Người chú trọng vấn đề đạo đức, đặc biệt xây dựng mẫu người toàn diện cả đức lẫn tài, cả tâm hồn lẫn trí tuệ và sức khoẻ, phải trung với nước, hiếu với dân, phải thương yêu con người, ph
Trang 1Mục lục
1.Lời mở đầu 2
2 Vai trò của đạo đức 3
2.1 Vai trò của đạo đức trong xã hội & đời sống 3
2.2 Vị trí và vai trò của đạo đức trong cách mạng 3
3 Những nội dung đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 5
3.1 Trung với nước, hiếu với dân 5
3.2 Yêu thương con người, sống có tình nghĩa 7
3.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 7
3.4 Thấm nhuần tinh thần quốc tế 11
3.5 Tu dưỡng đạo đức, nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 11
4 Vận dụng vào việc xây dựng con người VN đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 21.Lời mở đầu:
Hồ Chí Minh sinh thời rất quan tâm đến vấn đề con người Vì theo Người động lực quan trọng và quyết định xây dựng Chủ nghĩa xã hội chính
là nhân tố “con người” Vì vậy Hồ Chí Minh còn là một trong những nhà tư tưởng bàn nhiều và sâu sắc về vấn đề đạo đức con người Đặc biệt là “đạo
đức mới” của con người mới – con người Xã hội chủ nghĩa.
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Một trong những phạm trù
quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại là “Đạo” Đạo có nghĩa là
con đường, đường đi, mở rộng hơn là con đường sống của con người trong
xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tinh và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Và vì vậy, Nho giáo đã xác lập cả một hệ thống những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức (nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín, trung, hiếu, kính, tiết,…) để ràng buộc con người vào việc phục vụ lợi ích của xã hội (cố nhiên, lợi ích này trước hết là lợi ích của giai cấp phong kiến) Trong đạo đức Nho giáo không có chỗ cho lợi ích cá nhân
Ở phương Tây, những người theo coi trọng “nghĩa vụ” cũng chủ trương rằng, không phải hạnh phúc cá nhân (tức lợi ích cá nhân) mà sự thực hiện
nghĩa vụ mới là lý tưởng tối cao Nghĩa là hành vi đạo đức là hành vi thực
hiện nghĩa vụ, đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội; hành vi đem lại lợi ích cho cá nhân không có tư cách của hành vi đạo đức Điều này được thể hiện tập trung nhất trong đạo đức học của I.Cantơ
Đạo đức học Mác – Lênin nghiên cứu đạo đức cộng sản chủ nghĩa – đạo đức của giai cấp công nhân cách mạng
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước Là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin.Đó là sự tiếp thu có chọn lọc
và phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại cả phương Đông
và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách
Trang 3mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Người chú trọng vấn đề đạo đức, đặc biệt xây dựng mẫu người toàn diện cả đức lẫn tài, cả tâm hồn lẫn trí tuệ và sức khoẻ, phải trung với nước, hiếu với dân, phải thương yêu con người, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, phải có tinh thần quốc tế trong sáng Đối với Người, nói là phải đi đôi với với làm, phải làm gương "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” xây đi đôi với chống và phải
tu dưỡng đạo đức suốt đời giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong
2.Vai trò của đạo đức:
2.1 Vai trò của đạo đức trong xã hội và đời sống.
Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức có vai trò to lớn đối với hành vi của con người, đạo đức tốt thì hành vi hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và
xã hội; đạo đức không tốt thì tất yếu hành động trái quy luật
Hồ Chí Minh coi đạo đức giống nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người như gốc của cây, ngọn của sông suối Người nói: “Cũng như sông có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.” [1]
2.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong cách mạng.
