HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở trong SGK Tiếng Việt lớp 2 hoặc một đoạn văn không có trong SGK do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số
Trang 1Môn: Tiếng Việt ( Thời gian 35 phút) Tờ số 1
Họ và tên người coi, chấm thi Họ và tên HS:………….……… Lớp:
2.
A KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1 Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian cho mỗi em khoảng 1 phút.
HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở trong SGK Tiếng Việt lớp 2 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
2 Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (6 điểm)
Câu chuyên bó đũa
1 Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm
2 Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền Một hôm, ông đặt một
bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thông thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng
3 Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Có đoàn kết thì mới có sức mạnh
Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: (M1) (0,5 đ) Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào?
A Hay gây gổ B Hay va chạm C Sống rất hòa thuận
Câu 2: (M1) (0,5 đ) Người cha gọi bốn người con lại để làm gì?
A Cho tiền B Cho mỗi người con một bó đũa
C Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 3: (M1) (0,5 đ) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
A Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc B Cầm cả bó đũa bẻ gãy
C Dùng dao chặt gãy bó đũa
Câu 4: (M1) (0,5 đ) Từ nào là từ chỉ hoạt động trong Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó
đũa”?
Câu 5: (M2) (1đ) Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, cõng, đẹp, gật đầu.
a Từ ngữ chỉ hoạt động:
b Từ ngữ chỉ đặc điểm:
Câu 6 )(M2) (1đ) Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ đặc điểm
A trường em B vui sướng C bơi lội
Trang 2Câu 7 (M3 (1 điểm) Đặt một câu có từ chỉ đặc điểm vừa tìm được ở câu 6?
Câu 8: (M3 (1 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về người cha?
B Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1 Chính tả: (4điểm) Nghe - viết: Bài Chơi chong chóng (Từ đầu đến háo hức)
(SGKTV2 Tập 1 Trang 133 ) Thời gian 15 phút
II.Tập làm văn ( 6 điểm) Thời gian: 25 phút
2 Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 - 5 câu tả một đồ chơi mà em yêu thích
Gợi ý : - Em chọn đồ chơi nào để tả?
- Nó có những đặc điểm gì ?
- Em thường chơi đồ chơi đó vào lúc nào?
- Tình cảm của em với đồ chơi đó như thế nào ?
Bài làm
Trang 3Môn: Tiếng Việt ( Thời gian 35 phút) Tờ số 1
Họ và tên người coi, chấm thi Họ và tên HS:………….……… Lớp:
2.
A KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
Đọc hiểu, Luyện từ và câu (6 điểm) - Thời gian 40 phút
Đọc thầm văn bản sau, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận:
BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM
Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan Minh Quân yêu nó lắm Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà, Minh Quân và mèo vàng được dịp nô đùa thỏa thích Mải đùa nghịch, chẳng may, Minh Quân gạt phải lọ hoa Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành Sợ bị
bố mẹ la mắng nên khi thấy bố mẹ vừa về đến nhà, Minh Quân đã vội vàng nói:
- Bố ơi! Con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi
Thế là con mèo bị phạt Buổi tối hôm đó, mèo vàng bị bố xích lại và không được ăn cá
Tối hôm đó, nằm trên giường êm ấm, nghe tiếng mèo vàng kêu meo meo, Minh Quân không tài nào ngủ được Bé vùng dậy, chạy đến bên bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho mèo Bố ôm Minh Quân vào lòng và khen:
- Con trai bố trung thực và dũng cảm lắm
(Minh Hương kể)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1 :( 1 điểm) Minh Quân làm vỡ bình hoa, thấy bố mẹ về Minh Quân nói:
A Bố ơi, con nghịch làm vỡ bình hoa rồi
B Bố ơi, con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi
C Bố ơi, gió thổi làm bình hoa rơi xuống đất vỡ rồi
Câu 2 :( 1 điểm) Tại sao tối hôm đó Minh Quân lại không ngủ được ?
