+ Ure, Creatine bình thường... Chống chỉ định tiêm chủng cho các trường hợp sau: - Không tiêm vaccine phòng lao cho những trẻ nhiễm HIV/AIDS.. - Không tiêm vaccin BH-HG-UV
Trang 1ĐIỀU DƯỠNG NHI
Câu hỏi Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh lý, bệnh lý và cách phòng bệnh của thời kỳ phát triển bào thai trong tử cung.
Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh lý, giải phẩu dạ dày ở trẻ em.
Câu 3: Trình bày đặc điểm sinh lý, bệnh lý, cách phòng bệnh ở thời kỳ bú mẹ.
Câu 4: Trình bày các dấu hiệu và cách phân loại trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có ho hoặc khó thở.
Câu 5: Trình bày cách phòng bệnh thấp tim ở trẻ em:
Câu 6: Trình bày cách phân loại cho tình trạng mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi.
Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em.
Câu 8: Trình bày tính đa dạng trong thành phần của sữa mẹ.
Câu 9: Trình bày lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 10: Trình bày cách hướng dẫn bà mẹ nuôi dưỡng trẻ < 6 tháng tuổi và trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
Câu 11: Trình bày kế hoạch chăm sóc trẻ không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh.
Câu 12: Trình bày cách phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
Câu 13: Trình bày các dấu hiệu thường gặp của suy dinh dưỡng.
Câu 14: Trình bày mục đích, quy trình và ý nghĩa của theo dõi biểu đồ cân nặng trẻ em Câu 15: Trình bày triệu chứng LS và cận LS của bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em.
Câu 16: Trình bày nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Câu 17: Trình bày chăm sóc kế hoạch trẻ tiêu chảy cấp không mất nước.
Câu18: Trình bày lịch tiêm chủng thực hiện ở trẻ em < 1 tuổi để phòng bệnh.Trình bày lịch tiêm chủng cho phụ nữ mang thai để phòng uốn ván sơ sinh.Trình bày lịch tiêm chủng phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi)
Câu 19: Trình bày phân loại tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu tại tuyến y tế cơ sở Câu 20: Trình bày triệu chứng LS và cận LS của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
Câu 21: Trình bày dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.
Câu 22: Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, chăm sóc tưa miệng ở trẻ em Câu 23: Trình bày nguyên nhân và cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Câu 24: Trình bày các phản ứng sau khi tiêm vaccin DPT (BH-HG-UV).
Câu 25: Trình bày triệu chứng LS và cách phòng bệnh uốn ván rốn.
Câu 26: Trình bày sự phát triển cân nặng của trẻ < 1 tuổi và > 1 tuổi.
Câu 27: Trình bày mục tiêu và mục đích của chương trình TCMR ở trẻ em
Câu 28: Trình bày cách bảo vệ nguồn sữa mẹ.
Câu 29: 4 dấu hiệu để đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ em.
Câu 30: Trình bày nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm cầu thận.
Trang 2ĐÁP ÁN Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh lý, bệnh lý và cách phòng bệnh của thời kỳ phát triển bào thai trong tử cung.
• Đặc điểm sinh lý: Đây là quá trình hình thành và phát triển thai nhi, thai nhi hoàn toàn phụ
thuộc vào người mẹ Chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ phôi (3 tháng đầu), thời kỳ phát triển thai (6 tháng sau)
• Đặc điểm bệnh lý: Có thể mắc các bệnh như:
- Dị tật bẩm sinh
- Sẩy thai
- Đẻ non, đẻ yếu
- Dị tật bẩm sinh
- Nhiễm khuẩn: Lao, giang mai, sốt rét, viêm gan B… từ người mẹ truyền sang con
• Phòng bệnh: muốn thai nhi phát triển tốt phải bảo vệ sức khỏe người mẹ có thai
- Quản lý thai, chăm sóc và phát hiện nguy cơ
- Trong quá trình mang thai, mẹ nên khám thai và theo dõi cân nặng
- Dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo tăng cân
- Lao động và sinh hoạt hợp lý
- Tiêm phòng uốn ván sơ sinh
- Khám và điều trị sớm bệnh
- Tránh các chất kích thích gây nghiện và các chất độc hại nguy hiểm cho con
- Những sản phụ có nguy cơ cần được chăm sóc đặc biệt
Câu2: Trình bày đặc điểm sinh lý, giải phẩu dạ dày ở trẻ em.