Trong quan điểm và quan niệm của Người, Người thường nhấn mạnh:
“muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa,
muốn có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa” [2] Vì vậy con người Việt Nam trong thời đại mới – con người xã hội chủ nghĩa phải rèn luyện thấm nhuần
tư tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết gột rửa, bài trừ tư tưởng cá nhân, đồng thời rèn luyện đạo đức Cái đạo đức Người nói, Người nhấn mạnh là đạo đức
mới – đạo đức cách mạng Người nói: “ làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm
vũ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có
Trang 4mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [3].
Đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là đạo đức kiểu mới, chẵng những mang bản chất của giai cấp công nhân hiện đại, thực hiện sứ mệnh lịch sử giải phóng cho giai cấp mình, giải phóng cho cả xã hội, cho từng con người ra khỏi tình trạng nô lệ, bị bóc lột áp bức ở dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, vươn tới tự do và làm chủ mà còn kế thừa và phát huy nhưng giá trị tốt đẹp nhất của truyền thống đạo đức dân tộc, của tinh hoa văn hóa nhân loại
Đạo đức cách mạng - đạo đức mới là đạo đức của những con ngừơi hành động, làm cách mạng để phát huy cái cũ lỗi thời, lạc hậu và xây dựng
xã hội mới – xã hội chủ nghĩa
Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng giúp cho con ngừơi vững vàng
trong mọi thử thách “ Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước… Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” [4]., lo hoàn thanh nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thẩn, không quan liệu, không kiêu ngạo, không hủ hóa
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cậo một cách toàn diện, Người yêu cầu đạo đức đối với từng giai cấp, tầng lớp và các nhóm trên xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi từ gia đình đến xã hội, trong cả 3 mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc ( trong tác phẩm Đường cách mệnh ) Tư tưởng Hồ Chí Minh còn đăc biệt mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, Đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cấm quỳên Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng ta phải thật trong sáng, là tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, Đảng phải “
là đạo đức, là văn minh” Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
Trang 5phải xưng đáng là người lãnh đạo, là ngừơi đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Vì vậy, đạo đức cách mạng có vai trò quan trọng đối với con người xã hội chủ nghĩa, phải có đạo đức cách mạng làm nển tảng, quét sạch tư tưởng
ca nhân, rèn luyện trau dồi tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đưa cách mạng tới thắng lợi, xây dựng xãhội mới – xã hội chủ nghĩa,
3.Những nội dung đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh có thể khái quát thành 4 nội dung
cơ bản là: “ trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, Cần, kiệm,
liêm, chính; chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng.”.
3.1 Một là: Trung với nước, hiếu với dân.
Phẩm chất trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống của ngừơi phương Đông Hồ Chí Minh đã sử dụng và đưa vào
đó những nội dung mới
Trong Nho giáo, khái nịêm “ trung – hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ Tác phẩm chính của Nho giáo nói về đạo hiếu được mở đầu như sau:
“Hiếu là gốc của đức, là nguồn của nho giáo…thân thể tóc da, nhận từ cha
mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu Xét
về hiếu, khởi đầu là lo việc song thân, kế đến là việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân.”Đây là một nguyên tắc cơ bản của chế độ phong kiến
trong thái độ ứng xử văn hóa trong xã hội bắt buộc phải tuân theo, nếu không
sẽ bị vi phạm tư cách đạo đức làm người
Trong Phật giáo thường nói đến bốn ân căn bản mà một người Phật tử
thường phải ghi nhớ và đền đáp là: ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân quốc gia và
ân chúng sanh Bốn ân này được xem trọng vì theo giáo lý của Phật giáo
trong vô số kiếp trước cho đến đời hiện tại mỗi người đều đã tạo ra vô số nhân duyên khác nhau, đã thọ ân của vô số chúng sanh và đến đời này lại thọ
ân của cha mẹ đã sinh thành nuôi nấng, ân Tam bảo đã soi sáng và dẫn bước
Trang 6trên đường tu học và ân quốc gia đã bảo bọc, chăm lo cho cuộc sống mình được bình an, hạnh phúc
Người mượn khái niệm của Nho giáo, nhưng chữ “trung” ở đây có nội
dung hoàn toàn mới, đó là “trung với nước”, chữ “nước” ở đây là nước của
dân còn dân lại là chủ nhân của đất nước, phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước
hết “Trung với nước”, theo Người còn là kết quả cụ thể, hiệu quả công tác.
