Khái niệm:Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO MÔN HỌC
KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
Tên đề tài:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ KIM HUỆ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN MẠNH CHIẾN
NGUYỄN VIỆT TÙNG LỚP: 73DCTT21
HÀ NỘI 2023
Trang 2Mục lục
I Khái niệm: 3
II.Ảnh hưởng của biến đối khí hậu: 3
1 Nhiệt độ nóng lên 3
2 Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội 4
3 Khô hạn kéo dài 5
4 Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao 6
5 Các loài sinh vật biến mất 6
6 Thiếu thốn lương thực 6
7 Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ 7
8 Nghèo đói và di dân 8
III.Giải pháp cho biến đổi khí hậu: 8
1 Phòng ngừa và giảm thiểu biến đổi khí hậu: 8
1.1 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch 8
1.2 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng 8
1.3 Giảm tiêu thụ 9
1.4 Chặn đứng nạn phá rừng 9
1.5 Tiết kiệm điện 9
1.6 Khai phá những nguồn năng lượng mới 10
1.7 Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất 10
2 Khôi phục và thích ứng với biến đổi khí hậu: 11
2.1 Chấp nhận tổn thất 11
2.2 Chia sẻ tổn thất 11
2.3 Ngăn ngừa các tác động 11
2.4 Làm thay đổi nguy cơ 11
IV.Tầm quan trọng của hành động đồng lòng: 12
1 Với quốc tế: 12
2 Với Việt Nam : 13
V.Kết luận: 13
Trang 3I Khái niệm:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm
Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu: khí thải nhà kính từ hoạt động công nghiệp, ô nhiễm không khí, sự suy thoái và khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
Các nguồn khí thải công nghiệp chủ
yếu bao gồm khí CO2 (carbon
dioxide), khí CH4 (methane), khí N2O
(nitrous oxide) và các chất khí khác
Các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản
xuất xi măng, nhà máy luyện kim, và
các ngành công nghiệp khai thác tài
nguyên tự nhiên thường góp phần đáng
kể vào khí thải công nghiệp Báo cáo
mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế
(IEA) cho thấy, lượng khí thải CO2 toàn cầu năm 2022 lên tới 36,8 tỷ tấn Năm 2022, thế giới thải ra nhiều CO2 hơn bất kỳ năm nào khác theo ghi nhận từ năm 1900
II.Ảnh hưởng của biến đối khí hậu:
1 Nhiệt độ nóng lên
Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo Thập kỷ 2011-2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử Kể từ những năm 1990, nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó Gần như toàn
bộ các khu vực trên đất liền đều ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan
Hình 1: Hình ảnh tại một khu công nghiệp
Trang 4nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới
Hình 2: Xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu từ 1990 đến 2020 tính bằng độ F mỗi thập kỷ Màu vàng cho biết ít hoặc không thay đổi, trong khi màu cam và đỏ cho biết
những nơi ấm lên và màu xanh lam cho thấy những nơi đã nguội.
2 Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội
Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế
Trang 5"Chúng tôi có niềm tin
mạnh mẽ rằng hiệu ứng nhà
kính làm tăng cường cường độ
gió tối đa mà các cơn bão
nhiệt đới có thể đạt được" Jim
Kossin, nhà khoa học cấp cao
tại Climate Service, một tổ
chức cung cấp mô hình và phân
tích nguy cơ khí hậu cho chính phủ và doanh nghiệp, cho biết trong một phỏng
vấn với CNN "Điều này, lần lượt, cho phép những cơn bão mạnh nhất - những cơn bão tạo ra thiệt hại lớn nhất - trở nên càng nhiều hơn."
