Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
113 KB
Nội dung
1. Con Bò và Con Ếch Một con bò, trong lúc gậm cỏ ngoài đồng, lỡ đạp nhằm mấy mẹ con ếch, làm bị thương một ếch con. Khi ếch bố về, lũ ếch con kể lại cho bố ếch nghe, nói rằng kẻ làm chúng bị thương là một con vật khổng lồ, chúng chưa hề thấy ai to lớn như vậy. Bố ếch vốn tánh kiêu căng, muốn tỏ cho các con thấy rằng không ai to lớn hơn mình, nên hít một hơi, phình bụng ra rồi hỏi: "Phải nó to như thế này không? " Ếch con trả lời: "To hơn nữa!". Ếch bố lại hít hơi, cố phình bụng thêm. "Nữa, nữa, to hơn thế nữa!", lũ ếch con lại la lên. Ếch bố lại cố gắng hít hơi, cố phình bụng thêm nhiều lần nữa, đến lúc chịu hết nổi nữa rồi, đành vỡ bụng ra chết dưới chân con bò. Lời bàn: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, và phải biết tự lượng sức mình. Tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung 2. Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng hung hãn. Cọp và heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ nanh dài, bắt nạt tất cả mọi loài. Các con vật đều không thể nào sống yên lành với hai con thú hung ác này được. Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ, để bàn cách giết cọp và heo rừng. Chúng nghĩ mãi, vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to: - Tôi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi! Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục mưu trí của thỏ. Sáng hôm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai cọp: - Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ luôn nói xấu dọa dẫm bác mà bác không biết sao? Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên: - Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và dọa dẫm ta? Nó nói gì vậy? - Chu cha! Thỏ làm bộ bí mật - Thằng heo rừng nói bác cọp miệng to, răng to, mặt to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và loài heo nhà thôi. Heo rừng còn bảo: nếu gặp bác, nó sẽ đâm thủng bụng bác. Sau đó, thỏ lại chạy theo đường tắt đến tìm gặp heo rừng. Heo rừng đang ngủ trong một cái hang sâu. Thỏ lay heo rừng dậy, giả bộ sợ hãi nói: - Bác heo ơi! Trốn mau đi! Thằng cọp đang tìm bác để ăn thịt đấy! Nó bảo phải cắn cổ heo rừng, vì heo rừng chỉ chuyên phá mì, phá bắp. Heo rừng hộc lên giận dữ. Thỏ nói thêm: - Thằng cọp nói rằng phải cắn cổ bác, xem tim bác có to không. Heo rừng vốn lì lợm và ngang ngạnh. Nó chẳng nói chẳng rằng, chạy ngay đi tìm cọp. Hai con vật hung dữ gặp nhau. Chúng mắng nhiếc, xỉ vả nhau thậm tệ. Cọp nói rằng heo rừng là loài chết đói. Heo rừng rủa cọp là bị quỷ Briơng ăn thịt. Mỗi lúc chúng một hung hăng, nhưng chúng vẫn sợ nhau. Chúng hẹn bảy ngày nữa sẽ gặp nhau để thử sức. Trong bảy ngày ấy, cọp lăn mình mãi ở trên đồi cỏ tranh cho khỏe người. Cả đồi cỏ tranh bị cọp lăn trở thành xơ xác. Cọp định bụng phen này sẽ ăn thịt heo cho hả giận. Còn heo rừng cũng lăn mình trong bùn suốt bảy ngày, để bùn trát vào da hết lớp này đến lớp khác. Heo rừng định bụng làm gẫy răng cọp, đâm cọp lòi ruột ra để cọp hết thói ba hoa. Đến ngày thứ bảy, cọp và heo rừng gặp nhau ở một trảng lớn ven suối. Chúng chẳng nói với nhau một lời, cứ lẳng lặng xông vào cắn