• Giải phẩu:
+ Dạ dày trẻ sơ sinh nằm cao, nằm ngang, khi trẻ biết đi thì nằm hướng dọc, lúc mới đẻ hình tròn, 7-11 tuổi hình dáng dạ dày giống người lớn
+ Dung tích dạ dày:
- Trẻ sơ sinh: 30-35ml
- 3 tháng : 100ml
- 1 tuổi : 250ml
- 15 tuổi : 900ml
+ Cơ thắt tâm vị yếu, cơ thắt môn vị đóng chăt, do vậy trẻ em dễ bị nôn trớ sau ăn Đến 2 tuổi dạ dày cấu tạo như giống người lớn
• Sinh lý:
+ Bài tiết của dạ dày:
- Sự bài tiết dạ dày của trẻ em chịu ảnh hưởng điều hòa của hệ thần kinh trung ương
- Độ PH trong dịch vị tùy theo lứa tuổi, thời kỳ bú mẹ, PH dịch vị 5,8-3,8 sau đó tăng dần lên giống người lớn
- Dịch vị gồm có các men: Pepsin, Labferment, Lipaza Sự bài tiết của các men phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, thành phần thức ăn và các yếu tố khác
+ Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày:
- Trẻ bú sữa mẹ 25% số lượng sữa được hấp thu ở dạ dày (còn các loại sữa khác chỉ hấp thu được một số chất như đường và muối khoáng
Câu 3: Trình bày đặc điểm sinh lý, bệnh lý, cách phòng bệnh ở thời kỳ bú mẹ.
• Đặc diểm sinh lý:
Trang 3- Trẻ lớn nhanh (cuối năm cân nặng tăng gấp 3, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc đẻ), nhu cầu dinh dưỡng cao, vì vậy cần cho trẻ bú mẹ đầy đủ, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn dặm hợp lý
• Đặc điểm bệnh lý: Do cơ thể lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao, mà bộ máy tiêu hóa hoạt
động còn yếu trẻ dễ bị các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, ỉa chảy, viêm phổi nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt
• Phòng bệnh:
- Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ
- Ăn bổ sung đúng phương pháp
- Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời gian và kỹ thuật
- Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời
- Chăm sóc sạch, giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần vận động
Câu 4: Trình bày các dấu hiệu và cách phân loại trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có ho hoặc khó thở.
Viêm phổi hoặc bệnh rất nặng - Bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc- Rút lõm lồng ngực
- Thở rít khi nằm yên
Viêm phổi
- Thở nhanh:
Nếu trẻ: Thở nhanh là:
2 tháng- <12 tháng >=50 nhịp/phút
12 tháng- 5 tuổi >=40 nhịp/phút Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc bệnh rất nặng
Câu 5: Trình bày cách phòng bệnh thấp tim ở trẻ em:
Phòng bệnh thấp tim ở trẻ em ban đầu
- Súc miệng, đánh răng hàng ngày, giữ ấm cổ nhất là về mùa đông Ăn uống đầy đủ và đảm bảo ăn nóng, giữ vệ sinh nơi ở tránh ẩm thấp, bẩn thỉu
- Nếu bị viêm họng, viêm Amygdales, viêm xoang Cần phát hiện và điều trị sớm bằng Penicillin 1000.000 đơn vị/ngày, chia 2 lần uống trong 10 ngày (phòng bệnh tiên phát) Nếu các bệnh trên táu phát nhiều lần, tiến triển nặng thì đưa đến cơ sở chuyên khoa tai, mũi, họng để khám và điều trị triệt để
tái phòng bệnh thấp tim phát
Phòng tái phát cho những trẻ đã bị thấp tim, sau khi điều trị ổn định phải tiếp tục tiêm hoặc uống thuốc phòng thấp tối thiểu 5 năm
- Phenoxymethylenixillin 400.000 UI/ngày, uống chia 2 lần/ ngày
- Benzathin Penicillin: tiêm bắp sâu
+ Trẻ < 6 tuổi: 600.000UI/4 tuần/lần
+ Trẻ > 6 tuổi: 1.200.000UI/4 tuần/lần
+ Khi trẻ bị dị ứng với Penicillin thì thay bằng thuốc Erythromycin Nếu không tái phát thì ngừng, nếu có đợt tái phát phải tiêm phòng tiếp cho đến khi 21 tuổi
Trường hợp có tổn thương tim phải phòng liên tục cho đến năm 21 tuổi Nếu trong trường hợp có đợt tái phát lại phải điều trị, sau đó phải phòng bệnh suốt đời
Câu 6: Trình bày cách phân loại cho tình trạng mất nước ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi.
