1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tập san Hành trang Xanh 4

46 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Haình trang xanh Một số giải pháp để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” Nguyễn Trung Văn Hiệu trưởng Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo "quân sư phụ". Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý". Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục: Xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xã hội và toàn dân luôn theo dõi, lắng nghe những bước đi của giáo dục. Vị thế của Giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên và không chỉ bằng những con số mà bằng cả chất lượng đích thực. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là một vấn nạn của nền giáo dục nước nhà.Trước tình hình đó, BGD&ĐT đưa ra chủ trương bằng việc thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục. Đây là một vấn đề lớn được xã hội rất quan tâm. Cuộc vận động "hai không" của ngành giáo dục đã được phát động và thực hiện qua một năm với phạm vi rộng lớn toàn quốc đồng thời đã tạo cho ngành giáo dục có những chuyển biến rõ rệt, được xã hội ghi nhận, đồng tình và tin tưởng.Vì thế nó có rất nhiều ý nghĩa tích cực đối với ngành giáo dục cũng như đối với xã hội: Thực hiện tốt cuộc vận động chính là giúp học sinh chấn chỉnh động cơ thái độ học tập, không trông chờ ỷ lại mà phải độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo. Thực hiện tốt cuộc vận động không những tạo ra sự công bằng xã hội mà còn là động lực thúc đẩy dạy tốt và học tốt. Thực hiện tốt cuộc vận động sẽ tạo vị thế và nâng cao uy tín người thầy giáo. Để thực hiện tốt cuộc vận động này theo tôi trước hết chúng ta quán triệt trong đội ngũ giáo viên và học sinh. Đồng thời giải thích cho phụ huynh và tiến hành kí cam kết giữa lãnh đạo nhà trường, CĐ trường, CBGV, Hội phụ huynh và học sinh. Cần đề ra một số quy định như: Đối với giáo viên: - Yêu cầu tác phong, phong cách ăn mặc, sinh hoạt. Đặc biệt ứng xử có văn hóa đối với mọi người và nhất là với học sinh, với đồng nghiệp. Nghiêm cấm việc xúc phạm nhân cách học sinh và xúc phạm đồng nghiệp thể hiện sự thanh cao của người thầy. - Yêu cầu ra đề, coi thi, chấm thi khách quan, trung thực, nghiêm túc và đúng quy chế trên cơ sở xây dựng kho bộ đề. Đề ra phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức phân loại giỏi, khá, trung bình. Ban biãn táûp 1 Haình trang xanh - Nghiêm cấm việc cấy điểm, chữa điểm, nâng loại. Đối với học sinh: - Trước hết vào đầu năm học cần quán triệt cho học sinh về cuộc vận động hai không, không nói tiêu cực trong kiểm tra thi cử, đồng thời cho học tập nội quy trường lớp với những quy định tối thiểu của người học sinh. - Cấm quay cóp, dở tài liệu trong kiểm tra thi cử. Nếu phạm vi một lần sẽ hạ một bậc hạnh kiểm. Nếu có tính hệ thống thì xử phạt kỷ luật theo quy định. Và đặc biệt chúng ta phát động sự tự giác và phát giác tự quản trong học sinh. Đối với Ban giám hiệu: - Tăng cường công tác kiểm tra để đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực. Xây dựng quy chế làm việc hiệu quả. Duy trì tốt việc thanh tra, kiểm tra để có biện pháp xử lí kịp thời. đồng thời khuyến khích giáo viên trong công tác thi đua dạy tốt và học tốt. - Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng đại trà. Bồi dưỡng học sinh giỏi để số lượng, chất lượng học sinh giỏi cao hơn. Kiên quyết chống ngồi nhầm lớp, chống tam giả: Tri thức giả, đạo đức giả và chất lượng giả, nhằm đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức thực sự vững vàng. - Bên cạnh đó trường cần mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng trang thiết bị. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học. - Chú trọng công tác tuyên truyền vận động trong phụ huynh và các tầng lớp nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương phát hiện và kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và những biểu hiện suy thoái về đạo đức của người thầy giáo. Việc chống tiêu cực trong thi cử và nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, chỉ có thể đạt được kết quả thực sự và bền vững, nếu có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Hơn ai hết chính chúng ta các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, phải gương mẫu thực hiện: Kiên quyết chống và loại trừ các hành vi tiêu cực, không dung túng, tiếp tay bao che, né tránh các tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng như việc vi phạm đạo đức nhà giáo.Tất cả nhằm hướng đến xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, toàn diện Ban biãn táûp 2 Haình trang xanh MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG “HAI KHÔNG” Hoàng Thị Phương Nam Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngành giáo dục đã có những đóng góp to lớn. Nhưng bên cạnh đó có không ít hiện tượng tiêu cực đau lòng đã và đang xảy ra. Chúng ta có nhiều lúc bức xúc trăn trở, nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi thì sự nghiệp giáo dục nước nhà rồi sẽ về đâu? Rất phấn khởi khi chúng ta nhận được Chỉ thị số 33/2006/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ GD-ĐT phát động. Trải qua một năm thực hiện cuộc vận động này ở trường THCS Thị trấn Hải Lăng nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung đã có những bước chuyển mình đáng kể. Vì cuộc vận động có ý nghĩa vô cùng to lớn tác động sâu sắc mạnh mẽ đến toàn xã hội, mọi người thay đổi sự nhìn nhận đối với ngành giáo dục, đặt niềm tin vào giáo dục bởi những hiệu quả do cuộc vận động này đem lại. Đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên: Chúng ta đã ý thức được vị trí và trách nhiệm lớn lao của người thầy giáo trong công cuộc đổi mới, là phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đưa những tiến bộ của công nghệ thông tin vào giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại. Tự chúng ta cảm thấy phải có thái độ kiên quyết đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường. Trong công tác kiểm tra đánh giá phải nghiêm túc khách quan theo phương châm "Học thực-Thi thực-Chất lượng thực" không chạy đua theo thành tích, không để học sinh ngồi nhầm lớp tránh hệ luỵ đáng lo về sau. Ý thức bao giờ cũng đi trước hành động, muốn có hành động đúng thì mọi người phải có ý thức đúng. Điều đó cho thấy rằng nhận thức đạo đức của người thầy giáo là vô cùng quan trọng, người thầy phải là tấm gương sáng mẫu mực về đạo đức lối sống, trung thực, thẳng thắng, công bằng, đáng tin cậy, yêu nghề, có tâm huyết với nghề không làm điều sai trái ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo. Cuộc vận động "Hai không" còn có tác động mạnh đến học sinh, các em đã biết lo lắng trong thi cử và có tinh thần tự giác học tập rất cao. Nghiêm túc trong các giờ kiểm tra bởi vì các em hiểu rằng theo tinh thần của cuộc vận động này thì không thể trông chờ vào sự trợ giúp khác. Chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học, tự chếm lĩnh tri thức. Cuộc vận động "Hai không" không chỉ tác động đến giáo viên, học sinh mà nó còn ảnh hưởng tốt đến nhận thức, niềm tin của phụ huynh. Họ nổ lực tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho con em mình học tập, phụ huynh đặt niềm tin vào sự công bằng trong đánh giá, thi cử. Các hiện tượng