1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIII - XIV

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XIII - XIV
Tác giả Th.S Đặng Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học Và Mầm Non
Thể loại Tài Liệu Tham Khảo
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 26,29 MB

Nội dung

Trong đó mĩ thuật thế kỷ XIII – XIV thời Trần được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổi lớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

====o0o====

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỸ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XIII - XIV

Người thực hiện: Th.S Đặng Ngọc Anh

HẢI PHÒNG, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

Chương I Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần 5

1.1 Khái quát về thời Trần 5

1.1.1 Sự thành lập triều Trần 5

1.1.2 Khái quát về xã hội thời Trần 5

1.2 Khái quát về mĩ thuật thời Trần 7

Chương II Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần 9

2.1 Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý 9

2.2 Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần 10

2.2.1 Nghệ thuật kiến trúc 10

2.2.2 Nghệ thuật điêu khắc 18

2.2.3 Nghệ thuật hội họa 35

2.2.4 Nghệ thuật trang trí đồ gốm thời Trần 36

KẾTLUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 3

MỞ ĐẦU Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt mấy nghìn năm nay.Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc

ta đã tạo nên một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và mang đậm bả n sắc dân tộc.Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trong đó mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng.Kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất này.Trong kho tàng văn hoá đó phải kể đến sự đóng góp của các tác phẩm mĩ thuật đã và đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước Vì vậy lịch sử nền

mĩ thuật của nước ta rất đa dạng, phong phú qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua bao thời kỳ.Mỗi thời kỳ là một mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử mĩ thuật và được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… tiêu biểu của thời kì đó Do đó mỗi một thời kỳ phát triển của mĩ thuật Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng, những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của các thời kỳ trước để lại, đồng thời sáng tạo

nó phù hợp với chặng đường phát triển của mình Trong đó mĩ thuật thế kỷ XIII – XIV (thời Trần) được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổi lớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa và nghệ thuật trang trí đồ gốm Mĩ thuật thời kỳ này đã chứa đựng trong mình một bề dày văn hóa sâu sắc, có nhiều đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam.Tìm hiểu “mĩ thuật”

là một đề tài luôn thôi thúc tôi tìm hiểu bởi việc tìm hiểu những đặc điểm cũng như thành tựu nổi bật của mĩ thuật thời kỳ này sẽ cho chúng ta thấy được giá trị cũng như phong cách nghệ thuật của ông cha ta bấy giờ Qua đó còn nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu cũng như giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa đó Đó là lý do tôi chọn đề tài này

Trong tài liệu này tôi tập trung nghiên cứu về các đặc điểm mĩ thuật thời Trần như: tìm hiểu về sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý, những đổi

Trang 4

thay và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… của các tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu Lịch sử vấn đề nghiên cứu Mĩ thuật thời Trần là tài liệuluôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở tất cả các khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí với nhiều công trình có quy mô lớn như: Trong cuốn “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Chỉnh có viết về các đặc điểm của mĩ thuật thời Trần Cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan, khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử mĩ thuật thời Trần nói riêng Cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên cùng các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đã nghiên cứu một cách tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam Trong cuốn sách, thời Trần được các tác giả chú ý tìm hiểu nhưng mang tính tổng quát, không đi sâu vào tìm hiểu mĩ thuật của thời kỳ này.Viện mĩ thuật Việt Nam cũng cho ra đời cuốn sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mĩ thuật” Tuy nhiên cuốn sách phân tích văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ mĩ thuật nên mang ý dàn trải, chung chung, không đi sâu phân tích thời kỳ nào, do đó còn nhiều hạn chế khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần Và còn nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của mĩ thuật thời kì này Những tác phẩm nghiên cứu trên phần nào đã tìm

về cội nguồn của mĩ thuật dân tộc, đã phản ánh phần nào mĩ thuật Việt Nam nói chung và mĩ thuật thời Trần nói riêng trên những chặng đường lịch sử dân tộc Tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó của mĩ thuật thời Trần mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện về các đặc điểm của mĩ thuật thời kỳ này.Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình

Trang 5

Chương I Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần 1.1 Khái quát về thời Trần