Hai trong các dấu hiệu sau :
Trang 4Mất nước nặng
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Mắt trũng
- Không uống được hoặc uống rất kém
- Nếp véo da mất rất chậm
Có mất nước
Hai trong các dấu hiệu sau :
- Vật vã, kích thích
- Uống nước háo hức, khát
- Mắt trũng
- Nếp véo da mất chậm Không mất nước Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất
nước nặng
Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em.
Yếu tố bên trong cơ thể:
- Tuyến nội tiết: Tham gia điều hòa các hoạt động sống của cơ thể, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường như tuyến yên, tuyến giáp… tuyến thượng thận…
- Vai trò của hệ thần kinh
- Yếu tố di truyền
- Các tật bẩm sinh
Yếu tố bên ngoài cơ thể:
- Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng: Nuôi dưỡng tốt trẻ lớn nhanh và ngược lại
- Bệnh tật làm trẻ chậm lớn
- Vai trò giáo dục thể chất: Luyện tập thể dục thể thao làm trẻ phát triển cân đối
Khí hậu môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thường tăng cân vào mùa mát mẻ, không khí trong lành
Câu 8: Trình bày tính đa dạng trong thành phần của sữa mẹ.
Sữa non: Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau đẻ được gọi là sữa non
- Sữa có màu vàng nhạt, nhiều năng lượng, chất đạm, nhiều vitamin A, đặc biệt là kháng thể và tế bào bạch cầu giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ
- Sữa non là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong tuần đầu
- Sữa non còn có tác dụng giúp cho việc đào thải phân su nhanh ngăn chặn vàng da
Sữa trưởng thành: Sau giai đoạn sữa non chuyển thành sữa trưởng thành
- Số lượng nhiều hơn, vú có cảm giác đầy, cương và nặng, hiện tượng này gọi là “sữa về”
- Một bữa bú có hai giai đoạn tiết sữa:
+ Sữa đầu: Là sữa bài tiết ở đầu bữa bú, nhìn loãng hơn sữa cuối, có màu hơi xanh, cung cấp một lượng lớn nhiều Protein, lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác
+ Sữa cuối: Là sữa bài tiết cuối bữa bú, nhìn trắng đục hơn sữa đầu, chủ yếu cung cấp chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho bữa bú
Câu 9: Trình bày lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Sữa mẹ dễ tiêu hóa, hấp thu và có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần, trẻ lớn lên bình thường và phát triển trí thông minh
- 1 lít sữa mẹ có 600-700 calo
- Tỷ lệ đạm, mỡ, đường cân đối, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu, do vậy trẻ bú sữa mẹ phát triển tốt, ít bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng
- Muối khoáng có tỷ lệ thích hợp, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Trang 5- Tỷ lệ Calci/Photpho thích hợp, lượng sắt cao hơn sữa bò do vậy trẻ bú sữa mẹ ít mắc bệnh còi xương, thiếu máu dinh dưỡng
- Sữa mẹ có nhiều vitamin A: Phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin
Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng
- Trong sữa mẹ có kháng thể, do vậy trẻ bú mẹ ít bị nhiễm khuẩn và ít mắc các bệnh dị ứng
- Trẻ bú mẹ trực tiếp nên đảm bảo vô khuẩn, vệ sinh
Thuận tiện đỡ tốn kém
- Không tốn tiền mua các loại sữa khác và dụng cụ pha chế
- Người mẹ có thể cho con bú lúc nào trẻ muốn mà không mất công chế biến
Tăng cường mối quan hệ tình cảm mẹ con: Mẹ cho con bú thường âu yếm, nâng niu con, do vậy trẻ cảm thấy vui vẻ, bình yên, thoải mái ôm ấp hai bầu vú mẹ Tình cảm mẹ con được hình thành và gắn bó giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, đồng thời người mẹ cảm thấy hạnh phúc và giảm bớt nhọc nhằn
Nuôi con bằng sữa mẹ tạo điều kiện tốt cho sinh đẻ kế hoạch và bảo vệ sức khỏe cho mẹ
- Mẹ cho con bú sẽ hạn chế được quá trình rụng trứng
- Cho bú thường xuyên hạn chế viêm tắc, áp xe vú, ung thư vú
- Cho con bú sớm giúp co hồi tử cung tốt và cầm máu sau đẻ
Câu 10:
* Trình bày cách hướng dẫn bà mẹ nuôi dưỡng trẻ < 6 tháng tuổi.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày
- Không nên cho trẻ ăn uống thức ăn gì khác
- Đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: còn đói sau bữa bú hoặc không tăng cân bình thường
- Cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa bột đặc dần mỗi ngày với các loại thức ăn như cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi
- Không cho trẻ bú chai
* Trình bày cách hướng dẫn bà mẹ nuôi dưỡng trẻ từ 6-12 tháng tuổi.
- Cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn cả ngày lẫn đêm
- Cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng
- Thực hiện “tô màu bát bột” với đầy đủ 4 nhóm thức ăn
- Bột đặc với:
+ Thịt, trứng, cá, cua, tôm, đậu phụ… băm hoặc nghiền nhỏ
+ Rau xanh nghiền hoặc băm nhỏ như rau ngót, bí ngô, cà rốt, rau cải, rau muống, bắp cải, su hào… + Một thìa mỡ hoặc dầu ăn
- Cho trẻ ăn ít nhất ¾ -1 bát các thức ăn này:
+ 3 bữa/ngày nếu còn bú mẹ
+ 5 bữa/ngày nếu không còn bú mẹ
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả có sẵn tại địa phương như chuối, cam, xoài, đu đủ… sau khi ăn và xen kẽ giữa các bữa chính
- Không cho trẻ bú chai
Câu 11: Trình bày kế hoạch chăm sóc trẻ không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh.
+ Phòng nằm: thoáng mát về mùa hè, thoáng ấm về mùa đông Trẻ mặc quần áo theo thời tiết (nên mặc áo sợi bông), tránh để mồ hôi đọng ở lưng, ngực trẻ, trẻ < 2 tháng tuổi chú ý giữ ấm cho trẻ + Nuôi dưỡng:
- Tiếp tục cho trẻ ăn theo lứa tuổi và theo ô vuông thúc ăn
- Cho bú nhiều lần hơn bình thường (nếu trẻ còn bú mẹ), cho ăn tốt hơn
Trang 6- Tăng cường cho trẻ uống đủ nước vì trẻ dễ bị mất nước do thở nhanh và sốt, ngoài ra nước làm loãng đờm và dịu đong họng
+ Điều trị triệu chứng:
- Thông thoáng mũi bằng giấy thấm quấn sâu kèn hoặc vải mềm sạch hoặc quả bóp hút mũi để dễ thở
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% mỗi bên mũi giọt, 3-4 lần/ngày.
