1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NỘI DUNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚT TRUNG ƯƠNG. CHO VÍ DỤ

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH NỘI DUNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚT TRUNG ƯƠNG. CHO VÍ DỤ

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TÊN ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH NỘI DUNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ TẠI BỆNH

VIỆN NHIỆT ĐỚT TRUNG ƯƠNG CHO VÍ DỤ

Học phần: Quản trị thiết bị

Mã phách:………

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

Trong quá trình làm bài tiểu luận, đôi lúc cách trình bày còn hạn chế nên nhữngcâu trả lời đưa ra khó tránh những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng gópcủa thầy cô để được bài thi hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài tập do chính em đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp

và hoàn thiện Những thông tin cũng như toàn bộ nội dung đề cập trong bài đều dựa trên kết quả thực tế em đã tìm hiểu và hoàn toàn đúng với nguồn tríchdẫn Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan cũng như toàn bộ nộidung bài tập của mình

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 9

1.1.Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế và quản lý trang thiết bị y tế 9

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại trang thiết bị y tế 9

1.1.1.1 Khái niệm trang thiết bị y tế 9

1.1.1.2.Đặc điểm thiết bị y tế 10

1.1.1.3.Phân loại trang thiết bị y tế 10

1.1.2.Khái niệm quản lý trang thiết bị y tế 11

1.1.3.Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế 12

1.2.Nội dung quản lý trang thiết bị y tế 13

1.2.1.Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế 13

1.2.2.Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế 14

1.2.3.Quản lý sửa chữa và trích khấu hao trang thiết bị y tế 14

1.2.3.1 Quản lý trong khâu sửa chữa trang thiết bị y tế 14

1.2.3.2.Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý TTBYT 15

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y

TẾ TẠI BỆNH BIỆN NHIỆT ĐỚT TRUNG ƯƠNG 16

2.1.Giới thiệu bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 16

2.2.Tổ chức bộ máy Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 17

2.3.Kết quả hoạt động sự nghiệp Bệnh viện 17

2.4.Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 20

2.4.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 20

2.4.1.1.Các nhân tố bên ngoài 20

2.4.1.2.Các nhân tố bên trong 21

2.5.Thực trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 23

2.6.Công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị Y tế 28

2.6.1.1 Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế 28

2.6.1.2 Tình hình đầu tư trang thiết bị y tế của Bệnh viện 33

2.6.1.3.Công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị Y tế 41

2.7.Công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế 43

2.8.Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 49

2.8.1.Kết quả đạt được 49

2.8.2.Hạn chế 50

2.8.3.Nguyên nhân của hạn chế 51

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG

Trang 6

3.1.Định hướng và mục tiêu về công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong giai đoạn 2021 - 2025 52

3.1.1.Định hướng chung 55

3.1.2.Mục tiêu về công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 55

3.2.Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 53

3.2.1.Nhóm biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế 53

3.2.1.1.Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế 53

3.2.1.2.Biện pháp huy động vốn phục vụ mua sắm TTBYT 55

3.2.1.3.Biện pháp đối với kiểm tra, giám sát mua sắm trang thiết bị y tế 56 3.3.Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế 59

3.4.Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế 61

3.5.Tạo môi trường để trang thiết bị y tế hoạt động đúng chức năng và được khai thác hết tính năng kỹ thuật 66

3.6.Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị y tế 66

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC THAM KHẢO 71

Trang 8

2.5 Kế hoạch mua sắm TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 36

2.6 Kinh phí được duyệt mua mới TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 37

2.7 Tần suất sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung

ương

422.8 Số lượng TTBYT sửa chữa tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 46

2.9 Tình hình thanh lý TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 48

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang thiết bị y tế trong ngành y đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối vớ

i chất lượng công tác khám chữa bệnh, trong đó những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất được ứng dụng và phát triển nhanh chóng Công nghệ hiện đại của các trang thiết bị được áp dụng để giám sát các đại lượng đặctrung của cơ thể nhằm chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏa con người giúp các giáo sư, bác sỹ có những quyết định chính xác và kịp thời trongviệc khám chữa bệnh Mặt khác, trang thiết bị y tế với công nghệ hiện đại

hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong việc chẩn đoán, điều trị hiệu quả các căn bệnh hiểm nghèo

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương được thành lập từ năm 2003, đến naytròn 20 năm xây dựng và phát triển Trải qua không ít khó khăn, Bệnh việnđang trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về chuyên khoa Sản, đượcnhân dân trong và ngoài nước tin yêu Trong những năm qua, cùng với việcxây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu khámchữa bệnh của người dân, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã đầu tưTTBYT cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiện đại và hiệu quảtrong công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh

Tuy nhiên, so với yêu cầu trong chiến lược phát triển của Bệnh viện thìcông tác quản lý TTBYT còn nhiều hạn chế như: quản lý còn mang tính chồng chéo, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửachữa TTBYT vừa thiếu về số lượng và còn hạn chế về trình độ chuyênmôn… Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích nộidung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, thiết bị tại bệnhviện Nhiệt đới Trung ương”