Tất cả mọi ngừơi Việt Nam, con người xã hội chủ nghĩa, từ chủ tịch nước đến người quét rác, mỗi người trong xã hội đều có một công việc, một nhiệm vụ cụ thể, cứ làm tròn nhiệm vụ của mình thì đều là người làm tròn chữ “trung”
“Hiếu với dân” là nội dung rất cơ bản trong quan niệm Hồ Chí Minh trong cái cặp chỉnh thể “trung với nuớc, hiếu với dân” “Hiếu” ở đây không
chỉ riêng với cha mẹ mà còn là hiếu với dân, trong đó có cha mẹ Hồ Chí Minh đề cập chữ ‘hiếu” rộng và tích cực hơn so với chữ “ hiếu” của Nho giáo Rộng hơn là bởi vì Người cho rằng hiếu là hiếu với dân, trong đó co cha, mẹ mình, rông hơn nữa là tình anh, em họ hàng Người nói
“ ….Các chú có thể làm tốt hơn vì đạo đức ngày càng cao, rộng hơn Không
phải chỉ có hiếu với bố mẹ mà là trung với nước, hiếu với dân” [5] Ở đây Người nhấn mạnh không phải chỉ có hiếu với bố mẹ mà còn phải hiếu với dân, phải thương dân gần dân, gắn bó với dân, khính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc Người lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, để người dân hiểu được quyền và trách nhiệm của mình, có như vây mới được dân tin, dân mến kính trọng mới tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng
Trang 73.2 Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.
Hồ Chí Minh xác định một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Yêu thương con người trong tư tửơng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát
từ truyền thống nhân nghĩa của dân tôc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Con người trong các mối quan hệ rất phức tạp, có con người theo kiểu “ nhân chi sơ, tính bản thiện”, nghĩa là sinh
ra vốn là người hòan thiện, tốt rồi sau đó là cả một quá trình biến đổi luân hoàn Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội
Tình yêu thương con người trước hết thể hiện là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, những người lao động bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ, bị áp bức, bị bóc lột Yêu thương con người phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn kết để phấn đấu cho đạt
được muc tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Thương yêu con người phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lâm, khuyết điểm
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn Vì vậy, phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ
Yêu thương con ngừơi phải biết và dám dấn thân đấu tranh giải phóng con ngừơi
Đối với những người cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: học tập chủ
nghĩa Mác_Lênin để yêu thương nhau hơn Người viết “ Hiểu chủ nghĩa
Mác_Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác_Lênin được”.
3.3 Cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một nội dung của cái gốc đạo đức, cái gốc của sự phát triển trong tríêt lý hành động của Hồ Chí
Trang 8Minh.Người mà nói và viết về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất, người mà kêu gọi mọi người thực hành và tự mình “xắn tay áo” lên để thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất chính là Hồ Chí Minh
Trong tác phẩm Đường kách mệnh , Người nêu lên 23 quan điểm thuộc
về “ tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là đạo đức cách mạng,
thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc Người nhận thấy mối quan hệ tự mình đối với bản thân mình là khó xử lý nhất, tự mình thấy cái dở, cái xấu của mình lại càng khó khăn hơn
Đề cập đến vấn đề cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là đề cập đến mối quan hệ “ tự mình”, đối với bản thân mình, gắn với chủ thể của con người hành động, nó bộc lộ hàng ngày, hàng giờ Đức tính này đòi hỏi phải
tự mình phải làm chủ bản thân mình
Người đã lý giải, giải thích từng khái niệm như sau:
Thứ nhất, Cần: theo Hồ Chí Minh Cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ
trong mọi công việc lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao “Muốn
cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc”
vì “công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau.
Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, đìêu nên làm sau
mà đưa ra làm trước, như thế sẽ hao tốn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít… Vì vậy siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau.” [6].
Thứ hai, Kiệm: trước hết là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí.
Trong những năm tháng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ và giải phóng thống nhất Tổ quốc Mọi người phải thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm trở thành một chủ trương, biện pháp hữu hiệu trong mọi hành xử của con người và tổ chức Ngoài ra tiết kiệm theo Người còn là tiết kiệm ở cả thời gian, là ở tăng năng suất lao động chứ không phải bớt xén thời giờ làm việc
Cần và Kiệm phải gắn chặt với nhau và nó liên quan chặt chẽ đến việc
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu Người nói “ Cần với Kiệm, phải đi
đôi với nhau, như hai chân con người Cần mà không Kiệm, thì làm chừng
Trang 9nào xào chừng ấy Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hêt chừng ấy, không hoàn lại không Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triên được Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.” [7] Cần, Kiệm là phẩm chất phải có của tất cả mọi người lao động trong đời sống, trong công tác
Thứ ba, Liêm: Theo Hồ Chí Minh Liêm là không tham lam, là liêm
khiết, trong sạch, là thước đo tính người, người mà không Liêm thì không
bằng con vật, “một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần là một dân
tộc văn minh tiến bộ”.
Như đã nêu ở phần đầu thì trong 3 mối quan hệ, thì mối quan hệ “với mình”, tự mình đấu tranh với chính mình là điều khó khăn nhất, tức là con người phải biết chế ngự bản thân mình, thoát khỏi sự ham hố hàng ngày
thường có được Hồ Chí Minh nghiêm khắc nêu “ Pháp luật phải thẳng tay
trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.
[8] Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liệu là “giặc nội xâm”, thứ giặc
ở trong lòng, nó nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm nhiều Hồ Chí Minh làm như vậy là phù hợp với ý nguyện của dân, thực hiện ý nguyện của đất nước
Thứ tư, Chính: có nghĩa là thẳng thắn, là không tà, là đúng đắn chính
trực, không tự cao, tự đai, đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với
việc, Hồ Chí Minh viết “phải có công tâm, có công đức Chớ đem của công
dùng vào việc tư chớ đem người tư làm việc công Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thủ, tư oán” Đối với
nhiêm vụ được giao thì “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy
cũng tránh….” Phải trung thành với chính phủ, với đồng bào, chớ lên mặt
làm quan cách mệnh
Người nói về tầm quan trọng của Chính: “ Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ
của Chính Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới
Trang 10là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính, nhưng còn phải Chính mới là hoàn toàn.”[9]
Liêm và Chính là những phẩm chất phải có của người thi hành công vụ
Tại buổi nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng Tháng 5 năm 1957 Người tóm tắt cái tính chỉnh thể của các đức tính
Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong một con người “….Cần, Kiệm Liên, Chính là
nền tảng của đời sống, một nền tảng của thi đua ái quốc.
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người.
…… ”
Thứ tư, Chí công vô tư: Đây là môt yêu cầu nữa đối với đạo đức của
người cách mạng, nó trái ngược với cách mạng mà Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt các căn bệnh khác Hồ Chí Minh cho rằng Chí công là rất mực công bằng, công tâm; Vô tư là không được có
lòng riêng, thiên tư, thiên vị, “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng
Chí công vô tư đối với người, với việc Người cho rằng có Chí công vô tư thì lòng dạ mới trong sáng, đầu óc sáng suốt chăm làm những viêc ích quốc lợi
dân “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Muốn có Chí công vô tư thì phải
chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, có chí công vô tư thì mới có 5 đức tính tốt là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm – là những phẩm chất đạo đức của cách mạng
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người giữ “cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật
Cần, Kiệm, Liêm, Chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với Chí công
vô tư Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến Chí công vô tư Và ngược lại đã Chí công vô tư một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện