1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn học kỹ thuật xây dựng và trình bày báo cáo tên Đề tài bạo lực học Đường

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo Lực Học Đường
Tác giả Lê Thùy Phương, Nguyễn Thu Hà
Người hướng dẫn Nguyễn Thi Lan Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ GTVT
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 130,33 KB

Nội dung

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu “Bạo lực học đường’’ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO MÔN HỌC

KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO

Tên đề tài:

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THI LAN ANH SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THÙY PHƯƠNG

LỚP:

NGUYỄN THU HÀ 74DCHT24

Trang 2

NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

… ………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM

1.1 Bạo lực là gì ?

1.2 Hình thức bạo lực

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG

2.1 Nguyên nhân

2.2 Biểu hiện 2.3 Hậu quả

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP

3.1 Đối với học sinh

3.2 Đối với gia đình 3.3 Đối với nhà trường 3.4 Đối với xã hội

CHƯƠNG 4 LIÊN HỆ

4.1 Mở rộng

4.2 Bài học rút ra

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thời kỳ học sinh và sinh viên đánh dấu giai đoạn tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta Đây là thời điểm của sự trong sáng, tươi đẹp, và hồn nhiên Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta không còn thấy được sự trong trắng và vui vẻ của thế hệ học sinh như trước nữa Thay vào đó, chúng ta chứng kiến những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ

Thậm chí, những đứa trẻ này còn tham gia vào các cuộc xô xát, đánh nhau, và đôi khi thậm chí là tấn công bạn bè ngay giữa đường phố Tình trạng này lan tràn và trở nên phổ biến, thậm chí còn được phổ biến trên Internet Trong bài viết này, chúng ta

sẽ tìm hiểu về vấn đề bạo lực học đường, xem xét nguyên nhân và hậu quả của nó, cũng như đề xuất các giải pháp để đối phó với tình trạng này

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

1.1 Bạo lực học đường là gì?

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về “Bạo lực học đường” chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi chút về vấn đề bạo lực là gì và học đường là gì?

Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập

thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học

sinh, sinh viên Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu “Bạo lực học đường’’ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối

tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

1.2 Hình thức bạo lực

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại

về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên Bạo lực học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh  

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

2.1 Nguyên nhân

* Từ phía học sinh:

Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập

và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người Đây cũng là giai đoạn mà đòi hỏi nhà trường và gia đình quan tâmmvà có các biện pháp bảo vệ trẻ từ các yếu tố độc hại bên ngoài bởi khi trong giai đoạn này các em sẽ là đối tượng mà các thế lực tiêu cực trong xã hội nhắm đến

Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh sẽ khiến các em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam

* Từ phía nhà trường:

Nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo giúp cung cấp kiến thức,

kỹ năng, hình thành lên tính cách và thái độ của hình sinh, sinh viên; chính vì vậy khi nhà trường có chương trình đào đạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người sẽ là một trong nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra các mặt tiêu cực trong nhà trường

Ngày nay giáo dục của nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” chưa có nhiều

sự kết hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa trẻ tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần trái của xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo

* Từ phía xã hội:

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường

Trang 7

Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, truyện, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ),…

Tất cả những yếu tố đó đã và đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận

sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai

2.2 Biểu hiện

Lăng mạ, xúc phạm, và chửi bậy đối với người khác đã trở thành một vấn đề thường xuyên Những hành động này không chỉ làm tổn thương tinh thần của bạn

bè mà còn ảnh hưởng đến tinh thần lãnh đạo và giáo viên Thậm chí, đã có nhiều trường hợp đánh nhau giữa học sinh xảy ra, và cơ quan chức năng phải can thiệp để giải quyết vụ việc Đáng chú ý, tình trạng bạo lực học đường không phân biệt giới tính, với cả học sinh nam và nữ đều tham gia vào những hành vi này

Điều này được thấy rõ hơn chỉ với một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực học đường: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, Nghệ An…Hay là việc học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

2.3 Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:

Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, nhẹ nhàng là những thương tích chân tay, mặt mũi Đáng nói hơn khi không ít vụ bạo lực đã lấy đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà

cả tinh thần cho học sinh và gia đình

Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, tự ti, chán nản, lo âu, cô lập, suy sụp, mặc cảm sợ hãi Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành Và hầu hết các em đều khó chia sẻ với phụ huynh, thầy cô vì những áp lực từ sự đe doạ của bạo lực học đường

Trang 8

Chính bản thân các em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng

bị ảnh hưởng Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy e dè, sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời

Hậu quả tồi tệ hơn có thể khiến học sinh đó dừng việc học của mình, hoặc cũng

có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đình chỉ việc học Từ

đó, tương lai của các em bị ảnh hưởng một cách tiêu cực Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có nguy cơ tiềm