xé nhau. Thỏ ngồi trên một thân cây thông, hò hét ầm ĩ, kích cho hai con vật đánh nhau chí tử. Cọp và heo rừng đánh nhau cho đến khi trời tối mịt, lại suốt cả ngày hôm sau. Cọp nhiều lần ngoạm vào mình heo, bị gẫy cả răng. Khắp mình heo rừng cũng đầy vết thương. Cả hai con vật, máu chảy đầm đìa, cùng gầm lên giận dữ và đau đớn. Mọi thú rừng đều im tiếng theo dõi hai tên chúa rừng đánh nhau. Riêng thỏ vẫn ngồi trên thân cây thông hò hét cổ vũ làm cho hai con vật càng điên tiết lao vào nhau mạnh hơn. Đến ngày thứ ba, heo rừng bị què một chân, còn cọp bị mù một mắt. Chúng lảo đảo lao vào nhau lần cuối cùng. Cả hai con vật ngã nhào xuống suối. Chúng chìm nghỉm, không đủ sức bơi vào bờ nữa. Giữa lúc mọi loài vật kéo nhau ra suối xem xác hai con vật hung ác, thỏ bỗng thấy đuôi nó bị nhựa thông dính chặt vào thân cây thông. Thỏ cố sức đứng dậy, vùng ra, mà không được. Nó đành ngồi nghĩ, nghĩ mãi, và rồi nghĩ ra một kế. Thỏ chờ đúng lúc bác voi ở trong rừng đi ra, liền hét lên thật to. - Dừng lại! đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép! Bác voi sững lại ngạc nhiên: một chú thỏ nhãi ranh mà dám bắt nạt một bác voi to lớn! Voi tiếp tục đi. Thỏ lại quát: - Dừng lại! Đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép. Không xin phép, ta sẽ ăn thịt. Bác voi bực mình, bèn dừng lại, túm lấy tai thỏ, nhấc nó lên và quẳng sang một bên. Thỏ đau điếng nhưng mừng vì thoát nạn, cắm cổ chạy vào rừng. Thỏ bị bác voi túm tai nên tai dài ra. Còn đuôi thỏ trở nên ngắn cũn vì một mẩu đuôi bị đứt, dính ở thân cây thông ngày ấy! 3. Cáo và Cò Cáo là loại rất háu ăn nhưng rất khôn lanh quỉ quyệt. Một hôm, Cáo bỗng mời Cò đến nhà dùng cơm. Thức ăn Cáo dọn ra mời khách là món cháo, được để trong một cái đĩa dẹp, không có chiều sâu. Sau khi mời khách, Cáo thản nhiên liếm hết sạch, trong khi Cò, vì có mỏ dài, chẳng ăn được gì trong đĩa, đành chịu đói. Vài ngày sau, đến phiên Cò mời Cáo đến dùng cợm Vốn háu ăn, Cáo nhận lời và đến ngay. Thức ăn thật là ê hề, nào là thịt, cá, bắp, gạo, trái cây, nhưng Cò đã để trong một chiếc hũ thuỷ tinh cao cổ. Cáo loay hoay mãi không cách chi lấy đồ ăn được, chỉ còn cách đi nhặt mấy miếng vụn thức ăn mà Cò đã rơi vãi trong khi ăn. Lời bàn: Câu chuyện muốn nhắc chúng ta đừng nên làm những gì mình không muốn người khác làm như vậy cho mình. Tục ngữ: Hòn bấc ném đi Hòn chì ném lại 4. Ông Lão và Con Lừa Ông lão nhà quê và đứa cháu bàn nhau đem con lừa ra hội chợ bán. Để con lừa khỏi mệt mỏi hầu có thể bán được giá cao, họ buộc chân lừa lại và hai ông cháu khệ nệ gánh con lừa đi. Đi được một đoạn, người đi đường thấy thế phá ra cười và bảo: "Có con lừa mà không chịu cỡi lại khiêng nó. Sao mà ngu thế!" Ông lão nhận thấy mình ngu thật, vội để con lừa xuống, cởi trói cho nó, và để đứa cháu cỡi lên lưng lừa, còn ông thì đi theo sau. Một lúc sau, khách bộ hành trông thấy thế, mắng thằng cháu: "Mày là đồ bất hiếu bất mục! Sao lại để Ông mày già yếu thế mà đi bộ Chính mày phải đi bộ mới phải!" Một lần nữa, nghe theo ý khách bộ hành, Ông già leo lên lưng con lừa, đứa cháu bước theo sau. Đến một đoạn đường khác, ba cô gái đi qua thấy vậy, một cô bảo: "Tội nghiệp thằng bé, phải đi