1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - tư tưởng hồ chí minh - đề tài - Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Văn Nghệ, Văn Hóa Đời Sống
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

Theo nghĩa rộng, văn hoá được Hồ Chí Minh định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, k

Trang 1

Đề tài:

Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống

BÀI THUYẾT TRÌNH

Trang 2

MỤC LỤC

I.NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VĂN HÓA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA.

2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA.

3.CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA.

4.TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA.

II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA VĂN HÓA.

1.VĂN HÓA GIÁO DỤC.

2.VĂN HÓA NGHỆ THUẬT.

3.VĂN HÓA ĐỜI SỐNG.

Trang 3

I NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ VĂN HÓA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá

được đề cập đến ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, văn hoá được Hồ Chí Minh định

nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc

sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn

ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,

văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt

hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử

dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức

là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương

thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài

người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu

đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Trang 5

 Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là một trong bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội

Theo Người, văn hoá cũng quan trọng ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội

- Người còn chỉ rõ bốn vấn đề đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Xây dựng kinh tế để tạo diều

kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá Ngược lại, văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ

chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế

2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA

Trang 6

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm

cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời

sống tinh thần của mỗi người và của cả dân tộc. Tư tưởng lớn nhất mà Người yêu cầu Đảng và nhân dân

ta phải xây dựng là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền

với chủ nghĩa xã hội Những tình cảm lớn mà Hồ Chí

Minh chủ trương xây dựng cho mỗi người là lòng yêu

nước, tình yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện và cái mỹ; yêu tính trung thực, thuỷ chung, chân thành, ghét những thói hư, tật xấu, sa đoạ, biến chất,v.v…

3.CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA

Trang 7

Hai là, nâng cao dân trí Đó là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân Trình độ

đó phải từ chỗ không biết chữ đến chỗ biết chữ, từ chỗ biết chữ đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động cuả mỗi người như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, thực tiễn Việt Nam và thế giới,v.v…

Trang 8

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt

đẹp, những phong cách lành mạnh luôn

hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ

Muốn tham gia vào việc tạo ra những giá

trị văn hoá, đồng thời biết hưởng thụ một

cách đúng đắn những giá trị văn hoá của

xã hội, mỗi người không chỉ cần có những

tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp,

những hiểu biết ngày càng được nâng cao,

mà còn phải trau dồi cho mình những

phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành

mạnh. Văn hóa phải giúp cho con người

biến những tư tưởng đúng đắn, tình cảm

cao đẹp thành phẩm chất và phong cách

của chính mình mới có thể sử dụng được

kiến thức để tham gia vào việc tạo ra

những giá trị văn hoá cho xã hội và biết

hưởng thụ một cách đúng đắn những giá

trị văn hoá của xã hội

Mỗi người phải biết phân biệt cái tốt đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội với cái lạc hậu cản trở mỗi người và cả dân tộc tiến lên phía trước

Từ đó, mỗi người phải phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều, cái lỗi thời, lạc hậu ngày càng giảm bớt, cái xấu xa, hư hỏng ngày càng bị loại bỏ khỏi đời sống con người và xã hội

Trang 9

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá mới mà chúng ta chủ trương xây

dựng là nền văn hoá có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng

+ Tính dân tộc của nền văn hóa thể hiện ở đặc tính dân tộc, cốt cách

dân tộc của nền văn hóa Nó là kết quả của sự kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của dân tộc

+ Tính khoa học của nền văn hóa thể hiện ở sự phù hợp của nền văn

hóa dân tộc với sự tiến hóa chung của nền văn hóa nhân loại, ở khả năng đóng góp của văn hóa vào sự nghiệp cải tạo xã hội.+ Tính đại chúng của nền văn hóa thể hiện ở chỗ nền văn hóa đó do quần chúng nhân dân vun trồng nên, quần chúng nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể hưởng thụ những giá trị của nền văn hóa đó

Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng hiện nay là nền văn hóa có

tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực chất nền văn hóa

này là sự tiếp nối và triển khai tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch

sử mới của dân tộc

4.TÍNH CHẤT CỦA VĂN HÓA

Trang 10

II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA VĂN HÓA

1.VĂN HÓA GIÁO DỤC

Để chuẩn bị cho việc xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu

và có sự nhìn nhận như thế nào đối với nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân?

Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng nền

văn hóa giáo dục của nước Việt Nam  mới  có ý

Nêu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục của

Trang 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của nghệ sĩ Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến

sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba cùng” với nhân dân

2.VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Trang 12

2.VĂN HÓA ĐỜI SỐNG

“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay thì phải làm”. 

Trang 13

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT

1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG.

Quan điểm văn hoá - nghệ thuật của Hồ Chí Minh luôn hướng tới một nền văn hoá - văn nghệ mới tiên tiến, phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc Đó là một nền văn hoá - nghệ thuật lành mạnh, tốt đẹp chứa chan tinh thần dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam cường thịnh

Trang 14

Hồ Chí Minh luôn xem trọng vai trò và chức năng của chủ thể sáng tạo, nên Người đã khẳng

định rằng để:“phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là

công, nông, binh”, người nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức, giữ vững lập trường, rèn luyện

tư tưởng chính trị, ý chí phấn đấu, tinh thần trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ để mài dũa ngòi bút ngày một sắc bén hơn nhằm làm tốt nhiệm vụ của người nghệ sĩ trên trận tuyến chống quân thù, chống lại cái ác, phê bình những cái xấu còn tồn tại trong xã hội như:

"tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu,…” trên tinh thần “thật thà, chân chính, đúng

đắn” mà vẫn đảm bảo tính nghệ thuật của tác phẩm, không đánh mất vai trò tưởng tượng

trong sáng tạo nghệ thuật; đồng thời ca ngợi “những người mới, việc mới” góp phần xây dựng cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn Hơn thế nữa, trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”, người

chiến sĩ văn hoá cần phải biến ngòi bút của mình thành một thứ vũ khí hữu hiệu:

“Dùng cán bút làm đòn chuyển xoay chế độ

Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền”

2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ THỂ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

Trang 15

Xác định động lực, sức sống và tiền đề của văn học nghệ thuật cách mạng

Việt Nam bắt nguồn trước hết từ mục tiêu

cao quý là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân

dân, Hồ Chí Minh khẳng định:“Nghệ thuật

chân chính cốt để phục vụ nhân

dân”, “Phục vụ nhân dân là mục đích của

văn nghệ ta” Mặc dù, những ý kiến này

được dân, “nghệ thuật vị nhân sinh”

3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA -

NGHỆ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN

Hồ Chí Minh nói từ năm 1955, nhưng cho mãi đến nay và cả sau này nữa, những ý kiến ấy vẫn còn nguyên giá trị Có thể nói, ý kiến của Hồ Chí Minh về văn hoá - nghệ thuật thể hiện một quan điểm rất đúng đắn và đầy sáng tạo trong việc xây dựng một nền văn nghệ mới Việt Nam nên những ý kiến ấy mãi soi đường, rọi hướng cho từng bước phát triển của nền văn học - nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Văn học - nghệ thuật, theo Người phải hướng đến quần chúng nhân

Trang 16

Bằng những bài viết, bài nói bàn về văn hoá và văn học nghệ thuật, Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng văn nghệ cho sự phát triển của nền văn học- nghệ thuật nước ta

Trang 17

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của nghệ sĩ Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba cùng” với nhân dân

Trang 18

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nghệ thuật được coi là một di sản phi vật thể quý báu của

dân tộc Việt Nam Thế giới suy tôn Người là danh nhân văn hóa bởi Người là một nhà văn hóa hành động theo đúng nghĩa “nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá

ấy phải phục vụ cho chính con người” Trong tư tưởng của Người, văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị mà sâu sắc, bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Trang 19

Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy văn học, nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu tranh có hiệu quả Từ những câu ca dao, tục ngữ mang nội dung phản phong châm biếm, đả kích giai cấp thống trị đến các loại truyện cổ tích, truyện cười có nội dung đấu tranh xã hội cao

Trang 20

Quan điểm “văn học, nghệ thuật cũng là một mặt trận” thấm sâu trong nhận thức của các nhà văn, nhà thơ đi theo Đảng suốt những năm tháng kháng chiến cũng như những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba cùng” với nhân dân

Trang 21

Có thể thấy, Bác quan tâm đến hầu hết các vấn đề của văn nghệ: từ chức năng, tính chất của

nghệ thuật đến vai trò của văn nghệ, từ nguồn gốc của nghệ thuật đến đối tượng phục vụ, phạm vi phản ánh; mối quan hệ giữa nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm; mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc

tế, chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, tự do sáng tạo và những nguyên tắc cần tôn trọng; từ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phổ cập và nâng cao đến làm thế nào cho tác phẩm có tính hấp dẫn, có sức cuốn hút thông qua cách viết, cách thể hiện

Trang 22

VĂN HÓA ĐỜI SỐNG

Văn hóa đời sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa Đây là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay Xây dựng con người Việt Nam không thể coi nhẹ việc xây dựng văn hóa đời sống

Trang 23

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống.

Xây dựng văn hóa đời sống mới được HCM chỉ ra ngay sau khi mới giành chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống

Trang 24

Thực hành đạo đức mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng Đạo đức mới theo chủ tịch hồ chí minh là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng Đó là bốn phẩm chất chung và cơ bản nhất.

Đạo đức mới:

Trang 25

Lối sống mới là lối sống có lí tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến

Trước hết là văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, nó không phụ thuộc vào những thứ ăn mặc ở nhiều hay

ít, sang trọng hay đơn giản mà nó phụ thuộc vào lối sống có hay không có văn hóa của mỗi người

Theo Người, phải xây dựng một phong cách sống giản dị, khiêm tốn, chừng mực, ngăn nắp, điều độ, vệ sinh, yêu lao động, quí trọng thì giờ, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền danh lợi Quan hệ ban bè, đồng chí, nhân dân thì chân tình cởi mở, trân trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung độ lượng

Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể dân chủ, tác phong khoa học Các tác phong có liên quan chặt chẽ với nhau, điều này đặc biệt cần thiết đối với cán

bộ quản lí, lãnh đạo HCM yêu cầu ở đội ngũ cán bộ phải có phong cách sống, phong cách làm việc hợp lòng dân

Lối sống mới:

Trang 26

Xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mĩ tục lâu đời của dân tộc Tất nhiên không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, cái gì cũng làm mới.

HCM dạy chúng ta rằng: chẳng những phải kế thừa mà còn phải phát triển thuần phong mĩ tục, đồng thời phải biết cải tạo phong tục tập quán cũ thành những yếu tố tiến bộ mà trước đó chưa có Người cho rằng không phải cái gì cũ cũng xấu Cái cũ

mà tốt thì phải phát triển thêm Thí dụ như tinh thần tương thân tương ái, tận trung tận hiếu Cái gì mới mà hay thì ta phải làm Thí dụ ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc có ngăn nắp

Nếp sống mới:

Trang 27

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào việc giáo dục đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới cho học sinh sinh viên hiện nay.

Trang 28

Bên cạnh những mặt đạt được thì trong HS-SV hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục.

Thực tế cho thấy, hiện nay có một bộ phận không nhỏ HS-SV phai nhạt lý tưởng sống, không có định hướng rõ ràng trong học tập, có tư tưởng rất tiêu cực về cuộc sống, xã hội,

họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu

thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”.; theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị cám dỗ bởi vật

chất, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống tiêu dùng, có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống,…

Những mặt hạn chế

Ngày đăng: 09/12/2024, 21:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w