1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang

86 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 732,71 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này: kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ của kế toán tại phòng giao dịch, phương pháp hạch toán kế toán tại phòng giao dịch, thực trạng của công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại phòng giao dịch, đưa ra các giải pháp nhằm hòa thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………ngày….tháng….năm 2014

Chữ ký

i

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Rạch Giá , ngày….tháng….năm 2014

Chữ ký

ii

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



- ATM Automatic teller machine

- NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- NHTM Ngân hàng thương mại

- NHTW Ngân hàng trung ương

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ



Sơ đồ 1.1: Luân chuyển vốn 6

Sơ đồ 1.2 : Các hình thức huy động vốn 13

Sơ đồ 1.3: Ghi chép sổ sách kế toán 16

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang 22

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang 23

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán 24

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 25

Sơ đồ 2.5: Kế toán máy vi tính 27

Sơ đồ 2.6: Nhận tiền gửi tiết kiệm 42

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) 27

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong năm 2011 – 2013 37

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm (2011 – 2013) 29

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn năm 2011 – 2013 37

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động và tổng nguồn vốn năm 2013 39

iv

Trang 6

v

Trang 7

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

4

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1 Vai trò của Ngân hàng thương mại 5

1.1.2.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 5

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 7

1.1.4 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại 7

1.1.4.1 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTM 7

1.1.4.2 Các nghiệp vụ khác 8

1.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 9

1.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi 9

1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán (TGTT) 9

1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) 10

1.2.2 Huy động vốn dưới hình thứ nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư 11

1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK) 11

1.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TGTKCKH) 11

1.2.3 Huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá 12

1.2.4 Huy động vốn bằng các hình thức khác 13

1.3 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

vi

Trang 8

1.3.1 Vai trò của kế toán nghiệp vụ huy động vốn 14

1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ huy động vốn 14

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC 15

1.4.1 Hồ sơ chứng từ huy động vốn của các tổ chức của các tổ chức cá nhân trong nước 15

1.4.2 Tài khoản dùng trong kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm 16

1.4.2.1 Tài khoản 42 : Tiền gửi của khách hàng 16

1.4.2.2 Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi 17

1.4.2.3 Tài khoản 1011: Tiền mặt tại quỹ 17

1.4.2.4 Tài khoản 801: Trả lãi tiền gửi 18

1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán của nghiệp vụ kế toán huy động vốn 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG 20

2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC, KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG 20

2.1.1 Đặc điểm về tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang 20

2.1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang 20

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh 21

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang 23

2.1.1.4 Tổ chức công tác kế toán 25

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang 28

2.1.2.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang năm 2011-2013 28

2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chính của Chi nhánh 30

2.1.3 Đặc điểm về môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang 31

vii

Trang 9

2.1.3.1 Đặc điểm về môi trường hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 31

2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ kế toán huy động vốn của Chi nhánh 32

2.1.3.3 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 34

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG 37

2.2.1 Khái quát công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang 37

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn trong năm 2011 - 2013 của Chi nhánh 37

2.2.1.2 Đánh giá hiệu quả huy động theo kỳ hạn năm 2013 38

2.2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang 40

2.2.3 Kế toán tiền gửi của khách hàng 41

2.2.3.1 TK sử dụng 41

2.2.3.2 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 42

2.2.3.3 Thủ tục giao dịch của khách hàng 45

2.2.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 49

2.2.3.5 Các phương pháp tính lãi 50

2.2.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá 51

2.2.4.1 Tài khoản sử dụng 51

2.2.4.2 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 51

2.2.4.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh 51

2.3 NHẬN XÉT 51

2.3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang 51

2.3.1.1 Cơ hội và Thách thức 51

2.3.1.2 Định hướng phát triển chiến lược của Vietinbank - Kiên Giang trong thời gian tới 52

2.3.2 Nhận xét về công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh 53

2.3.2.1 Ưu điểm 53

2.3.2.2 Những hạn chế 54

viii

Trang 10

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ 56

3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang 56

3.2 Kiến nghị 60

3.2.1 Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 60

3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 60

3.2.3 Đối với công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang 61

KẾT LUẬN 63 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

ix

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tình hình kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển Đặc biệt,

kể từ khi đất nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thếgiới WTO, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề này càng diễn

ra gay gắt hơn khi có sự gia nhập của nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều lĩnhvực kinh doanh đặc biệt là ngành Ngân hàng Các Ngân hàng nước ngoài đượcthành lập Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển,đây cũng vừa là cơ hội, là thách thức đòi hỏi Ngân Hàng phải tự phấn đấu, nỗ lựccải thiện tốt hơn để đứng vững trên trường quốc tế

Đã từ lâu, Ngân hàng thương mại đóng vai trò thực sự quan trong trong đời sốngkinh tế Có thể nói, Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế đã và đang đóng gópmột phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế, phúc lợi xã hội cũng nhưđảm nhận vai trò cung ứng về vấn đề tài chính cho xã hội

