trong ngôi mộ thời Ancon (thủ đô Pêru) Ngoài ra người ta còn thấy đậuphụng được trồng rất sớm ở Mexico, Braxin, Bolivia Theo Krapovikat (1986), “Arachis

hypogaea có nguồn gốc từ Bolivia tại các vùng đổi thấp va chân núi của dãy Ando"

Cho tới nay giả thiết của Krapovikat vẫn là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả

Hiện nay tại Nam Mỹ có 6 trung tâm gen trồng đậu phụng Trên thế giới đã có 2

trung tâm bậc hai, sự hình thành những trung tâm này là do sự du nhập, lan truyền củacây đậu phụng vào những thế kỷ trước:

+ Vùng Philippines, Malaysia, Indonesia: các giống chủ yếu thuộc hai nhómSpanish và Valencia Các giống này có thân đứng, hạt nhỏ, thời gian sinh trưởng ngăn,

thân tăng trưởng hữu hạn, nhu cầu vôi và phân bón thấp

Trang 15

+ Vùng Tây Phi quanh 10 vĩ độ Nam: các giống chủ yếu thuộc nhóm Virginia Các

giống này có hạt to, thời gian sinh trưởng dai, thân tăng trưởng vô hạn và thích hợp trồng

trên những vùng dat giàu canxi, cân bón phân, tưới nước đây đủ.

Sự du nhập: qua nhiều thập kỷ đậu phụng đã được trồng ở hầu khắp các Châu lục

trên thê giới do các nhà thám hiểm, các đoàn thuyên buôn, các đoàn nô lệ đem theo

Ở Châu Phi: tại vùng phía Tây vào thế kỷ XIV do người Bồ Đào Nha đưa tới Cùng

thời điểm này người Tây Ban Nha đưa đậu phụng từ Mexico đến Philippine, TrungQuốc, Nhật Bản, Đông Nam A, An Độ và từ Srilanca hoặc Malaysia tới Madagascarvào bờ biển 2 Đông Phi

Ở Châu Á: Dubard (1906) khi thu thập và quan sát về hình dạng, kích thước củaquả đậu phụng ông lấy tại ba điểm ở Trung Quốc, Java va Madagascar giống với nhữngquả lấy lên từ ngôi mộ cô thời Ancon (dạng quả 3 hat lưng gu) Vì vậy người ta giả thiết

đậu phụng đã từ bờ biển Pêru theo các đoàn thuyền buôn tới Manila và châu Á vào cuốithé kỷ XVI

Ở Chau Âu: đậu phụng được đưa vào từ thé ky XVI sau chuyến đi thám hiểm của

Côlômbô (Christopher Columbus).

1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây đậu phụng

Theo Nguyễn Minh Hiếu và ctv (2010), đậu phụng là cây rễ cọc, trên rễ chính cónhiều rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ chính tạo thành một mạch dày đặc

và tập trung ở lớp đất mặt khoảng 30 cm Bộ rễ phát triển tốt thường tập trung độ sâu 5

— 35 cm, rộng 12 — 14 cm Chính nhờ vậy mà cây đậu phụng tự đáp ứng phan nào nhu

câu sử dụng đạm.

Rễ cây đậu phụng có nốt san do sự cộng sinh của vi khuẩn cố định dam Rhizobium

vigna Nốt san xuất hiện khi cây có 4 — 5 lá thật, 15 — 30 ngày sau gieo Chất lượng nốtsan phụ thuộc vào lượng leghomoglobin và số lượng riboxom Các nốt san có nhiều hai

chất trên sẽ 4 có màu hồng, trọng lượng nốt san lớn, khả năng cố định N khí quyền cao

Vi khuẩn nốt san hoạt động mạnh ở thời kỳ cây ra hoa, đâm tia mạnh và đầu kỳ làm quả,

có thê cung cấp cho cây trung bình từ 72 — 124 kg N/ha/năm Tuy nhiên, bón nhiều N,

nốt san nhỏ và không phát huy được tác dụng (Đoàn Thị Thanh Nhàn va ctv, 1996)

Trang 16

Theo Nguyễn Minh Hiếu và ctv (2010), thân đậu phụng là cây thân thảo Thân đậu

phụng có hai đoạn: đoạn dưới lá mầm (cô rễ) và đoạn trên lá mam, đoạn đưới lá mầmdài hay ngắn tùy thuộc vào độ sâu lấp hạt Theo Bunting hình dạng thân cây có ba loại:

thân đứng, thân bò và thân trung gian Chiều cao cây đậu phụng thay đổi từ 19 - 80 cm,

chiều cao tối đa của giống đậu phụng trồng phổ biến ở Việt Nam là 65 cm Đậu phụng

phân cành nhiêu, trong điêu kiện nhat định, cây phân cành nhiêu thì sô quả nhiêu.

Lá đậu phụng thuộc lá kép lông chim chan một lần, mỗi lá có 4 lá chét, đôi khi có

lá bién thái ở một số giống mà có lá chét là 3,5,6,7 lá Trên cuống lá và hai mặt phiên lá

đều có lông, màu sắc từ xanh đậm đến xanh nhạt tùy giống Lá mọc trên thân cành tại

các mắt đốt và mọc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, số lá thường tương ứng số

đôt thân, sô cành.

Hoa đậu phụng là hoa lưỡng tính Hoa phát triển thành chum gồm 2 — 7 Hoa có

cấu tạo rất điển hình của họ cánh Bướm Các hoa ở thân chính Những hoa nở đàu tiên

có tỉ lệ thụ phan và đậu qua cao nhất (Nguyễn Bảo Vệ va Tran Thị Kim Ba, 2005)

Quả đậu phụng thuộc loại quả khô, vỏ gồm 2 mảnh vỏ khép kín Vỏ được cấu tạo

từ ba lớp tế bào: ngoại bì, trung bì, nội bì Các đặc trưng hình thái được dùng để phângiống là gân vỏ, mỏ quả, eo quả Quả chín biểu hiện mặt ngoài vỏ cứng chắc, có màu

vàng hơi ngả xám.

Hạt đậu phụng gồm có phôi và vỏ lụa mỏng bao ngoài phôi, màu sắc đa dạng: Phớt

hồng, đỏ, trắng hồng, đỏ, đỏ sam, tim sam; có vân hoặc không vân; dạng tròn, bầu dục,bầu dục dài Số hạt trong quả thường là 2-4 quả tùy điều kiện giống Theo thống kê của

bộ nông nghiệp Hoa Kì (USDA) thành phần dinh dưỡng của 100g đậu phụng có chứa

567 calo; 7% nước; 25,8 gam protein; 16,1 gam carbonhydrate; 4,7 gam đường; 8,5 gam

chất xơ; 49,2 gam chất béo

1.2 Giới thiệu về chế phẩm nano

Chế phẩm dưỡng chất nano vi lượng có sự kết hợp giữa các thành phần dinh dưỡng

và tỷ lệ giữa các nguyên tố vi lượng, chất nền và chất hữu cơ (Hà Phương Thư, 2022)

Nguyên vật liệu chế tạo gồm Hydroxyapatite, alginate, carboxyl methyl cellulose,sodium borohydride (NaBH4), và bac nitrate (AgNO3) được mua từ Merck.

