1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh Tế Doanh Nghiệp - Bài PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG KINH TẾ DƯỢC

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,05 MB
File đính kèm Bài 7 8 9.rar (1 MB)

Nội dung

Môn Kinh Tế Doanh Nghiệp giúp bạn củng cố môn học, và nắm được kiến thức tốt nhất Môn Kinh Tế Doanh Nghiệp giúp bạn củng cố môn học, và nắm được kiến thức tốt nhất

Trang 1

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG KINH TẾ DƯỢC

Trang 2

Khái niệm

Chi phí: trong chăm sóc sức khoẻ, từ phía người cung cấp dịch vụ thì chi phí để tạo ra một dịch vụ y tế

cụ thể hoặc một loạt các dịch vụ y tế là giá trị của nguồn lực được sử đụng để tạo ra các dịch vụ y tế đó Còn từ phía người sử dụng thì chí phí là hao tổn mà người tỉêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một sản phẩm

• Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ

qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn) Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác

=> Thời gian là nguồn lực lớn nhất và là chi phí cơ hội thường cân nhắc nhất

Trang 3

Khái niệm

Tổng chi phí: = Chi phí cố định + chi phí biến đổi = Chi phí vốn + chi phí thường xuyên = Chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp (tổng của tất cả các chi phí để sản xuất ra một mức sản phẩm nhất định)

trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm

• Chi phí biên (C m ): chi phí thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa

nào đó nói cách khác đó là chi phí nảy sinh khi chuyển từ n sản phầm sang n + 1 sản phẩm

Cmn+1 = TCn+1 – TCn

( TCn+1: Tổng chi phí để sản xuất n+1 sản phẩm và TCn: Tổng chi phí để sản xuất n sản phẩm)

Trang 4

Khái niệm

• Khi chi phí biên > chi phí trung bình thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo sẽ làm tăng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm

• Khi chi phí biên < chi phí trung bình thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo sẽ làm giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm

• Khi chi phí biên = chi phí trung bình thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo sẽ không làm thay đổi chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.

=> Trong phân tích chi phí, việc đo lường chi phí biên, thường không dễ dàng và trong những trường hợp như vậy người ta phải sử dụng chi phí trung bình thay cho chi phí biên Mặc dù vậy việc sử đụng chi phí trung bình thay cho chi phí biên chỉ phù hợp trong một số trường hợp như lập kế hoạch kinh phí cho một chương trình mới hoặc trong theo dõi giám sát mà sẽ không thích hợp trong trường hợp có hay không mở rộng chương trình đang thực hiện

Trang 5

Phân loại chi phí y tế theo người sử

dụng dịch vụ

• Chi phí vật chất: những chi phí được biểu thị ở dạng tiền tệ gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

• Chi phí trực tiếp: những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình ngưòi bệnh trong giải quyết trực

tiếp bệnh tật Chia làm 2 loại: Chi phí trực tiếp y tế (liên hệ trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ như chi cho phòng bệnh, cho điều trị, cho chăm sóc và cho phục hồi chức năng, ) và Chi phí trực tiếp ngoài y tế (liên quan đến quá trình khám và

điều trị bệnh như chi phí đi lại, nhà trọ…)

• Chi phí gián tiếp: chi phí do mất khả năng sản xuất do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình họ, xã hội và ông chủ của họ phải

gánh chịu, do nghỉ việc, do mất khả năng vận động và do chết sớm mà có liên quan đến bệnh và điều trị bệnh Chia làm 2

loại: chi phí do mắc bệnh (mất khả năng sản xuất của những người bệnh đo bị ốm phải nghỉ việc hoặc bị thất nghiệp) và chi

phí do tử vong (giá trị hiện tại của mất khả năng sản xuất do chết sớm hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn do bị bệnh)

• Chi phí phi vật chất (tinh thần): chi phí do đau đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời

gian nghỉ ngơi Loại chi phí này thường ít được xem xét đến trong phân tích kinh tế dược bởi vì nó mang tính chủ quan cao và nó phụ thuộc rất nhiều vào văn hoá và khó qui đổi ra tiền tệ.

