Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điệntử mà trong đó là kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa họckỹ thuật, quản lý, tự động
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MẠCH CHỐM TRỘM SỬ
DỤNG IC NE555
Giảng viên hướng dẫn NGUYỄN VĂN VĨNH
Sinh viên thực hiện 1 PHÙNG TUẤN ANH
2 NGUYỄN VĂN ĐẠI Lớp 112215.1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 2
Hưng Yên, Ngày Tháng Năm 2022 Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Văn Vĩnh
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện
tử mà trong đó là kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học
kỹ thuật, quản lý, tự động hóa do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng
Xuất phát từ những đợt đi thực hành, thăm quan các xí nghiệp sản xuất và các nhà máy, chúng em đã thấy được nhiều khâu tự động hóa trong quá trình sản xuất Một trong những khâu đơn giản trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm làm ra được đếm một cách tự động.tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự động hóa chưa được áp dụng trong những khâu đếm sản phẩm, đóng bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công
Chúng em là những sinh viên năm thứ 2 của trường ĐH SPKT Hưng Yên Từ những điều đã được thấy đó và những kiến thức đã được thầy cô dạy bảo, tìm tòi học hỏi trong thực tế chúng em muốn làm một điều gì đó để góp phần giúp người lao động bớt mệt nhọc chân tay mà lại cho phép tăng hiệu suất lao động lên nhiều lần,đồng thời đảm bảo độ chính xác cao Nên chúng em quyết định thiết kế một mạch đếm sản phẩm vì nó rất gần gũi với thực tế đồng thời cũng là một lần chúng
em thực tập, vận dụng kiến thức đã được học để thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm
có thể được đem ứng dụng rộng rãi,đóng góp một phần nhỏ cho xã hội
Dưới sự hướng dẫn của thầy NGUYỄN VĂN VĨNH nhóm sinh viên chúng em
thực hiện đề tài: “Thiết kế, chế tạo chống trộm” Trong quá trình hoàn thành đề tài
này chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Điện – Điện tử và đặc biệt
là thầy NGUYỄN VĂN VĨNH đã giúp đỡ chúng em Do thời gian hoàn thành và kiến
thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
MỤC LỤC 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠCH ỨNG DỤNG VÀ Ý TƯỞNG THỰC HIỆN 5
1.1 Tổng quan về mạch 5
1.2 Ý tưởng thực hiện 5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN DÙNG TRONG MẠCH 6
2.1 Máy biến áp .6
2.2.Điện trở 7
2.3 Tụ điện 8
2.3.1 Khái niệm ký hiệu phân loại 8
2.3.2 Xác định chất lượng tụ điện 10
2.4 IC 7812 10
2.5 Transistor 11
2.6 IC NE555 13
2.7 Led thu phát hồng ngoại 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐẾM SẢN PHẨM 17
3.1 Khối nguồn 17
3.2 Khối phát tín hiệu hồng ngoại 17
3.3 Khối thu tín hiệu hồng ngoại và phát tín hiệu báo động 17
3.4 Thi công mạch 18
3.5 Sơ đồ sắp xếp linh kiện: 18
Trang 5CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 19
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠCH ỨNG DỤNG VÀ Ý TƯỞNG
THỰC HIỆN
1.1 Tổng quan về mạch.
Với yêu cầu của đề tài chúng em đã nghiên cứu, tính toán và đưa ra linh kiện cần dùng trong mạch đó là:tụ điện, IC7812, điện trở, NE555, Transitor, led thu và led phát hồng ngoại, còi báo, led Với những linh kiện này chúng em đã dược sự
chấp nhận của giáo viên hướng dẫn thiết kế và chế tạo thành công mạch “Mạch
chống trộm sử dụng IC NE555”
1.2 Ý tưởng thực hiện.