1.1.1 Sự thành lập triều Trần

Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau

đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu Lúc này quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân Trước tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý.Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra.Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy.Đó là họ Đoàn ở Hả i Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây.Triều đình nhà Lý chỉ còn kiể m soát được Thăng Long và các vùng lân cận Trong khi

đó vua Lý Huệ Tông không có con trai Năm 1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi Vì vậy, mọi quyền hành của triều đình đều nằ m trong tay viên quan Trần Thủ Độ Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225 Triều Trần chính thức được thành lập, thực sự thay thế nhà

Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1226 đến năm

1400 Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian Vì vậy có thể thấy rằng, nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý Mặc dù vậy, với 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự thay đổi Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian, đó là vừa có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của thời Lý, vừa có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nên đã làm cho nghệ thuật thời Trần có sự thay đổi và sáng tạo nhất là trong mĩ thuật

1.1.2 Khái quát về xã hội thời Trần

Năm 1225, triều Trần thay thế triều Lý.Nhà Trần tiếp tục công cuộc xây dựng mở mang nước Đại Việt về mọi mặt Ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần Dưới thời Trần, bộ máy cai trị được củng cố, kiện

Trang 6

toàn, quân đội được quan tâm xây dựng Trong thời kì này, nông nghiệp, công thương nghiệp đạt nhiều tiến bộ; các cơ sở giáo dục như: Quốc học viện, Giảng

võ đường được thành lập; văn hóa; khoa học; nghệ thuật phát triển mạnh: nhiều tác phẩm văn thơ, nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng ra đời Đặc biệt chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học Những thành tựu đó đã nâng cao đời sống nhân dân, đưa văn minh Đại Việt lên tới đỉnh cao và tạo sức mạnh đánh bại

3 lần xâm lược của quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1288) giữ vững độc lập, góp phần cùng thế giới chặn đứng sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ Chiến thắng quân Nguyên Mông đã một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước và

ý chí của dân tộc ta Đồng thời ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh như Phật giáo, nhưng với cơ sở từ thời Lý sang thời Trần, Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử chọn nho sĩ có tài Nhiều nhân tài được đào tạo trong thời Trần như Chu Văn

An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh… Năm

1232, Nhà nước cho mở khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài.Chữ Nôm ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn.Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo vẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý Mặt khác ở thời Trần còn có phái thiền do người Việt Nam sáng lập ra Đó là phái Trúc Lâm với 3 vị tổ: Trần Nhân Tông - Pháp Loa và Huyền Quang Phật giáo ngày càng hoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian Chùa tháp được xây dựng trong các làng xã cũng có nhiều ngôi chùa chiền đẹp tuy quy mô không lớn như chùa thời Lý.Về kinh tế, Nhà nước chú trọng khuyến khích nông nghiệp phát triển Quân đội nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" để góp thêm lực lượng sản xuất nông nghiệp Kinh tế thành thị cũng song song phát triển kéo theo sự thịnh vượng của kinh tế hàng hoá, giao thông… Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho Nhà nước phong kiến thời Trần ngày một vững mạnh hơn.Đồng thời uy tín và ảnh hưởng của nước ta ngày càng được nâng cao hơn sau chiến thắng quân Nguyên Mông.Mặt khác, trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn Chế độ nông nô, nô tì tan rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự do Nhà nước chú ý hơn tới việc "nới sức dân để làm

Trang 7

kế sâu rễ bền gốc" Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới

sự phát triển mĩ thuật thời Trần, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dân gian phát triển, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần có bước nhiều tiến bộ hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành Cách trang trí hoa văn dựa trên nghệ thuật dân dụng, tất cả những điều đó đã tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mĩ thuật thời Trần

1.2 Khái quát về mĩ thuật thời Trần

Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhậ n được một

số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc ngày một

rõ nét và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau Đặc điểm phong cách nghệ thuật thời Trần: mĩ thuật thời Trần với đường nét phóng khoáng, khoẻ khoắn, giàu chất hiện thực hơn thời Lý Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản, cách tạo hình khỏe khoắn gần gũi với đời sống nhân dân lao động Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là trên đồ gố m xuất hiện nhiều hình ảnh các con thú Rồng còn nhiều nét của thời Lý nhưng đầu