A Vì Minh Quân đói bụng
B Vì tiếng mèo kêu meo meo làm ồn khiến Minh Quân khó ngủ
C Vì nghe thấy tiếng mèo kêu meo meo làm Minh Quân cảm thấy day dứt vì mình
mà mèo bị bố phạt
Trang 4Câu 3 : ( 1 điểm) Tìm 4 từ chỉ sự vật có trong bài :
Câu 4:( 1 điểm) Tìm 4 từ chỉ hoạt động có trong bài:
Câu 5:( 2 điểm) Viết 2 câu nêu hoạt động với hai từ vừa tìm được ở bài tập 3:
Trang 5Môn: Tiếng Việt ( Thời gian 35 phút) Tờ số 1
Họ, tên người coi, chấm
kiểm tra Họ và tên học sinh: Lớp: …
Họ và tên giáo viên dạy: 1.
2.
Đọc Viết TV
B KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
G: - Người thân mà em muốn kể là ai?
- Người thân của em đã làm việc gì cho em? Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?
- Nêu tình cảm của em đối với người thân?
Trang 62 Đề: (6 điểm) Viết 3-4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
G: - Trong giờ ra chơi ,em và các bạn chơi ở đâu ( trong lớp hay ngoài sân.)
-Em và các bạn chơi trò chơi gì ?
- Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?
3 Đề: (6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) kể về một hoạt động thể
thao hoặc một trò chơi em tham ra ở trường?
Trang 7Môn: Tiếng Việt Tờ số 1
Họ và tên người coi, chấm thi Họ và tên HS:………….……… Lớp:
2.
I KIỂM TRA ĐỌC : ( 10 điểm )
1 Kiểm tra đọc thành tiếng : ( 4 điểm )
2 Đọc hiểu: ( 6 điểm )
Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thông thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lị thì mạnh Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Có đoàn kết thì mới có sức mạnh
( Theo ngụ ngôn Việt Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào? (0,5 điểm)
A Hay gây gổ B Hay va chạm
C Sống rất hòa thuận D.Không chơi với nhau
Câu 2: Người cha gọi bốn người con lại để làm gì? (0,5 điểm)
A Cho tiền
B Cho mỗi người con một bó đũa
Trang 8C Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
D Chia tài sản cho các con
Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (0,5 điểm)
A Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc B Cầm cả bó đũa bẻ gãy
C Dùng dao chặt gãy bó đũa D Dùng cả chân và tay để bẻ
Câu 4: Người cha muốn khuyên các con điều gì? (1điểm)
Câu 5: Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm)
A Câu giới thiệu B Câu nêu hoạt động
C Câu nêu đặc điểm D Không thuộc mẫu câu nào?
Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: (1điểm)
- Học xong , bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ
Câu 7: Gạch chân từ chỉ sự vật trong câu “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa”
(0.5điểm)
Câu 8 Tìm 2 từ chỉ đặc điểm, đặt câu với một từ vừa tìm được (1,5 điểm)
Trang 9Môn: Tiếng Việt Tờ số 1
Họ và tên người coi, chấm thi Họ và tên HS:………….……… Lớp:
2.
A KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
I Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian cho mỗi em khoảng 1-2 phút.
Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi nội dung bài đọc
đối với từng học sinh qua các bài tập đọc ở sách Tiếng Việt 2 – tập 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
II Đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
1 Đọc thầm: Sự tích hoa tỉ muội
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi Nết thương Na, cái gì cũng nhường em Đêm đông, gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
- Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
- Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
- Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ Chị em mình mãi bên nhau nhé!
Na gật đầu Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ
Năm ấy, nước lũ dâng cao, nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn Hai bàn chân Nết rớm máu Thấy vậy, Bụt thương lắm Bụt liền phẩy chiếc quạt thần Kì
lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na
Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội
Theo Trần Mạnh Hùng
2 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
hoặc thực hiện theo yêu cầu.