khập khễnh theo sau, trong khi ông già tưởng mình khôn ngoan lại ngồi chễm chệ trên lưng lừa!" Ông già nhận thấy ý kiến đúng, bảo thằng cháu cùng lên ngồi trên lưng lừa. Rồi một toán người khác đi ngang qua lại phê bình: "Sao lại bắt con lừa đáng thương ấy chở nặng như vậy? Họ không biết thương hại con vật già nua của họ tí nào cả. Ra đến hội chợ thì họ chỉ còn mảnh da lừa để bán!" Một lần nữa, hai ông cháu xuống đi bộ, để con lừa đi thong dong đằng trước. Vẫn chưa hết, một khách qua đường thấy vậy than rằng: "Sao họ không để con lừa vào lồng kính mà thờ! Họ đi mòn giầy của họ để bảo vệ con lừa. Đúng là ba con lừa!" Bấy giờ Ông lão mới trả lời: "Vâng, chính tôi là con lừa! Nhưng từ nay về sau, dù người ta khen hay chê tôi, dù người ta nói điều gì hay không nói điều gì, tôi chỉ làm theo đầu óc của tôi mà thôi!" Lời bàn: Câu chuyện khuyên ta tuy phải lắng nghe ý kiến của người khác nhưng luôn luôn phải dùng sự suy nghĩ của chính mình để định đoạt mọi việc. Tục ngữ: Lắm thầy thối ma 5. Hai Con Gà Trống Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại. Một hôm sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở. Lời bàn: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải thương yêu, và đùm bọc anh chị em trong nhà để người ngoài không hiếp đáp được. Ca dao: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau 6. Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì mầu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tí chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng nghiu, thật khó coi hết sức. Một hôm Quạ bảo Công: - Đằng kia có người thợ vẽ có thuốc đủ các mầu, chúng ta hãy ăn trộm về mà tô chuốt cho nhau, sửa lại bộ cánh cho đẹp. Công gật gù nhận lời. Hôm ấy, người thợ đang vẽ dở cho người ta một bộ tứ bình, thuốc vẽ còn bỏ lăn lóc bốn bên người. Thừa dịp người thợ ngủ ngày, hai con vật lần lượt mò vào lấy trộm bút lông và thuốc vẽ đưa ra một gò con ở giữa hồ gần đấy. Lần thứ ba chúng định vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mực tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo: - Thôi được, ta cứ bắt đầu vẽ cho nhau đi! Nói đoạn, Quạ bắt Công nằm xuống cho mình tô điểm. Quạ vốn khéo tay, thoạt tiên nó dùng mầu xanh tô vào đầu vào cổ và mình Công. Tô đến đâu, rắc kim nhũ đến đấy. Đến cái đuôi, Quạ bắt Công phải cố xòe ra như cánh quạt cho mình vẽ được kỹ lưỡng. Ở mỗi lông đuôi Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu và kim nhũ rất đẹp. Tô xong đắc ý, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô. Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó mầu xanh và kim nhũ đã cạn. Giữa lúc Công chưa biết trang sức cho Quạ như thế nào thì bỗng có Quạ khoang ở đâu bay đến. Quạ khoang vốn có họ với nhà Quạ. Hồi ấy mầu lông của nó trắng toát như vôi. Chưa đỗ xuống, nó đã giục tíu tít: - Anh Quạ! Anh làm gì đó? Mau đi về phương Đông! - Để làm gì? - Phía đó mới có một trận đánh nhau to, thây chết như rạ. Thật là một dịp may hiếm có. Quạ nghe nói đến thịt người thì sự thèm muốn làm cho nó không tự chủ được nữa. Quạ bảo Quạ khoang: - Thế à? Nhưng để nó tô điểm cho tao cái đã. Chịu khó chờ tý nhé! - Không được. Phải đến trước ban đêm