- Giảm ho và đong họng bằng thuốc nam Ví dụ: hoa hồng bạch hấp đường phèn, lá hẹ, quất hấp
mật ong, Không nên dùng các loại thuốc ho tây y có chứa opi, cồn hoặc kháng histamin vì làm quánh đờm, giảm ho nên không tống được các chất tiết ra ngoài và làm trẻ chán ăn
- Điều trị sốt:
Sốt không cao: cho trẻ uống nhiều nước, cởi bớt quần áo tả lót và nằm phòng thoáng
Sốt cao( >=380C) uống Paracetamol
+ Hướng dẫn bà mẹ:
- Không dùng kháng sinh cho những trường hợp ho hoặc cảm lạnh
- Theo dõi trẻ, đưa trẻ đến y tế khám ngay khi thấy 1 trong những dấu hiệu sau:
Không uống được hoặc bỏ bú
Bệnh nặng hơn
Trẻ có sốt hoặc sốt cao hơn
Thỏ nhanh
Khó thở
- Khám lại sau 5 ngày nếu tiến triển không tốt
Câu 12: Trình bày cách phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
Giáo dục dinh dưỡng
- Bà mẹ khi mang thai và cho con bú:
+ Khuyến khích ăn thức ăn giàu vitamin A
+ Bà mẹ sau đẻ trong vòng một tháng đầu cho uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị
+ Phụ nữ có thai không được uống vitamin A liều cao vì dễ gây quái thai
+ Phụ nữ có thai và cho con bú nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì uống liều nhỏ 10.000 đv/ ngày kéo dài 2 tuần
- Đối với trẻ em:
+ Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ Cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để tận dụng sữa non
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi, bắt đầu cho ăn bổ sung Chế độ của trẻ cần có thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn thêm rau xanh và hoa quả chín có nhiều vitamin A
+ Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ dễ hấp thu vitamin A
+ Cai sữa muộn 18-24 tháng
Uống viên nang vitamin A phòng khô mắt: Tất cả trẻ em từ 6-36 tháng tuổi cần được uống vitamin A
- Trẻ > 1 tuổi uống 200.000 đơn vị cách nhau 6 tháng 1 lần
- Trẻ < 1 tuổi uống 100.000 đơn vị cách nhau 6 tháng 1 lần
- Trẻ <6 tháng tuổi không được bú mẹ thì cho uống 50.000 đơn vị
Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn: Tiêu chảy, viêm phổi, sởi…
Tạo nguồn bổ sung thức ăn giàu vitamin A
- Xây dựng hệ sinh thái VAC
Tăng cường vitamin A vào thức ăn, bổ sung vitamin A vào các loại bột dinh dưỡng, bánh quy, đường…
Trang 7Câu 13: Trình bày các dấu hiệu thường gặp của suy dinh dưỡng.
- Trẻ nhẹ cân so với tuổi
- Dấu hiệu gầy mòn nặng rõ rệt: lớp lỡ dưới da mỏng thậm chí không có, trông như da bọc xương,
cơ nhẽo Vai gầy, cánh tay và đùi nhỏ, nhìn thấy rõ các xương sườn, hông nhô so với ngực và bụng, có nhiều nếp gấp da ở mông và đùi
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, hay nôn trớ, có từng đợt táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ với xung quanh hay quấy khóc
- Mờ giác mạc: có thể ở 1 hoặc 2 mắt
- Lòng bàn tay nhợt nhạt hoặc rất nhợt: so sánh lòng bàn tay trẻ với trẻ khỏe, bà mẹ hoặc thầy thuốc nếu thấy lòng bàn tay trẻ nhạt màu hơn là có lòng bàn tay nhợt, nếu cả lòng bàn tay trẻ trắng là rất nhợt
Phù cả 2 bàn chân: dùng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng lên mỗi mu bàn chân, nếu có vết lõm còn lại trên
mu bàn chân khi bỏ ngón cái ra có nghĩa là trẻ bị phù
Câu 14: Trình bày mục đích, quy trình và ý nghĩa của theo dõi biểu đồ cân nặng trẻ em.
* Mục đích:
- Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng
- Theo dõi tình trạng SK của trẻ em để phát hiện sớm các bệnh của trẻ khi thấy trẻ không tăng cân hoặc sút cân
* Quy trình tiến hành:
+ Cân trẻ hàng tháng bằng các loại cân phù hợp với lứa tuổi
+ Ghi và theo dõi trên biểu đồ cân nặng
- Ghi các tháng trong năm vào các ô vuông ở cuối biểu đồ cân nặng của trẻ: bắt đầu bằng tháng sinh của trẻ
- Cân cho trẻ và ghi kết quả cân nặng của biểu đồ
- Cân đều đặn hàng tháng cho trẻ theo quy định, bằng các loại cân nhất định
- Nối các điểm trên biểu đồ cân nặng của tháng trước với tháng sau và cứ tiếp tục như vậy ta sẽ có một đường biễu diễn, đánh giá được tình trạng tăng cân hay không và tình trạng SK của trẻ
phát triển bình thường
Nếu đường biễu diễn đi lên:
Nếu đường biễu diễn đi ngang: dấu hiệu đe dọa nguy hiểm (cần khám và theo dõi, chăm sóc một cách chu đáo)
Nếu đường biễu diễn đi xuống:
dấu hiệu nguy hiểm (cần kịp thời đưa trẻ đi khám ngay)
- Trên biểu đồ cân nặng có 2 đường cong đậm nét theo hướng đi lên, đó là giới hạn trên và giới hạn dưới của sự phát triển bình thường
- Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm dưới đường cong giới hạn dưới là trẻ phát triển không tốt:thiếu cân, nuôi dưỡng kém hoặc đang bị bệnh
- Cân nặng đều đặn hàng thnags mới có giá trị theo dõi tình trạng SK và phát hiện kịp thòi tình trạng bệnh của trẻ
Câu 15: Trình bày triệu chứng LS và cận LS của bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em.