Trong thời đại hiện nay, dưới sự bùng nổ và phát triển của công nghệ Đặc biệt
là ngành Điện-Điện tử thì những mạch ứng dụng vào thực tế càng nhiều Ngày nay với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật với tình trạng trộm diễn ra ngày càng nhiều Trước những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống Nhóm đồ án chúng em đã
bắt tay vào tìm hiểu và thiết kế “Mạch chống trộm sử dụng IC NE555”.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Vĩnh và các thầy cô giáo trong khoa
đã giúp đỡ chúng em thực hiện ý tưởng này
Trang 7CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN DÙNG TRONG MẠCH
2.1 Máy biến áp
** Khái niệm:
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi 1 hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành 1 hệ thống dòng điện
ở điện áp khác với tần số không thay đổi
Do vậy máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng
Nếu 1 cuộn dây được đặt vào 1 nguồn điện áp xoay chiều (gọi là cuộn dây sơ cấp), thì sẽ có 1 từ thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp
Từ thông này sẽ mắc vào các cuộn dây quấn khác: (cuộn dây thứ cấp) và cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp có 1 sức điện động mới, có giá trị phụ thuộc vào số vòng dây quấn thứ cấp
Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp, chúng ta sẽ có tỉ lệ tương ứng giứa điện áp sơ cấp và thứ cấp
**Cấu tạo máy biến áp
Máy biến áp có những bộ phận chính sau:
+ Lõi thép (mạch từ), dây quấn và vỏ máy
Lõi máy biến áp dùng làm mạch từ, để dẫn từ thông, đồng thời làm khung để đặt dây quấn Thông thường để giảm tổn haodo dòng điện xoáy sinh ra, lõi thép cấu tạo gồm các lá thép kỹ thuật điện (tole silic) dày 0.35mm ghép lại đối với máy biến áp hoạt động ở tần số đến vài trăm HZ
Hình 2 1 Cấu tạo máy biến áp
**Phân loại máy biến áp:
Máy biến áp có thể phân làm nhiều loại khác nhau dựa vào:
+ Cấu tạo: như máy biến áp 1 pha, 3 pha, tự ngẫu…
Trang 8+ Chức năng: biến đổi điện áp, cách ly, ghép…
+ Cách thức cách điện
+ Công suất hay hiệu điện thế
+ Tần số: âm tần, trung tần hay cao tần
**Ứng dụng của máy biến áp:
+ Truyền tải điện năng: dùng các máy biến áp (biến thế) tăng áp và giảm áp để truyền tải điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ
+ nấu chảy kim loại: như mỏ hàn là dụng cụ tiêu biểu cho ứng dụng này, phục vụ hữu ích cho ngành điện
2.2.Điện trở
2.2.1 K HÁI NIỆM , KÝ HIỆU VÀ PHÂN LOẠI
a.Khái niệm
- Điện trở là linh kiện điện tử thụ động có chức năng cản trở dòng điện trong mạch b.Ký hiệu điện trở trong mạch điện
Chuẩn EU Chuẩn US Biến trở Điện trở nhiệt Quang trở
Hình 2 2 Ký hiệu điện trở
c.Phân loại điên trở
- Phân loại theo cấu tạo có 3 loại cơ bản:
+ Than ép: loại này có công suất < 3W và hoạt động ở tần số thấp
+ Màng thanloại này có công suất > 3W và hoạt động ở tần số cao
+ Dây quấn: loại này có công suất > 5W và hoạt động ở tần số thấp
- Phân loại theo công suất:
+ Công suất nhỏ: có kích thước nhỏ nhất
+ Công suất trung bình: có kích thước lớn hơn
+ Công suất lớn: có kích thước lớn nhất
- Lưu ý: + Kích thước càng lớn khả năng tản nhiệt càng nhiều và ngược lại
+ Khi ghép nối hay thay thế điện trở ta chọn loại có cùng công suất
d.Hình dạng thực tế một số loại điện trở
Điện trở thường Điện trở công suất Biến trở
Trang 9
Hình 2 3 Hình dạng thực của điện trở
Mã màu của điện trở