Ngày nay, ngành Ngân hàng đang thay đổi để phù hợp với nhu cầu chung củatoàn thế giới, sự sáp nhập, hợp nhất của nhiều Ngân hàng với nhau nhanh hơnnhững gì chúng ta suy nghĩ buộc các nhà quản lý phải vạch ra những hướng đi tốtnhất cho Ngân hàng hoạt động làm sao để đạt hiệu quả cao nhất.Với bất kỳ doanhnghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Đối với Ngân hàng thương mại - tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay thì vaitrò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng Trong khi chưa khai thác được

số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều Ngân hàng vẫnđang phụ thuộc vào vốn vay, kể cả của các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng chonhu cầu tăng trưởng tài sản vì vậy, chi phí nguồn vốn cao sự ổn định, hiệu quả kinhdoanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc Do vậy, hoạtđộng huy động vốn của mỗi Ngân hàng luôn là yếu tố hết sức quan trọng trong quátrình cạnh tranh Gắn liền với hoạt động đó là công tác kế toán nghiệp vụ huy độngvốn Nhờ nghiệp vụ kế toán huy động Ngân hàng sẽ có nguồn vốn ổn định tronghoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng thời cũng quản lý tốt nguồn vốn của Ngân hàng,tiền gửi của khách hàng thông qua những số liệu ghi chép, phản ánh kịp thời, chính

Trang 12

xác Với phương châm “Nâng cao giá trị cuộc sống”, Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam không chú trọng nhiều đến lãi suất mà chủ yếu cân bằng giữanhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà vẫnđạt hiệu quả kinh doanh Nếu Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn khôngnhững mở rộng tốt công tác cho vay, tăng cường nguồn vốn cho nền kinh tế mà cònmang đến cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận Nhưng giải pháp nào để nâng cao nghiệp

vụ kế toán huy động vốn của Vietinbank trong thời gian tới?

Trước vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang em quyết định chọn đề tài “Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang”

làm khóa luận tốt nghiệp cho mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụcủa kế toán tại phòng giao dịch

 Phương pháp hạch toán kế toán tại phòng giao dịch

 Thực trạng của công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại phòng giao dịch

 Đưa ra các giải pháp nhằm hòa thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang Các số liệu dùng để thực hiện đề tài đãđược cung cấp từ phòng giao dịch số 4, phòng Kế toán và phòng Tổng hợp củaNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Đi thực tế tại PGD số 4 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chinhánh Kiên Giang

- Số liệu được thu thập từ phòng Tổng hợp của Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam – Chi nhánh Kiên Giang

- Các văn bản kế toán

+ Hệ thống tài khoản kế toán

Trang 13

+ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán

+ Bảng liệt kê chứng từ giao dịch trong ngày của PGD số 4

Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ các giáo trình, các bài nghiên cứu trênsách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích số liệu và các phương pháp khác

5 Kết cấu khóa luận

- Lời mở đầu

- Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán và nghiệp vụ kế toán huy

động vốn trong hệ thống Ngân hàng

- Chương II: Thực trạng tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang

- Chương III: Kiến nghị

- Kết luận

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TRONG HỆ THỐNG

NGÂN HÀNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:

- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấpdịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thươngmại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

- Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại:Là tổ chức kinh doanh tiền tệ

mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với tráchnhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán

- Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội

- Các loại hình của NHTM:

+ NHTM quốc doanh: Là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của nhà nước.+ NHTM cổ phần: Là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty Cổ phần.+ Chi nhánh NHTM nước ngoài: Là Ngân hàng được thành lập theo luật phápnước ngoài nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại

+ Ngân hàng liên doanh: Là Ngân hàng thành lập bằng vốn góp của bên Ngânhàng Việt Nam và bên Ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt độngtheo luật pháp Việt Nam

Trang 15

1.1.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Qua quá trình hoạt động của các Ngân hàng thương mại và đánh giá hiệu quảchung của toán bộ nền kinh tế ta có thể khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh

tế như sau:

Các NHTM là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưuthông hàng hoá Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và đầu tư các Ngânhàng đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, cho vay dưới các hình thứckhác nhau đối với các ngành kinh tế, các vùng kinh tế đáp ứng nhu cầu vốn của xãhội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Các Ngân hàng đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tếvào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá Nếu như không có NHTM thì việc huyđộng của cải xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh bị đình trệ rất nhiều Nhờ cóNHTM mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức được huy động vào quá trình vậnđộng của nền kinh tế Nó trở thành “dầu bôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động.NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng, khu vực, tạo điềukiện phát triển cân đối nền kinh tế

NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN:Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thốngNHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.Mặt khác với việc cho các thành phần trong kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiệnviệc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiểnchúng một cách có hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quátrình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế

1.1.2.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Trung gian thanh toán: Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán khi ngân

hàng thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích một khoản tiềntrên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc nhập tiền vào tàikhoản tiền gửi của khách hàng, thu từ hoạt động bán hàng hoặc từ các khoản thukhác theo yêu cầu của họ

Trang 16

Cho vay

Đầu tư

Cá nhân

và doanh nghiệp

p

Trung gian tín dụng: Là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh.

