Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO MÔN HỌC
KỸ THUẬT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY
Tên đề tài:
TAI NẠN GIAO THÔNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG THỊ KIM NGÂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ HOÀNG VIỆT,NGUYỄN BÁ LỘC
LỚP: 74DCHT22
…., tháng… năm…
Trang 2
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG I Đặt vấn đề 4
II Nội dung nghiên cứu 6
1: Khái niệm 6
2: Đặc điểm 6
3: Nguyên nhân 8
4: Hậu quả 12
5: Giải pháp 13
6: Trách nhiệm của sinh viên 15
III Kết luận 17
Vũ Hoàng Việt
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút
nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia Chủ đề đưa ra ở đây không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, mong mọi người quan tâm để góp phần vào hạn chế tai nạn giao thông, giảm bớt sự đau thương mất mát cho gia đình và xã hội
Trang 4NỘI DUNG: THỰC TRẠNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
I Đặt vấn đề:
Từ số liệu thống kê tai nạn của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, diễn
biến của tai nạn giao thông theo thời gian từ năm 2018 đến năm 2022 được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
16820
15885
12985
10153 10323
13106
12144
9652
7061 6973 7495
6975
6048
5144 5800
SỐ LIỆU THỐNG KÊ TAI NẠN QUA TỪNG NĂM
Số vụ Người bị thương/thương nhẹ Người chết
Bình quân 1 ngày trong 11 tháng năm 2022:
+) 31 vụ tai nạn +) 17 người chết
+) 21 người bị thương
Vũ Hoàng Việt
Trang 5-Qua biểu đồ trên ta có thể thấy số người tử vong và bị thương liên quan đến tai nạn giao thông từ năm 2018 đến 2021 có khuynh hướng giảm đáng kể và tăng nhẹ trong năm 2022 tương tự như sự phát triển của các vụ tai nạn giao thông
-Cụ thể hơn trong khoảng 2018-2021, số lượng người tử vong giảm 1,45 lần (từ
7495 xuống 5144 người) và con số người bị thương giảm 1,85 lần (từ 13106 xuống
7061 người) Trong năm kế tiếp-thời kì giữa năm 2021-2022, số người tử vong tăng
656 người, trong khi đó số người bị thương giảm nhẹ 88 người
-Tuy đã có sự suy giảm nhưng đây vẫn là con số đáng báo động về thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta
-Hiện nay, an toàn giao thông là vấn đề thời sự của xã hội Từng giờ, từng phút, trên mọi nẻo đường, tình trạng vi phạm luật giao thông và tai nạn giao thông vẫn đang xảy ra…
Trang 6II Nội dung nghiên cứu:
1.Khái niệm:
- Tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va gây thương tích hoặc
gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm với một phương tiện khác, người
đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc tòa nhà Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử vong và thiệt hại tài sản
2.Đặc điểm:
- Tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là các tuyến quốc lộ
(35%) và nội thị (31%) Đây là các tuyến đường có mật độ dân cư đông đúc, người và phương tiện tham gia giao thông đa dạng với mật độ cao, đặc điểm đường giao cắt nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp dễ xảy ra va chạm, khá phức tạp trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông
1%
35%
15%
31%
13%
5%
Tuyến đường xảy ra tai nạn
Cao tốc Quốc lộ Tỉnh lộ Nội thị Nông thôn Khác
-Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ tai nạn (gần 70%), trong
đó rất nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không đảm bảo các yếu tố kĩ thuật và an toàn Bên
Vũ Hoàng Việt
Trang 7cạnh đó, ý thức của 1 bộ phận người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy còn chưa cao Vì vậy vấn đề tai nạn liên quan đến mô tô, xe máy đang là vấn đề rất báo động
Ô tô
Mô tô, xe máy 69%
Khác 6%
Phương tiện gây tai nạn giao thông
Ô tô Mô tô, xe máy Khác
-Gần 40% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 18h đến 24h, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lí muốn nhanh chóng trở về với gia đình, sự mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và ban đêm (đặc biệt đối với phương tiện vận tải khách hàng, hàng hóa…)
Trang 80h đến 6h 11%
6h đến 12h 18%
12h đến 18h 31%
18h đến 24h
40%
Thời gian xảy ra tai nạn trong ngày
0h đến 6h 6h đến 12h 12h đến 18h 18h đến 24h
3.Nguyên nhân:
a) Lí do chủ quan:
+) Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường…)
+) Do ý thức, đạo đức, hiểu biết và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông dẫn đến những hành vi vi phạm (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm…)
Vũ Hoàng Việt
Trang 99%
26%
7%
9%
7%
4%
38%
Phân tích lỗi các vụ tai nạn giao thông năm 2022
Chạy quá tốc độ Đi không đúng làn đường phân đường
Vượt xe sai quy định Chuyển hướng không đúng quy định
Không nhường đường Sử dụng rượu bia
Các lỗi vi phạm khác
+) Một số hình ảnh về hành vi phạm giao thông:
Vượt đèn đỏ
Trang 10Chở quá số lượng người quy định
Đi dàn hàng ngang
Vũ Hoàng Việt
Trang 11Bốc đầu Lạng lách, dánh võng
b) Lí do khách quan:
+) Sự hạn chế về cơ sở vật chất, đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa Các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẫn đến các bất hợp lí, sự cố trên đường
+) Lượng xe lưu thông nhiều, mật độ quá lớn, đa phần là ô tô, mô tô phân khối lớn Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an toàn và tính ổn định của hệ thống giao thông
+) Đội ngũ điều hành, quản lí giao thông có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả…
+) Sự buông lỏng quản lí của nhà nước về vận tải cũng như những hạn chế về hiệu lực
và hiệu quả của công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lí vi phạm trong hoạt động vận tải
Trang 124 Hậu quả:
- Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội Cụ thể như sau:
+)Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông: Về mặt sức khỏe, người bị tai
nạn giao thông có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ những chấn thương nhẹ đến những hậu quả tàn phế hoặc thậm chí tử vong Họ cần phải trải qua quá trình điều trị, phục hồi và thích nghi lại với cuộc sống Những hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt vật chất, mà còn có tác động đáng kể đến tâm lý và tinh thần của người bị tai nạn Ngoài ra, hậu quả về tài sản cũng là một khía cạnh quan trọng Tai nạn giao thông có thể gây thiệt hại nặng nề đến phương tiện vận chuyển và tài sản cá nhân của người bị tai nạn Những thiệt hại này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ Đồng thời, việc phục hồi và khôi phục lại tài sản cũng đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính
+)Đối với gia đình: Gia đình người bị tai nạn phải trải qua những cảm xúc đau
đớn, lo lắng và sợ hãi Họ phải đối mặt với tình huống khó khăn và cảm nhận áp lực từ việc chăm sóc người thân bị tai nạn khiến tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự không ổn định và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình Ngoài ra, hậu quả tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi phải chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí y tế, chi phí di chuyển và chi phí chăm sóc sau tai nạn Dù pháp luật đã quy định chế độ bồi thường thiệt hại nhưng không phủ nhận được đây là những khoản chi phí hết sức tốn kém về tài sản, vật chất mà các bên tham gia phải chịu
+)Đối với xã hội: Tai nạn giao thông gây mất mát đáng kể về nguồn nhân lực, đặc
biệt là trong nhóm độ tuổi lao động Những người trẻ tuổi và có năng lực lao động cao thường là nạn nhân chính của tai nạn giao thông Ngoài ra, các cơ sở y tế phải đối mặt
Vũ Hoàng Việt
Trang 13với việc tiếp nhận và điều trị những người bị thương nặng sau tai nạn, cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và tái hợp xã hội cho những người bị ảnh hưởng tạo áp lực
và tốn kém cho hệ thống y tế và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội Thêm vào đó, việc sửa chữa cơ sở hạ tầng, chi phí y tế và hậu quả về việc không thể làm việc hoặc giảm năng suất lao động đều tạo ra sự sụt giảm kinh tế, khả năng phát triển chung của xã hội
5 Giải pháp:
-Việc giảm thiểu tai nạn giao thông không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của bất
kỳ một cá nhân nào mà nó cần có sự hợp tác, đoàn kết của cả một cộng đồng Chúng ta cần đưa ra các biện pháp, giải pháp đồng bộ, cụ thể, chi tiết, phù hợp để có thể khiến người dân hưởng ứng một cách nhiệt tình
+)Đối với lực lượng cảnh sát giao thông: Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết
Trang 14chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết;
+)Đối với các hành vi vi phạm: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai
nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; không tuân thủ tín hiệu giao thông; Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép gây ra tai nạn;
+)Đối với biển báo: Cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh
hiểu nhầm Ví dụ như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn
đỏ Điều chỉnh và quy định các xe phải đi theo đúng làn, theo biển báo đã đặt tại bộ phận đó Không để trường hợp các xe đi tràn lan, đi lẫn lộn vào làn của xe khác, quay đầu xe không đúng nơi, tạo nên sự lộn xộn trong việc chấp hành Luật Giao thông
+)Đối với công tác giáo dục: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm
trật tự an toàn giao thông; thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát
tờ rơi tuyên truyền;… Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời bất cập xáy ra;
Vũ Hoàng Việt
Trang 15
6 Trách nhiệm của sinh viên
1) Liên tục học tập một cách nghiêm túc để nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân và cộng đồng xung quanh thông qua việc tham gia các cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên
2) Trang bị các kiến thức hữu ích về sơ cứu, kiến thức cơ bản về xe để có thể giúp đỡ khi có người cần hay trong trường hợp gặp tai nạn giao thông
3) Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng những thói quen tốt trong khi tham gia giao thông như: chỉ bóp kèn khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng đèn pha khi lái xe,
4) Trình báo cho cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền khi phát hiện người làm trái pháp luật, không bao che, thỏa hiệp
5) Hăng hái tham gia các hoạt động phòng, chống vi phạm giao thông, các hoạt động trợ giúp người tham gia giao thông của nhóm tình nguyện, Đoàn Thanh niên tổ chức,
Trang 16
Vũ Hoàng Việt
Trang 17III Kết luận:
Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng Điều này giảm thiểu những tai nạn
do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên
Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông
Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác
Trang 18TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 https://dantri.com.vn/xa-hoi/80-tai-nan-giao-thong-o-viet-nam-lien-quan-den-nguoi-tre-20221202194137743.htm
2 https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/an-toan-giao-thong/trat-tu-an-toan-giao-thong-quy-i-nam-2023-nhung-ket-qua-va-han-che.html
3 https://www.baogiaothong.vn/chu-de/tai-nan-giao-thong-moi-nhat-trong-ngay-hom-nay-137.htm
4
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tham-gia-giao-thong-an-toan-can-duoc-tiep-can-tu-goc-do-quyen-con-nguoi-100344.htm
5
http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/noi-dung-chi-tiet/tin-tuc-hoat-dong/ttruyen_18_2022
6
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/an-toan-giao-thong-hanh-phuc-
cua-moi-nha/-/2018/815673/mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-an-toan-giao-thong-o-viet-nam-hien-nay.aspx
Vũ Hoàng Việt