a.Điện trở 4 vạch màu
Tên màu Vạch 1 Vạch 2 Vạch 3
(hệ số nhân)
Vạch 4 (sai số)
Hình 2 4 Mã màu của điện trở 4 vạch màu
2.3 Tụ điện
2.3.1 K HÁI NIỆM KÝ HIỆU PHÂN LOẠI
a.Khái niệm
- Là linh kiện điện tử thụ động có khả năng tích trữ năng lượng ở dạng điện trường Biểu thức xác định:
C= 1
2.π f X C
Đơn vị: Fara (F)
b.Ký hiệu của tụ điện
Tụ không phân
cực
Tụ hóa có phân cực Tụ hóa không phân
cực
Tụ biến dung và tụ
vi chỉnh Hình 2 5 Ký hiệu của điện trở
Trang 10c Phân loại tụ điện
- Có rất nhiều phương pháp phân loại tụ điện nhưng ở đây ta dựa trên cơ sở chất chế tạo bên trong tụ điện:
+ Nhóm tụ mica,tụ seelen,tụ ceramic nhóm này làm việc ở khu vực tần số cao tần + Nhóm tụ sứ,sành,giấy,dầu: nhóm này hoạt động ở khu vực tần số trung bình + Tụ hóa hoạt động ở khu vực có tần số thấp
d.Đặc điểm của tụ điện
+ Dùng để nạp, xả điện,chỉ cho tín hiệu xoay chiều đi qua ngăn tín hiệu 1 chiều + Khả năng nạp xả nhiều hay ít phụ thuộc vào điện dung C của tụ
+ Đơn vị đo điện dung ở mạch điện tử gồm: pF;nF; µF
+ Khi sử dụng ta cần quan tâm tới: điện dung của tụ và điện áp của tụ (cho biết giới hạn chịu đựng của tụ )
e.Hình dạng thực tế và cách đọc trị số tụ điện
H.1
C=10.104 pF=0.1 µF
H.2 C=20.103 pF=20nF U=25V
H.3 C=0.01 µF U=50V
H.4 C=1500pF U=1,5 kV
H.5
C=100 µF
U=50V
H.6 C=10 µF U=16V
H.7 C=1000 µF U=25V
Hình 2 6 Hình dạng và giá trị của một số tụ điệnh dạng và giá trị của tụ điện
+ Cũng tương tự như điện trở tùy thuộc vào kích thước của tụ mà người ta có thể ghi trực tiếp giá trị của tụ nên thân tụ (H4, H5, H6, H7)
+ Nếu tụ nhỏ người ta có thể quy ước như H1, H2, H3
+ Với tụ 104 thì tương ứng là 10.104 đơn vị tính là pF
+ Với tụ ghi 2 số thì đọc trực tiếp giá trị đơn vị là nF
+ Với tụ 01 thì tương ứng là 0.01 và đơn vị là µF
2.3.2 X ÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TỤ ĐIỆN
Trang 11- Dùng thang đo Ohm của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim.
+ Khi đo tụ > 100 µF: chọn thang đo x1
+ Khi đo tụ 10 µF đến 100 µF: chọn thang đo x10
+ Khi đo tụ 104 đến 10 µF: chọn thang đo x1
+ Khi đo tụ 102 đến 104: chọn thang đo x1
Cách đo: đo 2 lần có đảo chiều que đo
+ Nếu kim vọt lên rồi trả về hết: khả năng nạp xả của tụ còn tốt
+ Nếu kim vọt lên 0 Ω: tụ bị nối tắt (bị đánh thủng, chạm chập)
+ Nếu kim vọt lên rồi trả về không hết: tụ bị rò rỉ
+ Nếu kim vọt lên và trả về lờ đờ: tụ bị khô
+ Nếu kim không lên: tụ bị đứt
2.4 IC 7812
7812 hay LM7812 là IC điều chỉnh điện áp dương gói TO-220 thuộc dòng LM78xx được sản xuất bởi nhiều hãng linh kiện điện tử khác nhau IC cung cấp điện áp đầu ra cố định 12V bất kể điện áp đầu vào dao động hoặc thay đổi liên tục hoặc cao hơn 12V nhưng điện áp đầu vào không được quá 35V, đây là giới hạn điện
áp đầu vào tối đa mà IC này có thể xử lý Hơn nữa điện áp đầu vào không được nhỏ hơn 14V, đó là yêu cầu điện áp đầu vào tối thiểu của IC để cung cấp đầu ra cố định 12V Mặc dù IC này được thiết kế cho đầu ra cố định nhưng đầu ra cũng có thể điều chỉnh được nếu bạn cần bằng hai điện trở bên ngoài ở đầu ra, chi tiết có thể tìm thấy bên dưới trong bài viết này
Trong quá trình sử dụng, khi IC thực hiện điều chỉnh điện áp hoặc giảm điện áp đầu vào, tất cả sự chênh lệch điện áp giữa điện áp đầu vào và đầu ra được chuyển thành nhiệt do đó cần phải có một bộ tản nhiệt phù hợp để IC hoạt động bình thường IC có thể xử lý tải tối đa 1A đến 1,5A nhưng dòng đầu vào phải là 2A để có 1A đến 1,5A ở đầu ra