Trang 17

Sắt(II)chloride hexahydrate (FeCl3.6H20), đồng sulfate pentahydrate (CuSO4.5H2O),coban (II) sulfate (CoSO,), magnesium sulfate (MgSOa), kẽm oxide (ZnO), phân NPK

thương phẩm va phân NPK + vi lượng (TE) phân (NPK15-15-15 và NPK-15-15-15 +

TE, được cung cấp tại công ty phân bón Bình Điền, thành phan: tổng N: 15%, có sẵn P

(PzOs): 15%; có san Kali (KzO): 15%, SiO›: 1%, Zn: 100 ppm, Cu: 100 ppm, Fe: 100

ppm, B: 200 ppm) duoc mua tai Viét Nam.

Tổng hop chế phẩm gồm ba bước: dau tiên dùng hỗn hợp NPK thương mại vahydroxyapatite (ở một tỷ lệ xác định) được dùng dé chế tạo cấu trúc hỗn hợp NPK —

hydroxyapatite bằng phương pháp hóa học Sau đó, dung dịch vi lượng Ag, Fe, Cu, Co,

Zn ở hạt dạng nano được tông hợp bằng phương pháp hóa học khử sử dung NaBH; làmchất khử Cuối cùng, dung dịch nguyên tổ vi lượng và cau trúc nano NPK được tích hợpvào các vật liệu giữ nước như alginate (Hà Phương Thư,2022).

Thành phần chế phẩm bao gồm các nguyên tố tính theo phan trăm khối lượng (%

w/w) như N (12,00); P (3,46); K (5,50); Mg (1,36); S (6,30); Si (2,28); Ca (10,8); Fe

(0,69); Cu (0,34); Zn (0,56); Co (0,23); Ag (0,22).

1.3 Ung dụng chế phẩm nano trong nông nghiệp

Từ “nano” theo tiếng Hy Lạp là “nhỏ bé”, trong khi từ “nanotechnology” lầnđầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1974 bởi giáo sư người Nhật NorioTaniguchi

Theo quan điểm của Chương trình Sáng kiến Công nghệ nano Quốc gia (NNI) của Mỹ,nghiên cứu và phát triển công nghệ nano là nhằm tới việc tạo ra các vật liệu, thiết bị và

hệ thống chuyên khai thác các tính năng của vật liệu ở kích thước nano (10-9 mét) NNI

đưa ra định nghĩa công nghệ nano như sau: Công nghệ nano là sự hiểu biết và kiểm soátvật chất ở kích thước nano trong khoảng từ lnm đến 100 nm, mà tại đó nhiều hiệu ứng

đặc biệt xảy ra cho phép tao ra các ứng dụng mới (Solanki và ctv, 2015).

Công nghệ nano (nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến thiết ké,

phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển

hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, Inm = 10° m) Ranh giới giữa công

nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối

tượng là vật liệu nano Tiền tô nano xuất hiện trong tai liệu khoa học đầu tiên vào năm

1908 khi Lohmamn sử dụng dé chỉ các vi sinh vật nhỏ bé có kích thước 200nm (Solanki

Trang 18

va ctv, 2015).

Công nghệ nano có thé tao ra rất nhiều vật liệu và thiết bị mới trong y học, điện

tử, sinh học, mỹ phẩm, nông nghiệp Trong những thập ky gần đây, các sản phẩm công

nghệ nano đã được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp Lu va ctv (2002) đã nghiêncứu ảnh hưởng của nano SiO2 va nano TiO2 hỗn hợp trên hạt đậu nành và thấy rang

hỗn hợp tăng reductase nitrat trong đậu nành, tăng nảy mầm và sinh trưởng của cây

Theo Raun và Johnson (1999) các nhà trồng trọt trên thé giới có thé thu hoạchthêm mỗi năm 4,7 tỷ USD nếu như tăng được hiệu quả sử dụng nito lên 20% Sử dung

phân bón hóa học ở quy mô lớn có thé làm hư hại không thé phục hồi đối với cấu trúccủa đất, các chu trình khoáng chất, hệ vi sinh vật trong đất, thậm chí tác động lên chuỗi

thức ăn qua hệ sinh thái và gây ra các đột biến di truyền đối với người tiêu dùng các thế

hệ sau Công nghệ nano là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của khoa học

nông nghiệp hiện đại, trong đó công nghệ nano trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm

được dự đoán trở thành một lực lượng dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu trong một tương laigân.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, P, K thường tan vào trongđất với khối lượng nhiều hơn cây yêu cầu, vì thế cần phải bón nhiều lần trong quá trình

phát triển của cây (Maruyama và ctv, 2008) Hơn nữa các loại phân bón này thường bị

rửa trôi ra khỏi đất (50 — 70%) trước khi cây sử dụng (Maruyama va ctv, 2008;Kottegoda và ctv, 2011), vì thế có thê gây ra ô nhiễm môi trường đất và nước Đề khắcphục tình trạng công nghệ sản xuất phân bón lá đã được hình thành và áp dụng trong sản

xuất nông nghiệp (Landels, 2003) Nhờ có năng lượng bề mặt lớn và hoạt tính hóa họccao của các hạt nano trong phân bón nhả chậm nên xu hướng nghiên cứu sử dụng phân

vi lượng nhả chậm ngày càng trở nên hấp dẫn

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các hạt nano kim loại trên một số loại cây

trồng như đậu nành (Maslobrod và ctv, 2013), cà chua (Panwar và ctv, 2011; Maslobrod

và ctv, 2013), đậu phụng (Prasad và ctv, 2012), đã cho thấy chúng có hiệu quả tích cực

đối với sự phát triển của cây trồng Prasad và ctv, (2012) đã chứng minh rằng hạt nano

ZnO (1000 ppm) làm tăng tỷ lệ nảy mam, thúc day sự phát triển của rễ và sức sống của

cây đậu phụng.

