1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an lop 5/tuần 15

27 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 279,5 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn TUẦN 15 Ngày soạn: 11/12/2009 Ngày giảng: Thứ hai ngày 14/12/2009 Tập đọc: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I/. Yêu cầu: Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp với nội dung các đoạn văn.Hiểu nội dung bài: Người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết dân tộc II/. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc: Gọi 1 HS giỏi đọc bài. ? Bài này ta chia đoạn ntn? . Bài có thể chia thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý. + Đoạn 2: Từ Y Hoa đến bên sau khi chém nhát dao + Đoạn 3: Từ Già Rok xem cái chữ nào ! + Đoạn 4: Phần còn lại. HS đọc nối tiếp lần 1. ? Tìm các tiếng, từ khó đọc? Chật ních, Rok, giữa sàn. HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. Buôn: Làng ở tây nguyên; Nghi thức, gùi(sách giáo khoa trang 145) HS đọc nối tiếp lần 3 trôi chảy. HS luyện đọc theo cặp. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: Hoàng Thị Thu Huệ 248 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn ? Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?Mở trường dạy học. ? Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? Họ mặc quần áo như đi hội để trở thành người trong buôn. ? Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? Đề nghị cô giáo cho xem cái chữ bao nhiêu người cùng hò reo. ? Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Người dân Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. * Hướng dẫn đọc diễn cảm: HS nối tiếp nhau đọc bài văn. GV huớng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn: Đọc giọng trang nghiêm ở đoạn 1, đoạn 2; giọng vui, hồ hởi ở đoạn 3, đoạn 4. GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 trong bài. Chọn bạn đọc hay nhất lớp. C/. Củng cố, dặn dò: ? Nêu nội dung của bài? Ở mục yêu cầu. GV nhận xét tiết học. Toán LUYỆN TẬP I/. Yêu cầu: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.Làm bài 1(a,b,c), bài 2a, bài 3. Nếu còn thời gian hướng dẫn HS làm thêm bài 4. Kèn kỹ năng chia và đoán thương nhanh. Giáo dục học sinh tính tự giác khi làm bài. II/. Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng giải bài 3. GV nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu, đặt tính rồi tính. - GV viết hai phép tính lên bảng và gọi 2 HS thực hiện phép chia. - Cả lớp làm bảng con, gọi học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét và chữa bài trên bảng,chẳng hạn : a) 17,55 : 3,9 = 4,5; b) 0,603 : 0,09 = 6,7 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18; Bài 2: HS nêu yêu cầu: Tìm x HS làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. a) x x 1,8 = 72 Hoàng Thị Thu Huệ 249 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn x = 72 : 1,8 x = 40 Bài 3: HS đọc bài toán, tự giải vào vở. GV thu vở, chấm, nhận xét, chữa bài: Giải: Một lít dầu hoả cân nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu hoả có là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít) ĐS: 7 lít. Bài 4 : HS đọc yêu cầu, cả lớp thi đua làm nhanh vào bảng con. GV nhận xét, kết luận. 2180 3,7 330 58,91 340 070 33 Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương) C/. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại các bài tập đã làm. Anh văn: Unit six: MY SCHOOL TIMETABLE (Có giáo viên bộ môn) Ngày soạn: 12/12/2009 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15/12/2009 Thể dục: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I . Yêu cầu: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Thỏ nhảy”. - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện thân thể. II - Chuẩn bị: - Địa điểm :Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện . - Phương tiện :Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi trò chơi. Hoàng Thị Thu Huệ 250 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn III – Lên lớp: A. Phần mở đầu: 6-10 phút: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:1-2 phút. - Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập: 2 phút - Khởi động: Xoay các khớp: 2-3 phút B. Phần cơ bản: 18-22 phút a) Ôn bài thể dục phát triển chung: 9-11 phút HS lần lượt lên thực hiện từng động tác HS vừa thực hiện động tác – Gv đánh giá GV nêu những yêu cầu cơ bản của động tác đó. Những lỗi sai HS thờng mắc và cách sửa - GV nhận xét sửa sai cho HS. b) Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp: 3-4 phút Từng tổ lên trình diễn bài thể dục 1 lần. Mỗi động tác 2x8 nhịp dới sự điều khiển của tổ trưởng. Những bạn khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất. Trò chơi “Thỏ nhảy”: 6-7 phút GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, sau đó trực tiếp điều khiển trò chơi. GV có hình thức khen và phạt. C. Phần kết thúc :4- 6 phút - GV hệ thống bài : 2 phút - GV nhận xét , đánh giá kết quả bài học: 1-2 phút - GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. Địa lý: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I/. Yêu cầu : Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại va du lịch ở nước ta: Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu : máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu…Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TPHCM, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. Giáo dục học sinh ý thức ham tìm hiểu về quê hương, đất nước. II/. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh về chợ lớn, trung tâm thương mại, ngành du lịch. Hoàng Thị Thu Huệ 251 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Nêu một số loại hình và phương tiện giao thông mà em biết. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1/. Hoạt động thương mại: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: Bước 1: Học sinh dựa vào sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi: ? Thương mại gồm những hoạt động nào? Nội thương và ngoại thương. ? Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ? Nêu vai trò của ngành thương mại? Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. ? Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu của nước ta? Xuất khẩu: Khoáng sản, nông sản… Nhập khẩu: Maý móc thiết bị, nguyên vật liệu… 2/. Ngành du lịch: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 3. Bước 1: Học sinh dựa vào sách giáo khoa, tranh ảnh thảo luận câu hỏi của mục 2, sách giáo khoa. ? Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta càng tăng? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta? Bước 2: Gọi HS trình bày, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Số lượng khách du lịch trong nước ta do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển, khách nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẳng, Nha Trang… C/. Củng cố, dặn dò: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Gọi HS trả lời các câu hỏi ở cuối SGK. Nhận xét tiết học. Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/. Yêu cầu: Biết: Thực hiện các phép tính với số thập phân. So sánh các số thập phân. Vận dụng để tìm x. Làm bài 1(a,b,c), 2a,3. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 4. Rèn kỹ năng tính toán với các số thập phân. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II/. Chuẩn bị: Hoàng Thị Thu Huệ 252 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép chia: 17,55 : 3,9. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu; cả lớp làm vở nháp, gọi học sinh lên bảng làm, giáo viên chữa bài: a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 Phần c) GV hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính. Chẳng hạn: c) 100 + 7 + 8/100 = 100 + 7 + 0,08 = 107,08. GV lưu ý HS không nên thực hiện cộng một số tự nhiên với một phân số .Bài 2: HS nêu yêu cầu, cả lớp làm bảng con, gọi học sinh lên bảng làm. GV cần hướng dẫn các học sinh chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh 2 phân số thập phân. Chẳng hạn: Ta có: 4 3 = 4,6 và 4,6 > 4,35 Vậy 4 3 > 4,35 5 5 Bài 3: Học sinh đọc đề, làm vào vở. GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính và dừng lại khi đã có hai chữ số ở phần thập phân của thương ,sau đó kết luận. Bài 4: HS đọc đề, tìm x, cả lớp làm vở nháp, nhận xét, chữa bài: a) 0,8 x x = 1,2 x 10 b)210 : x = 14,92 - 6,52 0,8 x x = 12 210 : x = 8,4 x = 12 : 0,8 x = 210 : 8,4 x = 15 x = 25 c) 25 : x = 16 : 10 d) 6,2 x x = 43,18 + 18,82 25 : x = 1,6 6,2 x x = 62 x = 25 : 1,6 x = 62 : 6,2 x = 15,625 x = 10 C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chính tả: (NGHE-VIẾT) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I/. Yêu cầu: Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Làm được BT phân biệt tiếng có thanh hỏi/thanh ngã. Rèn kỹ năng viết chữ đúng mẫu. Hoàng Thị Thu Huệ 253 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giáo dục học sinh rèn chữ viết. II/. Chuẩn bị: Giấy khổ to, bút dạ. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Làm bài tập 2a trong tiết chính tả tuần trước. GV nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS nghe - viết: Một HS đọc đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo HS nói nội dung đoạn văn. ? Tìm các tiếng, từ khó viết? Y Hoa, gùi, phăng phắc, sàn. Luyện viết các chữ khó đó vào bảng con. GV đọc, học sinh viết vở. Thu vở chấm, nhận xét. * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2b: HS đọc yêu cầu. Cho HS làm việc theo nhóm: Trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức. Bỏ đi, bõ công, bẻ cành, bẽ mặt, rau cải, tranh cãi… Bài 3b: HS đọc yêu cầu, cả lớp làm vào vở, gọi HS lên bảng chữa bài. Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ GV đặt câu hỏi để giúp HS hiểu tính khôi hài của câu chuyện. ? Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu? Vậy sao các cháu vẫn được điểm cao. C/. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà HS kể lại mẫu chuyện cười ở BT 3 cho người thân nghe. Ngày soạn: 13/12/2009 Ngày giảng: Thứ tư ngày 16/12/2009 Lịch sử: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG I. Yêu cầu: Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ: Ta mở chiến dịch Biên giưới nhằm giảI phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. Mở đầu ta Hoàng Thị Thu Huệ 254 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn tấn công cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phảI nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu đông 1950 III. Lên lớp: A. Bài cũ: - HS đọc phần ghi nhớ. Trả lời câu hỏi trong SGK. Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV giới thiệu bài GV nêu nhiệm vụ bài học Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950? Vì sao ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch? Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta ? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp GV nêu câu hỏi, HS thảo luận Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt-Trung? Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? Cuộc chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. HS làm việc theo nhóm. Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì ? Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu. Hãy tường thuật lại trân đánh ấy? Hoàng Thị Thu Huệ 255 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? Đại diện nhóm trình bày. GV kết luận Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm. Gv chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu đông 1950? Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì ? Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 gợi cho em suy nghĩ gì ? Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 em có suy nghĩ gì ? Hoạt động 5: Làm việc cả lớp GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới thu đông 1950. GV nhấn mạnh: Nếu như chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chủ động tấn công chúng bị thất bại thì chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch. C.Củng cố-dặn dò. Đọc ghi nhớ – trả lời câu hỏi SGK Ôn bài tiết sau ôn tập để kiểm tra học kỳ I Tập đọc: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I . Yêu cầu : -Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự dổi mới của đất nước. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài trong SGK và ảnh những ngôi nhà đang xây với trụ bê tông và giàn giáo. III . Lên lớp: A. Bài cũ : HS đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm Hoàng Thị Thu Huệ 256 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc : Một, hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ . _ Đọc nối tiếp lần 1. ? Tìm tiếng, từ khó đọc? Giàn giáo, huơ huơ, vữa. _ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ khó trong SGK. - HS đọc nối tiếp trôi chảy lần 3. HS luyện đọc theo cặp, GV đọc bài. * Tìm hiểu bài : Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ? Bác thợ nề cầm bay làm việc Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong, như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch ? Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi? Nắng ngủ quên trên những bức tường, ngôi nhà lớn lên với trời xanh ? Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương. * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: ? Tìm giọng đọc toàn bài? Đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Luyện đọc diễn cảm đoạn khổ 3-4. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các khổ thơ đó. C. Củng cố , dặn dò : GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà HTL 2 khổ thơ đầu của bài. Toán : LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu: Hoàng Thị Thu Huệ 257 [...]... thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng: HS toàn trường : 600 HS nữ: 315 Viết tỉ số của HS nữ và số HS toàn trường ( 315 : 600) Thực hiện phép chia ( 315 : 600 = 0,525) Nhân với 100 và chia cho 100 (0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%) GV nêu cách tính: 315 : 600 = 0,525 = 52,5 % Quy tắc này gồm hai bước: + Chia 315 cho 600 + Nhân thương đó với 100 và viết... thuỷ tinh II/ Chuẩn bị: Hình SGK trang 60; 61 Một số đồ dùng làm bằng thuỷ tinh III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: ? Nêu tính chất, công dụng của xi măng? Nhận xét, ghi điểm B/ Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp: HS quan sát các hình ở SGK trang 60 Dựa vào các câu hỏi trả lời... có ý thức rèn làm văn II/ Chuẩn bị: Tranh, ảnh về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở lứa tuổi này VBT III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người đã được viết lại Nhận xét B/ Bài mới: * Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: HS đọc nội dung bài tập GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà Giới thiệu thêm ảnh, tranh minh hoạ em bé mà GV và HS sưu tầm... c)x x 12,5 = 6 x 25 x x 12,5 = 15 x = 15 : 12,5 x = 1,2 C.Củng cô, dặn dò: Nhận xét tiết học Xem lại các bài tập đã làm Luyện từ và câu: I Yêu cầu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC Hoàng Thị Thu 258 Huệ Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình... bạn cần biết trang 63 để trả lời các câu hỏi cuối bài Bước 2: Làm việc cả lớp Hoàng Thị Thu 272 Huệ Trường Tiểu học Trần Văn Ơn GV: Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ? (có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo) ? Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ? (cao su có tình đàn hồi tốt, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh: cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một... Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày II/ Chuẩn bị: Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: Gọi HS đọc phần ghi nhớ của tiết trước Nhận xét B/ Bài mới: Hoạt động 1 : Xử lý tình huống(bài tập 3) Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lý tình huống Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 3 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận... Văn Ơn - Biét thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn Làm bài 1(a,b,c), 2a 3 Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 4 -Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép chia liên quan đến số thập phân - Giáo dục HS chăm rèn toán II Lên lớp: A.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài 3a Nhận xét, ghi điểm B Luyện tập: Bài 1: -GV viết các phép tính... Trường Tiểu học Trần Văn Ơn GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập HS có thể trao đổi theo nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS GV kết luận Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạng phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc C.Củng cố , dặn dò : Nhận xét tiết học... HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi II Chuẩn bị: Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà III Lên lớp: Giới thiệu bài.GV giới thiệu và nêu mục đích bài học 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm cho nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo... tầm tranh, ảnh về những em bé kháu khỉnh Hoàng Thị Thu 271 Huệ Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Khoa học: CAO SU I/ Mục tiêu: HS biết Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su Kể tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su Nêu tính chất và công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo quản tốt các đồ dùng làm bằng cao su II/ Chuẩn bị: Hình SGK trang 62; . ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới thắng lợi, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh. phần trăm của hai số 315 và 600 GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng: HS toàn trường : 600 HS nữ: 315 Viết tỉ số của HS nữ và số HS toàn trường ( 315 : 600) Thực hiện phép chia ( 315 : 600 = 0,525) Nhân. Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự dổi mới của đất nước. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài trong SGK và ảnh những ngôi nhà đang xây với trụ bê tông và

Ngày đăng: 30/06/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w