Các tính năng / Thông số kỹ thuật của IC 7812
Gói TO-220
Trang 12 Dòng điện đầu ra là 1,5 Ampe
Chức năng tắt ngắn mạch ngay lập tức
Chức năng tắt nhiệt ngay lập tức
Giá rẻ
Xác thực để sử dụng trong các thiết bị thương mại
Đầu ra 12V chính xác và cố định
Điện áp đầu vào tối đa là 35V DC
Dòng điện chờ thấp chỉ 8mA
Sơ đồ chân
Hướng 7812 phía trước mặt thì sơ đồ chân của nó theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là chân 1 đầu vào, chân 2 nối đất, chân 3 đầu ra
2.5 Transistor
A, khái niệm
Transistor hay còn gọi là tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động Thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hay khóa điện tử Với khả năng đáp ứng
Trang 13nhanh, chính xác nên transistor được sử dụng nhiều trong ứng dụng tương tự và số như: mạch khuếch đại, điều chỉnh điện áp, tạo dao động và điều khiển tín hiệu Tên gọi transistor là từ ghép trong Tiếng Anh của “Transfer” và “resistor” tức là điện trở chuyển đổi Tên gọi này được John R Pierce đặt năm 1948 sau khi linh kiện này ra đời Nó có ý nghĩa rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở
Về mặt cấu tạo, tranzito được tạo thành từ hai lớp bán dẫn điện ghép lại với nhau Như hình trên chúng ta có thể thấy có hai loại bán dẫn điện là loại p và loại n Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được Transistor loại PNP Còn khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được Tranzito NPN Chính vì thế Transistor được chia ra làm 2 loại là NPN và PNP
2.6 IC NE555
A, Giới thiệu
Trang 14IC định thời 555 được giới thiệu vào năm 1970 bởi Signetic Corporation và đã đặt tên cho bộ đếm thời gian SE / NE 555 Về cơ bản, nó là một mạch định thời nguyên khối tạo ra độ trễ hoặc dao động thời gian chính xác và rất ổn định Khi so sánh với các ứng dụng của op-amp trong cùng vùng làm việc, 555 IC cũng đáng tin cậy không kém và có giá thành rẻ Ngoài các ứng dụng của nó như là một bộ dao động đơn ổn và bộ dao động bất ổn, bộ định thời 555 cũng có thể được sử dụng trong bộ chuyển đổi nguổn dc-dc, đầu dò logic số, máy phát sóng, máy đo tần số tương tự và máy đo tốc độ, máy đo và điều chỉnh nhiệt độ, bộ điều chỉnh điện áp, v.v IC được thiết lập để hoạt động ở một trong hai chế độ “one-shot” - đơn ổn (monostable) hoặc dưới dạng dao động tự do - dao động bất ổn (astable) SE 555 có thể được sử dụng ở nhiệt độ trong khoảng từ - 55°C đến 125° NE 555 có thể được
sử dụng trong phạm vi nhiệt độ từ 0° đến 70°C
Các thông số quan trọng của bộ định thời 555 là:
· Nó hoạt động ở mức điện áp từ +5 V đến +18 V
· Dòng tải là 200 mA
· Các linh kiện được mắc bên ngoài phải được chọn đúng để có thể thực hiện trong khoảng thời gian vài phút với tần số vượt quá vài trăm KHz
· Đầu ra của bộ định thời 555 có thể điều khiển các transistor-transistor logic (TTL) do đầu ra dòng điện cao
· Nó có độ ổn định nhiệt độ 50 phần triệu (ppm) trên mỗi độ C khi nhiệt độ thay đổi, hoặc tương đương 0,005% / °C
· Chu kỳ làm việc của bộ định thời có thể được điều chỉnh
· Công suất tiêu thụ tối đa trên mỗi IC là 600 mW Các đầu vào kích hoạt (Trigger )
và đặt lại (Reset) của nó cùng mức logic Nhiều thông số còn lại đã được liệt kê trong bảng dữ liệu
Trang 152 Cấu hình chân của IC
