1. Mục tiêu Thực hiện hoạt động trải nghiệm góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển một số năng lực và phẩm chất với các biểu hiện chủ yếu sau: a. Về năng lực - Học sinh vận dụng kiến thức liên kết hóa học, kiến thức liên môn để làm mô hình tinh thể NaCl. - Lựa chọn được nguyên vật liệu phù hợp; Thực hiện được quy trình chế tạo mô hình. - Đánh giá được sản phẩm theo tiêu chí đề ra. b. Về phẩm chất: - Trung thực, cẩn thận trong ghi chép nhật ký làm mô hình, ghi chép rõ những khó khăn, thất bài trong quá trình thực hiện; nêu rõ, cụ thể và đánh giá đúng những việc mà bản thân mình đã làm, đóng góp trong nhóm. - Trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm. - Nhân ái, thông qua hoạt động nhóm giúp cho các em tăng thêm tình bạn trong tuổi học sinh, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc. - Chăm chỉ, các em làm việc chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.
Trang 1TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ
TỔ HÓA – SINH –CÔNG NGHỆ
-
-BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC STEM
DỰ ÁN 1 CHẾ TẠO MÔ HÌNH TINH THỂ NaCl -Lớp 10A1
DỰ ÁN 2 CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ TỪ BẮP CẢI TÍM VÀ HOA
ĐẬU BIẾC - Lớp 11A12 Giáo viên giảng dạy: Phạm Công Nhân
Tháng 12/2024
Trang 2CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM
DỰ ÁN 1 CHẾ TẠO MÔ HÌNH TINH THỂ NaCl LỚP 10A1
Môn hóa học 10 Thời gian thực hiện: 1 tiết + 1 tuần ở nhà
1 Mục tiêu
Thực hiện hoạt động trải nghiệm góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển một số năng lực và phẩm chất với các biểu hiện chủ yếu sau:
a Về năng lực
- Học sinh vận dụng kiến thức liên kết hóa học, kiến thức liên môn để làm mô hình tinh thể NaCl
- Lựa chọn được nguyên vật liệu phù hợp; Thực hiện được quy trình chế tạo mô hình
- Đánh giá được sản phẩm theo tiêu chí đề ra
b Về phẩm chất:
- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép nhật ký làm mô hình, ghi chép rõ những khó khăn, thất bài trong quá trình thực hiện; nêu rõ, cụ thể và đánh giá đúng những việc mà bản thân mình đã làm, đóng góp trong nhóm
- Trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
- Nhân ái, thông qua hoạt động nhóm giúp cho các em tăng thêm tình bạn trong tuổi học sinh, giúp đỡ và
hỗ trợ nhau trong công việc
- Chăm chỉ, các em làm việc chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ
2 Tiến trình thực hiện
2.1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề, tìm hiểu về NaCl và tinh thể NaCl
a Cấu trúc của NaCl: NaCl, hay sodium chloride, là một hợp chất ion phổ biến thường được
biết đến như muối ăn Cấu trúc tinh thể của NaCl được mô tả bởi mạng tinh thể lập phương tâm mặt (FCC - Face-Centered Cubic)
b Cấu trúc tinh thể của NaCl
NaCl, hay còn gọi là muối ăn, có cấu trúc tinh thể đặc biệt, được gọi là cấu trúc mạng lập phương tâm mặt (face-centered cubic - FCC) Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cấu trúc của NaCl:
Cấu trúc mạng tinh thể: NaCl có cấu trúc mạng lập phương tâm mặt, mỗi ion Na+ được bao quanh bởi 6 ion Cl- và ngược lại Điều này tạo nên một mạng tinh thể đều đặn và ổn định
