1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án mô học Ô tô thiết kế thi công mô hình xe minicar racing Điều khiển bằng wifi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 272,13 KB

Nội dung

Với sự linh hoạt và hiệu suất của động cơ 2 kỳ, mang lại trải nghiệm lái xe độc đáo và thú vị từ đó nghiên cứu và thể hiện các ưu, nhược điểm của loại động cơ này so với động cơ 4 kỳ thô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN MÔ HỌC Ô TÔ

THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH XE

MINICAR RACING ĐIỀU

KHIỂN BẰNG WIFI

NHÓM 4 LỚP HỌC PHẦN 21DOT1A

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM HỒNG THAO

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN MÔ HỌC Ô TÔ THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH XE

MINICAR RACING ĐIỀU KHIỂN BẰNG WIFI

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2024

Trang 3

Mục lục

Trang 4

Mục lục hình ảnh

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Kết cấu của Đồ án môn học ô tô

Gồm có 4 chương:

 CHƯƠNG I: Giới thiệu đề tài

 CHƯƠNG II: Cơ sở lý thuyết

 CHƯƠNG III: Thi công thiết kế

 CHƯƠNG IV: Đánh giá hoạt động và kết luật

2 Đặt vấn đề

Đề tài được chọn là “THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH XE MINICAR RACING ĐIỀU KHIỂN BẰNG WIFI” Đề tài này không chỉ yêu cầu kiến thức sâu rộng về kỹ thuật ô tô và điện tử mà còn đòi hỏi kỹ năng thiết kế và chế tạo mô hình cụ thể Đề tài này mang lại cơ hôi để tìm hiểu chuyển sâu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống trên xe ô tô như hệ thống lái, hệ thống truyền lực, hệ thống treo và đặc biệt là động

cơ đốt trong Kết quả là một đề tài thú vị, giáo dục vì là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và mở ra cơ hội phát và các định hướng trong tương lai của sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô

3 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu chính là tái tạo một phiên bản thu nhỏ của xe chạy bằng động cơ đốt trong (ở đây là động cơ 2 kỳ) Với sự linh hoạt và hiệu suất của động cơ 2 kỳ, mang lại trải nghiệm lái xe độc đáo và thú vị từ đó nghiên cứu và thể hiện các ưu, nhược điểm của loại động cơ này so với động cơ 4 kỳ thông thường

Thiết kế và thi công mô hình: Phát triển kỹ năng thiết kế và chế tạo mô hình, từ việc lựa chọn vật liệu cho đến lắp ráp các bộ phận, sao cho phản ánh đúng đặc tính của xe ô tô

Kiểm tra và tối ưu hóa hiệu suất: Thực hiện các thử nghiệm để đánh giá và tối ưu hóa hiệu suất của mô hình, bao gồm tốc độ, khả năng xử lý, và độ bền của động cơ

4 Đối tưởng nghiên cứu

Đề tài này tập trung vào phát triển một mô hình xe điều khiển sử dụng động cơ đốt trong Máy cắt cỏ là một trong những động cơ sử dụng động cơ đốt trong phổ biến chạy bằng nhiên liệu xăng hoặc xăng pha nhớt để hoạt động Loại máy cắt cỏ này thường được

Trang 6

sử dụng trong các khu vực có diện tích lớn và cỏ dày đặc và cần người sử dụng mang vác Nên máy cắt cỏ phải yêu cầu có công suất và hiệu suất lớn, đặc biệt nửa là phải nhỏ gọn Điều này lại rất phù hợp để chế tạo làm động cơ cho mô hình xe ô tô điều khiển

5 Phương án nghiên cứu

5.1 Thu thập thông tin

Tìm hiểu lý thuyết về động cơ 2 kỳ và các mô hình xe điều từ xa hiện có Nghiên cứu các bài báo, tài liệu kỹ thuật, và các dự án tương tự đã được thực hiện Phỏng vấn chuyên gia hoặc tham gia các diễn đàn, hội nhóm chuyên ngành để thu thập ý kiến và kinh nghiệm Phân tích định tính để hiểu rõ các yêu tố kỹ thuật và thiết kế liên quan đến mô hình xe và động cơ 2 kỳ Phân tích định lượng thông qua các phép do, thử nghiệm liên quan đến mô hình xe và động cơ 2 kỳ

5.2 Phần mềm thiết kế

Sử dụng các phần mềm CAD (như AutoCAD, SoldWorks) để thiết kế chi tiết mô hình

xe Sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng, kiểm tra các thành phần điện tử và chạy chương trình điều khiển servo

5.3 Thử nghiêm và đánh giá

Xây dựng mô hình thực tế dựa trên thiết kế và tiến hành thử nghiệm Đánh giá kết quả thử nghiệm và tiến hành điều chỉnh (nếu cần)

5.4 Hoàn thành đề tài

Sau khi tiến hành điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá, sản phẩm đã được hoàn thành Chuẩn bị báo cáo chi tiết về quá trình nghiên cứu thiết kế, mô phỏng và thử nghiệm

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Động cơ 2 kỳ:

1.1 Đặc điểm động cơ 2 kỳ

 Hiệu suất và công suất cao: Vì hoàn thành một chu trình trong 2 lần quay của

trục khuỷu, động cơ 2 kỳ có công suất lớn so với dung tích của nó

 Cấu tạo đơn giản: Động cơ 2 kỳ không có van nạp và xả như động cơ 4 kỳ mà

thay vào đó là các lỗ nạp và xả trực tiếp trên xilanh Điều này giúp giảm độ phức tạp trong thiết kế và giảm trọng lượng

Trang 7

 Âm thanh đặc trưng: Động cơ 2 kỳ tạo ra âm thanh lớn và độ run mạnh khi hoạt

động

 Dễ bảo dưỡng: Mặc dù cần bảo dưỡng định kỳ, nhưng việc bảo dưỡng động cơ 2

kỳ thường không quá phức tạp

 Yêu cầu nhiên liệu đặc biệt: Động cơ 2 kỳ sử dụng nhiên liệu là xăng pha nhớt

nên cần được sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của động cơ

 Nhiệt độ hoạt động cao: Động cơ 2 kỳ cần phải được làm nóng trước khi khởi

động và hoạt động ở nhiệt độ cao để đạt được hiệu suất tốt nhất

1.2 So sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ :

Động cơ 2 kỳ Động cơ 4 kỳ

Nguyên lí

hoạt động

Động cơ 2 kỳ chủ yếu là động cơ xăng 2 kỳ có công suất nhỏ hoặc làm khởi động cho động cơ chính diesel, một số trường hợp động cơ tĩnh tại cũng sử dụng động cơ diesel 2 kỳ Động cơ 2

kỳ là động cơ đốt trong không có van (xupap), không có hệ thống bôi trơn cụ thể Đơn giản, ít bộ phận, nhẹ Piston làm nhiệm vụ đóng mở đường nạp và xả

Động cơ 2 kỳ hoạt động với một chu trình công suất (hút – nén –

nổ – xả) xảy ra trong hai hành trình của piston (lên và xuống) tức một vòng quay của trục khuỷu

Động cơ xăng 2 kỳ: Piston đi từ điểm chết dưới (ĐCD) lên điểm chết trên (ĐCT), van lưỡi gà mở, nạp hỗn hợp không khí, nhiên

Động cơ 4 kỳ hoạt động với 4 hành trình của piston (2 chu kỳ piston) tương đương 2 vòng quay trục khuỷu để hoàn thành một chu trình công suất Ở động cơ 4 kỳ, cấu tạo phức tạp hơn, cần có các van (xupap) để đóng mở cửa xả và cửa nạp Động cơ 4 kỳ cũng có một hệ thống bôi trơn hoàn chỉnh, do đó các chi tiết bị mòn chậm hơn

Ở động cơ 4 kỳ, mỗi một kỳ sẽ được thực hiện bởi một hành trình đầy đủ của piston Về nguyên lý thì rất đơn giản, nhưng kết cấu lại phức tạp hơn động cơ 2 kỳ, cần phải có xupap, trục cam,…

Nguyên lý hoạt động cơ bản của động cơ 4 kỳ (xăng) – trình bày đơn giản (chi tiết sẽ được trình bày trong một bài viết khác):

Kỳ 1 – Nạp: Piston đi từ ĐCT

Trang 8

liệu vào khoang cac te, đồng thời thực hiện việc xả khí xót và nén hỗn hợp hòa khí, cuối hành trình này, bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, áp suất tăng lên đẩy piston đi xuống Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD thực hiện hành trình sinh công, đồng thời xả khí thải và nạp hòa khí từ khoang cac te vào buồng đốt động cơ