Trang 6

Phân loại chi phí y tế theo người

cung cấp dịch vụ

• Chi phí vốn hay chi phí đầu tư là chi phí để mua hàng hóa có giá trị sử dụng 1 năm hoặc trên 1 năm Vd: chi

phí xây dựng bệnh viện, phòng khám; chi phí mua trang thiết bị, máy móc; chi phí cho các khóa tập huấn cán bộ một lần mà không có đào tạo lại thường xuyên trong năm

• Chi phí thường xuyên hay chi phí cho triển khai: chi phí để mua hàng hóa có giá trị sử dụng đưới 1 năm Vd:

Chi trả lương cho cán bộ; chi cho mua thuốc điều trị và vật tư chuyên môn dùng trong chăm sóc sức khỏe; chi phí cho điện nước; chi cho duy trì và bảo dưỡng nhà cửa và các trang thiết bị; chi cho đào tạo định kì

• Chi phí cố định: chi phí không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được tạo ra trong một khoảng thời gian ngắn

hạn Đây là các chi phí cần cho thiết lập một hoạt động sản xuất nào đó Vd: chi phí lương, chỉ phí thuê nhà xưởng,

• Chi phí biến đổi: các chi phí thay đổi trực tiếp theo số lượng sản phẩm Vd: trong chương trình tiêm chủng, chi

phí cho vaccine thay đổi theo số lượng mũi tiêm -> chi phí biến đổi là hàm số của số lượng sản phẩm được tạo ra

• Chi phí trực tiếp: chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ Ví dụ: Lương và

phụ cấp cán bộ trực tiếp tham gia khám chữa bệnh

• Chi phí gián tiếp: chi phí không trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ Ví dụ: chi

phí của các cán bộ bộ phận hành chính, kế toán trong bệnh viện

Trang 7

Phương pháp phân tích chi phí

• Cho người cung cấp dịch vụ:

• Phương pháp từ trên xuống (top-down, average costing, gross): biết được

tổng chi phí và số lượng đơn vị sản phẩm, khi đó chỉ phí cho từng đơn vị sẽ được tính bằng cách chia tổng chi phí cho số lượng sản phẩm

• Phương pháp từ dưới lên (bottom-up, micro costing, ingređient): không

biết tổng chi phí của tất cả các đơn vị sản phẩm sản xuất nhưng biết được chi phí

cho từng nguồn lực và số đơn vị sản phẩm của từng nguồn lực (được sử nhiều hơn).

=> Cách tiếp cận trong tính chi phí các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế là cách tiếp cận theo thành phần trong đó mỗi can thiệp y tế được mô tả theo cách nguồn lực cần thiết để tạo ra mỗi loại dịch vụ Đơn vị sản phẩm sẽ là chi phí cho mỗi bệnh nhân được khám cho mỗi loại dịch vụ y tế đã được xác định

Trang 8

Phương pháp phân tích chi phí

• Cho người cung cấp dịch vụ:

 Chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm được tính toán theo 5 bước sau:

 Xác định nguồn lực được sử dụng

 Ước tính số lượng mỗi nguồn lực đầu vào được sử dụng

 Định rõ giá trị tiền tệ cho mỗi đơn vị đầu vào và tính tồng chi phí cho đầu vào

 Phân bổ chi phí cho các hoạt động trong đó chi phí được sử dụng

 Tính chi phí trung bình cho mỗi đơn vị

Trang 9

Phương pháp phân tích chi phí

• Cho người sử dụng các dịch vụ y tế: đây là tiền bệnh nhân và gia đình họ phải trả

cho điều trị bệnh, cho đi tới bệnh viện, cho ăn uống và cho thu nhập mất đi do phải nằm viện và chi phí cho những người đi cùng => phân chia thành chi phí trực tiếp và

gián tiếp y tế; chi phí trực tiếp và gián tiếp ngoài y tế Thành 3 giai đoạn: chi phí trước khi vào viện, chi phí trong khi khám hoặc nằm viện và chi phí sau khi

ra viện

Chi phí trực tiếp y tế - chi phí trực tiếp điều trị (do bệnh nhân gánh chịu):

+ Chi phí khám bệnh X giá 1 lần khám.

+ Chi cho ngày giường X số ngày nằm viện.

+ Chi phí thuốc: số tiền trả cho thuốc trong thời gian bệnh nhân điều trị.

+ Chi phí xét nghiệm: Tổng số tiền phải trả cho các xét nghiệm trong mỗi đợt điều trị.