Liên kết ion: NaCl được hình thành bởi liên kết ion mạnh mẽ giữa ion Na+ và ion Cl- Liên kết này tạo ra lực hút mạnh giữa các ion, giúp NaCl có độ bền cao và nhiệt độ nóng chảy cao
Dưới đây là bảng mô tả cấu trúc tinh thể của NaCl:
Trang 3Số lượng ion Na+ bao quanh mỗi ion Cl- 6
Số lượng ion Cl- bao quanh mỗi ion Na+ 6
Hình dưới đây mô tả sơ đồ cấu trúc tinh thể của NaCl:
Trong cấu trúc mạng lập phương tâm mặt, mỗi ion Na+ và Cl- nằm tại các đỉnh và tâm mặt của các khối lập phương Công thức đơn giản của NaCl có thể được biểu diễn bằng cách tính toán như sau:
Sự cân bằng này duy trì tính trung hòa điện của NaCl, giúp nó tồn tại ổn định trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau
Đặc điểm và tính chất của NaCl
NaCl, hay muối ăn, không chỉ là một hợp chất phổ biến trong đời sống mà còn có nhiều đặc điểm
và tính chất thú vị NaCl không chỉ là một gia vị quan trọng trong ẩm thực mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y tế:
1 Sử dụng trong sản xuất hóa chất như NaOH và Cl2
2 Dùng trong các quy trình làm mềm nước cứng
3 Áp dụng trong y tế để làm dung dịch nước muối sinh lý
4 Sử dụng trong bảo quản thực phẩm
Qua mô tả trên, ta thấy rằng cấu trúc của NaCl không chỉ đơn giản mà còn rất ổn định và có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như công nghiệp
2.2 Hoạt động 2: Lựa chọn giải pháp
- Giáo viên phát phiếu hướng dẫn thực hiện đề xuất, lựa chọn giải pháp
Trang 4- Học sinh thực hiện làm việc cá nhân tìm hiểu quy trình chế tạo mô hình thực hiện đáp ứng yêu cầu đặt ra với sản phẩm Sau đó làm việc nhóm, chia sẻ quy trình cá nhân đề xuất và thống nhất quy trình chung đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm
- Học sinh lập kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, bước, phân công nhiệm
vụ cụ thể cho các cá nhân, chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để thực hiện chế tạo thử nghiệm
2.3 Hoạt động 3: Chế tạo mô hình
- Giáo viên phát dụng cụ, nguyên liệu cung cấp dụng cụ, nguyên liệu, các lưu ý khi thực hiện
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch và sự phân công của nhóm để chế tạo sản phẩm, đánh giá theo tiêu chí từ đó điều chỉnh quy trình (thao tác, định lượng,…) và thực hiện lại,… cho đến khi được sản phẩm đạt yêu cầu
2.4 Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm
- Học sinh trưng bày các sản phẩm
- Giáo viên tổ chức thảo luận cho các nhóm tự giải thích kết quả, các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung chia sẻ trình bày bằng video tiến trình thực hiện chế tạo sản phẩm
- Các nhóm tự thảo luận, tự đánh giá và đánh giá sản phẩm, quá trình làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Giáo viên tổng kết kết quả đánh giá sản phẩm các nhóm, nhận xét, rút kinh nghiệm
3 Sản phẩm
3.1 Quy trình thực hiện chế tạo mô hình
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu,
dụng cụ
Bước 1: Cân một lượng xác định đất sét để
làm mô hình ion Na, Cl, khối lượng của Na nhỏ hơn Cl
Bước 2: Tạo hình nguyên tử (ion).