tiêu cực trong phụ huynh đã được hạn chế đáng kể. Ban biãn táûp 3 Haình trang xanh Để thực hiện tốt, hiệu quả cuộc vận động "Hai không" và 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động. Hơn ai hết những người làm công tác giáo dục phải nghiêm túc thực hiện tinh thần của cuộc vận động này và có thái độ kiên quyết không dung túng tiếp tay cho các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục xảy ra. Chúng ta phải tự khẳng định mình về phẩm chất đạo đức nhà giáo cũng như về trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng một nền giáo dục lành mạnh. Ban biãn táûp 4 Haình trang xanh NHÀ GIÁO VỚI SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI “Trích bài phát biểu trong Hội thi “Nhà giáo với sự nghiệp trồng người” của Phòng GD-ĐT Hải Lăng tổ chức ngày 15/11/2007” Nguyễn Thị Tuyết Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp GD-ĐT, với những tiến bộ của KHCN. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh không có con đường nào khác là phải thông qua hoạt động giáo dục. Nhiệm vụ của GD- ĐT trong tình hình hiện nay là đào tạo con người có đạo đức, có năng lực, điều đó được coi là yếu tố để xây dựng thành công CNXH. Văn kiện Đại hội X của Đảng có viết “Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát huy nguồn lực trí tuệ - sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam – coi việc phát triển GD-ĐT; khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực của sự nghiệp CNH-HĐH và chấn hưng đất nước. Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển”. Cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả việc nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và đào tạo nhân tài. Bởi những lẽ đó mà trách nhiệm của nhà giáo với sự nghiệp trồng người theo thời đại cũng có những đổi mới. Bác Hồ kính yêu dạy rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Trồng người là nghề hết sức cao quý. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” Đảng ta khẳng định rằng “Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Người thầy trước khi lên bục giảng phải xác định mục tiêu của việc mình làm đó là giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt sau này. Cho nên phải sống chết với nghề. Cái thiên chức đó thiêng liêng và cao thượng lắm. Vai trò của người thầy ngoài dạy chữ còn phải dạy người như Bác Hồ đã nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nên trách nhiệm của nhà giáo cần được coi trọng, tục ngữ ta có câu “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định chân lý “không thể thiếu vai trò của người thầy trên bục giảng”. Chính vì thế, thầy giáo phải là người sống chết với nghề, phải thật sự yêu nghề mến trẻ, phải thể hiện mình là một tấm gương trong sáng về đạo đức, trí tuệ, năng lực, lao động sáng tạo cho học sinh noi theo. Hơn nữa, đứng trước những thách thức lớn của xã hội, nhất là căn bệnh thành tích thì uy tín nhà giáo cần phải được coi trọng. Để nâng cao uy tín thì trước hết người thầy giáo phải có bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp vững vàng, tự khẳng định mình và tự bảo vệ mình trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của xã hội. Thời gian qua, xã hội, nhất là nhà trường có lúc có nơi chưa làm đúng những điều Bác Hồ dạy nên đã khiến cho một số bộ Ban biãn táûp 5 Haình trang xanh phận học sinh và kể cả giáo viên chưa thực hiện đúng thực chất trong thi cử, học tập, bệnh thành tích. Điều này làm cho các thầy cô giáo sống chết với nghề không thể không đau xót, bức xúc trước những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra, nhất là trong giáo dục. Để khắc phục mâu thuẫn của căn