Ngày mai mới đến thì người ta chôn hết còn gì nữa. Quạ nóng nảy, giục Công: - Thế thì phải làm gấp lên mới được! Quạ khoang thấy Công đẹp nên cũng muốn có một bộ cánh tươm tất. Nó xen vào: - Anh Quạ! Anh làm ơn cho tôi một tí với. Tôi cũng cần ăn mặc tử tế một chút. Quạ vui lòng chia sẻ phần thuốc vẽ của mình cho người em họ. Công nhân lúc Quạ vội nên chả cần ngắm nghía gì lôi thôi, trút một nửa số mực tàu lên đầu Quạ. Mực chảy đến đâu, người Quạ đen đến đó. Công còn hữu ý bôi cả vào mỏ vào chân làm cho toàn bộ người Quạ đen nhánh như cột nhà cháy. Đến lượt tô cho Quạ khoang, Công cũng đổ số mực còn lại lên người nó. Khi nước mực rót xuống đầu, Quạ khoang hơi ngại vội rụt cổ lại, thành thử cổ của nó có một cái ngấn không bị mực thấm đến. Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ khoang, Quạ mới biết là mình dại, không dưng lại để cho một kẻ vụng về trang điểm. Nhưng việc đã lỡ còn biết làm gì được nữa. Tức mình quá hai anh em nhà Quạ chỉ còn biết mắng cho Công một trận rồi bỏ đi. Từ đó Quạ không chơi với Công nữa. Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài Công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu chúng nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang: "Cuông (1) tốt! Cuông tốt!". Trái lại, dòng dõi loài Quạ thì bộ cánh đen thui như mực, trong đó có Quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên Quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: "Quạ xấu hổ! Quạ xấu hổ (2)!". 1. Cuông: công, tiếng Nghệ Tĩnh. 2. Theo lời kể của người miền bắc, Triaire và Trịnh Thục Oanh trong Con rùa vàng đã tiểu thuyết hóa truyện này, khiến cho câu chuyện khác với truyện kể trong nhân dân. Khảo dị Người Lào cũng có mộttruyện cổ tích tương tự với truyện của ta. Đại khái, trước kia Quạ xang biêng biếc, Công đen. Một hôm hai con quyết định mỗi con rút mầu sắc ở hông của mình luyện thành thuốc vẽ để tô lại cho nhau. Mầu thuốc của Quạ rất đẹp mà Quạ lại khéo tay nên tô đến đâu bộ cánh của Công rực rỡ đến đó. Lúc Công sắp tô cho Quạ thì vừa có Diều đến rủ Quạ đi ăn thịt trâu. Quạ háu ăn, bảo Công trút cả thuốc vào cho mình. Vì thế người Quạ đen như mực (theo Brengues: Cổ tích và truyền thuyết Lào). Trong sách của Landes có truyện "Quạ và Bìm bịp". Truyện này có lẽ chỉ lưu hành ở miền nam, trong đó cũng có tình tiết phần nào giống với truyện vừa kể: Xưa Quạ và Bìm bịp đều là đầy tớ hầu hạ đức Thánh. Một hôm đức Thánh dùng một trăm thợ đóng một chiếc tàu lớn. Khi tàu đã đóng xong, đức Thánh sai Quạ ra bờ sông xem nước bao giờ lên để hạ thủy. Quạ ra sông thấy ở gần đấy có một cái ao cạn, tôm cá nhiều lắm, bắt rất dễ và ăn rất ngon, bèn lội xuống bắt ăn, say mê quên cả về. Thấy Quạ đi lâu quá, đức Thánh sốt ruột, sai Bìm bịp đi tìm Quạ. Quạ vừa thấy Bìm bịp đến, đã bảo: "ở đây tôm cá nhiều lắm, xuống bắt đi mày, không đi đâu mà vội!". Bìm bịp nghe bùi tai bèn cũng xuống bắt cá, quên cả phận sự đức Thánh giao cho. Đức Thánh lại sai Bồ câu ra sông để tìm Quạ và Bìm bịp. Bồ câu đi qua ao thấy họ đang mải bắt cá ăn, bèn trở về báo với chủ. Đức Thánh giận vô cùng, quyết định hạ thủy tàu ra đi, không cần đợi Quạ và Bìm bịp nữa. Quạ và Bìm bịp ăn no mới nhớ đến