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN

1.1.Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế và quản lý trang thiết bị

y tế

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại trang thiết bị y tế

1.1.1.1 Khái niệm trang thiết bị y tế

Tổ chức Y tế thế giới xác định thiết bị y tế là “ dụng cụ, thiết bị hoặc máy móc được sử dụng trong phòng ngừa, chuẩn đoán, hoặc điều trị bệnh, hoặc để phát hiện, đo lường, phục hồi, sửa chữa hoặc sửa đổi cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể cho một số mục đích sức khoẻ Thiết bị y tế không được sử dụng

cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc trao đổi chất, trong hoặc trên cơ thể người để đạt được mục đích sử dụng, nhưng có thể được hỗ trợ trong chức năng dự định của nó bằng các phương tiện đó

Theo thông tư số 24/2011/TT- BYT, trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mền cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hayphối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích:

+ Ngăn ngừa, kiểm tra, chuẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc

+ Phương tiện vận chuyển chuyên phục vụ cho hoạt động y tế;

+ Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ;

Trang 11

Một số tài liệu khác thì cho rằng trang thiết bị y tế là một loại hàng hoá đặc biệt, đa dạng về chủng loại, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi.

1.1.1.2.Đặc điểm thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế bệnh viện hiện nay có nhiều loại hiện đại đang được sử dụng để khám chữa bệnh cho con người Chúng là con đẻ của ứng dụng khoa học công nghệ, việc sử dụng những trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc chuẩn đoán, điều trị bệnh chính các, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao Do đó gây ra ít biến chứng sau điều trị cho người bệnh Về mặt tinh thần,TTBYT còn giúp cho các bác sĩ, người thầy thuốc cảm thấy vững tin trong công việc, an tâm khám chữa bệnh, đồng thời giúp người bệnh lạc quan, hy vọng điều trị bệnh

TTBYT đều có đặc điểm riêng, đa chủng loại và được sử dụng linh hoạt cho các đối tượng khác nhau Đặc điểm TTBYT thể hiện:

+ Trang thiết bị ye tế là tài sản cố định có giá trị cao: Nó được gắn liền với thành tựu khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh Đồng nghĩa với việc hiện đại, các trang thiết bị này đều có giá trị cao, đắt tiền

+ Trang thiết bị y tế tại các bệnh viện tuyến cuối thường rất đa dạng về nguồn hình thành trong đó có từ ngân sách Nhà nước, các loại viện trợ, các quỹ phát triển khoa học và đơn vị mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

+ Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên

1.1.1.3.Phân loại trang thiết bị y tế

- Phân loại TTBYT theo tính năng:

Trang 12

+ Loại thiết bị cá nhân: Đây là loại TTBYT được sử dụng tại nhà

(homecare) dựa trên kĩ thuật y tế viễn thông (Telemedicine), những TTBYT này thích hợp với hoàn cảnh các nước đang phát triển và xu hướng quốc tế Loại TTBYT này được sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị, có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ, hấp dẫn với các doanh nhân do lượng tiêu thụ lớn Ngoài ra việc sản xuất chúng không đòi hỏi kỹ thuật hay kinh nghiệm cao, không cần đầu tư quá lớn,phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp

+ Loại TTBYT giản đơn: Loại TTBYT này có đặc điểm là dễ dàng sử dụng, đơn giản, có thể kết hợp với những thiết bị khác trong bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ

+ Loại thiết bị nghiên cứu: Loại TTBYT này phục vụ cho người nghiên cứu khoa học, được sử dụng trong các phòng nghiên cứu Dù chưa thể thấy ngay hiệu quả kinh tế của loại thiết bị này nhưng chúng hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện

+ Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Được thiết kế trên nền kiến thức khoa học kĩ thuật cao như công nghệ nano và vi mạch, TTBYT này được trang bị ở các bệnh viện lơn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám bệnh, chữa bệnh

1.1.2.Khái niệm quản lý trang thiết bị y tế

Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:

- Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từngnói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi

cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo” Tiếng Việt cũng có từ “quản lý” và “lãnh đạo” riêng rẽ giống như “ manager”

và “leader” trong tiếng Anh

Trang 13

- Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo

sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định

Như vậy, quản lý được hiểu là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống xã hội để đạt được mục tiêu trong điều kiện luôn biến động của môi trường

Quản lý TTBYT là một hoạt động của quản lý y tế nhằm mục tiêu huy động, phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và tiét kiệm; thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của ngành; phát hiện những yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, điều chỉnh thực hiện ngân sách y tế tại đơn vị để đề xuất các biện pháp khắc phục, các chế độ mới nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý TTBYT của ngành

1.1.3.Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế

Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý sử dụng TTBYT cụ thể như sau:

Việc quản lý, sự dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả

Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu quả chuẩn phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định, hiệu chuẩn

Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định tại Nghị định này con phải tuân thủ quy định của pháo luật về an toàn vệ sinh lao động

Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện

Trang 14

định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định của pháp luật khác có liên quan Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan

có thẩm quyền về quản lý trang thiết bị y tế

1.2.Nội dung quản lý trang thiết bị y tế

1.2.1.Quản lý mua sắm trang thiết bị y tế

Đầu tư mua sắm TTBYT là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng TTBYT ở các bệnh viện Những năm gần đây, việctăng cường đầu tư mua sắm TTBYT đã quan tâm và tạo nhiều điều kiện

về kinh phí Quản lý khâu lập kế hoach mua sắm là nội dung đầu tiên củaquản lý đầu tư TTBYT, theo đó phải xác định được các căn cứ lập kế

hoạch mua sắm TTBYT, các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm cho bệnh viện Đây là

cơ sở quan trọng để thực hiện đầu tư theo kế hoạch của các bệnh viện,

và đề án xã hội hoá y tế

Quản lý nguồn nhập thiết bị y tế: Xác định chính xác nguồn nhập thiết

bị y tế sẽ giúp quá trình quản lý TTBYT nắm rõ hơn nguồn gốc, số lượng

và chất lượng các TTBYT được đưa vào sử dụng tại bệnh viện Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý TTBYT

Quản lý trang thiết bị y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục

đích sử dụng TTBYT, các khoa, phòng ban chức năng trong các cơ sở

y tế, bệnh viện sẽ lên kế hoạch mua sắm TTBYT cho đơn vị mình Từ

Trang 15

đó, giúp công tác quản lý TTBYT có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác

định đúng mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện

nguồn tài chính hạn hẹp

1.2.2.Quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế: TTBYT bao gồm các loại máy móc, thiết bị đặc thù Tuy nhiên, cũng như các loại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các TTBYT sẽ dần xuất hiện những vấn

đề kỹ thuật, những điểm yếu kém Do đó, công tác quản lý TTBYT cũng cần quan tâm đặc biệt đến việc quản lý sử dụng Đây là cơ sở sở quan trọng nhằm điều chỉnh và sửa chữa kịp thời mỗi khi bị hư hỏng Do đó, công tác quản lý quá trình sử dụng TTBYT có ý nghĩa hết sức lớn trong công tác quản lý TTBYT nói chung Đây là hoạt động nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống TTBYT trong các bệnh viện, Bộ Y tế đã có thông tư ban hành danh mục TTBYT tối thiểu đối với các bệnh viện trong cả nước, trong đó có qui định về chuẩn chất lượng ở mỗi thiết bị Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế là tần suất sử dụng trang thiết bị y tế

Tần suất sử dụng TTBYT là số lần sử dụng thiết bị trong một khoảng thời gian ngày, tuần, tháng, quý, năm xét theo từng loại so với yêu cầu

khám chữa bệnh của người dân Đánh giá tần suất sử dụng TTBYT là

xem xét trong một khoảng thời gian loại TTBYT nào đó được sử dụng

bao nhiêu lần, mỗi lần bao lâu có hiệu quả không Qua đó biết được thiết

bị nào thừa, thiết bị nào thiếu

Tỷ trọng sử dụng TTBYT là % số lần sử dụng của một thiết bị/tổng sốlần sử dụng của tổng TTBYT TTBYT nào có tỷ trọng sử dụng càng cao thì TTBYT đó có tần suất sử dụng càng nhiều

1.2.3.Quản lý sửa chữa và trích khấu hao trang thiết bị y tế

Trang 16

Quản lý TTBYT cần quan tâm đến khâu sửa chữa TTBYT nhằm bảo đảm sử dụng tối ưu hiệu năng của các máy móc, thiết bị đã mua Quy trình sửa chữa trang thiết bị bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập yêu cầu sửa chữa

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra

Bước 3: Tổ chức sửa chữa

Bước 4: Nghiệm thu, ghi sổ theo dõi sửa chữa và thu hồi trang thiết bị

hư hỏng

Bước 5: Thanh toán

Trong công tác quản lý khâu sửa chữa thiết bị y tế, việc kiểm tra, đánh giáchức năng quản lý TTBYT là những hoạt động quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTBYT

1.2.3.2.Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý TTBYT

Các TTBYT tại Trung tâm công lập hiện nay được tính khấu hao theo thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017/NĐ-CP của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 Bên cạnh đó, việc khấu hao và thanh lý cũng theo thông tư162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị

sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT

BỊ Y TẾ TẠI BỆNH BIỆN NHIỆT ĐỚT TRUNG ƯƠNG

2.1.Giới thiệu bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

* Lịch sử hình thành Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội

Ngày 11/11/1989, Bộ Y tế ra quyết định số 705/BYT-QĐ thành lập Viện

y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới Viện YHLSCBNĐ) trực thuộc bệnh viện Bạch Maitrên cơ sở sáp nhập 3 bộ phận: Khoa Truyền nhiễm, khoa Visinh y học - BV Bạch Mai và Bộ môn Truyền nhiễm - Trường Đại học Y

Hà Nội Năm 2003, Viện YHLSCBNĐ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng ở ViệtNam và trên thế giới khi chữa thành công và thanh toán được bệnh SARS, được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động"

Trang 18

2.2.Tổ chức bộ máy Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

2.3.Kết quả hoạt động sự nghiệp Bệnh viện

Tổng nguồn thu Bệnh viện tăng đều qua các năm, năm 2018 so với năm

2017 tăng 144.252 triệu đồng tăng 49,39 % Sau khi trang trải các nguồn chiphí trực tiếp và nộp ngân sách thì nguồn kinh phí còn lại và quỹ của đơn vị tăng qua 5 năm, năm 2016 là 76.684 triệu đồng, năm 2017: 93.982 triệu đồng, tăng 17.298 triệu đồng tăng 48,02% so với năm 2016, năm 2019,