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn Thôngqua việc huy động khai thác các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó ngânhàng hình thành nên các quỹ cho vay và sử dụng các quỹ này để đáp ứng nhu cầuvay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế

Ngân hàng không phải là trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tíndụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theonguyên tắc “Hoàn trả” vô điều kiện

Thông qua chức năng này NHTM góp phần tạo lợi ích cho tất cả các chủ thể kinh

tế tham gia và lợi ích chung của nền kinh tế

Sơ đồ 1.1: Luân chuyển vốn

Khả năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản

chất của ngân hàng thương mại với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêucầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình Các NHTM với nghiệp vụ kinhdoanh mang tính đặc thù đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nềnkinh tế, chức năng tạo tiền được thực hiện trên cơ sở hai chức năng khác củaNHTM: là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán, thông qua chức năng trunggian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay

ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa thanh toán dịch vụ Trong khi số

dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phậncủa tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ,…Vớichức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nềnkinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả xã hội, NHTM là một tổ chức tín dụng

mà hoạt động chủ yếu của nó là kinh doanh tiền tệ,…hay có thể nói cách khác, chức

Trang 17

năng tạo tiền tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối lượng tiềncho nền kinh tế.

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

- Vốn tự có: Vốn tự có, còn được gọi là vốn chủ sở hữu, là vốn riêng của một

NHTM Đây là số vốn ban đầu và được gia tăng không ngừng cùng với quá trìnhphát triển của NHTM Về phương diện quản lý, vốn tự có là số vốn tối thiểu, bắtbuộc một NHTM phải có để được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời là cơ sở đểthu hút các nguồn vốn khác

- Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng

đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồnvốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào Chỉ có các NHTM mớiđược quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau

- Vốn đi vay: Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn

ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường Có thể làvốn đi vay NHNN Việt Nam hoặc vốn đi vay các NHTM và các TCTD khác

- Vốn khác bao gồm vốn tiếp nhận và vốn khác:

+ Vốn tiếp nhận: là nguồn vốn tài trợ của Chính phủ, của các tổ chức tài chính

tiền tệ, các tổ chức đoàn thể - xã hội để tài trợ cho các chương trình dự án về pháttriển kinh tế - xã hội, cải tạo môi trường sinh thái,…và được chuyển qua NHTMthực hiện

+ Vốn khác: Ngoài các nguồn vốn trên, các NHTM còn có các nguồn vốn khác

phát sinh trong quá trình hoạt động như các khoản phải trả, các khoản tiền tạm giữtheo quyết định của tòa án,…

1.1.4 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTM

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là hình thànhnên nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

Nghiệp vụ huy động vốn:

- Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của cácNHTM Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân

Trang 18

hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mặc dù bịgiới hạn về mức huy động vốn, xong nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi của Ngân hàng tăng mà còn tạo cho Ngân hàng uy tín ngàycàng cao Nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm:

- Nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong xã hội, đây là nguồn tiền chiếm tỉ lệchủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng

- Phát hành giấy tờ có giá: nghiệp vụ này được thực hiện mang tính chất thời vụ,

nó phát sinh khi có nhu cầu về vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng nhằm thu hút các khoản vốn trong dài hạn để đầu tư vào nền kinh tế Bao gồm:

kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi

- Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể đi vay: trong quá trình kinh doanh đôi khiNHTM cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanhtoán chi trả hay nhu cầu vay vốn của khách hàng, NHTM có thể vay NHTW, vaycác tổ chức tín dụng khác, vay ở các tổ chức nước ngoài,… đây là nguồn vốn rấtcần thiết và quan trọng, vì nó đáp ứng kịp thời và đảm bảo cho hoạt động của ngânhàng diễn ra một cách liên tục

Nghiệp vụ sử dụng vốn:

Bao gồm

Nghiệp vụ cho vay: Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là tạo khả năng sinh lời

cao cho Ngân hàng Trong tổng tài sản thì có nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớnnhất

Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn

Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của

mình thông qua các hoạt động hùm vốm, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thịtrường…với mục đích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hóa các hoạt độngkinh doanh

1.1.4.2 Các nghiệp vụ khác

Nghiệp vụ trung gian

Là nghiệp vụ của Ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng qua đó nhậnđược các khoản thu dưới hình thức hoa hồng

Trang 19

NHTM thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong giao dịch, thanh toán,chuyển tiền, thu hộ tư vấn môi giới,…và nhận một khoản thu nhập về việc làmtrung gian đó, xu thế hiện nay các ngân hàng tập trung hoàn thiện các hoạt độngcũng như dịch vụ của mình nhằm không ngừng tăng nhanh tỷ lệ thu từ các dịch vụtrong tổng nguồn thu của ngân hàng.

Nghiệp vụ ngoại bảng

Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở Ngân hàng, khôngthuộc quyền sở hữu của Ngân hàng Ngoài ra, các khoản này còn phản ánh một sốchỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối kế toán củanhững đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi đã xử lý, chi tiếtngoại tệ…

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉ ghi vào bên

Nợ hoặc bên Có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứng hoặc giá quy địnhtrong biên bản giao nhận, trong hóa đơn, chứng từ Tài sản nhận giữ hộ, tài sản gán

1.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi

1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán (TGTT)

Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân: Đây là khoản tiền mà kháchhàng gửi vào Ngân hàng nhờ Ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ Trong phạm vi số

dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được Ngân hàngthực hiện Các khoản thu của Ngân hàng, cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửithanh toán theo yêu cầu Nhìn chung, đây là một khoản huy động có lãi suất thấp vìNgân hàng không chủ động trong công tác cho vay Mặt khác, loại tiền gửi thanhtoán này Ngân hàng phải thường xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng

Trang 20

nên tốn kém chi phí và kiểm đếm, bảo quản , thay vào đó chủ tài khoản đượchưởng các dịch vụ Ngân hàng với mức phí thấp.