phận sự. Cả hai đều sợ chủ trị tội nên không dám về. Chúng nó dắt nhau đến nhà nhị tì gần đó. Ở đây có một bọn học trò mượn ngôi nhà công làm nơi trọ học; nghiên mực và son của họ bỏ đầy cả gậm giường. Quạ nghĩ ra được một kế bèn bảo Bìm bịp: - "Chúng ta hãy lấy mực bôi khắp cả người cho lạ đi. Như thế lúc về, đức Thánh trông thấy chúng ta sẽ buồn cười mà không quở nữa". Nói rồi Quạ lấy mực bôi khắp cả mình, Bìm bịp cũng bắt chước Quạ, bôi mực vào người, nhưng mới bôi được cái đầu và cái cổ thì mực đã cạn. Nó bèn lấy son bôi thêm cho trọn phần dưới. Đoạn cả hai vội đi về hầu chủ. Đức Thánh trông thấy bật cười rồi tha đánh cho cả hai. Nhưng khi tàu sắp nhổ neo thì đức Thánh bắt chúng hóa làm chim, và bắt ở lại không cho theo nữa. Vì thế mà ngày nay chúng ta thấy bộ lông của quạ đen thui như mực, còn bộ lông của chim bìm bịp thì đỏ nâu như mầu son, trừ đầu và cổ màu đen. Đồng bào Xơ-rê ở Tây Nguyên cũng có mộttruyện nói về bộ lông đen của quạ như sau: Có một nhân vật tên là Đinh Đang, lúc xuống cõi âm tìm thấy hai chất thuốc nhuộm đen và đỏ, bèn trao cho Quạ là tên nô lệ có phận sự giao thông với cõi trần. Một hôm Quạ vô ý để bình thuốc đen đổ cả vào người nên từ đó lông Quạ không còn trắng nữa. Cũng vì thế, lúc Quạ lên cõi trần truyền lại cho người nghề nhuộm thì thiếu mất chất đen. Người ta đành phải dùng lá cây nhuộm thành một mầu xanh sẫm tức màu chàm. Còn truyện của đồng bào Ba Na thì giống truyện của người Lào ở trên. Người Myanmar có truyện "Ba quả trứng rồng" cũng có nói đến sự tích bộ lông quạ: Người xưa lông Quạ trắng như tuyết. Công chúa Rồng sai Quạ đi báo tin cho người yêu là mình đã đẻ được ba quả trứng. Người yêu của công chúa Rồng giao cho Quạ một viên ngọc đỏ. Quạ bọc vào trong gói đưa về. Dọc đường, Quạ đói bụng bèn giấu ngọc ở một lùm cây để tìm thức ăn. Không ngờ ngọc bị một người lái buôn trộm mất và thay vào đó một cục cứt trâu. Công chúa Rồng vì thế giận buồn mà chết. Thần mặt trời trị tội Quạ bằng cách đốt sém lông thành mầu đen. Trứng Rồng không nở được bị nước sông Ia-ra-oađdi cuốn trôi về sau biến thành ngọc đỏ (1). Mộttruyện của ta "Vì sao chúc mào đỏ đít" cũng có liên quan đến câu chuyện thuốc nhuộm: Có hai vợ chồng nhà nghèo làm nghề nhuộm điều. Một năm mất mùa không ai tới nhuộm cả, hai vợ chồng không biết làm nghề gì mà ăn, sinh ra bực bội đánh nhau, bao nhiêu thuốc nhuộm lăn lóc cả sân. Vợ bị chồng đánh ngồi vấy ngồi vá nên thuốc nhuộm dính đỏ cả đít. Vì thế vợ chết hóa thành chim chúc mào, lông đít của nó bao giờ cũng đỏ (2). Mộttruyện khác nói về nguồn gốc mầu lông các giống chim như sau: Xưa, Trời mới sinh các giống chim, con nào mầu lông cũng trắng toát như vôi. Có giống chim Tối mắt làm bậy mắc tội. Thiên lôi được lệnh Trời xuống trị tội, nhưng vì chim nào chim ấy đều trắng như nhau làm cho Thiên lôi nhầm lẫn. Các giống chim đem việc đó kiện lên Trời. Để dễ phân biệt Trời bèn sai Long thần thổ địa tô điểm cho mỗi giống mỗi mầu sắc khác nhau. Chỉ có giống Cò là lọt lưới. Mãi sau Long thần cũng tóm được, nhưng vì hết mất mầu nên chỉ đánh cho một dấu riêng ở mỏ (3). 1. Theo Truyện dân gian Myanmar. 