Trang 19

Gần đây, Sayadiazar và ctv (2016) xử lý hạt đậu gà với nano Fe 5 mg/L đã thể hiện

tác động cải thiện tỷ lệ nay mầm và thúc day sự phát triển của cây con Nghiên cứu của

Polischuk và ctv (2000) cho thấy việc xử lý hạt giống với dung dịch nano kim loại trướckhi gieo hạt có thể làm tăng hàm lượng protein lên tới 40%, tùy thuộc loại hạt nano được

sử dụng Các hạt nano kim loại cũng là một nguồn bố sung của các điện tử hoạt động tự

do dé kích thích quá trình trao đổi chất Hơn nữa, liều lượng dung dich nano sử dung dé

xử lý hạt trước khi gieo thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các phân bón vi lượng truyềnthong nên sẽ giảm thiêu tối da dư lượng trong môi trường

Một số nghiên cứu khác cho thấy việc bé sung vi lượng Zn có chứa phân bón lá ở

dạng hạt nano ZnO ở nồng độ 20 mg/L đã làm tăng 42%, 41%, 98% và 76% chiều dài

rễ, sinh khối rễ, chiều dài thân và khối lượng thân của đậu nành tương ứng nghiên cứu

của Tarafdar và ctv (2010) cho thấy tốc độ tăng trưởng của đậu nành tăng 33% và năngsuất hạt cải thiện 20% khi sử dụng phân bón nano P thay cho phân lân thông thường

Một nghiên cứu nữa cho thấy tác dụng của nano zeolite/nanohydroxyapatite dưới

dạng phân bón nano giúp tăng lượng P sẵn có trong đất và cả năng suất hoa cúc so với

zeolite/hydroxyapatite tự nhiên hoặc phân bón thông thường (Fedorenko va ctv, 2015).

Hà Phương Thư (2022) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón qua lá các chelate nano

sắt, kẽm và mangan trong các điều kiện tưới khác nhau đến các đặc điểm sinh lý và năng

suất đậu nành (giống M9), thí nghiệm bồ trí lô phụ được tiễn hành với 3 lần lặp lại trong

2 vụ (2016-2017) Lô chính bao gồm bốn cấp độ tưới (I): tưới đầy đủ (1,), giữ lại nước

tưới ở giai đoạn ra hoa (l¿), g1ữ lại nước tưới ở giai đoạn đậu quả (Iz) và g1ữ lại nước

tưới trong thời kỳ làm day hạt (I¿) Ngoài ra, lô phụ bao gồm tám cấp độ bón phân qua

la với các chelate nano Fe, Zn, Mn, Fe + Zn, Fe + Mn, Zn + Mn, Fe + Zn +Mn và nước

lã (đôi chứng) Kết quả phân tích phương sai cho thấy tác động của việc tưới và bón lá

chelate nano là đáng kể đối với tất cả các nghiệm thức Căng thắng thiếu nước làm giảm

đáng ké năng suất hạt Số lượng qua tối thiểu trên mỗi cây, số hạt trên mỗi cây, trọng

lượng 100 hạt trên mỗi cây, chỉ số diện tích lá, nồng độ chất diệp lục của lá, tổng trọnglượng khô của cây và năng suất hạt thu được bằng cách giữ lại nước tưới ở giai đoạnđậu quả Việc bón qua lá của các chelate nano kết hợp đã làm tăng khả năng chống thiếu

nước của đậu nành đáng kê hơn so với việc tiêu thụ riêng lẻ các nguyên tô này.

Trang 20

Jankowski và ctv (2013) đã chế tạo thành công chế phẩm Nanoplant đang được

sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó lượng nguyên tố vi lượng sử dung cho phun lá

là 0.2 g/ha, trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất thu hoạch cao Liều lượng này nhỏ hơn 250

lần so với trường hợp sử dụng phân vi lượng truyền thống dưới dạng dung dịch phức

chelate (5 g/ha) Jankowski va ctv (2013) đã thực hiện thành công thí nghiệm chế pham

Nanoplant lên cây dưa chuột (thực hiện tại Belarus) và được trình bày dưới đây Cách

thức xử lý phân nano vi lượng như sau: xử lý hạt giống trước khi gieo, sau đó phun lêncây non sau 10 - 15 ngày và sau 20 - 25 ngày tiếp theo, với liều lượng 35 mL dung dịch

nano (nồng độ nano vi lượng 20000 mg/L) cho 100 lít nước tưới Kết quả cho thấy chế

phẩm Nanoplant chứa các hạt nano Fe, Cu, Co và Mn và chế phân Nanoplant chứa Se

đều tăng cường hoạt tinh proteaza trung tinh cũng như kiềm tinh và glutacion peroxidaza

so với mẫu đối chứng Đồng thời hoạt tính enzym của chất chồng oxy hóa quan trọng làglutacion peroxidaza tăng rất mạnh so với đối chứng Có thé thay, đối với dưa chuột,

nano selen tăng hoạt tính enzym mạnh hơn tổ hợp nano (Fe, Cu, Co, Mn)

Nhiều vật liệu nano thé hiện kha năng kháng nam, đặc biệt là các nguyên tô kẽm,đồng va bac Hat nano oxit kẽm thé hiện hoạt tính kháng vi sinh vật khá cao Các hạt

nano của nguyên tổ này có độc tinh chon lọc với vi khuẩn mà không độc với các tế bàocủa người và động vật vì thế rất có tiềm năng ứng dụng trong ngành nông nghiệp và

thực pham (Brayner va ctv, 2016) Hat nano bac có kha năng dé khang đối với nhiềunam bệnh trên thực vật như Bipolaris sorokiniana và Magnapothe grisea (Nguyễn

Giang va ctv, 2011).

Kết qua thử nghiệm nano bạc với nồng độ thấp cho thay nhiều loại nắm dang gây

ra bệnh hại trên cây trồng và do đó làm giảm năng suất của các sản phâm nông nghiệp,

đã được vô hiệu hóa Hạt nano đồng đóng vai trò quan trong trong lĩnh vực quang vàđiện tử, đồng thời là chất mới chống lại vi sinh vật Gần đây, Kanhed và ctv (2006), đãthông báo khả năng của nano đồng chống lại nam gây bệnh ở cây trồng như Phomadestructiva, Curvularia lunata, Alternaria alternata va Fusarium oxysporum Ouda va

ctv, (2011) đồng thời phát hiện nano đồng va nano đồng kết hợp với nano bạc có khả

năng kìm hãm và diệt hai loại nắm Uernaria alternata và Botrytis cinere gây bệnh trênnhiêu loại cây trông khác nhau.

Trang 21

1.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nano ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tuy chỉ mới tiếp cận với công nghệ nano trong những năm gần đâynhưng cũng có những bước chuyên tạo ra sức hút đối với lĩnh vực đầy thử thách này

Nhà nước cũng đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho chương trình nghiên cứu công

nghệ nano cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu

Và việc đưa những kết quả nghiên cứu này ứng dụng vào cuộc sống còn phải trải qua cả

một quá trình nữa Về nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp số lượng

công bô chưa được nhiêu và các nghiên cứu riêng lẻ được thực hiện có tính chât tự phát.