Các loại IC định thời 555 như kim loại 8 chân, loại 8 chân hoặc một loại 14 chân cấu hình chân như hình trên IC này bao gồm 23 transistor, 2 điốt và 16 điện trở Các chân được sử dụng dưới đây đề cập đến các loại kim loại 8 chân và loại 8 chân thường Các chân này sẽ được giải thích chi tiết, và bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn sau khi đọc qua toàn bộ bài viết
Chân số 1: “GND” là chân nối đất, tất cả các mức điện áp điều được so sánh với áp tại đường dây nối đất
Chân số 2: “Trigger” là chân kích : chân trigger được dùng để cung cấp đầu vào kích cho IC 555 hoạt động ở chế độ đơn ổn Chân này là đầu vào đảo của bộ so sánh
có nhiệm vụ làm cho transistor của flip flop chuyển trạng thái từ set sang reset Ngõ
ra của bộ định thời phụ thuộc vào độ lớn xung bên ngoài đưa vào chân trigger Một xung âm
Trang 16Chân số 3: “Output” là chân xuất tín hiệu ra : Ngõ ra của bộ định thời luôn luôn có sẵn ở chân này Có hai cách để 1 tải có thể kết nối với chân output Cách 1 là kết nối giữ chân 3 (output) và chân 1 (GND) hoặc giữa chân 3 và chân 8 (chân nguồn) Tải nối giữa chân output và chân nguồn được gọi là tải thường mở, tải nối giữa chân outpur và chân GND được gọi là tải thường đóng
Chân số 4: “Reset” là chân reset vi mạch: Bất cứ khi nào bộ định thời bị reset, một xung âm được đưa đến chân 4 Đầu ra được thiết lập lại trạng thái ban đầu bất kể điều kiện đầu vào Khi chân này không được sử dụng, ta nối lên Vcc để tránh mọi khả năng kích hoạt sai
Chân số 5: “Control voltage” là chân điện áp điều khiển Chân ngưỡng (threshold)
và chân kích (trigger) điều khiển sử dụng chân này Biên độ sóng ra được quyết định bởi một biến trở hoặc một điện áp bên ngoài được đưa vào chân này Vì vậy, lượng điện áp trên chân này sẽ quyết định khi nào bộ so sánh được chuyển đổi, và
do đó thay đổi biên độ của đầu ra Khi không sử dụng chân này, ta nên nối đất thông qua 1 tụ 0,01 micro Farad để chống nhiễu
Chân số 6: “Threshold” là chân ngưỡng Nó là ngõ vào không đảo của bộ so sánh 1, được so sánh với ngõ vào đảo với điện áp tham chiếu là 2/3Vcc, bộ so sánh trên chuyển sang +Vsat và đầu ra được đặt lại
Chân số 7: “discharge” là chân xả điện Chân này nối vào cực C của transistor và thường có một tụ điện nối giữa chân xả điện và chân nối đất Nó được gọi là chân
xả điện vì khi transistor dẫn bão hòa, tụ C xả điện thông qua transistor Khi transistor ngắt, tụ được nạp thông qua điện trở và tụ bên ngoài
Chân số 8: “Vcc” là chân cấp nguồn Nguồn cung cấp trong khoảng từ 5V đến 18V
2.7 Led thu phát hồng ngoại
A, LED thu phát hồng ngoại là gì?
LED thu phát hồng ngoại về bản chất cũng giống một diode phát quang thông thường Tuy nhiên chúng có sự khác biệt đó là bước sóng nó phát ra không nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy Chính vì lý do đó mà mắt thường khó có thể quan sát được LED phát hồng ngoại phát ra ánh sáng nào Dựa vào tính chất nằm ngoài dải ánh sáng nhìn thấy nên chúng ít bị nhiễu bởi ánh sáng thông thường Điều đặc biệt là chúng không phát ra ánh sáng lên được ứng dụng rất nhiều trong các máy móc cần hoạt động vào ban đêm
B, Nguyên lý hoạt động của LED thu phát hồng ngoại
Giống như tất cả các loại đèn LED đang có trên thị trường, nguyên lý LED thu phát hồng ngoại sử dụng điốt và nhiều chất bán dẫn đơn giản Điốt luôn có thiết kế sao cho dòng điện chỉ có thể chạy theo một hướng