Như vậy chu trình công suất của động cơ đã hoàn thành và tiếp tục một chu trình mới

xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap

xả đóng, hút hỗn hợp hòa khí vào xilanh

Kỳ 2 – Nén: Piston đi từ ĐCD lên

ĐCT, cả hai xupap nạp và xả đều đóng, hỗn hợp hòa khí được nén trong buồng đốt đến áp xuất cao

Kỳ 3 – Nổ, sinh công: Cả hai

xupap vẫn đang đóng, khi piston lên ĐCT – trong một vùng lân cận ĐCT, bugi bật tia lửa điện, đốt cháy hỗn hợp hòa khí bên trong, áp suất tăng nhanh trong buồng đốt, đẩy pisotn đi xuống từ ĐCT đến ĐCD

Kỳ 4 – Xả: Piston đi từ ĐCD lên

ĐCT, hỗn hợp đã cháy hoàn toàn được đẩy ra ngoài khi xupap xả

mở, xupap nạp đóng, cuối hành trình xả, xupap nạp mở và chuẩn bị cho một chu trình công suất tiếp theo

Ưu điểm Không có xupap, cấu tạo đơn

giản hơn Cháy một lần cho mỗi vòng quay

có nghĩa công suất đầu ra cao hơn động cơ 4 kỳ

Kết cấu đơn giản, nhẹ hơn, do đó chi phí sản xuất rẻ hơn

Động cơ hai kỳ có tiềm năng cho công suất gấp đôi so với động cơ

4 kỳ có cùng thể tích (thực tế chỉ

Nhiều mô-men xoắn hơn, động cơ

êm hơn và đáng tin cậy hơn Tuổi thọ lớn hơn động cơ 2 kỳ Bạn không cần phải trộn dầu và nhiên liệu

Chạy sạch hơn động cơ 2 kỳ, ít ô nhiễm hơn

Tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều

Trang 9

bằng 1.5 lần) Công việc bảo trì ít hơn

Nhược

điểm

Tuổi thọ thấp hơn động cơ 4 kỳ

vì không có hệ thống bôi trơn cụ thể

Phải trộn nhiên liệu và dầu để bôi trơn động cơ, do đó tốn dầu bôi trơn, cháy kém hiệu quả Khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém

Chúng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn Chúng là động cơ rất khói Hỗn hợp không khí, nhiên liệu bị

rò rỉ ra ngoài qua cổng xả

Thiết kế phức tạp hơn

Cơ cấu phối khí xupap thiết kế phức tạp, khó sửa chữa/khắc phục

sự cố Công suất bằng một nửa so với động cơ 2 kỳ cùng cỡ (trên lý thuyết)

Nhiều bộ phận hơn, sản xuất đắt hơn, sửa chữa đắt hơn động cơ 2 kỳ

Do thiết kế phức tạp hơn nên những động cơ này nặng hơn nhiều

Hình ảnh

2 Lý thuyết về xe điều khiển RC ( Remote Control Cars)

2.1 Dung tích xy lanh

Động cơ 2 kỳ trong xe RC thường là các động cơ nitro (hay còn gọi là động cơ đốt trong

nitro) Động cơ nitro của các loại xe đua và xe off-road có thể có dung tích từ khoảng

0.12cc đến 4.6cc hoặc thậm chí lên 30cc đối với xe nitro phân khối lớn

2.2 Kích thước xe RC:

Kích thước của một chiếc xe RC có thể biến đổi rất lớn, phụ thuộc vào loại xe, mục đích

sử dụng và thậm chí cả sở thích cá nhân của người chơi Dưới đây là một phân loại tổng quan về kích thước của các loại xe RC phổ biến:

Trang 10

 Mini RC: Mini RC thường có kích thước nhỏ gọn, thích hợp để sử dụng trong nhà

hoặc không gian hạn chế Chúng có thể có kích thước từ khoảng 1/32 đến 1/18 so với kích thước thực tế của các xe

 1/10 Scale RC: Đây là một trong những kích thước phổ biến nhất cho các loại xe

RC Chúng có tỷ lệ 1/10 so với xe thực tế, cung cấp sự kết hợp giữa kích thước lớn