Bước 3: Đo, cắt thanh (que) để làm liên
kết
Giai đoạn 2: Chế tạo mô hình Bước 4: Lắp ghép mô hình đặc theo đúng
thiết kế
Bước 5: Lắp ghép mô hình rỗng theo đúng
thiết kế
3.2 Báo cáo sản phẩm của các nhóm : Gồm có bản báo cáo video thực hiện
BÁO CÁO TỔ 1
I Nhật ký làm việc của nhóm
2 Trần Công Thịnh Dọn dẹp + Mua đồ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Trang 54 Lê Nguyễn Khánh Băng Tạo Hình Hoàn thành tốt nhiệm vụ
6 Trần Quang Khánh Đăng Mua đồ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
9 Lê Bửu Trân Tạo hình + mua đồ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
11 Lê Huỳnh Nhật Thiên Lắp ráp Hoàn thành tốt nhiệm vụ
12 Trần Nguyễn Tâm Như Tạo hình Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Thời gian thực hiện: 25/11/2024 đến 5/12/2024
II Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Đũa gỗ
+ Đất nặn
+ Keo
III Sản phẩm: Mô hình tinh thể NaCl rỗng và đặc
BÁO CÁO TỔ 2
I Nhật ký làm việc của nhóm
Chuẩn bị các nguyên liệu, nặn các nguyên tử
Thực hiện tốt các nhiệm
vụ được giao, nghiêm túc,
có trách nhiệm với nhiệm vụ, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao
Nặn các nguyên tử que nối, lắp ráp mô hình rỗng
6 Minh Khang Soạn nội dung, nặn các nguyên tử
Trang 67 Minh Luân Làm video, báo cáo, nặn các nguyên tử
Nặn các nguyên tử và lắp ráp mô hình
đặc
12 Gia Phước
- Thời gian thực hiện: 25/11/2024 đến 5/12/2024
II Chuẩn bị nguyên liệu: Ống hút, đất nặn, keo, kéo
III Sản phẩm: Mô hình tinh thể NaCl rỗng và đặc
BÁO CÁO TỔ 3
1 NHẬT KÝ LÀM VIỆC CỦA NHÓM 1 MÔ HÌNH ĐẶC
1 Sao Mai Chỉnh sửa video, nặn đất sét Chủ động, tích cực, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao
2 Xuân Huy Nặn tạo hình đất sét Không có tinh thần trách
nhiệm, không hợp tác, không hoàn thành những nhiệm vụ được giao gây ảnh hưởng đến thành viên khác
3 Phương Thảo Mua nguyên liệu nặn, tạo hình đất
sét
Chủ động, tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
4 Thuy Tiên Voice giọng chèn vào bài thuyế
trình, nặn tạo hình đất sét
Chủ động, hoàn thành khá tốt nhiệm cụ được giao, có tích cực trong lúc thực hiện nhiệm vụ
5 Phúc Hiển Mua nguyên liệu nặn, tạo hình đất
sét
Chủ động, tích cực trong nhiệm vụ, hoàn thành tốt
Trang 7nhiệm vụ được giao
6 Nhật An Mua nguyên liệu, nặn tạo hình đất
sét
Chủ động, tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Thời gian thực hiện: 25/11/2024 đến 5/12/2024
II Chuẩn bị nguyên vật liệu
- 7 bịch đất sét khô
- 1 chai hồ nước
- 40 thanh tre
- 2 lọ màu xanh lá – vàng
- 1 chai keo 502
- 1 keo nén
III Sản phẩm
Mô hình tinh thể NaCl (Đặc)
BÁO CÁO TỔ 3
1 NHẬT KÝ LÀM VIỆC CỦA NHÓM 2 MÔ HÌNH RỖNG
1 Huỳnh Anh Nặn đất sét, trộn màu, quay
video quá trình làm mô hình
Tích cực, nhanh nhẹn, hoàn thành công việc tốt
2 Cẩm Phương Mua keo, nặn đất sét, trộn màu,
quay video quá trình làm mô hình
Siêng năng, còn rụt rè, hoàn thành công việc nhanh gọn
mẫn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
4 Gia Phú Dựng mô hình Nhạy bén, chỉ đạo nhiệt tình,
chủ động trong công việc
5 Đại Nam Dựng mô hình Hoạt bát, vui vẻ, siêng năng,
giúp đỡ mọi người trong việc làm
6 Phương Nghi Mua dụng cụ, nguyên liệu, nặn Nhanh nhẹn, cần cù, vui vẻ,
Trang 8đất sét, trộn màu, chỉnh sửa video quá trình làm mô hình
hoà đồng, tích cực giúp đỡ bạn bè