Chi phí trực tiếp y tế = Chi phí khám bệnh + Chi cho nằm viện + chi phí thuốc +

Chi phí xét nghiệm

Trang 10

Phương pháp phân tích chi phí

 Chi phí trực tiếp ngoài y tế - Chi phí trực tiếp không cho điều trị (do bệnh nhân gánh chịu):

+ Chi phí cho đi lại (từ nhà tới viện và từ viện về nhà)

+ Chi phí cho ăn uống

+ Chi phí khác.

Chi phí trực tiếp ngoài y tế = Tổng chi phí trực tiếp không cho điều trị = Chi phí đi lại + Chi phí ăn uống + Chi phí khác

 Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu: tính bằng thu nhập mất đi do bệnh nhân bị bệnh, thu nhập mất đi cho ngưòi nhà phải đi chăm sóc hoặc đi thăm bệnh nhân

• Người làm công: 1 ngày mất thu nhập sẽ bằng tổng số lương và phụ cấp của bệnh nhân hoặc người nhà của một tháng (hay năm) chia cho số ngày làm việc

• Nông dân: tổng thu nhập của hộ gia đình trong một vụ chia cho số lao động trong gia đình và chia cho số tháng dao động của vụ đó)

• Làm công nhật theo sản phẩm: thu nhập của bệnh nhân theo ngày công Sau đó ước tính số ngày làm việc và từ đó tính ra thu nhập cùa bệnh nhân/ngày -> Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và người nhà do mất thu nhập = chi phí/ngày X số ngày

• KẾT LUẬN:

Chi phí cho người bệnh = Chi phí trực tiếp cho điều trị + Chi phí trực tiếp không cho điều trị + Thu nhập mất đi do mất đi khả năng sản xuất

Trang 11

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG KINH TẾ DƯỢC

Trang 12

Khái niệm

• Ngoài chi phí, một đại lượng rất quan trọng dùng để đánh giá

hiệu quả kinh tế cùa các liệu pháp điều trị chính là hiệu quả Hiệu quả có 3 thuật ngữ:

• Efficacy (công hiệu): hiệu quả của thuốc hay can thiệp y tế trong điều kiện lý tưởng,

công hiệu của một thuốc hay can thiệp y tế trả lời cho câu hỏi “Can it work?”

• Effectiveness (hiệu quả): hiệu quả của thuốc hay can thiệp y tế trong điều kiện thực

tế Hiệu quả của thuốc hay can thiệp y tế trả lời cho câu hỏi “How does it work?”

• Efficiency (hiệu năng): nghiên cứu hiệu quả của thuốc hay can thiệp y tế về mặt kinh

tế Hiệu năng của thuốc hay can thiệp y tế trả lời cho câu hỏi “Does it work

economically?”

Trang 13

Phân loại hiệu quả

• Chỉ số hiệu quả được chia ra thành 4 loại:

- Chỉ số hiệu quả trực tiếp: những thay đổi của các chỉ số sinh hóa và sinh lý dưới tác dụng của thuốc hoặc

các liệu pháp điều trị nghiên cứu Vd: mức huyết áp trước và sau khi điều trị…

- Chỉ số hiệu quả gián tiếp: những thay đổi về mặt sức khỏe không trực tiếp được ghi nhận ngay sau khi dùng

thuốc Vd: giám số ngày nhập viện, giảm tần số biến chứng…

- Chỉ số sức khỏe: những sự thay đổi về mặt sức khỏe ở nhóm sử dụng liệu pháp điều trị mới, được đánh giá

trong một khoảng thời gian dài sau khi dùng thuốc Vd: tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống, thời gian sống, tỷ lệ tàn tật, số năm sống không tàn tật… được cụ thể thể hoá thành chỉ số LYG – life years gained.

- Chỉ số chất lượng sống của bệnh nhân: những sự thay đổi về mặt chất lượng sống liên quan đến sức khỏe

ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Vd: đạt được một năm sống có đủ khả năng làm các hoạt động ổn định theo mức sức khoẻ… được cụ thể hoá thành chỉ số QALY – Quality life-year gained

-> QALYs là một đơn vị đo lường thể hiện được cả số lượng những năm sống (số năm sống đến khi tử vong ~~ kỳ vọng sống) và cả chất lượng của những năm sống đó (mức độ ưa thích đốỉ với các tình trạng sức khỏe khác

nhau)

Trang 14

Phân loại hiệu quả

• Hệ số chất lượng sống có những đặc tính sau:

- Phụ thuộc vào mức độ ưa thích (bao gồm thỏa dụng và giá trị) Trạng thái sức khỏe tốt hơn có mức ưa thích cao hơn.

