1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề trí nhớ, ngôn ngữ bài tự học nhóm 8

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trí Nhớ, Ngôn Ngữ
Tác giả Nguyễn Thị, Lan Anh, Huỳnh Quốc, Bảo, Lê Hoàng, Đức Duy, Thái Hoàng, Dương, Trương Nhựt, Hào, Trần Khánh, Nhi, Nguyễn Ngọc, Minh Nhi, Phạm Tấn, Phước
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Xuân Đài
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại bài tự học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Theo tâm lý học trí nhớ là một quá trình tâm lý nó phản ánh kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng , và sẽ bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn, sự tái tạo,sau đó ở trong óc cái mà con

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Chủ đề: Trí Nhớ, Ngôn Ngữ BÀI TỰ HỌC NHÓM 8

LỚP: Tâm lý học đại cương – GE4045-FR27

Học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Lớp: GE 4045 – FR27 (Học kỳ 1/ 2023 – 2024) Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Xuân Đài

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 8/ L P Ớ GE4045 – FR27

chú

1 Nguyễn Thị

Lan Anh

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Chức năng của ngôn ngữ

Hoàn thành tốt

2 Huỳnh Quốc

Bảo

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Hoàn thành tốt

3 Lê Hoàng

Đức Duy

Kỹ Thuật: Làm Power Point, soạn bản Word bài tự học

Hoàn thành tốt

4 Thái Hoàng

Dương

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Khái niệm về trí nhớ

Hoàn thành tốt

5 Trương Nhựt

Hào

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Đặc điểm của trí nhớ

Hoàn thành tốt

6 Trần Khánh

Nhi

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Sự quên và phương pháp ghi nhớ

Hoàn thành tốt

7 Nguyễn Ngọc

Minh Nhi

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Các loại ngôn ngữ

Hoàn thành tốt

8 Phạm Tấn

Phước

Chuẩn bị nội dung và thuyết trình:

Khái niệm chung về ngôn ngữ

Hoàn thành tốt

Đồng Tháp, 2023

Trang 3

NỘI DUNG BÀI TỰ HỌC

1 Khái niệm về trí nhớ.

Trí nhớ là gì? Theo tâm lý học trí nhớ là một quá trình tâm lý nó phản ánh kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng , và sẽ bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn,

sự tái tạo,sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác,tri giác,rung động, hành động hay những suy nghĩ trước đây

Hay nói một cách đơn giản: Trí nhớ là một khả năng của con người giúp lưu trữ và tái tạo, thông tin đã trải qua, quá trình học tập, trải nghiệm,suy nghĩ vv

=>Và đây cũng là một quá trình tâm lý đa dạng và quan trọng=>ảnh hưởng đến khả

năng ghi nhớ, lưu giữ và khôi phục thông tin

VD1:Khi bạn học một bài học ở trường và sau đó tái hiện lại được nội dung và thông

tin từ bài học đó

VD2:Khi bạn nhớ được chi tiết về một kỉ niệm quan trọng trong cuộc sống của mình.

Sự khác nhau Giữa cảm giác tri giác và trí nhớ ?

Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ cũng là một quá trình tâm lý, song cảm giác

và tri giác phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, còn trí nhớ là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây mà ko cần sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại

VD (cảm giác):Khi bước ra ngoài đường ta có thể lắng nghe được tiếng xe cộ chạy

ồn ào, nhìn thấy mọi vật đang chuyển động và cũng có thể cảm nhận được thế giới xung quanh ta đang ngày càng có những sự đổi mới,thay đổi

VD(tri giác):Khi ta có một rổ cam, chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn

giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó.Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính, bề ngoài của sự vật hiện tượng.Nhờ mắt ta mới thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả cam trong rổ đó

Tại sao nói trí nhớ được coi là một quá trình tâm lý quan trọng ?

Vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ=>tái tạo thông tin từ=>trí tuệ=>kinh nghiệm của con người Như:

*1 LƯU TRỮ THÔNG TIN: trí nhớ giúp ta lưu trữ thông tin một cách tạm thời hoặc

lâu dài, Thông tin mà chúng ta thấy=>chúng ta nghe=>và trải nghiệm=>sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của chúng ta để sử dụng trong tương lai

*2 HỌC TẬP VÀ HIỂU BIẾT: đây là một phần quan trọng trong học tập, bởi chúng

ta trong quá trình học tập phải sử dụng trí nhớ để ghi nhớ và tái tạo kiến thức đã học,

từ đó cải thiện được hiệu suất học tập và nắm bắt những kiến thức mới

Trang 4

*3 TẠO KẾT NỐI XÃ HỘI: Trí nhớ giúp ta nhớ lại thông tin về=>mối quan

hệ=>tình bạn=>và quan hệ gia đình Chúng ta sử dụng trí nhớ để nhớ về những người yêu thương trong cuộc sống và xây dựng các kết nối xã hội

*4 TẠO NỀN TẢNG CHO TOÀN DIỆN TÂM LÝ: Bởi trị nhớ là một phần quan

trọng của các khía cạnh tâm lý khác nhau như nhận thức=>học tập=>suy nghĩ=>cảm xúc và hành vi

2 Đặc điểm của trí nhớ.

- Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm đây là những thứ mà con người đã trải qua, đã biết trong cuộc sống

- Phản ảnh bằng biểu tượng: là những hình ảnh của sự vật hiện tượng mà con người

đã tiếp xúc, trải nghiệm được trí óc lưu giữ, tổng hợp và xử lý với tốc độ lớn hơn 24 hình/ giây Các biểu tượng về sự vật, hiện tượng sẽ được tái tạo và tái hiện lại trong đầu óc con người như những đoạn phim sống động về các sự vật, hiện tượng ấy

- Trí nhớ có mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ các hiện tượng tâm lý của con người: các hiện tượng tâm lý cung cấp nguyên liệu cho trí nhớ và trí nhớ cung cấp các nguyên liệu cho các hiện tượng tâm lý khác hình thành và phát triển

- Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người Mất trí nhớ bộ phận sẽ làm cho đời sống của con người khó khăn hoặc rối loạn, mất trí nhớ hoàn toàn sẽ làm cho con người mất hoàn toàn các chức năng tâm lý của bản thân

Phân loại trí nhớ:

- Theo cách thức ghi nhớ: trí nhớ máy móc và trí nhớ ý nghĩa

- Theo tính chất của trí nhớ: trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định

- Theo thời gian: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn

- Theo kết quả: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ ngôn ngữ, trí nhớ vận động, trí nhớ không gian, trí nhớ thời gian

3 Các quá trình cơ bản của trí nhớ.

Có 3 giai đoạn: Ghi nhớ, Gìn giữ, Tái hiện

- Ghi nhớ: là giai đoạn con người tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng và tài liệu

để sử dụng các giác quan, các thủ thuật, biện pháp nhằm thu thập các thông tin về chúng Từ đó, dấu vết về các sự vật hiện tượng và tài liệu sẽ được các Neuron lưu giữ lại Có 2 loại ghi nhớ: Ghi nhớ máy móc, ghi nhớ ý nghĩa

- Gìn giữ: dựa vào kết quả của ghi nhớ, con người phải tiếp tục củng cố kết quả

ấy đẻ chúng được hình thành rõ nét, bền vững trên vỏ não Gìn giữ bằng biện pháp

Trang 5

nào thì gìn giữ bằng biện pháp ấy Ngoài ra còn có kiểu gìn giữ là kết hợp giữa hai biện pháp trên: Thuật nhớ và Học thuộc lòng

- Tái hiện: làm sống lại kết quả của ghi nhớ và gìn giữ để tiến hành một nhiệm

vụ nào đó, có hai loại tái hiện:

+ Nhận lại là cần một thuộc tính, dấu hiệu quen thuộc tác động để kích thích trí

óc làm sống lại toàn bộ các thông tin về sự vật, hiện tượng và tài liệu đã ghi nhớ và gìn giữ trước đó

VD: nhận lại bạn học cũ.

+ Nhớ lại: Hồi tưởng (chỉ làm sống lại những thông tin liên quan đến một đối tượng cụ thể)

VD: làm bài thi chỉ hồi tưởng những kiến thức liên quan đến bài thi - kiến thức đã

học trước đó

+ Hồi ức: làm sống lại đầy đủ, sinh động các thông tin khác có liên quan (là bối cảnh chứa đối tượng) đến đói tượng cần tái hiện

VD: Những kỷ niệm có ý nghĩa; hồi ức về tuổi trẻ, chiến tranh

4 Sự quên và phương pháp ghi nhớ.

1.Sự quên

-Quên tức là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết

a.Các mức độ của sự quên

-Quên hoàn toàn: là mức độ mà dù có những kích thích tương tự như cũ, dù sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây đang trực tiếp tác động vào các giữa quan, song vẫn không nhận lại hay nhớ lại được

-Quên cục bộ toàn phần: có thể vì không có dịp lặp lại nội dung đã tri giác được -Quên tạm thời( chốc lát): do khi gặp kích thích mạnh làm ức chế một số mối liên hệ tạm thời trên vỏ não

b Các quy luật của sự quên

- Con người thường quên ở những thời điểm giữa một quá trình hoạt động không có những biến cố quan trọng trong cuộc đời, khi không có cảm xúc mạnh mẽ

- Quên khi không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cần nhớ

VD: Khi thầy, cô phân chia công việc trong nhóm mà không tập trung dẫn đến quên

lời dặn dò, xác định sai mục đích cần làm mà thầy cô đã giao cho

- Quên những điều không vận dụng

Trang 6

- Quên khi gặp kích thích mới lạ và mạnh.

- Quên khi không có thủ thuật, phương pháp ghi nhớ tốt, thiếu sự tập trung chú ý và thể lực không tốt

VD: Khi giáo viên sửa bài nhưng chỉ nghe loáng thoáng không ghi chép lại sẽ dẫn

đến bạn chỉ có thể hiểu được cách giải đó một cách tạm thời mà không thể đọng lại lâu dài

- Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: vụn vặt trước, quên cái đại thể chính yếu sau

c Các nguyên nhân dẫn đến sự quên

* Quên do ít sử dụng

- Những cái gì không được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì sẽ bị quên

VD: Việc học tiếng anh đòi hỏi sự chăm chỉ và thường xuyên.Nếu chúng ta bỏ bê

trong một thời gian dài sẽ làm chúng ta mất gốc và phải chật vật học lại từ đầu

* Quên do bị phân tán suy nghĩ

- Sự xao nhãng khi tập trung chú ý, khi hoạt động và khi ghi nhớ có thể do sự thay đổi cảm xúc hay do tác động trí tuệ khác xen vào

- Sự tập trung quá độ vào việc khác cũng gây nên hiện tượng đãng trí

2 Phương pháp ghi nhớ

-Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, giữ gìn

-Sử dụng nhiều giác quan để thu nhận các thông tin về đối tượng cần ghi nhớ -Tích cực ghi nhớ ý nghĩa

-Sử dụng các thủ thuật ghi nhớ hiệu quả

-Thường xuyên ôn tập, luyện tập, củng cố những kết quả đã ghi nhớ

-Thường xuyên sử dụng các thông tin đã ghi nhớ và học tập, công việc

-Tích cực nói lại, trao đổi với người khác về những thông tin đã ghi nhớ

5 Khái niệm chung về ngôn ngữ.

NGÔN NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GÌ? VÀ HÌNH THÀNH TỪ ĐÂU? NHƯ THẾ NÀO?

Trò chuyện, tán gẫu, thyết trình, độc thoại, hát, hò, => GIAO TIẾP

Trang 7

Hình thành bởi hiện tượng lịch sử- xã hội trong hoạt động thực tiễn cúa con người.

Trong quá trình lao động loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm, nhờ đó mà xuất hiện cac quy ước chung trong giao tiếp, trong đó có dấu hiệu âm thanh,và dần tạo thành từ ngữ và có các nguyên tắc ngữ pháp =>đó chính là ngôn ngữ

- Khái niệm chung về ngôn ngữ: Là quá trinh con người sử dụng một thứ tiếng nói (ngữ ngôn) để tiến hành giao tiếp, và quá trình ấy dựa trên công cụ của TƯ DUY

Ví dụ: TIếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga ,tiếng Pháp ,…

‘‘Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người’’

(Lênin)

- Cấu trúc ngôn ngữ:

Gồm 3 bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.(các đơn vị của âm ngữ như âm vị, từ , câu ,ngữ đoạn, văn bản,…

Ngữ âm: cao, trầm, bổng, và theo thái độ của người sử dụng phát ra

- Từ vựng:

+Từ đơn: các từ ngữ chỉ có 1 tiết hay do 1 tiếng tạo thành như {con, xa, nhà, yêu, cha mẹ, }

+Từ ghép: có cấu trúc bằng ghép 2 từ hoặc hơn 2 từ lại với nhau {ăn uống, vui chơi, sông dài, }

- Ngữ pháp:

+Mối quan hệ: con sông ( cá, thác , dòng chảy, )

+Vị trí : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ,

+Từ và cụm từ

+ Bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào cũng đều chứa đựng phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic

+ Phạm trù ngôn ngữ: là hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu, quy định

sự phát âm Ở các ngôn ngữ khác nhau thì phạm trù ngôn ngữ cũng khác nhau + Phạm trù logic: là quy luật phương pháp tư duy đúng đắn của con người, do vậy

tuy dung các ngôn ngữ (tiếng nói) khác nhau.mà các dân tộc vẫn hiểu được nhau

+ Ngôn ngữ đã hướng và làm trung gian cho các hoạt động tâm lí cao của con người như trí giác , trí nhớ , tư duy, tưởng tượng,

Trang 8

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

1.Là hiện tượng khách quan tồn tại trong cuộc sống văn hóa, tinh thần xã hội loài người

2.Là tài sản của một dân tộc, nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội dân tộc đó

3.Bộ phận của ngôn ngữ: ngữ âm, từ và nghĩa của từ và ngữ pháp

6 Chức năng của ngôn ngữ.

Chức năng chỉ nghĩa: là quá trình dùng một từ, một câu chỉ một nghĩa nào đó của

một sự vật hiện tượng

Ví dụ: Từ “cái bút” chỉ 1 vật dùng để viết, vẽ,…

Nhờ vậy mà con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng ngay cả khi ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính của con người Tức là khi ta nói về một sự vật hiện tượng nào đó, không cần phải có hình ảnh hoặc phải trực tiếp nhìn thấy mới ta mới nhận biết được điều đó

Nhờ đó mà kinh nghiệm của con người cũng được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ Chính vì vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu trữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội

Chức năng khái quát hoá: những từ, ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ

mà chỉ một hướng, một loại các sự vật hiện tượng có chung thuộc tính bản chất

Ví dụ: từ “yêu” có thể áp dụng vào nhiều tình huống và mức độ khác nhau Từ yêu

thương gia đình đến tình yêu giữa nam và nữ

Tức là khả năng diễn đạt và truyền đạt thông tin, ý nghĩa và ý kiến một cách tổng quát và trừu tượng, giúp giao tiếp và trao đổi thông tin giữa con người

Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện Ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại cách kết quả của hoạt động này, làm cho hoạt động trí tuệ không bị gián đoạn, lặp lại và liên tục phát triển Nhờ đó mà hoạt động ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ

Chức năng khái quát hoá ngôn ngữ còn được gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ

Chức năng thông báo Gồm 3 thành phần:

1/ Thông tin: Là các thông tin cần truyền đạt thông qua ngôn ngữ Được dùng để trao

đổi thông tin giữa người này và người khác

Ví dụ: “Chiều nay tăng 2 tiết Tâm lý học đại cương” – Thông tin về thay đổi lịch

học

Trang 9

Trong cuộc sống, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin chẳng hạn như trao đổi tư tưởng, tình cảm, lập trường,… với nhau Đây cũng là phương tiện trao đổi phổ biến và thường xuyên nhất Ngoài ra, thông tin còn được thể hiện qua văn bản, tin nhắn, báo chí, đài phát thanh,…

2/ Cảm xúc (biểu cảm): Khi trao và nhận thông tin, con người thường biểu lộ thái độ

tương ứng với tính chất của thông tin đó

Ví dụ: “Tôi rất vui khi bạn có mặt trong buổi tiệc này” – Diễn đạt cảm xúc vui vẻ.

“Tôi thật buồn vì hôm qua bạn đã không đến” – Diễn đạt cảm xúc buồn bã

Thông tin tích cực thì con người có xu hướng biểu lộ thái độ vui tươi, thích thú, hưng phấn,… Và ngược lại, với một thông tin mang tính tiêu cực thì con người thường lo lắng sợ, sợ hãi, tức giận,…

Nhưng cũng sẽ có người biểu lộ cảm xúc không đúng với thông tin mình đưa ra, sẽ còn tuỳ vào trường hợp, tình huống như thế nào mà qua đó ta lựa chọn cảm xúc phù hợp Và cũng có trường hợp, cùng một thông tin, nhưng với người này là tin tích cực, với người khác lại là tin tiêu cực

Ví dụ: Tình huống: Một người bạn thông báo rằng anh ta đã mất công việc.

- Với người tích cực: Đó có thể là cơ hội để bạn tìm một công việc mới tốt hơn

- Với người tiêu cực: Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong việc tìm một công việc mới

Dù thông tin là cùng một, nhưng cách tiếp cận và cảm nhận của mỗi người có thể khác nhau, dẫn đến nhận định tích cực hoặc tiêu cực về tình huống đó

3/ Thúc đẩy hành động: Dựa vào việc trao - nhận thông tin, nhận thức, đánh giá về

tính chất của sự việc và tỏ thái độ tương ứng sẽ kích hoạt con người đáp trả bằng những hành động cụ thể

Ví dụ: “Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu sử dụng túi nhựa” –

Thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường

Những hành động này diễn ra và tiến hành đồng thời trước hoặc sau khi con người tiếp nhận thông tin, đánh giá tính chất, mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với bản thân người nhận thông tin và tỏ thái độ tương ứng với hành động

Thường đối với một tình huống, con người sẽ hành động dựa vào cảm xúc hoặc lí trí

Có nghĩa là dựa vào khả năng tư duy, tính chất của sự việc, và kết quả của hành vi mà hành động Đối với một người hiểu rõ tính chất của sự việc bản thân phải đối mặt và suy nghĩ rõ ràng trước khi hành động thì chứng tỏ họ là người hành động theo lí trí Một số khác, đối mặt với một sự việc, họ dễ dàng bị cảm xúc chi phối từ đó hành động khi chưa suy nghĩ kết quả thì chính là người hành động theo cảm xúc

Về mặt lý thuyết là như thế, nhưng có những thứ, khi ta không đặt cảm xúc vào thì hành vi đó sẽ không được thúc đẩy, nó sẽ mãi tồn tại dưới dạng suy nghĩ, không thể hành động

Trang 10

Ví dụ như bản thân mình sau khi tiếp nhận một thông tin nào đó, và có suy nghĩ sẽ làm điều đó, mình muốn làm điều đó, nhưng mình không có cảm xúc cụ thể cho nó,

từ đó mà mình không thể hiện ra hành động

7 Các loại ngôn ngữ.

Lời dẫn:

Dựa vào các hoạt động tâm lý cơ bản của con người, ta biết được rằng khi con người chúng ta chịu sự tác động của hiện thực khách quan (hiện thực khách quan ở đây là môi trường xung quanh chúng ta) thì con người ta sẽ bắt đầu bởi các hiện tượng tâm lý thuộc về nhận thức trước

Nhận thức tức là hiểu biết, con người ta tiếp nhận thông tin từ hiện thực khách quan bằng các giác quan, sau đó xử lý thông tin lưu trữ thông tin, và dùng nó để phân tích và ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.

Sau khi nhận thức, người ta bắt đầu tích lũy được những kinh nghiệm

Sau đó người ta bắt đầu đánh giá những đối tượng mà người ta nhận biết được

Sự đánh giá đó là hệ thống các thái độ Sau khi có thái độ ta sẽ thể hiện bằng hành vi

Vậy người ta xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, phân tích, ứng phó các tình

huống, tích lũy kinh nghiệm, đánh giá, thể hiện thái độ, hành vi bằng phương tiện,

công cụ gì?

=> Ngoài những biểu hiện bằng cử chỉ, điệu bộ hay nét mặt, đa số đều được truyền tải bằng ngôn ngữ

Theo như hiểu biết của chúng ta, có rất nhiều loại ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính (Trong các tập thời sự thường sẽ có một người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu ở một góc màn hình cho những người khiếm thính cũng có thể theo dõi, Bộ phim Dưa hấu lấp lánh đang chiếu gần đây của Hàn Quốc nói về một gia đình khiếm thính, ngôn ngữ ký hiệu đã được sử dụng xuyên suốt bộ phim), ngôn ngữ ký hiệu dựa trên xúc giác cho người khiếm thị (chữ nổi) hay các ngôn ngữ được hình thành từ các nền văn hóa là những thứ tiếng nói để giao tiếp như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Việt,

Khác với những ngôn ngữ kể trên, khoa học còn nghiên cứu ngôn ngữ theo một góc nhìn tâm lý bao quát hơn gọi là ngôn ngữ trong ,tâm lý học

Ngôn ngữ trong tâm lý học cũng có nhiều loại:

a Dựa vào chiều hướng tới của ngôn ngữ:

Chia ngôn ngữ thành hai loại: Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong

-Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ hướng ra bên ngoài con người, hướng vào

người khác, được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ Ngôn ngữ này bao gồm: Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm hai loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w