Năm 2013 Trường ĐHKHTN Tp HCM kết hợp với 4 cơ sở nghiên cứu và triển

khai gồm PTN LNT, Trường Đại học Nông lâm Tp HCM, Trường Đại học Kinh Luật, Saigon HT Park và Công ty cô phần chiếu xạ An Phú đã triển khai thực hiện dự

tế-án “Ứng dụng công nghệ vật liệu nano trong nông nghiệp kỹ thuật cao” Ba mục tiêu

của dự án là: Chế tạo hạt nano kim loại (B, Mn, Cu, Mg, Ca) dùng trong phân bón lácung cấp vi chất dinh dưỡng cho cây trồng (bằng phương pháp chiếu xạ); Sản xuất các

chế phẩm ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật; Chế tạo máy phun hiệu năng cao Tuy

nhiên trong dự án này các tác giả chưa đưa ra được một kết quả thử nghiệm sơ bộ nào

về tác dụng của các hat nano này lên cây trồng và chưa có một công trình nao liên quan

đến kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng dự án được công bố Nhóm nghiên

cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Huế cũng đã chế tạo thành công dung dịch nano

bạc bằng phương pháp sinh học thân môi trường, sử dụng dịch chiết từ cây thảo được

làm tác nhân khử (Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, 2016).

Theo Quoc Buu Ngo và ctv (2014) khi xử lý hạt giống đậu nành ĐT5I trướcgieo trồng với các dung dịch nano kim loại Fe, Co và Cu đã làm tăng tỷ lệ nảy mầm25%, tăng hàm lượng điệp lục từ 7-15%, gia tăng số lượng nốt san từ 20-49% và tăng

năng suất 16% so với đối chứng Kết quả của các nghiên cứu trên đã cho thay ảnh hưởng

tích cực của việc xử lý hạt giống với dung dịch nano trước khi gieo đối với toàn bộ quá

trình sinh trưởng phát triển và năng suất ở đậu nành Việc xử lý hạt giống không làm

ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và hình thái của cây đậu nành và các cây trồng khác

ở cả điều kiện phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng

Ở khả năng chống bệnh, Fayaz và ctv (2009) đã chỉ ra rằng khi màng mỏng natri

Trang 22

alginate được tích hợp với Ag-NP được tổng hợp từ nam Trichoderma, nó làm tăng tuổi

thọ của cà rốt và đậu Hà Lan và cho thấy hoạt tính kháng khuẩn Thời hạn sử dụng tanglên được đo bằng cách so sánh với đối chứng về hàm lượng protein hòa tan và giảm

trọng lượng Các nguyên tố kẽm, đồng, bạc là những nguyên tố có tính kháng nam,kháng khuẩn cao Khi các hạt nano kim loại có kích thước vài nm thì hiệu quả kháng

khuẩn, kháng nắm tăng lên hàng ngàn lần so với nguyên tố ở dạng ion Ngoài ra, độc

tính của chúng có tính chọn lọc cao với vi khuẩn, vi nam Hiện nay đã có nhiều chếphẩm nano như nano bạc, nano đồng, nano kẽm, nano chitosan, nano T1O2 được chứngminh là có kha năng phòng trừ hiệu qua các bệnh do vi khuẩn, nam, vi rút gây ra trên

cây trồng, không những thế chúng còn là những sản phẩm thân thiện với môi trường, antoàn với con người và không gây ra tính kháng thuốc

Ngoài ra, hạt nano bạc còn có tác dụng tăng cường sự phát triển của cây hoa cúc(Chrysanthemum sp.), dâu tây (Fragaria sp.) và hoa đồng tiền (Gerbera sp.) được nuôi

cấy trong ông nghiệm tại Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tây nguyên ViệnCông nghệ Hóa học cũng đã chế tạo dung dịch nano Cu bằng phương pháp khử đối với

oxalate Cu, CuCl;, CuSO, sử dụng chất khử ethylene glycole, diethylene glycole,

glycerin kết hợp hỗ trợ của vi sóng và sử dụng dung dịch Cu nano làm nguyên liệu chếtạo thuốc bảo vệ thực vật kháng và diệt bệnh nắm hồng Corticium salmonicolor, bệnh

phan trắng Oidium heveae trên cây cao su và cho kết quả tốt (Nguyen Phuc Huy va ctv,

2018).

Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng đã nghiên cứu chế tạo keo bạc nano bằng bức

xạ gam ma -Co-60 có hiệu lực diệt nam gay bénh dao 6n trén lua (Piricularia oryzae

Cavara) và bệnh lem lét hat lúa (Pseudomonas glumae Kurita et Tabei) Viện Công nghệ

môi trường (thuộc Viện HLKHCNVN), trên cơ sở hợp tác khoa học-công nghệ với các

nhà khoa học LB Nga, đặc biệt là các trường Đại học Y học và Đại học Công nghệ nôngnghiệp Ryazan, đã chế tạo thành công các hat nano kim loại hóa tri không Ag, Fe, Co,

Cu dưới dạng bột siêu phân tán và Se dưới dạng dung dịch bằng phương pháp hóa học

dung địch nước Các chế phẩm nano kim loại Fe, Co và Cu cũng được áp dụng dé xử lý

hạt giống ngô và cây đậu tương trước khi gieo

Chương trình KHCN phát triển kinh tế, xã hội tây bắc Viện Khoa học Vật liêu

Trang 23

đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và chuyền giao công nghệ xử lý hạt ngô

giống bằng một số nano kim loại để tăng năng suất thu hoạch của cây ngô tại một số địa

phương vùng Tây Bắc” thực hiện trong 3 năm 2016-2018 Các đề tài, dự án nghiên cứu

về ứng dụng công nghệ nano trong trồng trọt và chăn nuôi hiện nay đang được thực hiện

ở Viện Hàn lâm KHCNVN được thực hiện trên nền tảng kiến thức của các ngành hóahọc, sinh học, khoa học vật liệu của các Viện nghiên cứu trực thuộc trong sự kết hợpchặt chẽ với các nhà khoa học thuộc các Viện, Trung tâm trực thuộc Viện Khoa học

Nông nghiệp Việt Nam Dự án trọng điểm của Viện Hàn lâm KHCNVN “Nghiên cứu

ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp” do Viện Công nghệ môi trường chủ trì

với sự tham gia của & Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và tám Viện,

Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện KHNNVN được thực hiện trong các năm 2015-2018

(Sở Khoa Học và Công Nghệ TP HCM, 2016).

Phan và ctv (2019) nghiên cứu báo cáo quá trình tổng hợp một loại phân bón

nano mới kết hợp các vi chất dinh dưỡng với hydroxyapatite (nHA) và tác động của nóđối với sự nảy mầm của Asparagus officinalis Thử nghiệm hat Asparagus officinalis

kéo đài 10 ngày cho thấy tỷ lệ nảy mầm nhanh hơn (46,4 +1,2 mm/10 ngày) so với đối

chứng thông thường (35,3 >0,8 mm/10 ngày) Kết qua cho thấy ứng dụng đầy hứa hen

của phân bón nano trong nông nghiệp.