- Nằm trong khoảng hoàn toàn khỏe mạnh (ưa thích = i) và tử vong (ưa thích = 0),

- Đo lường dựa trên thang điểm (biến khoảng chia)

 3 chỉ số đầu ít được sử dụng vì bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cá nhân, và phải đánh giá thông qua nghiên cứu lâm sàng.

 Chỉ số QALYs là chỉ số thường được dùng hơn cả vì là chỉ số đánh giá được hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng (có thể đánh giá bằng cho thang điểm, đo lường may rủi chuẩn mực, hành trình lựa chọn, bù trù thời gian, bù trừ con người hoặc dựa trên bảng tra sẵn như EuroQOL ,)

Trang 15

Phân loại hiệu quả

• Các bước tính QALY:

- Tính thời gian của mỗi trạng thái

- Tính hệ số cho mỗi trạng thái

- Nhân và cộng

- Đưa hệ số chiết khấu (Discount rate)

 Năm sống hoàn toàn khỏe mạnh (thỏa dụng “ 1) tương đương 1 QALY.

Ví dụ: Một người có kỳ vọng sống là 7 năm trong đó 2 năm ông ta đạt trạng thái sức khỏe là hoàn toàn khỏe mạnh; 1,5 năm đạt trạng thái sức khỏe

có mức thỏa dụng là 0,7; 1 năm đạt trạng thái sức khỏe có mức thỏa dụng là 0,3 và 2,5 năm có mức thỏa dụng là 0,9 Khi đó QALYs sẽ được tính như sau (Với giả thiết là không quan tâm đến các hệ số chiết khấu).

QALY = 2 x 1 + 1,5 x 0,7 + 1 x 0,3 + 2,5 x 0,9 = 5,6

Trang 16

CÁC PHƯƠNG PHÁP

PHÂN TÍCH

KINH TẾ DƯỢC

Trang 17

Vai trò của nghiên cứu kinh tế dược

• Khi sử dụng một thuốc hay can thiệp y

tế mới có 4 trường hợp xảy ra so với

thuốc hay can thiệp chuẩn như sau:

- Trường hợp II, IV không cần nghiên cứu

- Trường I, III cần có nghiên cứu kinh tế

dược

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ DƯỢC GIÚP

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA LỰA CHỌN ĐÚNG

ĐẮN

Trang 18

Phương pháp phân tích kinh tế dược

• Phương tích giá thành bệnh (COI – Cost of illness): phương pháp phân tích toàn bộ chi phí để tiến hành chẩn đoán, điều trị một bệnh cụ thể Đây cũng là nghiên cứu kinh tế dược duy nhất không tính đến hiệu quả điều trị.

Vai trò:

- Được coi là đánh giá bệnh về mặt kinh tế và là cơ sở phân bổ nguồn vốn của bộ y tế giữa các bệnh khác nhau

- Cần thiết để tìm ra những bệnh là gánh nặng về mặt kinh tế cho người bệnh và xã hội

- Đưa ra những thông tin bổ ích về cấu trúc của chi phí và giúp định hướng nghiên cứu những chi phí cao nhất

COI = DC + IC => COI = (DC1 + IC1) + (DC2 + IC2) + (DC3 + IC3) + COI: cost of illness (giá thành bệnh)

(Nhiều giai đoạn bệnh) DC: direct cost (chi phí trực tiếp)

IC: indirect cost (chi phí gián tiếp)

Trang 19

Phương pháp phân tích kinh tế dược

• Phương tích tối thiểu hoá chi phí (CMA – Cost Minimization Analysis): tìm ra chênh lệch chi phí giữa 2 can

thiệp y tế (thường là thuốc) có chỉ số hiệu quả ngang nhau -> Khi đầu ra hay hiệu quả của các can thiệp là tương đương nhau thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến đầu vào Khi đó liệu pháp điều trị (thuốc) nào có chi phí thấp hơn thì được coi là hiệu quả hơn.

=> Ước tính được các loại chi phí của phương pháp điều trị hay dự án can thiệp (chi phí trực tiếp, gián tiếp, vô hình ) và tính toán đến vấn đề thời gian có liên quan đến hệ số khấu hao và một số vấn đề phân tích độ nhạy.

Ngày đăng: 25/12/2024, 10:18

w