* Triệu chứng LS:
Trang 8- Toàn trạng: có thể có thiếu máu nhẹ, phát triển thể chất, tinh thần kém, chậm chạp.
- Phù:
+ Phù nhanh nhiều, phù trắng mềm ấn lõm
+ Đôi khi có tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng não
+ Phù kéo dài dai dẳng hàng tháng, hàng năm, hay tái phát
+ Phù giảm nhanh khi điều trị Corticoide
* Cận LS:
- Nước tiểu:
+Tiểu ít
+ Protein niệu tăng > 3g/24giờ có khi tăng lên đến 15 - 20g/24giờ chủ yếu là Albumin
+ Trụ trong (+)
+ Hầu như không có hồng cầu niệu
- Máu:
+ Protide máu giảm < 60g/l và Albumin máu giảm < 30g/l
+ Lipid máu tăng: > 10 - 15g/l (bình thường: 6 - 8g/l)
+ Cholesterone máu tăng
+ Điện di huyết thanh: Albumin giảm, A/G đảo ngược < 1
+ VSS máu tăng
+ Ure, Creatine bình thường
+ HA bình thường
Câu 16: Trình bày nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Nguyên nhân :
- Do nhiễm khuẩn: thường lây nhiễm bởi thức ăn, nước uống, vật đựng thức ăn, tay bẩn
+ Nhiễm virus: Rota virus chiếm 40% các trường hợp
+ Nhiễm vi khuẩn: E.coli, Shigella gây bệnh lị trực trùng, tụ cầu trùng, tả…
+ Nhiễm kí sinh trùng, nấm Candida, trùng roi…
- Do chế độ ăn sai về số lượng và chất lượng
+ Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi
+ Pha sữa không đúng công thức + Thành phần thức ăn không cân đối+ Thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu
- Do biến chứng của một số bệnh: sởi, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, thiếu men tiêu hóa
Phòng bệnh :
- Cải thiện nuôi dưỡng: nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đúng
- Sử dụng nước sạch
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi tiêu
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lí phân, nước thải và rác đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh dịch tiêu chảy
Thực hiện tiêm chủng đủ, đúng lịch, đặc biệt là tiêm phòng sởi
Câu 17: Trình bày chăm sóc kế hoạch trẻ tiêu chảy cấp không mất nước.
+ Uống thêm dịch: (cho trẻ uống nhiều hơn bình thường)
Dặn bà mẹ:
- Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú lâu hơn
- Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm ORS hoặc nước đun sôi để nguội
- Nếu trẻ không được bú mạ hoàn toàn cho trẻ uống thêm các loại nước sau: dung dịch ORS, nước canh, nước cháo, nước hoa quả, nước đun sôi để nguội
Cho trẻ uống ORS tại nhà đặc biệt quan trọng khi:
- Trẻ đã được điều trị theo phát đồ B và C
Trang 9- Nếu tiêu chảy nặng hơn mà trẻ chưa thể đến khám lại.