ẩn mắc phải những hành vi tội ác hay những tệ nạn nhiều hơn những đứa trẻ khác

* Ảnh hưởng đến gia đình: 

Dù là gia đình học sinh bị bạo lực hay phụ huynh của học sinh gây ra hành vi bạo lực đều gặp phải không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng Khó ai biết, mỗi ngày đi học, con em mình có bị xâm hại thân thể, tinh thần hay không; bất cứ lúc nào, ở đâu, học sinh cũng có thể đánh nhau Nhiều gia đình phải chuyển trường cho con, chuyển nơi ở để cho con một môi trường “an toàn” hơn

* Ảnh hưởng đến nhà trường:

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến những học sinh khác trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm Mặc dù vậy, bạo hành học đường không chỉ được thể hiện ở ẩu đả, đánh nhau, mà nó cũng bao gồm cả sự bạo hành về mặt tinh thần Một số học sinh còn bị tấn công về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm giảm đi sự tín nhiệm của phụ huynh tới nhà trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng

* Ảnh hưởng đến xã hội:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nét văn hóa truyền thống trong học đường, những chuẩn mực đạo đức Giờ đây có những học trò ngang nhiên thiếu tôn trọng,

Trang 9

cãi lại thầy, cô giáo, văng tục chửi bậy, đòi hỏi sự công bằng tự chủ ngang hàng không hợp lý Con cái cãi lại bố mẹ vì những thói hư học từ một bộ phận bạo lực Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên Mỗi ngày đều có những vụ ẩu đả, đánh nhau ngay trong khuôn viên trường học hay những bài đăng chửi bới xúc phạm và bôi nhọ danh dự nhân phẩm nhau trên mạng xã hội… Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một

sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

3.1.Đối với học sinh:

Để phòng, tránh, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì học sinh, sinh viên cần tích cực rèn luyện, văn hóa sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo Học sinh cần phải nghiêm chỉnh Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học Học sinh cần tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung

quanh Học sinh nên học cách kiềm chế cảm xúc để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có Cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có

cách điều chỉnh và nhận thức đúng đắn về hậu quả cũng như tác hại của bạo lực học đường bởi bạo lực học đường xảy ra hay không là ở chính bản thân các em Ngoài

ra nên tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường,địa phương

tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em như tham gia trải nghiệm những khóa tu ở chùa, hoặc các khóa học tâm lý và kĩ năng…

Trang 10

3.2 Đối với gia đình:

Trong môi trường gia đình các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh Gia đình cũng cần quan tâm tới cuộc sống của con cái nhiều hơn, hạn chế cho con tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử Bố, mẹ nên hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học

3.3 Đối với nhà trường:

Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục Nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia Nhà trường cần có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh

Đội ngũ giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu của thế giới bên ngoài và trong nhà trường có thể tác động xấu đến học sinh, sinh viên của mình quản lý Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh cho trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Tích cực tham gia, phối hợp với gia đình và nhà trường để giúp việc quản lý và giáo dục học sinh để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải

3.4 Đối với xã hội:

Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù không liên quan thì cũng không

Trang 11

nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương… để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy

ra Đặc biệt phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường – Xã hội

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ

4.1 Mở rộng:

“Không nên mất niềm tin vào con người Nhân loại là cả một đại dương Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi)

Quả thật chính trị gia người Ấn nói rất đúng hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình Từ đó hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải

Trang 12

4.2 Bài học rút ra

Gây bạo lực học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người lên án, xa lánh, căm ghét Chúng ta cần có những biện pháp

gì để chống bạo lực học đường? Những người gây ra bạo lực học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương

và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện Hiện nay xã hội nói chung và nhà trường nói riêng đều đang tìm cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra Chính vì vậy, bản thân là chúng ta nên tránh những hành vi xấu mang tính không lành mạnh trong khu vực giảng đường, hãy cư xử như một người học sinh đúng mực Chúng ta cũng có trách nhiệm thể hiện lễ phép với thầy cô, giữ gìn sự hoà nhã trong mối quan hệ với bạn bè, và tích cực học tập và rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội và an toàn cho tất cả các thế hệ tương lai

KẾT LUẬN

Từ những vết thương do bạo lực học đường mang lại, cha mẹ cũng như con trẻ cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước Mầm non chỉ có thể phát triển tốt nhất trong môi trường lành mạnh, bình đẳng, đầy tình thương Và môi trường đó sẽ không có bóng dáng của bạo lực hay bạo lực học đường

Ngày đăng: 30/12/2024, 20:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Hình thức bạo lực - Báo cáo môn học kỹ thuật xây dựng và trình bày báo cáo tên Đề tài bạo lực học Đường
1.2. Hình thức bạo lực (Trang 3)