2. Theo Bản khai sách Hữu-lập, sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp, tập II. 3. Theo Nguyễn Văn Ngọc, sách đã dẫn. 7. Vụ kiện châu chấu Có một con châu chấu mải mê kiếm ăn nên lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. - "Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt thì nằm tạm một đêm". Nghĩ vậy chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành cây mới bám được. Cuối cùng không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim di. Đến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên: - Đêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi! Thấy chim di mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi: - Tôi là chấu đây! Đêm lạnh quá Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay. - Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi! Nhưng chấu vẫn kêu nài: - Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa. Nghe nói, chim di mẹ thương hại, bèn đáp: - Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta. Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim di. Chỉ một chốc sau chấu cũng như chim di, ai nấy đều ngon giấc. Đang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng nai kêu "tác" bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim di dặn, duỗi thẳng đôi càng dài thượt của nó. Nhà chim di vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc: - Ôi chao! Đổ mất, đổ mất. Chim di mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim di bay loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất. Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim di bèn đi kiện với Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem xét rồi gọi châu chấu đến hỏi: - Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta? Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim di, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý: - Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói [...]... sau này vẫn thế Thỏ và hổ (Chuyện ngụ ngôn dân tộc Chăm) Sáng tinh sương, khi trên cao cành cây chưa động đậy; ở dưới thấp, ngọn cỏ cũng đang nín thở để hút sương trời, thỏ đã dậy đi đào củ sắn rừng Ăn no bụng, thỏ mang một ít về dành cho buổi chiều Càng gần đến nhà, sắn càng đè nặng vai Bác thợ rừng nào đã đẵn một cây đé làm gỗ, để lại cái gốc tròn và bằng phẳng như một cái ghế tốt Thỏ để sắn, nhảy... vào rừng của tao mà còn làm tao nhọc xác! Cúi đầu đi Cúi đầu xuống cho tao ăn thịt! Voi khóc, van nài hổ: - Thân tôi thuộc về anh rồi, nhưng xin anh cho tôi khất một ngày Hổ quát tháo: - Một ngày làm gì? Tao đang đói đây! - Anh cho tôi khất một ngày Để tôi về báo với họ hàng nhà voi tôi biết, đến mà giấu xương tôi kẻo nắng đốt mưa ngâm Hổ bằng lòng cho voi hoãn chết Voi đi tìm đàn, vừa đi vừa khóc Voi... giận bị tranh mất mồi, nhưng sợ thỏ bắn nên cong đuôi cút thẳng *** Một hôm, không may thỏ bị sa chân rơi xuống giếng hoang Hổ đến, thấy thỏ lúng túng, hổ thò đầu xuống giếng đe: - Thỏ, phen này thì chết? Mày còn nhớ cả tội tranh voi với tao không? Nhìn lên thấy mây bay là là trên mặt đất, thỏ vụt nảy ra một ý - Hổ, anh điên à, không muốn sống hay sao, trời sắp sập rồi kia, có thấy không? Nhảy xuống đây... lừa được voi Nó làm ra vẻ nhân đức: - Bây giờ chắc mày đã