Kỹ thuật điện di mang tính đột phá trong chăm sóc da, giúp cung cấp dưỡng chất sâu hơn và khắc phục nhược điểm của da hỗn hợp.. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Giúp l
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CHĂM SÓC SẮC ĐẸP
BỘ MÔN: DA LIỄU - THẨM MỸ
TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU TRÌNH BÀY CÁC LOẠI
DA VÀ THỰC HIỆN KỸ THUẬT ĐIỆN DI
CHO LÀN DA HỖN HỢP
Họ và tên: Hoàng Lâm Thư Kỳ
Mã số sinh viên: 2401000087 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Chi
Lớp: CĐ24CS03 Khóa học: 2023–2024
Hồ Chí Minh, 24 tháng 12 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Mở đầu 3
I Tính cấp thiết của đề tài 3
II Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
III Mục đích nghiên cứu 3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 4
I Phân loại các loại da 4
II Nguyên lý và tác động của kỹ thuật điện di 4
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 6
I Đối tượng nghiên cứu 6
II Phương pháp nghiên cứu 6
III Khái quát về kỹ thuật điện di 6
1 Khái niệm kỹ thuật điện di 6
2 Nguyên lý hoạt động 6
IV Thực hiện kỹ thuật điện di cho làn da hỗn hợp 7
1 Chuẩn bị trước khi thực hiện điện di 7
2 Các bước thực hiện điện di 8
V Lợi ích của kỹ thuật điện di cho da hỗn hợp 12
VI Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật điện di 13
VII Kết luận 13
Trang 3Chương 1: Mở đầu
I Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành thẩm mỹ và chăm sóc da, việc hiểu rõ đặc điểm từng loại da đặc biệt quan trọng, giúp đề xuất phương pháp chăm sóc phù hợp
Da hỗn hợp, với tính chất vừa nhờn vừa khô, đặt ra những thách thức đối với các phương pháp chăm sóc truyền thống
Kỹ thuật điện di mang tính đột phá trong chăm sóc da, giúp cung cấp dưỡng chất sâu hơn và khắc phục nhược điểm của da hỗn hợp
II Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Giúp làm rõ nguyên lý hoạt động của kỹ thuật điện di và tác
động của nó đối với làn da hỗn hợp
Ý nghĩa thực tiễn: Tăng cường hiệu quả chăm sóc da tại các spa và trung tâm
thẩm mỹ, đặc biệt trong xuống da khó chăm sóc như da hỗn hợp
III Mục đích nghiên cứu
Phân loại các loại da và đặc điểm da hỗn hợp
Nghiên cứu nguyên lý hoạt động và các bước thực hiện của kỹ thuật điện di
Trang 4Chương 2: Cơ sở lý thuyết
I Phân loại các loại da
1 Da thường
o Đặc điểm: Cân bằng giữa dầu và nước, không quá nhờn hay khô
o Da mềm mại, mịn màng, ít khuyết điểm
2 Da khô
o Đặc điểm: Thiếu nước và dầu tự nhiên, thường bong tróc, thô ráp
o Nguyên nhân: Yếu tố di truyền, môi trường, thiếu dưỡng ẩm
3 Da dầu
o Đặc điểm: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da bóng nhờn, lỗ chân lông
to, dễ nổi mụn
o Nguyên nhân: Nội tiết tố, di truyền, chế độ ăn uống
4 Da hỗn hợp
o Đặc điểm: Kết hợp giữa da khô và da dầu, vùng chữ T (trán, mũi, cằm) nhờn, hai bên má thường khô
o Loại da phổ biến nhất và khó chăm sóc vì tính chất kết hợp
5 Da nhạy cảm
o Đặc điểm: Dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa khi tiếp xúc với mỹ phẩm hoặc môi trường
o Thường mỏng và lộ mao mạch
II Nguyên lý và tác động của kỹ thuật điện di
Nguyên lý:
Trang 5o Sử dụng dòng điện ion nhẹ nhàng để đẩy dưỡng chất thấm thấu sâu vào từng lớp da