đủ để chạy trên địa hình và sân đua ngoài trời, nhưng vẫn dễ quản lý và di chuyển

 1/8 Scale RC: Xe RC 1/8 Scale lớn hơn so với 1/10 Scale, có tỷ lệ 1/8 so với xe

thực tế Chúng thường được sử dụng cho đua off-road và có kích thước lớn hơn, cung cấp hiệu suất và sức mạnh tốt hơn trên địa hình nặng nề

 1/5 Scale RC và Lớn Hơn: Các mô hình 1/5 Scale và lớn hơn thường được xem

là "giấc mơ" của những người chơi RC nghiệp dư Chúng có kích thước lớn, với tỷ

lệ 1/5 hoặc thậm chí 1/4 so với xe thực tế, và thường được sử dụng cho mô hình đua đường trường hoặc off-road

2.3 Piston xe RC:

Piston của một động cơ xe RC là một phần quan trọng trong quá trình hoạt động của động cơ đốt trong Piston thường là một bộ phận trụ hình chữ nhật hoặc hình trụ có thể di chuyển trong xi lanh của động cơ Kích thước và thiết kế của piston cũng phụ thuộc vào loại động cơ và mục đích sử dụng của xe

Piston trong các động cơ nitro hoặc động cơ đốt trong của xe RC thường được làm

từ các vật liệu như nhôm hoặc hợp kim nhôm để đảm bảo độ bền và khả năng chịu nhiệt tốt Công việc di chuyển lên và xuống của piston tạo ra áp suất trong xi lanh, đẩy nhiên liệu và không khí vào buồng đốt và sau đó nén chúng trước khi cháy

Cấu trúc và kích thước của piston cũng ảnh hưởng đến hiệu suất và sức mạnh của động cơ Một piston được thiết kế tốt có thể tối ưu hóa quá trình hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong buồng đốt, cung cấp hiệu suất tốt nhất và ít hao mòn hơn

Đối với người chơi RC, việc bảo trì và kiểm tra piston là một phần quan trọng của việc bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của nó Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu và dầu nhớt chất lượng cao cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của động cơ

2.4 Sóng điều khiển :

Trang 11

Sóng điều khiển trong xe RC (remote control signal), đây là tín hiệu được gửi từ bộ điều khiển (remote control transmitter) đến bộ thu sóng (receiver) trên xe RC để điều khiển các chức năng của nó như tốc độ, hướng đi, và các chức năng khác

Các xe RC thường sử dụng sóng điều khiển từ xa ở các băng tần không dây như 2.4GHz hoặc 27MHz Sóng từ bộ điều khiển được gửi thông qua không gian đến bộ thu sóng trên xe RC, sau đó bộ thu sóng này giải mã tín hiệu và chuyển đổi nó thành hành động cụ thể trên xe, như quay bánh xe, tăng tốc, hoặc phanh

Tín hiệu sóng ra đa cần phải được truyền một cách ổn định và không bị nhiễu để đảm bảo rằng xe RC di chuyển một cách chính xác và đáng tin cậy theo yêu cầu của người chơi Các bộ thu sóng và bộ điều khiển từ xa hiện đại thường có các công nghệ như FHSS (Frequency Hopping Spread Spectrum) hoặc DSM (Direct Sequence Spread Spectrum) để giảm thiểu nhiễu và cải thiện độ tin cậy của tín hiệu

2.5 Tỉ lệ hòa trộn nhiên liệu của xe RC :

Các xe RC sử dụng động cơ đốt trong thường sử dụng nhiên liệu chứa các thành phần chính sau:

 Nhiên liệu (Nitro Methane): Nitro methane là thành phần chính trong nhiên liệu

của động cơ nitro Nó cung cấp năng lượng cho động cơ khi cháy

 Dầu nhớt: Dầu nhớt được sử dụng để bôi trơn các bộ phận trong động cơ, giúp

giảm ma sát và hao mòn Dầu nhớt cũng làm mát các bộ phận quan trọng trong động cơ

Tỉ lệ hòa trộn giữa nhiên liệu và dầu nhớt thường được xác định bởi nhà sản xuất của động cơ hoặc được đề xuất trong hướng dẫn sử dụng của xe Một tỷ lệ hòa trộn phổ biến

là 16:1 hoặc 20:1, nghĩa là mỗi 16 hoặc 20 phần nhiên liệu sẽ được hòa trộn với 1 phần dầu nhớt