Thời gian thực hiện: 25/11/2024 đến 5/12/2024
II NGUYÊN LIỆU
- 3 bịt đất sét khô
- 4 chai keo 502
- 40 thanh tre
- 2 lọ màu xanh lá – vàng
III SẢN PHẨM
- Cấu tạo tinh thể NaCl, Mô hình rỗng
BÁO CÁO TỔ 4
I Nhật kí làm việc nhóm
- Mô hình đặc
1 Hồ Nguyễn Khả Vy Tô màu, ghép mô hình, dọn
dẹp
Nhiệt tình, chăm chỉ, giúp đỡ các bạn trong công việc, hoàn thành công việc tốt
2 Trịnh Hồ Nhã My Tô màu,ghép mô hình,dọn
dẹp
Chăm chỉ, hăng say làm việc,hoàn thành công việc tốt
3 Nguyễn Đỗ Thiên
Anh
Tô màu, ghép mô hình, mua nguyên liệu,làm báo cáo
Khéo tay,ghép mô hình đẹp,hoàn thành công việc tốt
4 Phan Thảo Ngọc Tô màu, ghép mô hình Chăm chỉ, còn thụ động
trong các việc, hoàn thành công việc tốt
5 Dương Mạnh Hùng Tô màu, ghép mô hình, dọn
dẹp Nhiệt huyết, chăm chỉ, hoàn thành công việc tốt
6 Trần Thị Ngọc Yên Mua nguyên liệu, ghép mô
hình
Tạo không khí vui vẻ khi làm việc nhóm, nhiệt tình, hoàn thành công việc tốt
Mô hình rỗng
1 Lê Phạm Như Quỳnh Tô màu, mua nguyên liệu,
dọn dẹp Dọn dẹp sạch sẽ, chăm chỉ, khéo tay, hoàn thành công
việc tốt
2 Lâm Nguyễn Mỹ
Linh Tô màu, dọn dẹp Tạo không khí vui vẻ, tô màu đẹp, chăm chỉ, hoàn
thành công việc tốt
3 Nguyễn Kim Tuyến Tô màu,ghép mô hình,quay
video Nhiệt tình, chăm chỉ, edit video đẹp, hoàn thành công
việc tốt
Trang 94 Trương Đang Khoa Tô màu,ghép mô hình Hăng say, có trách nhiệm
trong công việc, hoàn thành công việc khá
5 Dương Gia Minh Mua nguyên liệu, tô màu Nhiệt tình nhưng đi trễ về
sớm, hoàn thành công việc trung bình
6 Trần Đình Thị Kim
Anh
Tô màu, ghép mô hình, dọn dẹp
Nhiệt tình nhưng còn thụ động trong công việc, và còn hơi hời hợt ở các hành động, hoàn thành công việc khá
Thời gian thực hiện: 25/11/2024 đến 5/12/2024
II Nguyên liệu
-54 quả bóng xốp
-Keo,súng bắn keo
-Ống hút nhựa
-2 lọ màu xanh lá,vàng
III Sản phẩm
-Cấu tạo tinh thể NaCl (SGK)
4 Đánh giá tính tích cực của hoạt động giáo dục.
Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
-Nhận thức hóa học: Hiểu thêm về liên kết ion, hợp chất ion, cấu tạo tinh thể NaCl
-Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để chế tạo mô hình tinh thể NaCl
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao
Trang 10CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM
DỰ ÁN 2 CHẾ TẠO CHẤT CHỈ THỊ TỪ BẮP CẢI TÍM, HOA ĐẬU BIẾC
Thực hiện lớp 11A12 Môn hóa học 11 Thời gian thực hiện: 2 tiết trên lớp + 1 tuần ở nhà
1 Mục tiêu
Thực hiện hoạt động trải nghiệm góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển một số năng lực và phẩm chất với các biểu hiện chủ yếu sau:
a Về năng lực
- Học sinh vận dụng biểu thức tính pH để tính toán và thực hiện pha chế các dung dịch có pH theo yêu cầu để thử chất chỉ thị
- Học sinh tìm kiếm được tài liệu và tổng hợp được cách chiết xuất anthocyanin
từ bắp cải tím, hoa đậu biếc và tẩm làm giấy chỉ thị từ đó đề xuất quy trình chế tạo giấy chỉ thị và xây dựng thang so màu tương ứng với một số giá trị pH
- Lựa chọn được công cụ, nguyên vật liệu và loại giấy phù hợp; Thực hiện được quy trình chiết suất dung dịch anthocyanin từ bắp cải tím và tẩm dung dịch làm giấy chỉ thị; Thử nghiệm với các dung dịch pH yêu cầu và xây dựng được thang màu nhận biết
- Đánh giá được sản phẩm theo tiêu chí đề ra và các điều chỉnh cần thiết, lí giải được những thay đổi so với thiết kế ban đầu