Tại học viện nông nghiệp năm 2020 đã cập nhật một số kết quả nghiên cứu ứng

dụng công nghệ nano trong trồng trọt như khi xử lý AgNPs ở nồng độ 8 ppm làm tăngkhả năng nảy mầm của hạt xà lách (90%) và cải bó xôi (91,67%) Trong khi đó, xử lýCuNPs ở nồng độ 0,4-0,8ppm tăng tỷ lệ nay mầm của hạt xà lách (từ 85%-88,3%) nhưnggiảm tỷ lệ nay mầm của cải bó xôi (ở nồng độ 0,8 ppm, tỷ lệ nay mầm đạt 53,33%) Việc

xử lý hạt AgNPs, CuNPs không gây ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài chdi của xà lách

và cải bó xôi Đối với cây trồng thủy canh, nồng độ nano càng cao thì càng ảnh hưởngđến sinh trưởng và phát triển của xà lách và cải bó xôi Tuy nhiên khi xử lý ở nồng độ

thích hợp, năng suất của xà lách và cải bó xôi tăng lên, cụ thể: đối với xà lách, khi xử lýCuNPs ở nồng độ 0,4ppm và xử lý AgNPs nồng độ 4 ppm, các chỉ tiêu sinh trưởng như

chiều cao cây cuối cùng, số lá cuối cùng, diện tích lá, khối lượng cây TB, năng suất của

xà lách tăng 11,9-13% so với đối chứng; Đối với cải bó xôi, b6 sung CuNPs ở nồng độ0,4ppm và AgNPs là 2ppm, các chỉ tiêu sinh trường và phát triển tăng, cải thiện được

Trang 24

năng suất từ 16-24% so với đối chứng Các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng vitamin

C, hàm lượng protein, hàm lượng chat xơ của rau xà lách và cải bó xôi đều tăng khi bổ

sung thêm nano Rau xử lý bằng CuNPs, AgNPs có hàm lượng nitrat thấp hơn rất nhiều

so với mức quy định chung của Bộ NN&PTNT, đạt yêu cầu về chỉ tiêu hàm lượng kimloại nặng Cu và Ag.

Ở khả năng chống bệnh, Fayaz và ctv (2009) đã chỉ ra rằng khi màng mỏng natrialginate được tích hợp với Ag-NP được tổng hợp từ nắm Trichoderma, nó làm tăng tuổi

tho của cà rốt và đậu Hà Lan và cho thấy hoạt tính kháng khuẩn Thời hạn sử dụng tănglên được đo bằng cách so sánh với đối chứng về hàm lượng protein hòa tan và giảmtrọng lượng Các nguyên tố kẽm, đồng, bạc là những nguyên tố có tính kháng nấm,

kháng khuẩn cao Khi các hạt nano kim loại có kích thước vai nm thì hiệu quả khángkhuẩn, kháng nắm tăng lên hàng ngàn lần so với nguyên tố ở dang ion Ngoài ra, độctính của chúng có tính chọn lọc cao với vi khuẩn, vi nam Hiện nay đã có nhiều chếphẩm nano như nano bạc, nano đồng, nano kẽm, nano chitosan, nano TiO2 được chứngminh là có kha năng phòng trừ hiệu quả các bệnh do vi khuẩn, nam, vi rút gây ra trêncây trồng, không những thé chúng còn là những sản phẩm thân thiện với môi trường, an

toàn với con người và không gây ra tính kháng thuốc

Thí nghiệm xử lý Nano coban có tác động tích cực đến sự hình thành và phát

triển nốt san ở giống đậu nành DT2010 Khi xử lý nano coban ở liều lượng 0,17 mg/kg,kích thước các nốt san tao ra từ bộ rễ đậu tương đạt cao nhất, trong khi đó việc tăng liều

lượng lên 0,33 mg/kg hat lại cho số lượng not san cao nhất Ở cả hai liều lượng xử lý

này đều cho số lượng và kích thước nốt san cao hơn rõ rệt so với đối chứng Khi xử ly

ở liều lượng quá cao (100 mg/kg hạt), số lượng và kích thước nốt san không những

không tăng mà còn giảm đi, thậm chí đạt thấp hơn đối chứng (Phan Thị Thu Hiền, 2022)

Trang 25

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phân phun lá Nano đến sinh trưởng vànăng suất của cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) trên đất xám bạc màu tại Thành phố

Hồ Chí Minh

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023, tại Trại

thực nghiệm Khoa Nông học, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Đặc tính lý hóa đất

Bảng 2.1 Đặc tính lí, hóa khu đất làm thí nghiệm

STT CHITIEUPHAN PHƯƠNGPHÁP DON VỊ KET QUA

(Bộ môn Khoa học dat - Phân bón, 2023)

Qua kết quả phân tích đất ở Bảng 2.1 cho thấy khu đất thí nghiệm có thành phan

cơ giới nhẹ (đất cát pha thịt với hàm lượng cát 82%), trung tính Hàm lượng đạm tông

số, chất hữu cơ rất thấp, lân dé tiêu ở mức 13,1 mg PzOs /100 g đất Theo Nguyễn Thị

Chinh (2005), đậu phụng yêu cau pH hơi chua hoặc trung tinh (pH từ 5,5 — 7) là thíchhợp Tuy nhiên khả năng chịu pH của đậu phụng là rất cao, đậu phụng có thê chịu pH

từ 4,7 — 8,9 Như vậy, điều kiện đất đai khu thí nghiệm dựa trên kết quả phân tích tương

Trang 26

đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng Tuy nhiên, dé cây đậu

phụng sinh trưởng và phát triển tốt nhất cần bón thêm thạch cao, vôi, phân hữu cơ, phân

hóa học đạm, lân, Kali để nâng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cung cấp dinh dưỡng

cho cây trồng

2.2.2 Điều kiện thời tiết

Bảng 2.2: Điều kiện thời tiết từ tháng 2/2023 đến tháng 5/2023 tại khu thí nghiệm

Thángnăm Tong số Nhiệt độ (°C) Lượngmưa Độ ẩm

giờ nắng Cao Trung Thấp trung bình trung(giờ) nhất bình nhất (mm) bình (%)

02/2023 198,3 35,7 pay 3 22,4 7]

03/2023 246.4 36,0 28.3 817 0 73

04/2023 194.8 312 30,4 23,8 718 76

05/2023 182,6 38,5 30,1 23,8 213,6 78

(Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2023)

Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng,phát triển và năng suất của cây trồng Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện ngoài trời,

có nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 28,2 - 30,4°C Trong đó nhiệt độ cao nhất

vào tháng 05 (38,5°C) và thấp nhất vào tháng 03 (22,7°C) Với nhiệt độ này thì tương

đối thích hợp cho cây đậu phụng sinh trưởng và phát triển bình thường

Độ âm trung bình cao dao động từ 71 - 78%, tổng số giờ nắng cao thích hợp chocây đậu phụng sinh trưởng, phát triển Lượng mưa cao nhất vào tháng 05 (213,6 mm)

và không có mưa vào tháng 03, lượng mưa thấp vào giai đoạn sinh trưởng của cây nêncần chủ động nguồn nước dé cung cấp đủ nước cho cây đậu phụng sinh trưởng Vào đầu

tháng 05, lượng mưa khá cao cần tiễn hành thoát nước tránh ngập tng và thu hoạch đúng

thời điểm để hạn chế đậu phụng bị mọc mam trước thu hoạch

2.3 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Hạt giống

Giống đậu phụng được sử dụng trong thí nghiệm là giống đậu phụng L14 được

cung cấp bởi Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, năng suất cao và có nhiều đặc

Trang 27

điểm nông học tốt Giống thuộc dạng thân đứng, sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm Chiềucao thân chính 30 — 50 cm Năng suất 45 — 60 ta/ha, trọng lượng 100 quả đạt 65 g, tỷ lệnhân đạt 72 — 75% Có khả năng chống chịu với bệnh héo xanh, đốm nâu và thối đen cô

rễ (Viện Khoa Học Nông Nghiệp, 2017)

2.3.2 Phân bón chế phẩm Nano

Chế phẩm phun lá nano được pha loãng với nước ở nồng độ tùy nghiệm thức Phun

2 lần tai thời điểm 15 NSG và 30NSG Phun vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối déhạn chế lây lan giữa các ô thí nghiệm

Chế phẩm dưỡng chất nano vi lượng trên có sự kết hợp giữa các thành phần dinhdưỡng và tỷ lệ giữa các nguyên tố vi lượng, chất nền và chất hữu co (Hà Phương Thu,

2022).

Thành phần chế phâm bao gồm các nguyên tố tính theo phần trăm khối lượng (%

w/w) như N (12,00); P (3,46); K (5,50); Mg (1,36); S (6,30); Si (2,28); Ca (10,8); Fe

(0,69); Cu (0,34); Zn (0,56); Co (0,23); Ag (0,22).

Phân bón nền được sử dung trong thí nghiệm: 40 kg N — 90 kg PzOs — 60 kg KaO

tương đương với 87 kg Urea (46%), 562,5 kg Super lân (16%), 100 kg kali Clorua (60%

K20) 500 kg vôi bột (56% CaO), 5 tan phân bò ủ hoai mục

Cách bón:

- Bon lót: toàn bộ lượng vôi bón trước 15 ngày gieo hạt: toàn bộ lượng phan bò + toàn bộ lượng phân lân bón trước 7 ngày gieo hạt.

- Bon thúc lần 1 trong khoảng 15 NSG: 1⁄4 lượng đạm + 1⁄2 lượng kali

- Bon thúc lần 2 trong khoảng 30 NSG: 1⁄4 lượng đạm + 1⁄2 lượng kali

2.3.3 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với

ba lần lặp lại, năm nghiệm thức tương ứng với năm nông độ và phun qua lá với:

NT1 (ĐC): phun nước lã

NT2: 0,5%

Trang 28

Diện tích mỗi 6 thi nghiệm 6 x 1,5 = 9 mỶ.

Khoảng cach giữa các 6 thi nghiệm: 0,5 m.

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m

Tương đương với 400.000 cay/ha,2 hạt/hốc, khoảng cách hàng 25 x 20 cm Tổng

diện tích khu thí nghiệm tính ca hang bảo vệ khoảng 250 m°.

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 — 57:2011/ BNN&PTNT về khảonghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu phụng

Theo dõi toàn bộ cây trong ô thí nghiệm

- Ngày phân cành (NSG): Ngày có > 50% số cây trên 6 thí nghiệm xuất hiện cành

câp một đâu tiên.

Trang 29

- Ngày ra hoa (NSG): Ngày có > 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở bat kỳ đốtnào trên thân chính.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch

2.4.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển của cây

Mỗi 6 thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 cây theo 5 điểm chéo góc (2 cay/diém) dé

theo dõi cô định các chỉ tiêu.

Chiêu cao cây (cm): Do từ vết sẹo của dot lá mâm đên đỉnh ngọn cao nhât cua cây,

đo cho đến lúc cây ít tăng trưởng về chiều cao

- Chỉ số điệp lục tố được xác định bằng máy Chlorophyll meter SPAD 502 (Konica

Minolta, Nhật Bản), đo trên 3 lá trưởng thành của 3 cây chỉ tiêu/ô; đo giữa lá; không đochỗ có gân; tinh từ lá thứ 3 trở xuống, sau đó tình trung bình trên 1 lá tại các giai đoạn30NSG và 60NSG.

-Tổng số nốt san (nốt san): Đếm tổng số nốt san trên cây (bao gồm số nốt san hữu

hiệu và vô hiệu) ở thời điểm 30 NSG và 60 NSG Đếm số nốt san của 3 cây/ô (khác cây

chỉ tiêu) và tính trung bình.

- Tổng số nốt san hữu hiệu (nốt sần/cây): Chọn ngẫu nhiên 3 cây/ô (không phải

cây chỉ tiêu) khi cây được 30 NSG va 60 NSG Dém tổng số nót san hữu hiệu rồi tínhtrung bình.

- Tỷ lệ nốt san hữu hiệu (%): (Tổng số nốt san hữu hiệu/tông số nốt san) x 100.2.4.2 Chỉ tiêu về khả năng chống chịu đối với sâu bệnh hại

10 NSG bắt đầu theo dõi Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính dựa vao quy

Trang 30

chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây đậu phụng(QCVN 01 - 168: 2014/BNN&PTNT).

Bảng 2.3 Mật số sâu khoang, sâu xanh da láng gây hại (con/m?)

Mức độ gây hại Sâu khoang Sâu xanh da láng

cây bị bệnh/tông số cây điều tra) x 100

Bảng 2.4 Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thối đen cô rễ

Mức độ gây hại Bệnh héo xanh vi khuẩn Bệnh thối đen cổ rễ (%)

Bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola), gi sắt (Puccinia arachidis), đốm den

(Phaeoisariopsis personata): điều tra 10 cây/ô, lay 10 lá kép (lá tinh từ đưới gốc lên),đếm số lá bị bệnh Theo dõi khi cây bắt đầu bị bệnh đến thu hoạch, định kỳ 10 ngày/lần

Ti lệ lá bị bệnh (%) = (tổng số lá bị bệnh/tông số lá điều tra) x 100

Trang 31

Bảng 2.5 Mức độ nhiễm bệnh đóm đen, đốm nâu, gi sat

Mức độ gây hại Bệnh đôm nâu (%) Bệnh đôm đen(%) Bệnh gi sắt (%)

2.4.3 Chỉ tiêu về năng suất

- Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả 10 cây/ô rồi tính trung bình cho 1 cây

- Số quả chắc/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc của 10 cây/ô rồi tính trung bìnhcho 1 cây.

- Tổng số quả 1,2,3 hạt/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc 1,2,3 hạt sau khi thuhoạch

- Tỷ lệ quả 1,2,3 hạt (%): (Số quả 1,2,3 hat/Téng số quả chắc) x 100

- Khối lượng 100 quả (g): Cân 3 mau (chi lay quả chắc) trên một 6 thí nghiệm, mỗi

mau 100 quả khô ở độ 4m 12%, lay một chữ số sau dấu phây

- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 3 mau hạt nguyên vẹn không bị sâu bệnh, được tách

từ ba mẫu quả ở chỉ tiêu trên, mỗi mẫu 100 hạt ở độ âm 12%, lấy một chữ số sau dấuphay

- Ty lệ hat/qua (%) = (Khối lượng hat của 100 quả/khối lượng 100 qua) x 100

- Số hat/qua (hat) = (Số hat chắc của 10 cây/ô)/(Số quả chắc của 10 cây/ô)

- NSLT hạt (tan/ha) = = (Số hat chắc/quả x Số cây/ha x Khối lượng 100 hạt) / 10°

- NSTT hat (tan/ha) = [(Khối lượng hạt chắc/ô)/ (Diện tích ô)] x 10

- Năng suất hạt quy về độ âm chuan 12%: P12%= ((100 — Ho) / (100-12)) *PoP12%: Năng suất ở độ âm 12%

Ho: Âm độ ban đầu khi phơi xong

Trang 32

Po: Khối lượng hạt ở am độ

2.5 Hiệu quả kinh tế

- Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) = Chi phí giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực

vật + công lao động.

- Tổng thu nhập (VND/ha/vu) = Năng suất hạt khô x giá bán

- Tổng lợi nhuận (VNĐ/ha/vụ) = Tổng thu nhập — Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí

2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tông hợp bằng phần mềm Microsoft Excel, sau đó phân tích bằng

ANOVA và trắc nghiệm phân hạng LSD bang phần mềm R 4.3.0

Trang 33

CHƯƠNG 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến thời gian sinh trưởng và

phát triển cây đậu phụng

Thời gian sinh trưởng va phát triển của đậu phụng là một trong những yếu tố quantrọng quyết định năng suất, sự thích nghi của đậu phụng trong từng mùa vụ và từng địa

bản khác nhau Việc xác định đúng thời gian sinh trưởng có ý nghĩa rất lớn cho việc ápdụng biện pháp kỹ thuật nhằm tác động kịp thời vào các yếu tố cấu thành năng suất đậu

phụng, góp phần làm tăng năng suất đậu phụng cũng như đảm bảo chất lượng hạt và

giảm thất thoát sau thu hoạch Ngoài ra việc xác định đúng thời gian sinh trưởng còngiúp người nông dân có thê bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý, thuận tiện cho việc luân

canh, xen canh đề tăng hiệu quả sử dụng đất

Bang 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến thời gian sinh trưởng(ngày) và phát triển cây đậu phụng

Nông độ chế phâm nano Ngày phân cành Ngày ra hoa TGST

Trong cùng một cột, các SỐ có cùng ky tự di kèm thể hiện sự khác biệt không có ÿ nghĩa thông kê; `: khác

biệt ở mức ý nghĩa a =0,05 `”: khác biệt có ỷ nghĩa ở mức a= 0,01.

Về ngày phân cành: Đậu phụng có khả năng phân cành rất lớn và nó liên quan

Trang 34

đến số hoa, quả sau này Ngày phân cành của cây đậu phụng dưới tác động của các mức

nồng độ có sự chênh lệch với nhau, dao động trong khoảng 9,3 — 14,6 NSG Trong đó,

nghiệm thức phun nồng độ 0,5% cây đậu phụng phân cành chậm chất là 14,6 ngày saugieo khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức có nồng độ còn lại Nghiệm thức có nồng độphun 1,5% có số ngày phân cành nhanh nhất là 9,3 ngày

Về thời gian ra hoa: Thời gian ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào yếu

tố phân bón, giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác Việc ra hoa đồng loạt sẽ

dam bảo cho quả chín đồng đều và hạn chế thất thoát khi thu hoạch Kết quả Bảng 3.1

cho thấy ngày ra hoa giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa trong thống kê, thời

điểm ra hoa diễn ra 21 — 25,3 NSG Trong đó, cây đậu phụng ra hoa sớm nhất ở nồng

độ 1,5 % là 21,0 NSG khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức có nồng độ 0,5% và 1% lần

lượt là 24 NSG và 25,3 NSG, nghiệm thức có nồng độ 1% ra hoa chậm hơn là và 25,3

NSG.

Về thời gian sinh trưởng: Kết quả Bang 3.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của

cây đậu phụng giữa các nghiệm thức có sự dao động từ 90,3 — 102,3 ngày, đậu phụngđược phun nồng độ 2% có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 90,3 ngày khác biệt có ý

nghĩa với nghiệm thức đối chứng là 98,3 ngày và các nghiệm thức còn lại, nhưng khácbiệt không có ý nghĩa với nghiệm thức có nồng độ 1%

3.2 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến các chỉ tiêu sinh trưởng

và phát triển cây đậu phụng

3.2.1 Anh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến chiều cao cây đậu phụng

Chiều cao cây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triểncủa cây đậu phụng (Nguyễn Danh Đông, 1984) Thân chính đậu phụng mọc từ đốt cuốicùng của lá mam Chiều cao của cây đậu phụng phụ thuộc vào phân bón, đặc tính giống,môi trường và điều kiện gieo trồng Cây đậu phụng có chiều cao thích hợp sẽ tạo điều

kiện cho việc chăm sóc và quá trình ra hoa, đâm tia, tạo quả diễn ra được thuận lợi.

Trang 35

Bang 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ chế pham phun lá nano đến chiều cao cây đậu phụng

qua các thời điểm theo dõi (cm)

Nông độ chế phâm nano Thời điểm theo dõi (NSG)

Trong cùng một cội, các số có cùng ký tự di kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê; `: khác

biệt ở mức ý nghĩa a =0,05 ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức a= 0,01.

Nhìn chung, khi phun nồng độ nano từ 0,5% - 1% thì chiều cao cây đậu phụng

có xu hướng tăng ở hầu hết các thời điểm theo dõi, tuy nhiên ở nồng độ 1% - 2% thì

chiêu cao cây đậu phụng có xu hướng giảm.

Thời điểm 15 NSG chiều cao trung bình cây đậu phụng dao động từ 11,2 — 14,2

cm, đậu phụng có chiều cao cây cao nhất 14,2 em khi được phun nồng độ 2% khác biệt

có ý nghĩa với nghiệm thức ở nồng độ 1% và 1,5 % lần lượt là 11,2 cm và 12,6 cm,

nhưng khác biệt không có ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại.

Thời điểm 25 NSG chiều cao cây đậu phụng đưới tác động của 5 mức nồng độ

khác biệt có ý nghĩa trong thống kê, ở thời điểm này chiều cao cây đậu phụng ở nghiệm

thức đối chứng có chiều cao cây cao nhất là 25,8 cm, thấp nhất khi được phun ở mứcnông độ 1,5% là 22,1 em

Chiều cao trung bình cây đậu phụng ở các nghiệm thức phân bón dao động từ 28,9

cm — 34,9 cm ở thời điểm 35 NSG, tương tự như thời điểm 25 NSG nghiệm thức đối

chứng có chiều cao cây cao nhất 34,9 cm khi phun nồng độ 1% khác biệt có ý nghĩa với

các nghiệm thức có nông độ còn lại.

Thời điểm 45 NSG chiều cao cây đậu phụng dưới tác động của các mức nồng độ

Trang 36

khác biệt có ý nghĩa trong thống kê, ở thời điểm này chiều cao cây đậu phụng ở nghiệm

thức nồng độ 1% van cao nhất là 40,7 cm, thấp nhất là nghiệm thức phun với nồng độ

2% với chiều cao trung bình 34,8 cm

Chiều cao trung bình cây đậu phụng ở các nghiệm thức trung bình dao động từ

46,2 cm — 52,3 cm tai thời điểm 55 NSG, nghiệm thức phun với nồng độ 1% có chiềucao cây cao nhất là 52,3 cm và khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức có nồng

độ 0,5% và đối chứng

Cây đậu phụng có sự tăng trưởng chậm về chiều cao ở thời điểm 65 NSG và có sự

biến động trong khoảng 56,9 em — 64,5 em, chiều cao cây cao nhất 64,5 em ở nghiệm

thức phun nồng độ 1% khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức phun nồng độ cònlại và khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức đối chứng

3.2.2 Anh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến số lá cây đậu phụng

Lá là cơ quan dinh đưỡng của cây, có nhiệm vụ quang hợp đề tổng hợp các dưỡngchất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Bộ lá phát triển tốt, điện

tích lá lớn dẫn tới quang hợp mạnh sẽ tích lũy được nhiều chất xanh giúp cây khỏe, cứng

cáp, hạn chế sâu bệnh tan công đồng thời giúp cây phát triển nhanh, cho năng suất cao

Số lá trên cây phụ thuộc rất nhiều vào phân bón, giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện

ngoại cảnh của từng địa phương.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế pham phun lá nano đến số lá trên thân chính ởcây đậu phụng qua các thời điểm theo dõi (lá)

Nông độ chế phâm Thời diém theo dõi (NSG)

Trang 37

biệt ở mức ý nghĩa a =0,05 ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,01.

Ảnh hưởng của nồng độ phun ảnh hưởng khác biệt có ý nghĩa trong thống kê đến

số lá trên thân chính cây đậu phụng tại thời điểm 15 NSG dao động trong khoảng 5,2 —6,0 lá, nghiệm thức có nồng độ phun 0,5% có số lá cao nhất là 6,0 lá, còn nghiệm thức

có nồng độ phun 1% có số lá thấp nhất là 5,2 lá

Thời điểm 25 NSG số lá của cây đậu phụng dao động trong khoảng 5,2 — 6,0 lá,

nghiệm thức có nồng độ phun 0,5% có số lá cao nhất là 6,0 lá, còn nghiệm thức có nồng

độ phun 1% và 1,5 % có số lá thấp nhất là 5,2 lá

Ở thời điểm 35 NSG số lá cây đậu phụng dao động trong khoảng 9,7 — 11,0 lá,

nghiệm thức có nồng độ 2% với số lá cao nhất 11,0 lá khác biệt có ý nghĩa với nghiệmthức đối chứng là 9,7 lá tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức có

nông độ còn lại.

Số lá cây đậu phụng các nghiệm thức tại thời điểm 45 NSG dao động từ 11,7 lá —13,7 lá Nghiệm thức có nồng độ phun 0,5% có số lá cao nhất 13,7 lá khác biệt có ýnghĩa với nghiệm thức đối chứng là 12,3 lá, nhưng khác biệt không có ý nghĩa với các

nghiệm thức còn lại.

Số lá trung bình cây đậu phụng tăng trong khoảng từ 12,2 — 14,0 lá tại thời điểm

55 NSG Nghiệm thức có nồng độ phun 0,5% có số lá cao nhất là 14,0 lá khác biệt không

có ý nghĩa với nghiệm thức có nồng độ 2% là 13,1 lá nhưng khác biệt có ý nghĩa so với

Trang 38

3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến chiều dài, chiều rộng lá

Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê; `: khác

biệt ở mức ý nghĩa a=0,05 `”: khác biệt có ý nghĩa ở mức a= 0,01.

Thời điểm 30 NSG chiều dai lá của cây đậu phụng dao động trong khoảng 5,1- 5,6

em, nghiệm thức có nồng độ 0,5%,1%,1,5% lần lượt là các nghiệm thức có chiều dài lácao nhất là 5,6 lá khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức

Trang 39

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá đến chiều rộng lá (cm)

đậu phụng qua các thời điểm theo dõi

Nông độ chế phâm nano Thời điểm theo dõi (NSG)

Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự di kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê; `: khác

biệt ở mức ý nghĩa a =0,05 ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức a= 0,01.

Thời điểm 30 NSG chiều rộng lá của cây đậu phụng dao động trong khoảng 3,2 —

3,5 cm, nhìn chung các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa trong thống kê, chiều rộng

lá cao nhất là 3,5 cm với nồng độ đối chứng

Chiều rộng lá trung bình cây đậu phụng các các nghiệm thức phun chế pham dao

động từ 4,3 — 4,5 em ở thời điểm 60 NSG Nghiệm thức có nồng độ phun 2% va 1,5 %

có chiều rộng lá cao nhất 4,5 cm khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức có nồng độ phun0,5% và đối chứng là 4,3 cm, nhưng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức có

nông độ còn lại.

Trang 40

3.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm phun lá nano đến chiều rộng tán cây đậuphụng

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ chế pham phun lá nano đến chiều rộng tán (cm)đậu phụng qua các thời điểm theo dõi

Nông độ chế phâm nano Thời điểm theo dõi (NSG)

F tinh BÀI Aare

Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự di kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê; `: khác

biệt ở mức ý nghĩa a =0,05 ``: khác biệt có ý nghĩa ở nức a = 0,01.

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy khi phun chế phẩm với các nồng độ khác nhau thìchiều rộng tán cây đậu phụng có xu hướng càng tăng ở cả hai thời điểm 30 và 60 NSG

Chiều rộng tán cây cao nhất là 41,1 cm khi cây đậu phụng được phun với nồng độ 1%

khác biệt rất có ý nghĩa với so với nồng độ 0,5% là 35,9 cm ở giai đoạn 60NSG

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w