đã có sừng, chân 4 móng, khúc cuộn ở thân doãng hơn.Có thể nói rằng, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa thời Trần có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý Nếu phong cách mĩ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính tư tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mĩ thuật thời Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, đơn giản, có vẻ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ thời Lý Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan niệm thẩm mỹ khác nhau Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khoẻ khoắn hơn Thời kì này nhiều công trình kiến trúc được xây dựng, về kiến trúc cung đình thì có tu bổ hoàng thành Thăng Long, xây dựng cung điện Thiên Trường và nhiều khu lăng mộ nổi tiếng Về kiến trúc Phật giáo thì giai đoạn này nhiều chùa tháp cũng được xây dựng.Còn về lĩnh vực điêu khắc nổi bật nhất là các tượng tròn được tạc bằng đá, gỗ… Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời

Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến

.Tượng bệ rồng thì có hình dáng khỏe khoắn hơn rồng thời Lý Chạm khắc gỗ cũng phát triển với những cảnh nhạc công, người chim, rồng và bệ hoa sen Đồ gốm thì xương gốm dày thô và nặng hơn so với thời Lý, gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và gố m hoa lam, họa tiết trang trí sắc xảo hơn

Trang 8

chú trọng với những họa tiết như hoa cúc, hoa sen… và được cách điệu Như vậy có thể nói đây là giai đoạn mà mĩ thuật Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, vừa có sự kế thừa phát huy các giá trị mĩ thuật thời Lý, vừa có sự sáng tạo khác biệt để phù hợp với hoàn cảnh, xã hội đương thời qua đó thể hiện được sự dung

dị, đôn hậu, chất phát, nói lên được sức mạnh, lòng tự hào của dân tộc Việt

Trang 9

Chương II Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần 2.1 Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý

Nhà Trần là thời kì kế tiếp sau thời Lý.Vì vậy sau khi bắt đầu được thành lập, nhà Trần thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là về mặt kiến trúc.Các công trình kiến trúc từ thời Lý như tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý đã giữ một vai trò quan trọng, nó được xem là cơ sở,

là nền móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển Mĩ thuật thời Trần đã có sự thay đổi về phong cách, cách thức thể hiện để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh văn hóa, xã hội mới Sự thay đổi đó diễn ra trong một thời gian khá dài vừa có sự tiếp thu và tiếp biến qua thời gian của lịch sử Sự chuyển biến về phong cách diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý.Sự kế thừa này thể hiện rất rõ qua nhiều tác phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạ m khắc trang trí, hội họa.Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi Trong chạm khắc chúng ta gặp lại những nội dung đề tài quen thuộc: sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời… Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất.Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý Hình rồng trên viên gạch ở chùa Hoa Yên (Yên Tử - Quảng Ninh) vẫn mang những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm mại của đường nét Đề tài rồng được sử dụng trong các môtíp trong mĩ thuật thời Lý như rồng chầu vông sáng Một số hoa văn hoa lá vẫn mang tính cách điệu cao như những hình lá dương xỉ trang trí trên bệ đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định) Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời

Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộc đậm

đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi Trên cở sở tinh hoa văn hoá thời Lý, mĩ thuật thời Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội có nhiều biến

Trang 10

thiên khác với thời Lý Do đó bên cạnh việc kế thừa về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời Trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩ m mĩ thuật đặc sắc và mang một phong cách riêng của thời kỳ này Đó là những đặc điểm khác biệt mà qua quá trình vừa tiếp thu vừa sáng tạo của mĩ thuật thời Trần đã đạt được Mặc

dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thể hiện rõ trong mĩ thuật thời kỳ này.Có thể nói rằng, mĩ thuật thời Trần đã mang đậ m dấu ấn văn hóa của dân tộc

2.2 Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần

2.2.1 Nghệ thuật kiến trúc

Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… Nước ta là một nước nhiệt đới lắm rừng, các công trình kiến trúc xây dựng bằng gỗ nhờ đó cũng có truyền thống lâu đời Cho đến nay trên cả nước chỉ còn 3 công trình kiến trúc bằng gỗ thời Trần là chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Bối Khê (Hà Nội) và Chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) Đây cũng là các công trình được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng

.Chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai,tỉnh Hà Tây Chùa được xây dựng vào thời Trần , khoảng năm 1338 Kiến trúc hiện nay chủ yếu vào những lần trùng tu vào cuối thế kỷ 18 và năm 1923 Chùa còn giữ được nhiều di vật của thời Trần ở tòa thượng điện và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI Theo sách từ điển di tích văn hóa Việt Nam (

Hà Nội , 1993) , ngoài chư phật ,chùa còn thờ Minh Đức Chân Nhân đời Trần Ngài họ Nguyễn , húy là Nữ , tự Bình An , tu hành đắc đạo , tăng đồ theo thụ giáo rất đông Hàng năm mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch)

Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp Kiến Trúc chùa Bối Khê có tiền đường , hành lang tả hữu ,nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng

Trang 11

hai bên theo một trục chính Đặc biệt , chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo , những họa tiết về kiến trúc gỗ 4 vị chim thần

Cổng chùa có 5 cửa , phía trên cửa chính có chữ Đại Bi Tự Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp Dấu tích của dòng sông Đỗ Động ,

rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng Nguyên Nguyễn Trực ( 1417-1474) cách chùa 30m Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng , tám mái Tầng trên treo quả chuông lớn , đường kính 60cm , cao 1m , đúc năm Thiệu Trị thứ 4 ( 1844) Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng chừng 400m vuông , hai bên là hai hồ nước , một trồng sen , một làm giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây TòaTam bảo còn gọi là Thượng điện, thờ Phật , Pháp , Tăng , cấu tạo theo 4 hàng cột , mỗi hàng 4 chiếc , riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái , chia thành 7 gian hai vì kèo giữa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần , các đầu bảy đỡ mái phía ngoài được chạm khắc hình rồng , đầu bảy góc trái phía ngoài chạm hình chim thần Garuda Bên phải tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích Đức Thánh Bối Chùa còn bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm , Đạo giáo , Khổng Giáo và có nhiều cổ vật quý 58 pho tượng lớn nhỏ , 2 cây đèn gốm thời Mạc và nhiều sắc phong Trong số 58 pho tượng , đáng chú ý

là tượng Quan Âm 12 tay ngồi trê tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng , chim thần , hoa lá có niên đại Xương Phù luc niên ( 1382 ) triều vua Trần Phế

Đế Hai hành lang chạy dọc , mỗi bên 9 gian ,18 vị La hán ngồi trên bệ đá , thể hiện đủ gương mặt , tư thế khác nhau Sau tam Bảo là hậu cung thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Đình An , hai tầng tám mái

Đến nay , Chùa Bối Khê vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý giá như tượng Phật Bà nghìn mắt , nghìn tay có từ đời Lý là một trong hai pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam , 11 bia đá có từ đời Hậu Trần , hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn , một quần thể tượng Cửu Long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng

Trang 12

.Chùa Thái Lạc thờ Phật và thần Pháp Vân nên có tên gọi là Pháp Vân Tự Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400) Kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc", gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian

Đến đây chúng ta không khỏi ngạc nhiên và khâm phục bởi con mắt tinh tường của người xưa khi xây dựng ở nơi đây một ngôi chùa trên gò đất cao mà dân gian vẫn thường nói là trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng rồng chầu hổ phục Chùa xây không xa dân mà cũng không quá gần để người dân gửi gắm lòng thành kính của mình vào cửa phật Chùa Thái Lạc được xây theo hướng Đông Nam, là hướng biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển

Nhà tiền đường và một số phù điêu chùa Thái Lạc

Trang 13

Chùa Thái Lạc là một trong bốn chùa thờ Tứ Pháp tại xã Lạc Hồng Tại các chùa này hiện còn lưu giữ nguyên mẫu các pho tượng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) mà tương truyền rằng được tạc từ cành dâu, lấy từ chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh Đây cũng là hệ thống Tứ Pháp tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ

sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên

Tuy nhiên, di vật quý giá nhất của chùa Thái Lạc là 20 bức phù điêu gỗ thời Trần còn lại trong di tích Thượng điện chùa Thái Lạc là một trong những công trình gỗ cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ XIV Qua những lần trùng tu, một số cấu kiện bị hư hỏng đã thay đổi, nhưng kiến trúc, kết cấu vẫn hoàn toàn giữ nguyên

và giữa các xà cột chính là các phù điêu gỗ còn nguyên vẹn

Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu thì mảng điêu khắc được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên vẻ đẹp cho công trình Kỹ thuật đục nổi bong kênh trên một mặt phẳng, đón ánh sáng của thiên nhiên hay ánh đèn hương tạo cảm giác sáng tối, lắng đọng Các vì kèo gỗ thời Trần còn lại ở chùa Thái Lạc đều có kích thước vừa phải, chúng là những bộ phận trụ chống chủ yếu, được nối với nhau bằng những đường xà dọc và các đường hoành để tạo thành một khung cốt vững chắc, nhằm

đỡ toàn bộ lực đè của mái nhà Đặc biệt phía trên câu đầu, ở giữa còn gắn thêm một bộ phận được gọi là giá chiêng, khác với kiến trúc về sau, chúng đều có dáng thấp, ở giữa không để rỗng mà được lắp ghép một mảng gỗ có tạo hình quầng lửa nhọn đầu Mảng ván bưng này về cấu trúc không có tác dụng gì, có lẽ các nhà kiến trúc xưa có ý lắp thêm vào đó nhằm để trang trí, tô điểm cho công trình của mình được hoàn mỹ hơn

Các thành phần kiến trúc gỗ tại chùa Thái Lạc còn có một số mảng cốn và cột trốn được lắp trên các xà nách và đặc biệt, có một số ván nong có chạm khắc đẹp được ghép ở giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ, có tác dụng che kín các lớp kiến trúc và trang trí thêm cho đẹp Ở các ván nong được chạm nhiều cảnh

về đề tài các tiên nữ Nơi thì hai tiên nữ đang cưỡi phượng, người thổi tiêu, người kéo nhị; nơi khác tiên nữ lại thổi sáo, đánh đàn Hoặc cũng có cảnh tiên

nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa Thú vị hơn còn có cả cảnh chạm một dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc Tất cả chúng chẳng những là các tác phẩm nghệ thuật tạo hình giá trị, một vốn tài liệu quý giúp chúng ta hiểu biết về nền nghệ thuật âm nhạc cổ của cha ông Các hoạ tiết này phản ánh khá rõ nét xã hội Việt thời Trần với hào khí Đông A ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông Các mảng chạm khắc ở chùa Thái Lạc, dưới con mắt người xem vẫn hiện lên với một hiệu quả thẩm mỹ đầy đủ và trọn vẹn

Trang 14

Theo giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa thì sự chính xác và nhất quán trong điêu khắc gỗ ở chùa Thái Lạc còn xác nhận có hình vẽ mẫu ban đầu, rồi đường nét của hình vẽ mẫu sẽ dẫn dắt lưỡi đục của người nghệ sỹ sai khiến chất liệu, nên qua những hình điêu khắc ta có thể gián tiếp thấy lại hình vẽ của nghệ thuật hội họa Nghệ sỹ khi dựng chùa Thái Lạc đã dùng đục nẩy trên

gỗ rắn những đường nét làm thành các hình như được vẽ bằng bút Nếu ở hình phỗng quỳ đội tòa sen, chất hội họa kết hợp dè dặt với điêu khắc, đường nét chỉ phụ họa cho mảng khối, thì đến những hình hoa dây, sóng nước, đặc biệt là các hình tiên nữ, những nhạc công đang biểu diễn, nghệ sỹ dân gian đã sử dụng thứ ngôn ngữ chính là đường nét, hình chạm nổi mà chất hội họa đậm hơn cả điêu khắc, nét chạm như nét vẽ, tinh sắc và thoải mái

Tại chùa Thái Lạc trước kia thường được nhân dân trong vùng tổ chức các lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán Ở lễ hội Tứ Pháp chùa Thái Lạc tồn tại cả linh khí dân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và góp phần làm nên bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Việt Nam Người dân tin rằng, thông qua lễ hội thì sẽ được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Có thể nói, tín ngưỡng Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việt qua nhiều thời đại