Mặc dù, đối với TGTT, người gửi có thể rút ra hoặc gửi vào bất cứ lúc nào, songgiữa việc gửi và rút ra có sự chênh lệch nhất định về thời gian và số lượng, nên cácloại tài khoản này luôn có số dư Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồnvốn tín dụng để cho vay Một số Ngân hàng kết hợp tài khoản TGTT với tài khoảncho vay như cho vay thấu chi – chi trội trên số dư của tài khoản TGTT Một sốNgân hàng sử dụng nhiều hình thức “ biến tướng” của tài khoản thanh toán để nânglãi suất của loại tiền gửi này lên nhằm cạnh tranh với các TCTD khác

Bên cạnh đó các Ngân hàng có thể huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửithanh toán của các Ngân hàng khác, nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một sốmục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại Ngân hàng khác Tuy nhiên quy mô củanguồn này thường không lớn

1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH)

Nhiều khoản thu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau mộtkhoảng thời gian nhất định TGTT tuy rất thuận tiện trong hoạt động thanh toánsong lãi suất lại thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền Ngân hàng đãđưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ủy thácvào Ngân hàng trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng vàNgân hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút tiền ra khiđến hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên trên thực tế do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi,các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút trước hạn Trong trường hợpnày, có 2 cách để giải quyết: hoặc khách hàng vay tiền của Ngân hàng, sau đó đếnhạn rút tiền thì dùng số tiền và lãi thu được để trả nợ (cả gốc và lãi vay Ngân hàng);hoặc là thỏa thuận với khách hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi suất thấp hơn(đôi khi chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn)

Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vì mụcđích của người gửi tiền là kiếm lợi chứ không phải là để thanh toán Do đó, khácvới loại tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến loại nguồn vốnnày

Trang 21

Để tăng cường huy động vốn này, trước hết các Ngân hàng thường đưa ra nhiềuloại thời hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thông thường cócác loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng Với mỗi loại thời hạn, Ngânhàng áp dụng một lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suấtcàng cao.

1.2.2 Huy động vốn dưới hình thứ nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư 1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK)

Tiền gửi này chủ yếu là nhàn rỗi của dân cư nhưng do nhu cầu chi tiêu không xácđịnh được trước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn, nghĩa là có thể rút ra bất cứlúc nào

Loại tiền gửi này lãi suất thấp nguyên nhân giống như tiền gửi không kỳ hạn.Khi khách hàng đến gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì Ngân hàng phải mở sổ theodõi Khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần trên số tiền tiết kiệm,sau khi xuất trình các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng rút số dư trên sổ tiết kiệm không kỳhạn và trả lại cho khách hàng

Đối với gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn lãi được nhập vốn và thường tính lãi theonhóm ngày gửi tiền Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối thángdương lịch

1.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TGTKCKH)

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể được phân thành nhiều loại: kỳ hạn 3 tháng, 6tháng…Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được Ngân hàng cấp sổ tiết kiệm

Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn Nếu rút trước hạn phảiđược sự đồng ý của Ngân hàng và chỉ được hưởng lãi bằng mức lãi suất của tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút rachưa được một tháng

Khi đến kỳ hạn nếu không có ý kiến của khách hàng thì Ngân hàng không được

tự động thêm một kỳ mới, trừ trường hợp suốt định kỳ tiếp theo khách hàng cũngkhông đến rút lãi, rút vốn thì mặc nhiên Ngân hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãikép cho khách hàng (lãi sinh ra lãi) Vấn đề này được các TCTD vận dụng theo đặcđiểm riêng

Các loại tiền gửi tiết kiệm khác

Trang 22

Ngoài 2 loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm hầu hết các NHTM đều cóthể thiết kế những loại tiền gửi tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang vớinét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo yêucầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biện để chống lại sự bắt chước của các đốithủ cạnh tranh.

1.2.3 Huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trênthị trường Thông qua nhiều loại khác nhau

- Chứng chỉ tiền gửi (CDs):

CDs là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi tiền với lãi suất nhất định

và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán Người sở hữu CDs có thể đượchoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi hoặc có thể bán CDs trên thị trường thứcấp CDs là công cụ mang lãi suất, lãi suất của nó được tính toán trên cơ sở 360ngày và được trả theo mệnh giá và thời hạn

Lãi suất của CDs được tính dựa trên lãi suất của thị trường tiền tệ, tình trạng tàichính của Ngân hàng phát hành ra nó và thời hạn thanh toán CDs Mức lãi suất củaCDs do Ngân hàng có chất lượng cao phát hành thường cao hơn lãi suất của tínphiếu kho bạc, sự chênh lệch này phản ánh mức độ chênh lệch và rủi ro của từngNgân hàng Sự phát triển của CDs cùng với sự nhạy cảm của lãi suất giúp cácNHTM chủ động trong việc huy động vốn và thích ứng với môi trường cạnh tranhmới

- Trái phiếu: Là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối

với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ hoàn trả nợ kèm lãi trong một thời hạn nhấtđịnh Thông qua phát hành trái phiếu sẽ thu hút được nguồn trung và dài hạn để chovay mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư Việc phát hành trái phiếu sẽ thu hútđược lượng tiền ổn định trong dài hạn do vậy phát hành trái phiếu chỉ được thựchiện khi Ngân hàng thực sự cần một lượng vốn lớn hoặc khi Ngân hàng đã có kếhoạch sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn

- Kỳ phiếu: Là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, có lãi suất

tương ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặc sau Đây là giấy

tờ có giá ngắn hạn nghĩa là Ngân hàng sẽ có được nguồn vốn chủ động với tính chất

Trang 23

Huy động vốn

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm

Phát hành GTCG

Các hình thức khác

…………

Tiền gửi ký quỹ, bảo đảm

Đi vay TCTD

TGTTTGTKCKHTGTTTGCKH

ổn định cao nhưng chi phí mà Ngân hàng bỏ ra cũng lớn Do vậy, Ngân hàng phải

có chính sách huy động vốn linh hoạt để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinhdoanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn

1.2.4 Huy động vốn bằng các hình thức khác

Vay TCTD khác: Trong quá trình hoạt động Ngân hàng có thể vay TCTD

khác thông qua thị trường tiền tệ liên Ngân hàng Chi phí của nguồn vốn nàythường cao và thời gian sử dụng thường ngắn Các Ngân hàng cho nhau vay dướicác hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn

Vay Ngân hàng nhà nước: NHNN cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu

giấy tờ có giá Chi phí của nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sáchtiền tệ của NHNN

Các NHTM có thể huy động các nguồn khác như: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảmbảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, các khoản khác

Hình thức huy động vốn được khái quát trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 : Các hình thức huy động vốn

Trang 24

1.3 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN Ở

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Vai trò của kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Kế toán huy động vốn giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toáncủa Ngân hàng, nó được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp bởi lẽ trong bảngcân đối cho thấy hoạt động huy động vốn chiếm phần lớn trong tổng tài sản nợ củaNgân hàng nghĩa là kế toán huy động vốn tham gia vào quá trình sử dụng vốn –hoạt động cơ bản của Ngân hàng

Có thể nói rằng nghiệp vụ huy động là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng và là nghiệp

vụ hàng đầu của các NHTM Để cho nghiệp vụ này có hiệu quả, năng suất và chấtlượng thì công tác kế toán huy động vốn góp phần không nhỏ qua việc phản ánhmột cách rõ ràng, chính xác các nghiệp vụ huy động, đối tượng khách hàng huyđộng, kỳ hạn huy động và phản ánh rõ ràng chính xác loại tiền gửi để từ đó có thểphục vụ cho vay sinh lãi cho Ngân hàng

Kế toán huy động vốn phục vụ đắc lực trong công việc chỉ đạo chấp hành chínhsách tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế huyđộng như hiện nay Ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chứcthực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất hấp dẫn đối với cácthành phần kinh tế góp phần làm bình ổn tình hình tài chính hiện nay Thực hiện tốtcông tác huy động, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sựtrở thành đòn bẩy cũng như giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nềnkinh tế

1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Kế toán huy động là công việc tính toán, ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, kịpthời các kỳ hạn huy động, trả lãi, theo dõi loại tiền gửi trên cơ sở đó bảo đảm hiệuquả tài sản nợ của Ngân hàng và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lí vàđiều hành nghiệp vụ huy động vốn

- Nhiệm vụ bảo vệ tài sản của khách hàng đối với kế toán huy động rất nặng nềbởi tài sản huy động chủ yếu dưới dạng tiền tệ, vàng nếu sơ suất trong quá trình huyđộng sẽ gây ra rủi ro rất lớn, vì vậy kế toán huy động phải thực hiện tốt nhiệm vụcủa mình để nâng cao chất lượng nghiệp vụ

- Kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đảm bảo hìnhthức huy động vốn là phù hợp

Trang 25

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY

ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC

1.4.1 Hồ sơ chứng từ huy động vốn của các tổ chức của các tổ chức cá nhân trong nước

Chứng từ kế toán là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản phải trảcủa Ngân hàng Mọi sự tranh chấp về các khoản trả nợ đều phải giải quyết trên cơ

sở các chứng từ kế toán tiền gửi, đối với thành phần tổ chức kinh tế các nhân trongnước sử dụng các loại chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ như sau:

Chứng từ gốc: Là những căn cứ quan trọng để tính toán và hạch toán toàn bộ số

tiền gửi và trả lãi cho khách hàng Bao gồm đơn xin mở tài khoản nếu khách hànggửi tiền với loại hình tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như: Sổ tiết kiệm, giấyCMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, giấy ủy quyền

Ngoài ra, còn có các giấy cam kết không rút vốn trước hạn (nếu khách hàng gửitiền theo loại hình huy động có kỳ hạn có dự thưởng )

Chứng từ ghi sổ: Là những chứng từ dùng trong thanh toán như: Séc lĩnh tiền

mặt, giấy lĩnh tiền mặt, giấy rút tiền kiêm lệnh điều tiền Các chứng từ thanh toánkhông dùng tiền mặt như: ủy nhiệm chi, séc thanh toán trong trường hợp gửi tiềnbằng chuyển khoản

Đối với hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn, khi huy động không phải lập giấy

đề nghị mở tài khoản chỉ phải ký vào giấy gửi tiền tiết kiệm thì tính pháp lí của cáckhoản tiền gửi được thể hiện ngay trên chứng từ thu tiền mặt hay chuyểnkhoản cũng như hàng tháng tiến hành đối chiếu xác nhận tài sản nợ theo số dư cáctài khoản tiền gửi của khách hàng theo hạn mức trên sổ hạch toán chi tiết