b Về phẩm chất:
- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép hiện tượng, kết quả các thí nghiệm; ghi chép rõ những khó khăn, thất bài trong quá trình thực hiện; nêu rõ, cụ thể và đánh giá đúng những việc mà bản thân mình đã làm, đóng góp trong nhóm
- Trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
- Nhân ái, thông qua hoạt động nhóm giúp cho các em tăng thêm tình bạn trong tuổi học sinh, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong công việc
- Chăm chỉ, các em làm việc chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ
2 Tiến trình thực hiện
a Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- Giáo viên đưa ra 1 tình huống: làm thế nào để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch có các giá trị pH khác nhau là 2, 6, 12
- Học sinh đề xuất các cách nhận biết (sử dụng máy đo pH, dùng giấy chỉ thị vạn năng,…)
Trang 11- Giáo viên đặt vấn đề từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể chế tạo ra giấy chỉ thị để nhận biết các dung dịch có pH khác nhau không? Và tổ chức cho học
sinh làm thí nghiệm khám phá: Lấy cùng 1 lượng dung dịch nước bắp cải tím vào 3 ống nghiệm,
sau đó thêm vào mỗi ống nghiệm 1 lượng như nhau 3 dung dịch có
pH khác nhau trên Quan sát hiện tượng, so sánh, từ đó trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra ban đầu.
- Giáo viên chuẩn bị học liệu, nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm:
+ Giấy A3, bút dạ 2 màu, phiếu học tập;
+ Dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm khám phá: 3 dung dịch có pH là 2, 6, 12 Giấy chỉ phị vạn năng, nước bắp cải tím, ống nghiệm (6 cái), công tơ hút (3 cái)
+ Các dụng cụ hóa chất, nguyên vật liệu chế tạo và thử nghiệm:
Dụng cụ
- Cốc chia độ: 200ml (2 cái), 100ml (1 cái)
- Bình tam giác 100ml (4 cái)
- Bình định mức 1000ml
- Pipet 5ml
- Giá sắt, kiềng 3 chân, đèn cồn, đũa thủy tinh, dao/kéo, phễu thủy tinh, giấy lọc
- Cân điện tử
Hóa chất, nguyên vật liệu
- Dung dịch NaOH, pH = 12
- Dung dịch H2SO4, pH = 2
- Nước cất (pH = 7)
- Bắp cải tím: 200 gam
- Cồn tuyệt đối
- Học sinh thực hiện thí nghiệm khám phá theo nhóm, quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Giáo viên chốt lại hiện tượng, câu trả lời (nước bắp cải tím đổi màu khác nhau với các dung dịch có pH khác nhau do đó có thể dùng nước chiết từ bắp cải tím để nhận biết các dung dịch có pH khác nhau này); giải thích hiện tượng (do trong nước chiết từ bắp cải tím có anthocyanin có tính chất đổi màu trong các môi trường pH khác nhau); Và đặt vấn đề chế tạo giấy chỉ thị
- Nhiệm vụ: Xây dựng quy trình chiết suất và làm giấy chỉ thị từ bắp cải tím, hoa đậu biếc (tạo giấy chỉ thị và thang màu ứng với các giá trị pH khác nhau) để nhận biết được tối thiểu 4 giá trị
pH là 2, 4, 9, 11 Giáo viên cũng thông báo các nguyên liệu chính giáo viên cung cấp, các nguyên liệu khác học sinh tự chuẩn bị
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí cơ bản để đánh giá sản phẩm, tổ chức cho học sinh thảo luận hỏi đáp về các tiêu chí, đề xuất, điều chỉnh tiêu chí sau đó chốt lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm chung cho các nhóm
- Các tiêu chí cơ bản giáo viên có thể đưa ra:
Với giấy chỉ thị (giấy thử và thang màu so với ít nhất 4 giá trị pH yêu cầu):