bệnh thành tích thì việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải đến tận giáo viên để tự điều chỉnh mình. Chúng ta cũng hiểu rằng, chất lượng là vấn đề sống còn của giáo dục nên vì thế trách nhiệm của thầy giáo là không để học sinh ngồi nhầm lớp – đó là một sự lãng phí không ai có thể thừa nhận được. Chúng ta cũng phải biết rằng trong tất cả mọi ngành nghề thì cho phép phân loại sản phẩm và cho phép có phế liệu phẩm, nhưng đối với ngành giáo dục thì sản phẩm không cho phép có phế liệu phẩm. Vì lẽ đó việc đẩy mạnh giáo dục toàn diện là vấn đề cần lưu tâm. Bác Hồ nói “Óc người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thìư nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì đỏ. Vì vậy việc học tập trong nhà trường có ảnh hưởng lớn đến tương lai của thanh thiếu niên”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác, nhà giáo chúng ta với sứ mệnh thiêng liêng mà xã hội đã giao phó phải dạy học sinh học để làm người, học để biết, học để làm việc; biết lấy việc học làm lẽ sống; coi việc học là điều kiện tiên quyết để có việc làm và thu nhập trong đời sống; học để thành người lao động có tri thức, có văn hoá. Cho nên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì người thầy giáo phải cố gắng hoàn thiện mình, trau dồi thêm kiến thức; tự tu dưỡng và rèn luyện mình; nhất là biết cập nhật CNTT ứng dụng vào dạy học, góp phần nâng cao chất lượng trong “sự nghiệp trồng người”./. Ban biãn táûp 6 Haình trang xanh NÊN HIỂU “NÉT NGÀI” HAY “NÉT NGƯỜI” Giáo viên: Châu Lệ Chi Có lẽ chẳng ai còn phải nghi ngờ hay bàn cãi gì nữa về nghệ thuật tả người bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du mà kiệt tác Truyện Kiều là một minh chứng cụ thể nhất. Song cũng có những câu thơ tưởng chừng như quá quen thuộc, gần như thuộc lòng nhưng có lúc lại thấy quá ư xa lạ khi mỗi người hiểu một cách khác nhau. Chẳng có gì làm lạ khi chỉ một câu thơ hay một từ lại làm đau đầu bao thế hệ. Một “Khuôn mặt chữ điền” hay một tà áo trắng của ai đó chỉ thoáng qua trong thơ Hàn Mặc Tử - một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào thơ mới vẫn còn chưa ráo mực thế mà mỗi người suy diễn một cách khác nhau, hướng chi những câu thơ một thời cách xa ta hằng thế kỷ. Thế nhưng luận đàm văn chương là một việc, còn việc làm thế nào để hướng người đọc đến việc cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm trên cơ sở khoa học, chính xác và có sự thống nhất quả là một điều khó nhất là đối với những người đang trực tiếp giảng dạy. Cho nên giáo sư Trần Đình Sử cũng đã mất rất nhiều công sức khi nghiên cứu việc làm thế nào để học sinh “Hiểu sâu, hiểu đúng, hiểu hết tác phẩm văn học” quả là điều không dễ chút nào. Mãi mãi người thầy sẽ phải băn khoăn trăn trở khi còn những nghi vấn ở phía học sinh: “Thưa thầy, mỗi thầy giảng một cách, em biết theo ai?”. Đó là sự thật mà không ít giáo viên đã gặp khi giảng đến những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của “Chị em Thúy Kiều” (Đoạn trích Văn 9- Tập I). Tả về vẻ đẹp cuả Thuý Vân cụ Nguyễn Du viết: “Vân xem trang trọng khác người Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thưa nước tóc, tuyết nhường màu da”. Khỏi phải dài dòng để bàn về sự tài tình hay dụng ý nghệ thuật của tác giả. Chỉ xin được nhắc đến một nét đặc tả của cụ Tiên Điền khi nói đến vẻ phúc hậu đoan trang của Thuý Vân với “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Sách giáo khoa đều có chú thích rất rõ cũng giống như chú thích trong bản dịch “Truyện Kiều” của soạn giả Vũ Ngọc Khánh về từ “nét ngài” chỉ mày ngài: nét lông mày đẹp (thành ngữ Việt Nam có “mắt phương mày