1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh tế thực trạng pháp luật về dịch vụ logistics

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Pháp Luật Về Dịch Vụ Logistics
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn THS. Kiều Anh Pháp
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Chuyên ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

2.1 Đối với thương nhân trong nước - Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với d

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯNG ĐI HC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

-oOo -TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ

LOGISTICS

NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên: THS Kiều Anh Pháp Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh MSSV: 2254060121

Lớp học phần: QC22A - 010141100214

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 2

1 Khái niệm dịch vụ logistics 2

2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics 2

2.1 Đối với thương nhân trong nước 2

2.2 Đối với thương nhân nước ngoài 2

3 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 5

4 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng 5

5 Giới hạn trách nhiệm 6

6 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá 6

7 Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 8

1 Khái quát tình hình dịch vụ logistics tại Việt Nam 8

2 Ưu điểm của các bộ luật liên quan đến dịch vụ logistics 8

3 Vướng mắc pháp lý 9

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 14

1 Hoàn thiện các khái niệm có liên quan đến e - logistics 14

2 Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 14

3 Hoàn thiện quy định miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh

doanh dịch vụ logistics 14

4 Hoàn thiện quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 15

5 Hoàn thiện các chính sách ưu đãi phát triển đầu tư dịch vụ logistics 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế Luật thương mại 2005 cùng với các bộ luật cũng như Nghị định có liên quan đã đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng và ổn định cho hoạt động logistics tại Việt Nam Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, em nhận thấy tầm quan trọng của việc cần phải nắm rõ các quy định mang tính pháp lý về dịch vụ

logistics tại Việt Nam, đó cũng là lý do em chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về dịch

vụ logistics” cho bài tiểu luận kết thúc học phần.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em gồm 2 chương:

Chương 1: Kiến thức pháp luật về dịch vụ logistics

Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam

Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song cũng không tránh khỏi sự thiếu sót Em mong thầy xem và cho ý kiến để em có thể khắc phục và hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu của thầy

Trang 4

CHƯƠNG I KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

1 Khái niệm dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Theo Điều 234 Luật Thương Mại 2005, “Thương nhân kinh doanh dịch vụ

logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.” Từ đó, Điều 4 của Nghị định 163/2017/NĐ-CP đã nêu rõ các điều kiện

đối với thương nhân trong nước và nước ngoài

2.1 Đối với thương nhân trong nước

- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó

- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch

vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử

2.2 Đối với thương nhân nước ngoài

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định đối với thương nhân trong nước nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

Trang 5

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

+ Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam

+ Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và

Trang 6

xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó

tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó

tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không

- Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật:

+ Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu

tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ

tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó

+ Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải

+ Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng

Trang 7

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó

3 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng + Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn

+ Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý

- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải

4 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng

- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 8

- Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này

- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra

- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán

5 Giới hạn trách nhiệm

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá

- Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch

vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra

6 Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng

- Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân

Trang 9

kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng

- Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó

- Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt

7 Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá

Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá như được trình bày ở trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:

- Bảo quản, giữ gìn hàng hóa

- Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý

- Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định ở mục trên không còn

- Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ

Trang 10

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI

VIỆT NAM

1 Khái quát tình hình dịch vụ logistics tại Việt Nam

Hiện nay dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 - 20%/năm

Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng trên 1300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngành logistics hiện đang phải đối diện với không ít thách thức đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ký rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Thống kê cho thấy, doanh nghiệp logistics nội chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, song hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách

2 Ưu điểm của các bộ luật liên quan đến dịch vụ logistics

- Quy định về hợp đồng rõ ràng: Luật Thương Mại 2005 đã cung cấp các quy định

rõ ràng và chi tiết về việc ký kết, thi hành và chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Từ việc xác định hàng hóa, giá cước, thời gian vận chuyển, đến trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố

→ Giúp các bên tham gia dịch vụ logistics có được sự đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương lượng và giải quyết tranh chấp

Trang 11

- Góp phần phát triển hệ thống trung gian logistics: Luật Thương Mại 2005 tạo điều kiện pháp lý cho sự phát triển của các công ty và cá nhân làm nhiệm vụ trung gian trong lĩnh vực logistics, như môi giới vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ khai thuế

và thông quan,…

→ Tăng cường khả năng phục vụ và hiệu quả trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng

- Thành lập công ty logistics nước ngoài: Theo Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh Nghiệp 2020, các công ty logistics nước ngoài có thể dễ dàng đầu tư và thành lập công

ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

→ Tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn logistics lớn từ nước ngoài như DHL, FedEx, UPS,… mở rộng hoạt động và cung cấp dịch vụ tối ưu cho khách hàng

- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư: Luật Đầu tư 2020 đã cung cấp các chính sách khuyến khích đầu tư trong nhiều ngành, bao gồm cả ngành logistics:

+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật

về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất

+ Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế

→ Thu hút các nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành logistics tại Việt Nam

3 Vướng mắc pháp lý

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w