và tồn tại cho đến tận ngày nay

Cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc

lộ phong cách mĩ thuật của thời kỳ này Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý thì thấy các chùa thời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở chân núi, trên núi…Vì vậy mặt bằng của các ngôi chùa thời Lý thường được trải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần.Sang thời Trần, các chùa tháp được phân bố rộng rãi hơn, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có nhiều kiểu Như chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc Lối kiến trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạm thời Lý Tuy vậy còn có thể có lối bố cục theo kiểu “nội công ngoại quốc” có nghĩa là ba tòa Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện được sắp sếp theo kiểu chữ công hành lang bao quanh giống như chữ quốc Kiểu bố cục mặt bằng này

sẽ gặp nhiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ sau Chùa Hoa Yên , Chùa Thiên Trúc và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử Quảng Ninh ,núi Yên Tử ở xã Thượng yên Công ,phía tây thị xã Uông Bí , tình Quảng Ninh , ở đỉnh cao 1068m

Chùa Hoa yên thường gọi là chùa Cả ,tọa lạc trên núi Yên Tử , ở độ cao 516m Chùa nguyên tên là Vân yên , do Thiền Sư Hiện Quang khai sơn Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Thường Chiếu ,Kế tiếp Thiền Sư Hiện Quang và Quốc

Sư Trúc Lâm , Quốc Sư Đại Đăng ,Thiền Sư Tiêu Diêu ,Thiền Sư Huệ Tuệ , Đại Đầu Đà Trúc lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ( 1299) vv…

Trang 15

Đại Đầu Đà Trúc lâm thuộc thế hệ thứ 6 ổ Yên Tử , nhưng đến Ngài , Ngài đã thống nhất các Thiến Phái đã có thành một Thiến Phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ

Ngài cho mổ chùa Vân Yên to rộng ,Tả hữu dựng Viện Phù Đồ , lầu chuông trống ,nhà dưỡng tăng , nhà khách , dưới sườn núi dựng nhà cửa đến suốt đến sứ Thanh Lương Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền Tông rất đông Chùa Vân yên trở thành trung tâm Phật Giáo thời bấy giờ

Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức ( 1470- 1497 ), vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa , thấy cảnh hoa nở đầy sân , bèn cho đổi là Hoa Yên

Trước chùa Hoa Yên có Huê Quang Kim Tháp xây năm 1309 , an táng xá lợi Trần Nhân Tông và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ khác , đều là tháp cổ thời Trần

Hệ thống Chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu ,xây dựng quy mô lớn : Chùa Cấm Thực , Chùa Giải Oan ,Chùa Một Mái , Chùa Bảo Sái ,Chùa Vân Tiêu , Chùa Thiên Trúc …

Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002

Qua đó cho thấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mĩ thuật thời Trần Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến trúc thời Trần đã làm phong phú thêm, hoàn chỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công trình có giá trị cao Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiề u tầng, nhỏ dần về phía ngọn Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2m.Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng.Tháp có hai loại thờ Phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ

Trang 16

(tháp mộ).Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao.Cây tháp như nét nối giữa trời và đất Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn… thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp (có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4) Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, tương truyền nguyên thủy có 13 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng Tháp được xây dựng từ thời Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng, theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ, có chiều cao đo được 16,5 mét Tháp cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét

Toàn bộ phần còn lại của tháp, căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dỡ phục dựng, cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm hai loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m × 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m × 0,22m Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn

Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm máiphân tầng Phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt, tạo dáng khớp nhau theo từng lớp, từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây, bảo đảm liên kết chặt và khả năng chịu lực lớn Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp Mặt ngoài của gạch

ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú Những kiểu cách họa tiết phong phú tùy theo vị trí mỗi tầng mà thiết kế đồ án trang trí từng mặt tháp, tạo dáng từng viên gạch hoa văn hoàn chỉnh rồi mới đánh dấu gạch theo vị trí trước khi đem nung

Các nghệ nhân khi xây dựng tháp đã dựa vào tầm nhìn của người chiêm ngưỡng

mà trang trí hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ hay đơn giản Đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét, là khoảng cách mắt thường có thể cảm nhận dễ dàng Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng, phức tạp mà nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ

"sư tử hí cầu" v.v Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy) v.v Các viên gạch trang trí đều

có chân và sau khi xếp vào vị trí cố định thì liên kết thành một khối

Trang 17

Có nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp Bình Sơn, cho thấy vị trí đặc biệt của tháp trong văn hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân bản địa Tất cả những truyền thuyết này đều lưu truyền trong dân gian, như truyền thuyết về xuất xứ cây tháp, vốn là một tháp lớn dựng trong vườn tháp ở giữa cánh đồng Nẫu xã Tứ Yên, Lập Thạch, sau một đêm mưa bão thì nhảy về vị trí hiện nay; truyền thuyết về chiếc giếng bên cạnh tháp với con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một cây tháp khác có màu xanh bên tháp Bình Sơn, đã bay lên trời; truyền thuyết về ông Ngụy Đồ Chiêm thủ lĩnh địa phương, con một người đàn

bà bán quán nước chân tháp, đã ôm kiếm chạy vào cây tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình đến đánh dẹp v.v

Một số motif trang trí trên gạch nung của tháp Bình Sơn

Sau những trận lụt liên miên trước thập niên 1960, Tháp Bình Sơn có nguy cơ bị

đổ sụp hoàn toàn khi bị nước lũ cuốn lở mảnh chân đế phía bắc và phía tây, chỏm tháp bị vỡ một mái Năm 1969 nước ngập chân móng đến 60 cm buộc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú phải dựng một khung sắt và dùng vành đai thép đề ghì chống cho tháp Nhu cầu phục dựng tháp cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh những năm chiến tranh lúc miền Bắc vẫn đang trong giai đoạn quyết liệt

Tháng 5, 1972 dưới sự chỉ đạo của Sở văn hóa, xưởng phục chế tháp Bình Sơn được lập tại thị trấn Hương Canh, là sự hợp tác của những tổ chức như Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú, cùng nhiều kỹ thuật viên, các chuyên viên về sành gốm, các nghệ nhân, cán bộ chụp ảnh, cán bộ đồ họa và in thạch cao nhằm đảm bảo tháp được dựng đúng từng chi tiết, đảm bảo phục chế đúng nguyên tác Nhân lực và biện pháp thực hiện đều làm theo lối thủ công với từng hòn gạch được tháo dỡ, đánh

Trang 18

dấu từng cạnh, từng mặt, từng tầng theo các hướng, đổ khuôn thạch cao rồi xếp vào từng gian nhà theo đúng thứ tự đã ghi chép, chụp ảnh từ trước

Các kỹ thuật viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp dựng lại hình những viên gạch bằng thạch cao lành lặn và các nghệ nhân Hương Canh chỉ việc theo mẫu những viên thạch cao, làm thành những viên gạch nung có mộng mang cá,

có họa tiết đúng như bản gốc và phiên bản Việc phục chế từng viên gạch với kích thước, đường nét hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi người tạo tác phải tỉ mỉ, kiên trì, nhẫn nại Người ta dùng đất đỏ lấy ở gò Vườn Sui để chống co ngót, dùng đất sét xanh ở Đầm Mát để có sự kết dính và mịn mặt, dùng đất Móng Trâu ở Quất Lưu làm nguyên liệu chính, tạo thành một hợp chất chế tác gạch hoa văn của thế kỷ 13, bổ sung cho những phần bị vỡ nát của tháp Bình Sơn Công nhân phải làm tới 100 viên gạch phơi mới có một viên đúng mẫu và sau khi nung hầu như cứ 48 viên mẫu mới được một viên gạch đạt quy cách Việc làm gạch để thay thế và bổ sung những chỗ bị vỡ trên tháp, bị nát, bị khuyết, bị

lũ quét, phải kéo dài đến hai năm

Khi gắn lắp lại tháp, người ta phải căn cứ vào khuôn in thạch cao, đồ họa và ảnh chụp ban đầu, theo số mục đánh dấu trên từng viên gạch và thứ tự của từng kho dựng gạch

Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long.So với thời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này được mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác Ngoài ra,

ở vùng quê hương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớn trong thời gian từ năm 1262 đến năm 1264 Ngày nay các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó.Ở đây có khu Trùng Quang to lớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán.Ngoài

ra còn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các Thái Thượng Hoàng Nơi đây có trường học, chùa tháp Phổ Minh… Tất cả các công trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnh vượng của nhà Trần Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành Thăng Long, Phủ Tây Đô và Phủ Thiên Trường (Nam Định) Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu có những kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân (Thái Bình) Mặc dù vậy về kiểu dáng cũng chưa có gì đáng kể Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không còn được nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó Có một số tài liệu nhắc đến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông ở An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh…