o Tăng cường trao đổi chất và kích thích quá trình tái tạo da
Tác động:
o Điều tiết bã nhờn, giảm thiểu lượng dầu thừa trên vùng chữ T của da hỗn hợp
o Cải thiện độ ẩm ở những vùng da khô, giúp da cân bằng hơn
o Kích thích tuần hoàn máu, tăng cường cung cấp oxy và dưỡng chất cho
tế bào da
o Hỗ trợ làm sáng da, cải thiện kết cấu và độ đàn hồi của da
o Giảm thiểu tình trạng kích ứng, đặc biệt trên vùng da nhạy cảm
Trang 6Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I Đối tượng nghiên cứu
Các tình nguyện viên có làn da hỗn hợp, độ tuổi từ 20 đến 40
Được chia thành nhóm thử nghiệm sử dụng kỹ thuật điện di và nhóm đối chứng không sử dụng
II Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết:
o Thu thập thông tin từ tài liệu chuyên ngành về cấu trúc da, đặc điểm da hỗn hợp, và kỹ thuật điện di
Thực nghiệm:
o Tiến hành kỹ thuật điện di trên nhóm thử nghiệm
o Sử dụng dưỡng chất phổ biến như vitamin C và hyaluronic acid
o Theo dõi tình trạng da trước và sau khi thực hiện qua các chỉ số như độ
ẩm, độ nhờn, và sự đều màu
III Khái quát về kỹ thuật điện di
1 Khái niệm kỹ thuật điện di
Kỹ thuật điện di ion là phương pháp sử dụng dòng điện nhẹ để đẩy dưỡng
chất vào sâu trong da, giúp các hoạt chất hấp thụ tốt hơn
Công nghệ này phù hợp để điều trị các vấn đề như: lão hóa, nám, mụn, da xỉn màu
2 Nguyên lý hoạt động
Trang 7 Sử dụng điện cực (+) và điện cực (-) để đẩy các ion dưỡng chất thẩm thấu
qua lớp biểu bì
Các ion mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, từ đó đẩy dưỡng chất vào tận lớp trung bì của da
IV Thực hiện kỹ thuật điện di cho làn da hỗn hợp
1 Chuẩn bị trước khi thực hiện điện di
1.1 Dụng cụ và thiết bị
Máy điện di ion: Chọn thiết bị có điều chỉnh mức dòng điện phù hợp.
Dung dịch dưỡng chất:
o Hyaluronic Acid (HA): Cấp ẩm sâu cho vùng da khô.
o Vitamin C: Làm sáng da, giảm thâm nám và kháng khuẩn cho vùng
chữ T (dầu nhờn)
o Collagen hoặc peptide: Phục hồi và tăng cường đàn hồi cho da.
Dụng cụ hỗ trợ:
o Khăn bông mềm, bông tẩy trang
o Bát đựng dưỡng chất
o Gạc hoặc mặt nạ dưỡng chất (nếu cần)
1.2 Chuẩn bị khách hàng/da mặt
Làm sạch tay và thiết bị để đảm bảo vệ sinh
Giới thiệu và giải thích quy trình điện di cho khách hàng hiểu rõ
Trang 82 Các bước thực hiện điện di
Bước 1: Làm sạch và tẩy trang
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và lớp trang điểm
trên da
Chú trọng vùng chữ T vì đây là vùng nhờn hơn, cần được làm sạch kỹ lưỡng
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng gel hoặc dạng enzyme để loại bỏ lớp sừng chết
Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên trong 2–3 phút, tập
trung vùng da khô (má) để làm mịn bề mặt da
Rửa sạch và lau khô da bằng khăn mềm
Trang 9Bước 3: Xông hơi và làm giãn nở lỗ chân lông
Xông hơi 5–7 phút để lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện cho dưỡng chất
dễ thẩm thấu vào sâu trong da
Kết hợp xông với tinh dầu tràm hoặc oải hương để làm dịu da và kháng khuẩn cho vùng chữ T
Bước 4: Tiến hành hút mụn
Sử dụng máy hút mụn chuyên dụng hoặc dụng cụ hút mụn để hút sạch
mụn đầu đen, bã nhờn
Thao tác nhẹ nhàng, di chuyển máy theo chiều từ dưới lên trên và tránh hút quá lâu tại một điểm
Trang 10Bước 5: Tiến hành điện di ion