ngài”). Thế nhưng trong những năm gần đây có những ý kiến cho rằng nét ngài là nét người vì “ngài”nghĩa là “người” theo tiếng địa phương vùng Nghệ Tĩnh – Quê hương của Nguyễn Du. Không ít người cho rằng cụ tả thân hình “nở nang” của Thúy Vân (có lẽ như vậy cụ đã sử dụng bút pháp tả thực chăng?) Ban biãn táûp 7 Haình trang xanh Nếu quả thật như thế, tác giả đã mâu thuẫn mất khi trước đó tả chung vẻ đẹp của cả hai chị em Thúy Kiều cụ viết: “Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” Họ có dáng vẻ thanh mảnh của mai và tinh thần trắng trong như tuyết. Trong câu thơ khác tác giả vẫn sử dụng cúc mai để ví von. “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai” Chúng ta vẫn biết rằng thi pháp cổ vốn chuộng những hình ảnh ước lệ mang ý nghĩa tượng trưng. Để giành cho nhân vật sự ưu ái, nhà thơ không ngần ngại phóng bút với những từ ngữ, hình ảnh trang trọng nhất, sáng giá nhất. Ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài mà còn thấy rõ hơn tính cách, phẩm chất bên trong của nhân vật thật rõ nét. Cho nên chẳng nghi ngờ gì nữa khi cụ Nguyễn Du muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của Vân một con người nhân hậu, thuỳ mị, đoan trang và cũng rất hồn nhiên vô tư. Con người ấy hẳn chẳng biết “sóng gió, bão táp” cuộc đời là gì cả. Người đọc có thể hình dung một gương mặt tròn đầy đặn với đôi mày vòng nguyệt phủ kín đuôi mắt (hiểu từ nở nang như vậy có lẽ đúng hơn). Cũng cần lưu ý cụ viết “nét ngài” chứ không phải “mày ngài” bởi từ “nét” còn gợi lên được vẻ thanh tú (phải chăng tài sáng tạo của cụ Nguyễn là ở chổ đó!). Như vậy, tác giả vẫn tuân thủ theo bút pháp ước lệ, tượng trưng (mắt phượng, mày ngài, tố nga, mai, tuyết khi tả những cô gái đẹp). Thêm nữa theo quan niệm người xưa, con người hiền hay dữ có thể thấy rõ từ tướng mạo, trong đó người ta thường chú ý nhiều nhất đến khuôn mặt và đôi lông mày. Cho nên, chẳng trách cụ Nguyễn Du khi tả Mã Giám Sinh, một tên vô học, một kẻ “vô nghì” cụ hạ bút: “Mày râu nhẵn nhuị, áo quần bảnh bao” Con ngừơi cạo nhẵn râu để làm dáng vẻ trai lơ thì có lý nhưng cạo mày thì có lẽ không. Phải chăng tác giả muốn nhấn mạnh chân tướng họ Mã một kẻ bạc ác quỷ quyệt, bất lương bởi tất cả đã biểu hiện trên khuôn mặt của gã một người không có lông mày!. Để rồi sau đó khi ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, oai phong một lần nữa ta lại bắt gặp hình ảnh “mày ngài” trong chân dung Từ Hải với “râu hùm. hàm én, mày ngài”. Cũng chẳng cần bàn thêm vì sao khi tả Kiều, tác giả lại chú ý đến đôi mắt vì vẻ đẹp của Kiều sẽ gắn liền với nội tâm một tâm hồn đa cảm, đa sầu được biểu hiện trong ánh mắt “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. Một lần nữa, một số nhà nghiên cứu lại phủ nhận nét thanh tú của đôi mày mà thay vào đó là dáng vẻ của con người như dáng núi mùa xuân. Có phù hợp chăng? Có lô gích trong tư duy khi tác giả đang tả đôi mắt lại nói về dáng vẻ thân hình hay đang tả khuôn mặt lại đi nói “nét người”. Trong khi đó ta phải công nhận rằng cụ Nguyễn thật tài tình khi chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã tạo nên được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Ban biãn táûp 8 Haình trang xanh hoặc chân dung của một con người và không quên miêu tả theo trình tự, có thứ lớp từ khái quát đến cụ thể, từ cái nền chung để đến từng dáng vẻ riêng. Thêm nữa Nguyễn Du sử dụng từ rất “đắt”. Cụ đã từng điểm huyệt Mã Giám Sinh chỉ một từ “tót”, hay giết Sở Khanh chỉ một từ “lẻn” hoặc tát vào tên mặt sắt “Hồ Tôn Hiến” chỉ bằng từ “ngây”. Đồng thời xét về toàn bộ tác phẩm đúng là “lời ăn tiếng nói” của nhân dân được cụ đưa vào thật