2020 lần lượt đạt giá trị 149.000 triệu đồng và 156.500 triệu đồng Bình quân nguồn kinh phí còn lại và quỹ của đơn vị trong giai đoạn 2016- 2021 đạt123,055.60 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19.52% Nguyên nhân của biến động trên là sự gia tăng lượt chữa bệnh từ bệnh nhân, cụ thể: Năm 2016 tổng số lượt bệnh nhân là 508,880 lượt, năm 2017 đến năm 2020 đạt giá trị lần lượt là: 510,020; 608,852; 658,923; 685,620 Tổng số lượt

Trang 19

bệnh nhân đến khám bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020 là 594,459 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7.74%

Góp phần vào việc tăng nguồn thu bệnh viện là nhờ đội ngũ cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn làm việc hăng say, nhiệt tình cùng vớiviệc khai thác có hiệu quả một khối lượng lớn tài sản máy móc thiết bịhiện đại tại Bệnh viện Trong giai đoạn 2016- 2021 tổng số bác sĩ y tálàm việc tại bệnh viện tăng từ 460 người vào năm 2016 lên 524 vào năm

2021 Biến động tăng này là do nhu cầu khám chữa bệnh của người d

ân tăng đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và đảm bảo số lượng Bên cạnh đó, số CBCC làm công tác tại các phòng chức năng hậu cần cũng tăng từ 80 người năm 2016 lên 92 người năm 2021 đạt mức tăng trưởng bình quân 3.56%

Trang 20

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Tốc độ phát triển bình quân (%)

- Thu phí, lệ phí Tr đồng 75,264 92,624 139,266 146,220 161,610 122,996.80 121.05

2.Chi trực tiếp từ tài khoản Tr đồng 1,392 2,458 4,838 5,080 5,336 3,820.80 139.92

3 Chênh lệch thu lớn hơn chi

sau khi trừ chi phí trực tiếp

Tr đồng 76,744 94,102 139,414 146,396 151,780 121,687.20 118.59

5 Bổ sung kinh phí chi cho

các hoạt động chuyên môn và

Trang 21

2.4.Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

2.4.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

2.4.1.1.Các nhân tố bên ngoài

a.Các chính sách của Nhà nước đến công tác quản lý trang thiết bị Y tế Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương và địa phương nên việc đầu tư TTBYT và các công trình y tế được chú trọng, quan tâm hơn TTBYT được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau giúp nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện; tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộquản lý, vận hành TTBYT cho các bệnh viện trong cả nước, trong đó có bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Ngày 15/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, đây là hành lang pháp

lý quan trọng cho công tác quản lý TTBYT đáp ứng nhu cầu hiện nay và hội nhập quốc tế, khu vực.[16,tr 35] Đây là khung pháp lý giúp bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nắm rõ các quy định, xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực TTBYT; đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư và tăng cường quản lý, khai thác sử dụng TTBYT, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân

b.Sự tiến bộ về khoa học, công nghệ của máy móc thiết bị

Những năm vừa qua, nền kinh tế đất nước có nhiều phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên kéo theo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tăng cao Đồng thời, việc mở cửa, hội nhập sâu rộng về mọi mặt với thế giới và khu vực, cộng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đã tạo cơ hội để các TTBYT nhập khẩu vào Việt Nam một

Trang 22

cách nhanh chóng, đa chủng loại, đa chuyên ngành, nhiều TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại (ví dụ như máy cộng hưởng từ, máy CT Scanner, máy chụp mạch, ) Nhờ vậy, bệnh viện phụ sản Hải Phòng được tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, tiên tiến, giảm thiểu rủi ro và tác dụng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

c.Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương được thành lập theo Quyết định số:

705/BYT- y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới Viện YHLSCBNĐ) trực thuộc bệnh viện Bạch Maitrên cơ sở sáp nhập 3 bộ phận: Khoa Truyền nhiễm, khoa Visinh y học - BV Bạch Mai và Bộ môn Truyền nhiễm - Trường Đại học Y Hà Nội Năm 2003, Viện YHLSCBNĐ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng ở Việt Nam và nước ngoài Luôn là địa chỉ uy tín cho người dân, chính vì vậy nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng cao Đầu tư, mua sắm thêm TTBYT và không ngừng nâng cao chất lượng KCB là một tất yếu của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

2.4.1.2.Các nhân tố bên trong

a.Chủng loại trang thiết bị Y tế được trang bị sử dụng

Do có những TTBYT đặc thù mà có các khoa trong bệnh viện có thể cùng sử dụng Bởi vậy, việc sắp xếp các TTBYT trong bệnh viện sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của các khoa hiện nay trong điều kiệnTTBYT mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của việc KCB là tương đốikhó Hiện nay, để thực hiện cho công tác quản lý, bệnh viện đã phân loạiTTBYT theo nội dung chuyên môn của y học để phân ra 10 nhóm TTBYT nhưsau:

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh gồm một số thiết bị tiêu biểu như: Máy chụp X - Quang các loại, máy siêu âm

Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý gồm các thiets bị tiêu biểu: M

áy điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não

Trang 23

Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm: máy đếm tế bào, máy ly tâm Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: máy thở,máy gây mê, máy theo dõi, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy, máy tạo nhịp tim,máy sốc tim,

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu: điện phân, laser trị liệu, điện sóng ngắn,tia hồng ngoại…

Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2,

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng: tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, máy đo công năng phổi, đo thính giác, thiết bị cườngnhiệt,

Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông: máy dò huyệt,massage, châm cứu, điều trị từ phổi

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình: nhiệt

kế điện tử, máy chạy khí dung, huyết áp kế điện tử, điện tim

Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở

y tế: bệnh viện quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương,

lò đốt rác thải y tế, thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, khu xử lý nướcthải

b.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ sử dụng trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện

Trong quá trình quản lý TTBYT, trình độ cán bộ tham gia công tác này cóvai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưađáp ứng được yêu cầu thực tế về TTBYT bệnh viện chỉ tiêu biên chế để tuyểndụng cho chức danh này còn hạn chế Hiện tại nhân lực của Phòng VT-TBYT

có 15 người Nguồn nhân lực hiện tại của phòng hiện đang rất thiếu và trìn

h độ chuyên môn rất hạn chế, chỉ có 05 kỹ sư còn lại là đại học và kỹ thuật viên Ở mỗi khoa đều có cán bộ phụ trách riêng về TTBYT của khoa Tuy nhiên, 100% số cán bộ này là kiêm nhiệm

Trang 24

(vừa làm công tác văn phòng khoa lại vừa phụ trách tiếp nhận, thống kê, kiểm tra TTBYT trong quá trình sử dụng) Do đó chất lượng công tác quản lýTTBYT ở từng khoa trong bệnh viện hiện nay vẫn còn hạn chế Đây là một trong những trở ngại cho một bệnh viện lớn như bệnh viện phụ sản HảiPhòng trong công tác quản lý TTBYT Bởi vậy, nhằm hoàn thiện công tácquản lý TTBYT tại bệnh viện, trong thời gian tới lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp vào bộ phận này.

c.Chiến lược phát triển của bệnh viện

Bệnh viện đã bước đầu trú trọng đến công tác quản lý TTBYT cụ thể:Đào tạo đội ngũ vận hành thiết bị theo chỉ định của nhà thầu cung cấp trang thiết bị Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị y tế,

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị

y tế Nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh viện, gópphần tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chung của bệnh viện

2.5.Thực trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

TTBYT là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng củacông tác y tế, hỗ trợ người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị cho ngườibệnh Việc quản lý TTBYT phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảođảm tiết kiệm và hiệu quả Bên cạnh đó, còn phải tuân thủ các quy định của nhàsản xuất và quy định của pháp luật về quản lý TTBYT

Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn bệnh viện, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế Mặt khác, TTBYT lại có đặc thù là chủng loại đa dạng với hàng nghìn loại, thế hệ công nghệ luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới Do đó, việc chọn cách phân loại các TTBYT để

Trang 25

theo dõi và quản lý là cần thiết để đảm bảo công tác quản lý TTBYT đạthiệu quả Hiện nay, có nhiều phương pháp phân loại các TTBYT như theo mức

độ rủi ro, theo tính năng sử dụng, theo nội dung chuyên môn của y học, Vàmột trong những phương pháp Bệnh viện lựa chọn để tiến hành quản lý TTBYTtại đơn vị là dựa vào nội dung chuyên môn của y học để phân ra 10 nhómTTBYT như sau:

Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh gồm một số thiết bị tiêu biểu như: Máy chụp X - Quang các loại, máy siêu âm

Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý gồm các thiets bị tiêubiểu: Máy điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyếtnão

Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm: máy đếm tế bào, máy ly tâm Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ: máy thở,máy gây mê, máy theo dõi, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy, máy tạo nhịp tim,máy sốc tim,

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu: điện phân, laser trị liệu, điện sóng ngắn,tia hồng ngoại…

Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2,

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng: tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, máy đo công năng phổi, đo thính giác, thiết bị cườngnhiệt,

Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông: máy dò huyệt,massage, châm cứu, điều trị từ phổi

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình: nhiệt

kế điện tử, máy chạy khí dung, huyết áp kế điện tử, điện tim

Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở

y tế: bệnh viện quản lý thông tin (hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương,

lò đốt rác thải y tế, thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, khu xử lý nướcthải

Trang 26

Bảng 2.2: Số lượng TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Đơn vị tính: Thiết bị

Nhóm TTBYT

Bình quân 5 năm

Tốc độ phát triển bình quân (%)

Số lượng trọng Tỷ lượng Số trọng Tỷ lượng Số trọng Tỷ lượng Số trọng Tỷ lượng Số trọng Tỷ

Trang 27

Bảng 2.3: Giá trị TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Tốc độ phát triển bình quân

Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ

Trang 28

Trong thời gian qua hệ thống TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung uơng

đã được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt từ năm 2005,nhờ Chương trình trái phiếu Chính phủ và chương trình xã hội hóa cùng vớinguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ, viện trợ ODA, các dự án trong vàngoài nước, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung uơng, nhiều chuyên khoa được đầu

tư đổi mới TTBYT như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, sinh hóa, ung bướu, hỗtrợ sinh sản, phòng mổ và hồi sức cấp cứu Nhiều thiết bị cơ bản và công nghệcao được mua sắm như máy X.quang kỹ thuật số, siêu âm, nội soi, xét nghiệmsinh hóa nhiều chỉ số, máy huyết học, máy thở…

Bảng số liệu 2.2 và 2.3, thể hiện rõ tình hình TTBYT hiện có tại Bệnh việnNhiệt đới Trung uơng về số lượng và giá trị theo 10 nhóm TTBYT Trong 5 năm2016-2020 tình hình TTBYT tại Bệnh viện có nhiều biến động Trong năm 2017,tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung uơng có 955 máy móc, thiết bị y tế các loại với g

iá trị là 62.769,28 triệu đồng So với cùng kỳ năm 2016, số lượng TTBYT tăng

120 thiết bị kéo theo tổng giá trị TTBYT tại bệnh viện tăng 13.744,28 triệu đồng Giai đoạn 2017 - 2018 TTBYT tăng mạnh về giá trị và số lượng Cụ thể năm 20

18 tổng số TTBYT là 1304 TB, tăng 142 TB tương đương tăng 49.130,20 triệu đồng Đến năm 2020 tổng TTBYT là 1390 TB đạt giá trị 134.787,31 triệu đồng

Về tỷ trọng thì các TTBYT thuộc nhóm I, nhóm V và nhóm VII chiếm tỉtrọng nhỏ về số lượng trong tổng số TTBYT tại bệnh viện Cụ thể các TTBYTnhóm này chỉ chiếm 1.08-1.68% trên tổng số TTBYT tại bệnh viện Nhóm x lànhóm có tỷ trọng số lượng lớn nhất trong bệnh viện, cụ thể nhóm X chiếm từ60-64% tổng số TTBYT tại bệnh viện Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằngnhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế đa dạng

về mặt hàng, chủng loại hơn so với nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh nhưnggiá trị lại thấp hơn Cụ thể năm 2016, nhóm X có 536 TB với giá trị là 9.869,64triệu đồng, còn nhóm I chỉ có 14 TB nhưng giá trị lên đến 16.314,82 triệu đồng.Đây là sự biến động hợp lý vì TTBYT của nhóm I thường có giá trị công nghệ cao và phải nhập khẩu từ nước ngoài Trong giai

Trang 29

đoạn năm 2016-2017, số lượng TTBYT của nhóm III: thiết bị labo xét nghiệm

và nhóm V: thiết bị vật lý trị liệu không có sự biến động nào thì sang năm 2018,hai nhóm TTBYT này đã gia tăng đáng kể về số lượng và giá trị với 24 TB và1951,2 triệu đồng

2.6.Công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị Y tế

2.6.1 Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế

Căn cứ lập kế hoạch

Đầu năm các khoa trong Bệnh viện lên kế hoạch mua sắm TTBYT cho cảnăm trình Ban giám đốc Bệnh viện duyệt và gửi cho Phòng vật tư, thiết bị xemxét tập hợp Phòng vật tư, thiết bị sẽ lên kế hoạch mua sắm

Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm TTBYT chotoàn Bệnh viện, trưởng các khoa, phòng ban của Bệnh viện đều thực hiện đánhgiá, báo cáo tình trạng TTBYT và tình hình sử dụng cho ban quản lý Bệnh viện,

mà trực tiếp là Phòng vật tư thiết bị y tế Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giáTTBYT, các khoa sẽ trình Giám đốc Bệnh viện kế hoạch mua sắm Dựa vào báocáo tài chính hằng năm tư phòng kế toán cùng với các khoản viện trợ của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước Giám đốc Bệnh viện có cơ sở để xác địnhnhững TTBYT cần được ưu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết

bị y tế cần thiết

Trang 30

Thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm

Quy trình cụ thể của khâu lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau:

(Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)

Hình 2.2 Quy trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT

Trang 31

Bước 1: Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, tài sản phục vụ cho công tácchuyên môn, thì Trưởng các khoa trong Bệnh viện ghi rõ các yêu cầu về tênthiết bị, vật tư, quy cách, nhãn hiệu tình trạng, số lượng, đơn vị tính theo biểumẫu có sẵn nộp cho Phòng Tài chính kế toán (TCKT).

Bước 2: Phòng TCKT, Phòng vật tư thiết bị y tế (VTTBYT) xem xét cácphiếu đề nghị của khoa nếu yêu cầu không phù hợp thì Phòng VTTBYT sẽ thảoluận lại với các trưởng bộ phận Nếu yêu cầu phù hợp thì Phòng TCKT,VTTBYT sẽ trình danh mục mua sắm để Giám đốc Bệnh viện xem xét phêduyệt Giám đốc Bệnh viện triệu tập Hội đồng Khoa học & Công nghệ(KH&CN) Bệnh viện, phòng TCKT, VTTBYT để quyết định danh mục muasắm phù hợp với kinh phí hiện TBYT có Nếu yêu cầu phù hợp, Giám đốc sẽ kýduyệt và giao cho Phòng TCKT, VTTBYT phối hợp với các đơn vị được trang

bị soạn thảo cấu hình kỹ thuật đảm bảo đúng theo yêu cầu sử dụng và phù hợpvới khả năng kinh phí cho phép để lên kế hoạch và lập bảng dự trù mua sắm vật

tư, thiết bị

Bước 3: Sau khi Phòng TCKT, VTTBYT lập kế hoạch xong trình Giámđốc phê duyệt Nếu yêu cầu phù hợp thì Giám đốc sẽ ký duyệt và phòng TCKTtiến hành làm thủ tục mua sắm, đấu thầu

Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị y tế và thủ tục hồ sơ thanhtoán Phòng TCKT, VTTBYT chia ra các bước thực hiện như sau:

Đối với nguồn vốn liên doanh liên kết: Bệnh viện không thực hiện.Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Trước hết, Bệnh viện sẽ thành lập tổ quản lý mua sắm TTBYT, trong đó bao gồm đại diện lãnh đạo các Khoa vàPhòng tài chính kế toán, Phòng VTTBYT Tiếp đến, Tổ quản lý sẽ lập kế hoạchđấu thầu và trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Đối với nguồn vốn tự chủ: Căn cứ yêu cầu mua sắm đột xuất của các khoaban, đơn vị quản lý TTBYT tổng hợp nhu cầu mua sắm, chuẩn bị các báo giácần thiết và dự thảo quyết định chỉ định nhà cung cấp (nếu cần thiết) Giá cáctrang thiết bị, vật tư được dự trù chỉ được dao động < 10% giá thị

Trang 32

trường Nếu dự trù cao hơn 10% giá thị trường, tùy mức độ, Giám đốc Bệnhviện sẽ xem xét trách nhiệm người phụ trách đơn vị quản lý trang thiết bị và cánhân lập dự trù

Trình tự, thủ tục chào hàng cạnh tranh và đấu thầu khi thực hiện mua sắmTTBYT ở các nguồn đều giống nhau và có các bước như sau:

(Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)

Hình 2.3 Thủ tục chào hàng cạnh tranh và đấu thầu mua sắm TTBYT

Bước 1: Bệnh viện sẽ thành lập tổ quản lý mua sắm TTBYT (tổ chuyêngia đấu thầu) để tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu, chấm thầu, đánh giá kết quả chàohàng cạnh tranh và thuê tư vấn thẩm định hồ sơ

Bước 2: Thông báo mời chào hàng cạnh tranh: đăng trên báo Đấu thầu(03 kỳ báo liên tiếp)

Bước 3: Tổ chức mở thầu: tối thiểu 10 ngày sau kỳ đăng báo mời thầu đầutiên, không kể ngày nghĩ, lễ Lập biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu

Bước 4: Tổ chuyên gia đấu thầu chấm thầu, lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự chào hàng cạnh tranh, ban quản lý mua sắm trang thiết bị xét thầu, lập biên bản

đề xuất Giám đốc Bệnh viện phê duyệt đơn vị trúng thầu

Bước 5: Ra quyết định của Giám đốc về việc phê duyệt kết quả chào hàngcạnh tranh mua sắm thiết bị, thông báo đơn vị trúng thầu và không trúng thầu, làmBiên bản thương thảo hợp đồng với đơn vị trúng thầu, ký Hợp đồng cung cấp

Trang 33

Bước 6: Nhà cung cấp gửi thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cam kết bảohành sản phẩm và thư xác nhận về nguồn gốc và chất lượng hàng hoá cùng với hợp đồng, Phòng TCKT xem xét các điều khoản trình Giám đốc ký duyệt.

Bước 7: Phòng TCKT cử nhân viên tiến hành giám sát và giao hàng cóxác nhận tiếp nhận tài sản, làm biên bản bàn giao, nghiệm thu (có bộ phận nhận

ký xác nhận) và biên bản thanh lý hợp đồng trình Giám đốc phê duyệt

Bước 8: Phòng Tài chính kế toán thanh toán lưu hồ sơ

Nhìn chung, việc lập kế hoạch mua sắm trang trang thiết bị y tế tại Bệnhviện Nhiệt đới Trung ương được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của

Bộ y tế Giám đốc bệnh viên chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho phòng TCKT vàphòng VTTBYT theo dõi, thực hiện công tác mua sắm TTBYT Quản lý đầu tư,mua sắm được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, luật đầu tư công, cácLuật liên quan, các Nghị định, các Thông tư sửa đổi - hướng dẫn của Chính phủ,

Bộ Y Tế và các Bộ - Ngành liên quan

Song song với quá trình nhập các TTBYT mới về, bệnh viện cũng tiếnhành điều chuyển một số TTBYT từ khoa này sang khoa khác, bảo đảm việc sửdụng các TTBYT một cách hiệu quả và khai thác triệt để tính năng cũng nhưhiệu suất của từng trang thiết bị đã mua sắm

Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT, sự tham gia của các cán

bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng Sự tham gia củanhóm đối tượng này vào công tác lập kế hoạch sẽ giúp kế hoạch mua sắmTTBYT của Bệnh viện sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn Đồng thời tránh được những chi phí mua sắm không cần thiết Từ đó góp phần giúp đơn vị tiếtkiệm được nguồn kinh phí

Kế hoạch mua sắm trang thiết bị Y tế hằng năm

Bệnh viện đã căn cứ trên lượng máy móc trang thiết bị hiện tại để xâydựng được kế hoạch mua sắm thêm máy móc phân bổ hợp lý cho các khoachuyên môn Đối với những khoa hiện tại có trang thiết bị về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa cần thiết phải mua sắm thêm, đối với những khoa có số

Trang 34

lượng bệnh nhân nhiều hơn và điều trị những loại bệnh khó thì nhất thiết phảiđầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại.

Bảng 2.7 cho thấy kế hoạch đầu tư vào mua sắm trang thiết bị phục vụnhu cầu khám chữa bệnh của bệnh viện qua các năm không đồng đều, tập trungvào năm 2017-2018 với tổng số tiền lần lượt là 13.418,52 triệu đồng và15.588,93 triệu đồng, trong đó nhiều nhất nhóm I (Thiết bị chẩn đoán hình ảnh)

và nhóm IV (Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ) Năm 2017, kế hoạchmua sắm TTBYT của toàn Bệnh viện tăng 175.61% so với cùng kì năm trước.Qua năm 2018, khi TTBYT khá đầy đủ và đồng bộ thì kế hoạch mua sắm giảmlại, chỉ tăng 16,17% so với năm 2017 Năm 2019 thì kế hoạch mua sắmTBVTTBYT giảm 38,50 % so với năm 2018, tổng số tiền đạt 9.586,43 triệuđồng Sang năm 2020 nguồn kinh phí cho kế hoạch mua sắm tăng 1.049,02 triệuđồng tập trung vào nhóm III thiết bị xét nghiệm

Đối với nhóm TTBYT chẩn đoán hình ảnh và cấp cứu hồi sức, gây mê,phòng mổ, đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao nên các TTBYT này đòi hỏi nhậpkhẩu từ các nước có nền y tế tiên tiến và giá khá cao Nhu cầu về khám chữabệnh về chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI, CT và phẫu thuật gây

mê hồi sức trong thời gian tới có xu hướng tăng nên sự đầu tư là cần thiết Nếunăm 2017 bệnh viện dự kiến đầu tư TTBYT cho nhóm I và IV 11.822,72 triệuđồng thì tới năm 2020 vẫn tiếp tục đầu tư thêm 8.130,60 triệu đồng để mua sắmtrang thiết bị

Đối với một số nhóm TTBYT khác Bệnh viện cũng sẽ tiếp tục lập kếhoạch trang bị thêm các loại máy móc mới nhằm đồng bộ hệ thống khám chữabệnh của bệnh viện

2.6.1.2 Tình hình đầu tư trang thiết bị y tế của Bệnh viện

Những năm gần đây, việc tăng cường đầu tư mua sắm TTBYT tại Bệnhviện Nhiệt đới Trung ương đã được ban Giám đốc quan tâm và tạo nhiều điềukiện về kinh phí Tổng giá trị đầu tư đều có xu hướng tăng lên theo các năm

Hiện tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có 3 nguồn mua đầu tư TTBYT

Trang 35

chính, bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện, Ngân sáchNhà nước cấp; vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Bảng 2.4 thể hiện tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại Bệnhviện tăng qua các năm Nếu như năm 2016, tổng vốn đầu tư cho mua sắmTTBYT tại Bệnh viện hơn 10,7 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số đó vượt lêntrên 14,3 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 17,4 tỷ đồng

Trong đó, nguồn mua sắm TTBYT từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệpvẫn là nguồn chủ yếu Hằng năm, Bệnh viện trích một lượng lớn nguồn vốn nàydành cho mua sắm TTBYT nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vềTTBYT của bệnh viện Nguồn quỹ này tăng đều với tốc độ tăng bình quân/nămđạt 202,45% Năm 2016, Bệnh viện đã trích 4.536,64 triệu đồng từ quỹ này, đếnnăm 2018 tăng lên 13.060,38 triệu đồng và năm 2020 đạt 15.803,06 triệu đồng.Đây là nguồn vốn mua sắm có sự tăng trưởng ổn định qua các năm và chiếm tỷtrọng cao trong cơ cấu kinh phí dành cho mua sắm TTBYT ở Bệnh viện

Ngoài nguồn vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Bệnh viện phụsản Hải Phòng còn có kinh phí mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp hằngnăm Tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ thấp trong cơcấu mua sắm TTBYT, trung bình 30%/năm Đến năm 2018, ngân sách Nhànước không còn cấp kinh phí để mua sắm TTBYT nữa Điều đó cho thấy Bệnhviện Nhiệt đới Trung ương đang dần tự chủ nguồn kinh phí trong việc mua sắmTTBYT phục vụ khám chữa bệnh

Trong các nguồn vốn hình thành TTBYT tại Bệnh viện thì nguồn vốn tài trợ, viện trợ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so với hai nguồn vốn đầu tư, mua sắmTTBYT còn lại và có xu hướng biến động tăng giảm không đồng đều Nếu nhưnăm 2016 là 1,5 tỷ đồng thì năm 2018 chỉ đạt 1,3 tỷ đồng Năm 2020 tăng lênđạt giá trị 1,6 tỷ đồng

Trang 36

Bảng 2.4 Nguồn vốn nguồn vốn hình thành TTBYT tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ

Ngày đăng: 20/12/2024, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w