5.1 Thoa dưỡng chất
Dùng bông gòn hoặc cọ chuyên dụng để thoa một lớp mỏng dưỡng chất lên từng vùng da
Phân chia:
o Vùng chữ T (trán, mũi, cằm): Thoa Vitamin C để giảm dầu nhờn
và kháng khuẩn
o Vùng má và hai bên mặt: Thoa HA hoặc collagen để cấp ẩm và làm
mềm vùng da khô
5.2 Cài đặt máy điện di
Bật máy điện di và chọn dòng điện phù hợp:
o Da dầu vùng chữ T: Sử dụng mức điện thấp, thời gian khoảng 2–3
phút/vùng
o Da khô vùng má: Sử dụng mức điện trung bình, thời gian kéo dài 4–
5 phút/vùng
5.3 Thực hiện kỹ thuật điện di
Trang 11 Bắt đầu với vùng chữ T (vùng da dầu):
1 Chọn đầu điện cực phù hợp
2 Đặt nhẹ điện cực lên da, di chuyển từ trung tâm trán ra hai bên thái
dương theo đường thẳng ngang
3 Tiếp tục di chuyển xuống vùng mũi và cằm, sử dụng các đường dọc
và xoắn ốc nhỏ
4 Duy trì thao tác nhẹ nhàng, không đè mạnh, tránh kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn
Di chuyển sang vùng má (vùng da khô):
1 Thay đổi điện cực nếu cần
2 Di chuyển máy theo đường tròn xoắn ốc từ trong ra ngoài và từ
dưới lên trên
3 Thao tác nhẹ nhàng và chậm rãi để dưỡng chất được đẩy sâu vào lớp trung bì của da
4 Thời gian điện di kéo dài hơn ở vùng này để tăng khả năng cấp ẩm
Trang 125.4 Kết thúc điện di
Dùng bông cotton lau nhẹ dưỡng chất thừa còn sót lại
Rửa lại mặt bằng nước ấm (nếu cần) và thấm khô da
Bước 6: Massage da mặt và khóa dưỡng chất
1 Massage thư giãn:
o Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, giúp lưu thông máu và giúp dưỡng chất thẩm thấu đều
o Tập trung động tác nâng cơ vùng má, giảm tình trạng chảy xệ da
2 Khóa ẩm:
o Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho da hỗn hợp:
Dạng gel cho vùng chữ T để tránh nhờn rít.
Dạng kem mỏng nhẹ cho vùng má để duy trì độ ẩm.
V Lợi ích của kỹ thuật điện di cho da hỗn hợp
1 Cấp ẩm và cân bằng dầu – nước:
Trang 13o Dưỡng chất như HA giúp vùng da khô được cấp nước, cân bằng độ ẩm.
2 Kiểm soát nhờn:
o Đẩy các tinh chất kiềm dầu vào vùng chữ T, giảm tiết dầu nhờn hiệu quả
3 Hỗ trợ điều trị mụn và lỗ chân lông:
o Vitamin C giúp kháng viêm, làm sáng da và se khít lỗ chân lông
4 Tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất:
o So với thoa mỹ phẩm thông thường, điện di giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn gấp 10 lần
VI Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật điện di
1 Điều chỉnh mức dòng điện phù hợp: Dòng điện quá mạnh có thể gây kích
ứng, nhất là trên vùng da nhạy cảm
2 Thời gian điện di hợp lý: Tổng thời gian thực hiện điện di không quá 15–20
phút để tránh làm da bị tổn thương
3 Kiểm tra phản ứng của da: Quan sát kỹ phản ứng của da, đặc biệt với người
lần đầu thực hiện Nếu có dấu hiệu đỏ rát hoặc kích ứng, dừng ngay quá trình
4 Vệ sinh thiết bị: Khử khuẩn điện cực và máy trước và sau khi sử dụng để đảm
bảo an toàn cho da
VII Kết luận
Kỹ thuật điện di ion là giải pháp hiệu quả cho làn da hỗn hợp, giúp cân bằng dầu – nước, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết Với quy trình thực hiện đúng kỹ thuật,
Trang 14làn da hỗn hợp sẽ trở nên khỏe mạnh, mịn màng và tươi sáng hơn Đây là phương pháp tiên tiến, an toàn và nên được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc da hiện đại