2.2.2 Nghệ thuật điêu khắc

Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.Yếu tố tạo nên nét đặt trưng đó là sự giao lưu

Trang 19

văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến.Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm, phong cách phù hợp với kiến trúc Điêu khắc và trang trí luôn gắn với công trình kiến trúc Những công trình điêu khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, chắc khỏe hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành Chân các

bệ, cột thường có hình hoa sen Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh, như: cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh) Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trình chạm khắc trên

gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), hổ

đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình) Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, một số hương án đá như ở chùa Đậu - Thường Tín - Hà Tây, chùa Thầy - Quốc Oai - Hà tây, Chùa Ngọc Đình (Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Tây), chùa Bối Khê (Tam Hưng - Thanh Oai - Hà Tây), Chùa Tổng (Phúc Thọ - Hà Tây), Chùa Hương Trai (Hoài Đức - Hà Tây), chùa Dầu - Ninh Bình, chùa Thanh Lũng - Phú Thọ

Trang 20

Tháp đất nung thời Trần Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam còn lại đến nay, được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264 Tượng hổ đã được đưa về bày ở sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm

tự nhiên hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi song đầu nghểnh cao quan sát Tượng có kích cỡ dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm Tượng hổ trong tư thế nằm dễ chồm dậy, các chân được gấp lại đưa

về đằng trước, đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều Thân mình hổ được thể hiện bằng những mảng khối căng phồng như thấy cả cơ bắp Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực và khỏe khoắn

Chùa Đậu (Thành Đạo Tự) ở Thường Tín - Hà Tây còn 3 đôi thành bậc đá, trong

đó đặc biệt có 1 đôi thành bậc đá chạm Rồng thời Trần còn tương đối nguyên vẹn ở trước cửa Tiền Đường Thành bậc thời Trần còn nằm rải rác ở một số di tích khác, như chùa Thầy - Hà Tây

Chùa Dâu (hay chùa Pháp Vân, chùa Ứng Tự) trăm gian và cầu Chín Nhịp tại xã Khương Tự (Bắc Ninh) cũng là công trình kỹ thuật đáng kể, tương truyền

do Mạc Đĩnh Chi xây cất Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú, vừa mang tính trang trí cho lăng mộ vừa đóng vai trò là người canh gác giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất

Trang 21

Nếu các bức tượng, phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm… thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được tập trung ở các khu lăng mộ là chính Tượng phật Thời Trần Chuông phổ minh Thời Tượng Phật bà nghìn Trần mắt, nghìn tay Tượng đất nung đầu chim Điêu khắc rồng thời Trần phượng thời Trần Bệ hoa sen Thời Trần Cửa thời Trần (tại Bảo Tê giác chùa Phật Tích tàng Nam Định) Phượng thời Trần Bệ đá thời Trần Vũ điệu dâng hoa Rồng Thời Trần Các tác phẩm điêu khắc Thời Trần có giá trị mĩ thuật cao Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu sử dụng chất liệu là đá Tượng Phật thì hầu như không tìm thấy tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382)… Những bệ đá hoa sen này có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối hình chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa lá,… dưới cùng là đế bệ Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó,… bên cạnh các đề tài chính thống khác như tứ linh… Mặc dù vậy, ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét hình dân gian, chất hiện thực sống động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ Trên các pho tượng thời Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu vẫn sử dụng những đề tài quen thuộc như: rồng, phượng, hoa lá, sóng nước,… Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê,…Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người nửa chim rất phong phú và sinh động.Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở chùa Thái Lạc Mật độ hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt đều đặn và phóng khoáng hơn.Ở một số nơi còn trang trí các đề tài đậm chất dân gian như tác phẩm “Dê, hoa lá” ở bệ tượng Phật chùa Bối Khê – Hà Tây.Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để

có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm,

mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềmThân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào

Ngày đăng: 21/12/2024, 23:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa dân tộc Khác
2. Nguyễn Du Chi(2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Mỹ thuật Khác
3. Phạm Thị Chỉnh (2009), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Đại học sư Phạm hà Nội Khác
4. Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
5. Chu Quang Trứ (2013) Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật Khác
w