Các giấy tờ trong huy động vốn đòi hỏi phải có đầy đủ tính pháp lí được thể hiệntrên các chứng từ kế toán huy động vốn là yếu tố xác định thẩm quyền chủ thể gửitiền tại Ngân hàng, chỉ rõ người chủ tài khoản tiền gửi và kỳ hạn gửi để từ đó có thểchi trả gốc và lãi theo đúng hạn cho khách hàng

Cán bộ kế toán huy động vốn là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc:kiểm tra hồ sơ gửi tiền theo danh mục quy định, hướng dẫn khách hàng mở tàikhoản gửi tiền, làm thủ tục gửi tiền theo lệnh của Tổng Giám Đốc hoặc người được

ủy quyền, hạch toán nghiệp vụ huy động, trả gốc và lãi, lưu giữ hồ sơ theo quy định

Trang 26

Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ quỹChứng từ gốc

Cân đối tài khoản

Sổ phụ chi tiết Sổ cái

Sơ đồ 1.3: Ghi chép sổ sách kế toán

TK 42

Số tiền KH lấy

ra Số tiền KH gửi vào

1.4.2 Tài khoản dùng trong kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm

1.4.2.1 Tài khoản 42 : Tiền gửi của khách hàng

421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND

Nội dung các tài khoản trên:

Số dư Có: Phản ánh số tiền của KH đang gửi tại Ngân hàng

1.4.2.2 Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

- Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền của KH đang gửitại TCTD

Trang 27

Số tiền chi trả từ quỹ nghiệp vụ

- Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

- Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tếtừng kỳ

- Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vàochi phí nhưng chưa chi trả cho KH

- Tài khoản 491 có các TK cấp II sau:

o 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng VN

o 4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ

o 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi TK bằng đồng VN

o 4914: Lãi phải trả cho TGTK bằng ngoại tệ và vàng

Nội dung TK 491:

Số dư Có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán

1.4.2.3 Tài khoản 1011: Tiền mặt tại quỹ

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ TCTD

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặ hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD

1.4.2.4 Tài khoản 801: Trả lãi tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng tạiTCTD

Nội dung hạch toán:

Trang 28

TK 801

Các khoản chi về hoạt động tín dụng

Số tiền thu giảm chi

về các hoạt động tín dụng của TCTD

- Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết toán

- Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm nay

1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán của nghiệp vụ kế toán huy động vốn

Thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Ngân hàng, đảm bảonguyên tắc thu tiền trước, ghi sổ sau; ghi nợ trước ghi có sau (nếu là chứng từchuyển khoản) Quy trình được thực hiện như sau:

- Khách hàng nộp giấy nộp (gửi) tiền kèm sổ tiết kiệm (nếu nộp tiền vào tàikhoản tiền gửi tiết kiệm) hoặc khách hàng nhận các chứng từ thanh toán khôngdùng tiền mặt từ Ngân Hàng khác chuyển đến như: Bảng kê nộp séc kèm theo tờséc, chứng từ uỷ nhiệm thu - uỷ nhiệm chi…

- Bộ phận kế toán giữ tài khoản của khách hàng kiểm tra tính hợp lệ, hợp phápcủa các yếu tố trên chứng từ sau đó chuyển sang bộ phận kiểm soát viên

- Kiểm soát viên là kiểm soát tiền mặt (nếu nộp tiền mặt), kiểm soát chuyểnkhoản (nêu nộp chứng từ chuyển khoản), kiểm soát chứng từ, ký và chuyển sang thủquỹ (nếu nộp tiền mặt), chuyển sang thủ quỹ hoặc thanh toán viên ghi nợ (nếu thanhtoán cùng Ngân hàng) kế toán thanh toán (nếu thanh toán khác Ngân Hàng)

- Thủ quỹ thu tiền vào sổ quỹ, ký tên (đối với chứng từ tiền mặt) thanh toán viênghi nợ vào tài khoản (nếu chuyển khoản cùng Ngân Hàng) kế toán thanh toán ghi

nợ vào tái khoản thích hợp (nếu chuyển khoản khác Ngân Hàng, sau đó chuyểnchứng từ sang kiểm soát viên)

- Kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và chữ ký trên chứng từ sau đó chuyểnchứng từ cho thanh toán viên ghi có vào tài khoản tiền gửi

- Sau khi ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán viên chuyển chứng từ cho bộphận kế toán tổng hợp lưu trữ chứng từ Nếu thực hiện tài khoản trên máy thì toàn

bộ quy trình nghiệp vụ được thực hiện trên máy

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương đã gặp nhiều khó khănbởi hình thành từ Ngân hàng Nhà nước thị xã Rạch Giá, một Ngân hàng hoạt độngtrong cơ chế bao cấp với số lượng cán bộ công nhân viên là 98 người Song để hòanhập với công cuộc đổi mới của đất nước, Ngân hàng đã quyết tâm khắc phục mọikhó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triểnkinh tế địa phương, cùng cả nước tiến vào công cuộc đổi mới Tháng 07/2009 đượcđổi tên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang

Cùng với hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương trên mọimiền đất nước từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh Kiên Giang đã có những bước phát triển vững chắc Phát huy mạnh mẽtính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉđáp ứng nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến côngnghiệp,…mà nguồn vốn ngân hàng còn vươn đến tận vùng sâu, vùng xa Bên cạnhnhững hiệu quả đạt được từ đầu tư tín dụng vào phát triển kinh tế, Ngân hàng

Trang 30

TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang cũng đã phát triển đượccác nghiệp vụ: phát hành thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối,…gópphần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh Kiên Giang Hiện nayChi nhánh đã có mạng lưới hoạt động tương đối rộng, tập trung ở các vùng kinh tếtrọng điểm của tỉnh:

+ PGD Số 4: Đặt tại số 36, Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Thanh Vân, Tp.Rạch Giá ĐT: 077.3860196

+ PGD Rạch Sỏi: Đặt tại số 15, Mai Thị Hồng Hạnh, phường Rạch Sỏi, Tp.Rạch Giá ĐT: 077.3864072

+ PGD Kiên Lương: Đặt tại số 240, quốc lộ 80, ấp Lò Bom, thị trấn Kiên

Lương, huyện Kiên Lương ĐT: 077.3850298

+ PGD Tân Hiệp: Đặt tại số 112, quốc lộ 80, Khóm A, thị trấn Tân Hiệp,huyệnTân Hiệp ĐT: 077.2468199

+ PGD Bến Nhứt: Đặt tại số 99A, Khu Nội Ô, thị trấn Giồng Riềng, huyện

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền củaHội đồng quản trị và Tổng giám đốc

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao

Nhiệm vụ

Huy động vốn:

Trang 31

a) Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng kháctrong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác đểhuy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định củaVietinBank

c) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định củaVietinBank

d) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổchức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

đ) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng

e) Việc huy động vốn có thể bằng các công cụ khác theo quy định củaVietinBank

Cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định củaNgân hàng Công Thương

Kinh doanh ngoại hối

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, táibảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hốitheo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và củaNgân hàng Công Thương

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

a) Cung ứng các phương tiện thanh toán;

b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;

c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

d) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

đ) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

và của Ngân hàng Công Thương

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:

Trang 32

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàngbạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiếtkhấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác chovay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lýcho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác đượcNhà nước và Ngân hàng Công thương cho phép.

 Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Công Thương.

 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên Giang

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 33

Phó Giám Đốc

Phòng khách hàng DN

Phó Giám Đốc

Phòng Tiền Tệ- Kho quỹPhòng Tổ chức hành chính Phòng Tổng hợp

PGD Rạch SỏiPGD Số 4 PGD Kiên LươngPGD Phú QuốcPGD Tân HiệpPGD Bến Nhứt PGD Hòn Đất

Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn NV Phòng giao dịchQuỹ tiết kiệm Trưởng phòng kế toán

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam - Chi nhánh Kiên Giang

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Trang 34

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

-Chi nhánh Kiên Giang Chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật

trong việc điều hành Chi nhánh Mọi hoạt động của Chi nhánh điều do giám đốc chỉđạo và điều hành Giám đốc có quyền tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,

kỹ luật cán bộ - công nhân viên của đơn vị Đồng thời, tiếp nhận thông tin từ Hội sởchính và Chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh choChi nhánh

- Phó giám đốc: là người có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong việc

điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc,chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công

- Phòng kế toán: Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh

như thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác,quản lý thanh khoản, tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh

- Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ thống kê, báo cáo, đề xuất các kế hoạch và

tham mưu các chính sách về lãi suất, chương trình khuyến mãi

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng trực tiếp giao dịch với khách

hàng doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụliên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn củaNHCTVN

-Phòng bán lẻ: giao dịch trực tiếp với khách hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân

và hộ gia đình để khai thác nguồn vốn

- Phòng tiền tệ - kho quỹ: Là phòng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền

mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công Thương Việt Nam.Ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch và giao dịch viên phòng kế toán

- Phòng tổ chức - hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo

cán bộ theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàngCông Thương Việt Nam, thực hiện công tác chính trị, văn phòng, hoạt động kinhdoanh và công tác bảo vệ an toàn cho Chi nhánh, bố trí nhân sự tham mưu cho BanGiám đốc

Trang 35

Trưởng phòng

Kế toánchuyển tiền

Bộ phận kho quỹ

Kế toán tiền gửi

Kế toán phòng giao dịch

Kế toán phòng giao dịch

Kế toán phòng giao dịch

Kế toán phòng giao dịch(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

2.1.1.4 Tổ chức công tác kế toán

 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán

 Chế độ và hình thức kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán:

Công tác kế toán được hạch toán dựa vào hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụhuy động vốn của NHNN theo quyết định số 497/2004/QĐ-NHNN ngày29/04/2004 Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005, và quyết định số29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 đối với các tổ chức tín dụng

- Hình thức kế toán án dụng:

Việc lựa chọn hình thức kế toán có ý nghĩa quan trọng việc tổ chức công tác kếtoán, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang đã ápdụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ theo quy định của Nhà nước

Trang 36

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra

Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ chứng từ ghi sổ, kế toán lậpchứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ chứng từ ghi sổ sau đóđược dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng phải khóa sổ tính ra số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Có

và số dư của từng tài khoản trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh kế toán

Trang 37

MÁY VI TÍNH

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh

Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và tổng sốtiền phát sinh trên bảng đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dư Cócủa các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản

tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết

- Ứng dụng tin học trong công tác kế toán

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý tài chính kế toáncủa Ngân hàng đã bao quát hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, giúp giảmnhẹ công việc của cán bộ nghiệp vụ, tăng khối lượng công việc hoàn thành, tạothuận lợi cho hoạt động tác nghiệp đã phát huy hiệu quả tốt

Ngân hàng sử dụng phần mềm riêng để thực hiện công tác kế toán Hằng ngàykhi có chứng từ phát sinh, kế toán nhập vào máy, máy tự xử lý Cuối tháng khi cầnthông tin kế toán, kế toán sẽ in ra báo cáo sổ sách có liên quan và lập thành từngquyển để lưu tại phòng kế toán Ngoài ra, Ngân hàng còn sử dụng thêm phần mềm

Excel để hỗ trợ công tác kế toán. Excel có nhiều hàm hữu dụng rất hay dùng trong

lĩnh vực của Ngân hàng cụ thể như: Hàm FV và PMT ứng dụng trong hoạt động gửi tiền, còn hàm PPMT và IPMT ứng dụng trong hoạt động vay tiền ngân hàng.

Trang 38

Sơ đồ 2.5: Kế toán máy vi tính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang

2.1.2.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang năm 2011-2013 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm

Qua 3 năm, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang

đã đạt được một số kết quả nhất định cụ thể như sau:

 Về tổng thu nhập : Năm 2011, tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 393.368

triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ đạt 385.849 triệu đồng giảm 7.519 triệu đồng sovới năm trước giảm tương ứng 1.91% nguyên nhân là do tiếp tục chịu hậu quả từcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực

Trang 39

Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi Tăng trưởng của hầu hếtcác nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp ảnh hưởng mạnh đến nềnkinh tế cũng như tình hình kinh doanh của Ngân hàng Năm 2013, tổng thu nhậpcủa Chi nhánh chỉ đạt 352.536 triệu đồng, giảm 33.313 triệu đồng giảm tỷ lệ 8,63%

 Về tổng chi phí : Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi.

Bên cạnh đó là các chi phí khác như chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệphí, chi khấu hao tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị, chi lương cán bộ côngnhân viên,… Cùng với sự tăng giảm không ổn định trong tổng thu nhập thì chi phícũng tăng giảm theo: năm 2011 tổng chi phí là 361.278 triệu đồng, năm 2012 tổngchi phí là 350.183 triệu đồng giảm 11.095 triệu đồng tương đương với 3,07% Tuynhiên, đến năm 2013 nền kinh tế có phần chưa ổn định nên tiền gửi từ người dânvào Ngân hàng giảm dẫn đến chi phí trả lãi cũng giảm, tổng chi phí năm 2013 là307.961 triệu đồng giảm 42.222 triệu đồng tương đương với 12,06%

Về tổng lợi nhuận : Lợi nhuận bằng thu nhập trừ chi phí Tổng lợi nhuận của

Ngân hàng tăng đều qua 3 năm Năm 2011, tổng lợi nhuận đạt 32.090 triệu đồng,đến năm 2012 tăng 3.576 triệu đồng đạt 35.666 triệu đồng làm tỷ lệ tăng 11,14%.Năm 2013, tổng lợi nhuận là 44.575 triệu đồng tăng triệu đồng tăng tỷ lệ 24,98 %

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm

2013)

Triệu đồng

Trang 40

2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chính của Chi nhánh

 Huy động vốn:

- Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VND, ngoại tệ, vàng với

kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn

- Các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi

- Tiết kiệm tích lũy linh hoạt: Tích lũy học tập, tích lũy hưu trí, tiêu dùng, nhàđất, du lịch…

- Sản phẩm tiết kiệm dành cho phụ nữ phối hợp cùng MeTro: Thẻ MeTro Cash

& Carry, Thẻ JCB – Quẹt thẻ giờ vàng, Tiết kiệm tích lũy cho con…

 Tín dụng:

- Cho vay ngắn hạn:

- Cho vay bổ sung vốn lưu động

- Cho vay sản xuất hàng hóa xuất khẩu

- Cho vay trung và dài hạn:

- Cho vay đầu tư dài hạn, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, chovay hỗ trợ học tập, tiêu dung, bảo lãnh trong và ngoài nước…

- Cho vay ủy thác, cho vay đồng tài trợ, đồng bảo lãnh

Ngày đăng: 30/06/2014, 13:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Luân chuyển vốn - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 1.1 Luân chuyển vốn (Trang 13)
Hình thức huy động vốn được khái quát trong sơ đồ sau: - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Hình th ức huy động vốn được khái quát trong sơ đồ sau: (Trang 20)
Bảng cân đối số  phát sinh - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 23)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang (Trang 31)
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 33)
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú: - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Ghi chú: (Trang 34)
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán (Trang 35)
Sơ đồ 2.5: Kế toán máy vi tính - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 2.5 Kế toán máy vi tính (Trang 36)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong năm 2011 - 2013 - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động trong năm 2011 - 2013 (Trang 46)
Sơ đồ 2.6: Nhận tiền gửi tiết kiệm - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Sơ đồ 2.6 Nhận tiền gửi tiết kiệm (Trang 51)
Bảng kê giao nhận tiền mặt - Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Kiên Giang
Bảng k ê giao nhận tiền mặt (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w