nhuần nhuyễn song số lượng từ địa phương được cụ sử dụng không nhiều và rất cẩn trọng. Cũng vì chưa thể tìm ra một từ để gọi đúng đích danh Sở Khanh, cụ đã từng “để khuyết chữ ấy trong câu thơ mấy tháng” (theo GS Vũ Ngọc Khánh) cho đến khi về quê ông mới tìm ra được một chữ thích hợp đó là “nghỉ ” (từ địa phương Nghệ Tĩnh, chỉ người thứ ba vừa quen, vừa lạ, vừa khinh thường, vừa suồng sã) .Từ đó mới có câu thơ: “Phụ tình ân đã rõ ràng Dơ tuồng, nghỉ mới tìm đường tháo lui”. Vì vậy có thể khẳng định chẳng có lý chút nào khi nhà thơ lại sử dụng từ “ngài” của địa phương mình vào đây để làm cho câu thơ “lạc điệu” chẳng có một dụng ý nghệ thuật nào cả lại mất đi những hàm ý sâu xa của nó. Nên chăng khi bác bỏ một ý kiến cũ để đi tìm một cách hiểu mới cho dẫu muôn đời một tác phẩm văn học vẫn sẽ là kho tàng vô tận của những điều chưa khám phá hết và khi cách hiểu mới chưa có một cơ sở vững chắc, chưa thuyết phục được lòng người thì cũng khoan kết luận vội vàng ?. Thiết nghĩ khi dạy đoạn trích này giáo viên chỉ nên đưa ra những cách hiểu khác nhau để học sinh tham khảo,thảo luận, tự so sánh và biết đâu các em lại có những phút tranh cãi đầy thú vị .Chẳng dám “ múa rìu qua mắt thợ ”, chỉ xin mượn ý tưởng chân thành của cụ Tố Như: “Lời quê chắp nhặt dông dài” để nói lên nỗi lòng của người đứng trên bục giảng với bao điều trăn trở, với “thiện tâm” bởi như cụ Nguyễn đã từng dạy: “Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Ban biãn táûp 9 Haình trang xanh Tích Töôøng Võ Văn Hoa P.Trưởng phòng GD-ĐT Hải Lăng Bên cây đa Ấn Độ lai rai cùng bạn Tích Tường tụ quán chiều nay Chủ nhân đam mê thư hoạ Uống biết bao giờ cho say! Đến đây gặp những điềm lành * Trời xanh, nước xanh, cây xanh Ngại gì băng qua cầu Vượt Em có theo về cùng Anh. Minh triết Tích Tường nhàn thư Ngâm khúc rong tình cùng bạn Cho dù biết mình giọng khàn Tích Tường - Người thương đừng về Tích Tường chiều nay đổi gió Lời ai câu ví bập bênh! Trách chi những ngày nắng nỏ Thuyền xa neo đậu bên ghềnh?! *Tích Tường: Tên làng đồng thời có nghĩa: Nơi tích trữ điềm lành (Ô châu cận lục – Dương Văn An) Ban biãn táûp 10 [...]... ngày nào mẹ ẵm Kỹ sư, bác sĩ trưởng thành Ríu rít như còn nhỏ dại Về nhà ơm mẹ u thương Nẻo đường quanh co con bước Bóng hình mẹ ở trong tim Mẹ ơi mẹ là tất cả Tựa vầng trăng sáng ngàn năm 27 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Trang Văn Thơ Hc sinh 28 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Vì một ngơi trường xanh – sạch –đẹp Ngun ThÞ H¶i -9A ( Bài phát biểu hưởng ứng phong trào xanh sạch đẹp trường học ) Mçi chóng... II, III Tương tự như trên chúng tơi tiến hành kiểm tra thành tích của các học sinh nam như sau: Bảng IV: Kết quả bật xa học sinh nam: Thơng số kiểm tra Nhóm Trước thực nghiệm Đối chiếu (A) Thực nghiệm 17 Sau thực nghiệm Đối chiếu (A) Thực nghiệm Ban biãn táûp Hnh trang xanh X(cnm) δ (B) 162,8 163,8 (B) 169 ,45 166,55 9,26 0,33 2,018 5% TTính TBảng P = 5% 4, 37 2, 042 2,018 5% Bảng V: Kết quả chạy 60m của... của tơi ! 23 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Ký ức về quê Hồng Thị Linh Nhâm Giáo viên Đường phố vắng, chúng mình cùng nhẹ bước Chiều Đồng Hới mưa tạnh mát lành Sơng Nhật Lệ dạt dào sóng vỗ Sắc trời xanh, xanh đến mênh mơng Cảm ơn anh cùng sánh bước bên em Bao vất vả anh vượt hàng nghìn cây số Lần đầu tiên đặt chân đến q em… Một chút thôi Hồ Thị Bốn 24 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Một chút thơi, thống qua... kiểm tra Nhóm Trước thực nghiệm Đối chiếu (A) X(cm) 152 ,45 Thực nghiệm (B) 1 54, 90 16 Sau thực nghiệm Đối chiếu (A) 159,90 Thực nghiệm (B) 1 64, 10 Ban biãn táûp Hnh