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất tốt nhất và bảo vệ động cơ, người chơi cần phải kiểm tra và điều chỉnh tỷ lệ hòa trộn dựa trên điều kiện hoạt động cụ thể của xe, như loại động cơ, điều kiện thời tiết và phong cách lái xe

3 Hệ thống vi sai và hệ thống treo :

Ưu điểm Tính ổn định: Hệ thống vi sai Khả năng leo dốc: Hệ thống treo

Trang 12

thường cung cấp tính ổn định tốt trên đường phẳng và mịn

Tính linh hoạt: Khả năng xoay

và quay của vi sai cho phép xe

RC di chuyển một cách linh hoạt, đặc biệt trong các góc cua

và đường cong

Tốc độ cao: Hệ thống vi sai thường cho phép xe RC di chuyển ở tốc độ cao mà vẫn giữ được tính ổn định

thường cung cấp khả năng leo dốc tốt hơn trên địa hình đồi núi

và khó khăn

Điều chỉnh linh hoạt: Treo có thể được điều chỉnh để thích nghi với các loại địa hình và phong cách lái khác nhau

Tính chịu lực: Hệ thống treo thường có khả năng chịu lực tốt, giúp xe RC chịu được những va chạm mạnh mẽ

Nhược điểm Khả năng leo dốc: Trong một số

trường hợp, vi sai có thể gặp khó khăn khi cố gắng leo dốc trên địa hình đồi núi

Yêu cầu bảo dưỡng: Vi sai cần phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động mượt mà và tránh hỏng hóc

Tốc độ thấp: Trong một số trường hợp, hệ thống treo có thể làm giảm tốc độ của xe RC do

độ ma sát và trọng lượng của các bộ phận treo

Tính ổn định: Treo có thể không cung cấp tính ổn định cao như vi sai trên các đường phẳng và mịn

4 Phần dẫn động đai xích và hợp số :

Đai xích Hợp số

Ưu điểm Khả năng giảm tiếng ồn: Phần

dẫn đai thường hoạt động một cách êm dịu và ít tạo ra tiếng ồn hơn so với phần dẫn xích

Dễ bảo trì: Phần dẫn đai ít cần bảo dưỡng hơn và không cần bôi trơn như phần dẫn xích

Hiệu suất cao: Phần dẫn xích hoặc hộp số thường cung cấp hiệu suất truyền động cao và chính xác, ít gây mất đi sức mạnh

Độ chính xác: Phần dẫn xích hoặc hộp số thường cung cấp độ

Trang 13

Truyền động mềm mại: Phần dẫn đai có thể cung cấp truyền động mềm mại hơn, giúp giảm căng thẳng và hao mòn trên các bộ phận khác của xe

chính xác cao trong việc truyền động và kiểm soát

Nhước điểm Mất hiệu suất: Phần dẫn đai có

thể gây mất đi một phần hiệu suất so với phần dẫn xích, đặc biệt khi làm việc dưới áp lực cao hoặc trong điều kiện khắc nghiệt

Độ chính xác thấp: Phần dẫn đai thường không cung cấp sự chính xác cao như phần dẫn xích, có thể dẫn đến hiện tượng trượt hoặc mất cân đối

Tiếng ồn: Phần dẫn xích có thể tạo ra tiếng ồn lớn hơn so với phần dẫn đai

Yêu cầu bảo trì cao: Phần dẫn xích cần được bảo dưỡng định

kỳ, bao gồm việc bôi trơn và kiểm tra độ chặt của xích, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của nó

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ THI CÔNG

1 Động cơ

Việc lựa chọn động cơ cắt cỏ hết sức quan trọng, nó ảnh hướng 80% kết cấu của xe Khi lựa chọn mua động cơ máy cắt cỏ, nên chọn các loại động cơ 2 thì có dung tích xy lanh nhỏ, kích thước gọn, nhạy nổ, vòng tua cao

*ảnh máy được chọn

Dung tích xylanh:

Đường kính piston:

Công suất máy:

Tỉ lệ pha nhớt:

Hệ thống khơi động: giật tay

2 Phần cơ khí

2.1 Bộ kit và classis

Ngày đăng: 23/12/2024, 16:43

w