biết chủ rừng này là ai rồi Nhưng thôi, tao cho mày rống thêm một lúc nữa đi! Voi lại ra sức rống, rống đến quá canh ba vẫn chưa thấy con gì sợ sệt Hổ lại lên tiếng: - Thôi, đêm chia làm năm canh, mày rống bốn canh rồi, còn một canh để phần tao Hổ bắt đầu gầm, gầm được mấy tiếng thì chân trời hửng sáng Gà rừng bắt đầu gáy Chim đã thức dậy gọi... rơi trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là tại con gà kia Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất Gà vốn không phải quê tại khu vực này Nó có một đàn con Mẹ con thường dẫn nhau đi kiếm ăn Nhưng thức ăn ngày một hiếm Ngày hôm kia, mẹ gà nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền ơn Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì... voi vừa nói vừa đưa vòi gạt thỏ ngã ra khỏi gốc đé Thỏ xốc lại xâu củ đậu, nói với theo: - Anh voi ơi! Anh tốt bụng đấy Khi nào cần giúp đỡ, anh bảo tôi Hôm sau con voi ấy đi ăn một mình Voi từ trong cánh rừng già đi ra Gặp một con hổ đứng ở đầu đám rừng thưa Thấy voi, hổ nạt: - Voi! Voi trả lời: - Gọi tôi chi, anh hổ? - Mày không biết núi rừng này của tao hay sao, mà dám bén mảng đến đây? Voi nhẹ nhàng... còn đang ngần ngừ, thỏ lấy một quả bầu ôm lội sang trước, khỉ làm theo Thỏ vừa sang đến bờ bên kia, hổ cũng đã chạy đến bờ bên này Thấy thỏ ung dung ngồi vuốt râu, cọp giận lắm nhưng nước sông lớn không biết làm sao, phải nén giận, gọi với: - Thỏ ơi thỏ! Chân mày ngắn hơn chân tao? Làm sao mày lội sang sông được? Thỏ giả làm giận làm hờn: - Chỉ có thế mà cũng phải hỏi Lấy một hòn đá to buộc vào cổ,... - Chỉ có thế mà cũng phải hỏi Lấy một hòn đá to buộc vào cổ, thì lội qua được chứ việc gì Hổ ngần ngừ không dám tin Thỏ ôm một quả bầu lội thử cho hổ xem Ngồi bên này nhìn sang, thấy quả bầu hổ tưởng là đá Thua thỏ nhiều cuộc, lần này hổ cẩn thận hơn Nó vào rừng bứt dây buộc một hòn đá thật to, tròng vào cổ rồi chõ mồm thét sang bên kia, dọa thỏ: - Chuyến này thì mày phải trả dồn cho tao nhiều tội... cho chim di, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình Hỏi đến ba lần, gà không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại Bầy con của gà có bốn con mái, một con trống Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng nó hết sức hốt hoảng Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ Bốn con gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước Chúng nó chỉ... chính vì thế mà con phải kêu oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con Riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy Bên kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này Tình cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có . Con rùa vàng đã tiểu thuyết hóa truyện này, khiến cho câu chuyện khác với truyện kể trong nhân dân. Khảo dị Người Lào cũng có một truyện cổ tích tương tự với truyện của ta. Đại khái, trước kia. Lần thứ ba chúng định vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mực tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo: - Thôi. truyện "Quạ và Bìm bịp". Truyện này có lẽ chỉ lưu hành ở miền nam, trong đó cũng có tình tiết phần nào giống với truyện vừa kể: Xưa Quạ và Bìm bịp đều là đầy tớ hầu hạ đức Thánh. Một