trang xanh δ 9,7 4, 99 TTính 0,77 2,018 5% 2,625 2,018 5% TBảng P = 5% Bảng II: Kết quả chạy 60m của học sinh nữ: Thơng số kiểm tra Nhóm X(giây) δ Trước thực nghiệm Thực nghiệm (B) 11 ,49 0,858 Sau thực nghiệm Đối chiếu (A) Đối chiếu (A) 11,78... làm 2 nhóm - Nhóm đối chiếu(A) 40 nam, nữ của lớp 7B áp dụng giảng dạy bình thường theo phân phối chương trình của Bộ đưa ra - Nhóm thực nghiệm(B) 40 nam, nữ của lớp 7C áp dụng giảng dạy dạng trò chơi chuyển từ các nội dung trong phân phối chương trình của Bộ đưa ra 15 Ban biãn táûp Hnh trang xanh - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo phương pháp so sánh tuần tự thành tích trước và sau thực nghiệm... tập đưa ra hợp lý đối vơi đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện cơ sở vật chất có khoa học Do vậy thể lực của nhóm thực nghiệm khá tốt được khẳng định ở các bảng I, II, III, IV, V, VI 18 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Vậy nâng cao sức khỏe (Thể lực) có ý nghĩa thực tiễn với học sinh THCS, nó khơng chỉ phát triển con người tồn diện mà còn đưa thể lực đi lên góp phần cho các em đạt thành tích cao trong học tập. .. thương u lẫn nhau, sự đồn kết đó đã tạo cho tơi có niềm tin và nghị lực để cố gắng học tập, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ Và rồi…, dưới mái trường này tơi ln bắt gặp những tiếng ve, những cành phượng của những năm tháng học trò để mãi nhớ thương và tiếc nuối…/ LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP DẠNG TRỊ CHƠI 14 Ban biãn táûp Hnh trang xanh NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 7 I ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục thể chất... trò chơi 1 - Trò chơi bóng chuyền 6 trên sân lớn - Nhảy dây đơn - Chạy tiếp sức 30 - 40 m - Lò cò tiếp sức, bật xa tiếp sức 2 3 4 Bài tập theo phân phối chương trình - Chạy bền trên địa hình tự nhiên - Xuất phát cao, chạy nhanh 30 - 40 m - Thực hiện theo phân phối chương trình Người thừa thứ 3 Trong q trình thực hiện bài tập trong thời gian 15 tuần nhưng kết quả thu được rất ý nghĩa đối với học sinh của... ngây Màu áo học trò 34 Ban biãn táûp Hnh trang xanh Nguyễn Thị Ngọc Hằng Lớp 8C Nắng chiều màu vàng tươi như mới Sáng long lanh rạo rực mắt cười Trống tưng bừng giục vào lớp học Gió lặng nhìn nên thống chơi vơi Lật sách nhẹ, bút ghi sột soạt Tiếng ai say bài giảng bồi hồi Có biết rằng từ câu nói ấy Mai sau giúp ích cả đời người Tuổi học trò thơ ngây áo trắng Tâm hồn xanh với ước mơ xanh Giận hờn hay trêu... em, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả học tập Xuấy phát từ mục đích trên chúng tơi tiến hành đề tài sáng kiến kinh nghiệm: " Lựa chọn một số bài tập dạng trò chơi nhằm nâng cao thể lực đối với học sinh lớp 7 của Trường THCS Thị trấn Hải Lăng - Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị" II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tơi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 80 học sinh nam, . chiếu (A) Thực nghiệm (B) Đối chiếu (A) Thực nghiệm (B) X(cm) 152 ,45 1 54, 90 159,90 1 64, 10 Ban biãn táûp 16 Haình trang xanh δ 9,7 4, 99 T Tính 0,77 2,625 T Bảng 2,018 2,018 P = 5% 5% 5% Bảng II:. nghiệm Đối chiếu (A) Thực nghiệm Ban biãn táûp 17 Haình trang xanh (B) (B) X(cnm) 163,8 162,8 166,55 169 ,45 δ 9,26 4, 37 T Tính 0,33 2, 042 T Bảng 2,018 2,018 P = 5% 5% 5% Bảng V: Kết quả chạy. nghiệm(B) 40 nam, nữ của lớp 7C áp dụng giảng dạy dạng trò chơi chuyển từ các nội dung trong phân phối chương trình của Bộ đưa ra. Ban biãn táûp 15 Haình trang xanh - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành

Ngày đăng: 30/06/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w