3 Khô hạn kéo dài
Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp
và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ
và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn
thương Hạn hán còn gây ra những
trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể
di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu
lục Các sa mạc ngày càng mở rộng,
làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại
Nhiều người đang phải đối mặt với
nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hàng ngày
Hình 3: Bão Dorian đổ bộ vào Bahamas tháng 9 năm 2019
Hình 4: Tình trạng khô hạn ngày càng kéo dài
Trang 64 Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao
Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu Trong vòng hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương Khi đại dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên Các tảng băng tan cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo Ngoài ra, đại dương hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển Tuy nhiên quá nhiều cacbon dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương
và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô
5 Thiếu thốn lương thực
Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan
là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi Khi mà nồng độ axit trong nước biển tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ Sự thay đổi của lớp băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc
6 Các loài sinh vật biến mất
Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại
của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới
biển Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ
càng lên cao Do biến đổi khí hậu, các sinh
vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc
độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi
thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử
loài người Một triệu loài sinh vật đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong
vòng vài thập kỷ tới Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong
Hình 5: Một số động vật mới tuyệt chủng gần
đây
Trang 7những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu Một số giống loài có thể di cư
và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy
7 Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ
Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như
ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời,
áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp
Hình 6: Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người
Trang 88. Nghèo đói và di dân
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con
người rơi vào đói nghèo Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở
đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai Sức nóng có thể
khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn Tình
trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ Thập kỷ
vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước
tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ
lâm vào đói nghèo Hầu hết người tị nạn đến từ những
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu
cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng
III.Giải pháp cho biến đổi khí hậu:
1 Phòng ngừa và giảm thiểu biến đổi khí hậu:
1.1 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và cả khí thiên nhiên Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, còn than lại được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu
là để sản xuất điện Theo nghiên cứu của các chuyên gia Năng lượng Mỹ, cho tới thời điểm hiện nay chưa có một giải pháp hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hóa thạch mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn Bởi vậy, sớm hay muộn con người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác
Để đi theo lộ trình nhất quán với mục tiêu 1,5°C, thế giới sẽ cần cắt giảm sản xuất nhiên liệu hóa thạch khoảng 6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 Nhưng ngược lại, các quốc gia trên thực tế đang lập kế hoạch và dự báo mức tăng trung bình hằng năm là 2%, tức là vào năm 2030 mức sản xuất sẽ tăng hơn gấp đôi mức giới hạn nhiệt
độ nóng lên 1,5 °C
1.2 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Hình 6: Các nước kêu gọi cắt giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
Trang 9Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%) Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường" sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính
1.3 Giảm tiêu thụ
Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"
1.4 Chặn đứng nạn phá rừng
Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên Thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu
1.5 Tiết kiệm điện
Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp Theo các chuyên gia Bộ Môi trường Mỹ, mỗi nhà
ở quốc gia này chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng bằng bóng compact thì cả nước sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia đình khác
Trang 10Theo thông tin từ Trung tâm
Điều độ Hệ thống điện Quốc gia
(EVN), sau 1 giờ tắt đèn biểu
trưng hưởng ứng Chiến dịch Giờ
Trái đất 2022 (từ 20h30-21h30
ngày 26/3/2022), cả nước đã tiết
kiệm được sản lượng điện là
309.000 kWh (tương đương số
tiền khoảng 576,1 triệu đồng)
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022
tại Việt Nam được đồng tổ chức bởi Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất
2022 có chủ đề "Shape our Future" – "Kiến tạo tương lai" có mục đích nâng cao
nhận thức của từng cá nhân và tổ chức để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt của nguồn năng lượng do sự khai thác, sử dụng của con người làm nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng cạn kiệt
1.6 Khai phá những nguồn năng lượng mới
Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21 Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học
1.7 Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất
Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời nhằm giảm hiệu ứng nhà kính Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở
Hình 7: Sự kiện Giờ Trái đất 2022.
Trang 11lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn
2 Khôi phục và thích ứng với biến đổi khí hậu:
2.1 Chấp nhận tổn thất
Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là
“không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể)
2.2 Chia sẻ tổn thất
Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm
2.3 Ngăn ngừa các tác động
Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại
2.4 Làm thay đổi nguy cơ
Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê) Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và