Hướng dẫn bà mẹ cách pha và cho trẻ uống ORS, phát cho bà mẹ 2 gói ORS để dùng tại nhà
- Sử dụng những dụng cụ có sẵn tại nhà, đảm bảo những dụng cụ này sạch sẽ và khô ráo
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước
- Đong lít nước sạch ( nước đun sôi để nguội) đổ vào bình, chai, xoong, nồi,
- Cắt và kiểm tra gói ORS, nếu bột trắng là dùng được
- Đổ hết gói bột ORS vào bình nước, dùng đũa khuấy cho đến khi bột tan hết
- Nếm thử để biết vị của dung dịch
- Đậy nắp bình dung dịch ORS dùng trong 24 giờ
Hướng dẫ bà mẹ lượng dịch cần cho trẻ uống thêm so với lượng dịch uống hàng ngày
- Dưới 2 tuổi: 50 – 100ml sau mỗi lần tiêu chảy
- Từ 2 tuổi trở lên: 100 – 200ml sau mỗi lần tiêu chảy
Dặn bà mẹ:
- Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm bằng chén hoặc thìa
- Nếu trẻ nôn đợi 10 phút, sau đó tiếp tục cho trẻ uống nhưng chậm hơn
- Tiếp tục cho trẻ uống thêm các loại nước cho đến khi ngừng tiêu chảy
+ Tiếp tục cho trẻ ăn:
- Nếu trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú càng nhiều càng tốt trong suốt đợt tiêu chảy
- Trẻ đã ăn bổ sung: cần cho trẻ ăn tốt hơn bình thường, không ăn kiêng để trẻ chóng hồi phục và phòng suy dinh dưỡng Thức ăn dùng cho trẻ phải là thức ăn dễ tiêu, nấu nhừ, giàu chất bổ và cân đối về thành phần đạm, mỡ, đường, tránh cho trẻ ăn nhiều chất xơ và đậm độ đường quá ngọt, vẫn cho ăn thêm rau xanh và quả để tăng thêm vitamin và muối khoáng, nhất là loại quả có nhiều Kali như chuối, cam, quýt, Khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ ngày liền trong 2 tuần hoặc đến khi trẻ hồi phục cân nặng ban đầu và phát triển bình thường
- Trẻ nuôi nhân tạo vẫn cho trẻ ăn bình thường, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, công thúc pha sữa vẫn giữ nguyên không cần pha loãng
+ Bổ sung Kẽm:
- Uống mỗi ngày 1 liều trong 14 ngày
- Nếu là thuốc viên nghiền thuốc rồi mới chia
( Tính theo mg kẽm nguyên tố) Dưới 6 tháng 10mg/ngày
6 tháng - < 5 tuổi 20mg/ngày
+ Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay:
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Bệnh nặng hơn
- Trẻ có sốt hoặc sốt cao hơn
- Phân có máu
- Trẻ rất khát
Khám lại sau 5 ngày nếu tiến triển không tốt
Trang 10* Trình bày lịch tiêm chủng thực hiện ở trẻ em < 1 tuổi để phòng bệnh.
Trẻ sơ sinh BCG, Viêm gan B1
Trẻ 2 tháng tuổi BH-HG-UV1, Sabin1, viêm gan B2
Trẻ 3 tháng tuổi BH-HG-UV2, Sabin2
Trẻ 4 tháng tuổi BH-HG-UV3, Sabin3, Viêm gan B3
Trẻ 9-11 tháng tuổi Sởi
Ở những nơi trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bại liệt cao thì cho uống thêm một liều Sabin cho trẻ em sơ sinh gọi là Sabin0
Những trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy vẫn cho uống Sabin nhưng phải cho uống thêm một liều bổ sung sau 4 tuần
Chống chỉ định tiêm chủng cho các trường hợp sau:
- Không tiêm vaccine phòng lao cho những trẻ nhiễm HIV/AIDS
- Không tiêm vaccin BH-HG-UV các mũi tiếp theo cho những trẻ bị co giật trong những lần tiêm trước
* Trình bày lịch tiêm chủng cho phụ nữ mang thai để phòng uốn ván sơ sinh.
Sau khi có thai càng sớm càng tốt UV1
Cách lần tiêm UV1 ít nhất 30 ngày và trước lúc đẻ ít nhất
15 ngày
UV2
* Trình bày lịch tiêm chủng phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi).
Thời gian tiêm Mũi tiêm Nữ từ 15 tuổi trở lên, càng sớm càng tốt UV1
Sau khi tiêm UV1 ít nhất 4 tuần UV2
Sau khi tiêm UV2 ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai UV3
Sau khi tiêm UV3 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lại UV4
Sau khi tiêm UV4 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lại UV5
Câu 19: Trình bày phân loại tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu tại tuyến y tế cơ sở.
Suy dinh dưỡng nặng và/hoặc thiếu máu nặng - Gầy mòn nặng rõ rệt- Mờ giác mạc hoặc
- Lòng bàn tay rất nhạt hoặc
- Phù cả 2 chân Thiếu máu và/hoặc nhẹ cân Lòng bàn tay nhợt hoặc nhẹ cân so với tuổi