Trang 10Câu 1: (M1) (0.5 điểm) Những chi tiết cho thấy chị em Nết và Na sống rất đầm ấm?
A Cái gì cũng nhường em B vòng tay ôm em ngủ
C Tất cả các ý trên
Câu 2( M1) (0.5 điểm) Nước lũ dâng cao chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?
A Nết dìu Na chạy B Nết cõng em chạy theo dân làng
C Nết bế Na chạy
Câu 3 : (M1)(0.5 điểm) Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa:
A khóm hoa đỏ thắm B khóm hoa trắng C khóm hoa vàng
Câu 4( M2) (1 điểm) Sắp
a Từ ngữ chỉ hoạt động:
b Từ ngữ chỉ đặc điểm:
Câu 5: (0.5 điểm) Bài văn cho em thấy tình cảm của chị em Nết và Na như thế nào ?
Câu 6: (1 điểm) Từ nào chỉ hoạt động?
A ngôi trường B cánh hoa C đọc bài
Câu 7: (0.5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm?
A Mái tóc của mẹ mượt mà B Bố em là bác sĩ
C Em đang viết bài
Câu 8: (1 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ chấm.
Bố: Nam ơi … Con hãy đặt một câu có từ đường nhé …
Con: Bố em đang uống cà phê…
Bố: Thế từ đường đâu…
Con: Dạ từ đường có trong cốc cà phê rồi ạ
Câu 9: (0.5 điểm) Viết một câu có từ chỉ hoạt động ?
Trang 11Môn: Tiếng Việt Tờ số 1
Họ và tên người coi, chấm thi Họ và tên HS:………….……… Lớp:
2.
A KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian cho mỗi em khoảng 1 phút.
- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở trong SGK Tiếng Việt lớp 2 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
- HS trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra
II Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) – Thời gian 30 phút
Đọc thầm bài :
CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Tôi là chữ A Từ lâu, tôi đã nổi tiếng Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi Khi ngạc nhiên, sủng sốt, người ta cũng gọi tên tôi
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1 (M1) ( 0,5đ) Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?
a Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên b Chữ A đứng ở vị trí thứ hai
c Chữ A đứng ở vị trí thứ ba
Trang 12Câu 2 (M1) ( 0,5đ) Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
a Chăm viết chữ cái b Chăm đọc sách c Chăm xếp các chữ cái
Câu 3: (M1) (0,5đ) Chữ A mơ ước điều gì?
a, Chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách.
b,Cần các bạn mới làm ra được cuốn sách.
Câu 4 (M1)(0,5đ) Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những………
(trang sách, chặng đường, quyển vở)
Câu 5: (M2) (1đ) Xếp các từ sau thành nhóm thích hợp: đỏ thắm, bé nhỏ, chạy theo, cõng, đẹp, đi qua, cao, gật đầu.
a Từ ngữ chỉ hoạt động:
b Từ ngữ chỉ đặc điểm:
Câu 6 )(M2) (1đ) Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: khai trường; vui
sướng; mơ ước.
a nổi tiếng b vui sướng c mơ ước
Câu 7 (M3 (1 điểm) Đặt một câu có từ chỉ cảm xúc vừa tìm được ở câu 5?)
Câu 8: (M3 (1 điểm) Viết một câu nêu đặc điểm về một bạn trong lớp?
Đề 7
Trang 131 Họ và tên GV dạy:……… ……… 2.
A KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I Đọc hiểu, Luyện từ và câu (6 điểm) - Thời gian: 35 phút
Món quà hạnh phúc
Trong khu vườn kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quầy bên Thỏ Mẹ
Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng
mẹ Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc mà lộng lẫy Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng
Tết đến, nhận được món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động Thỏ
mẹ cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu mất
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: (0,5 điểm) Đàn thỏ con sống với (M1)
A) Ông bà ngoại B) Ông bà nội C) Thỏ Mẹ D) Bạn bè
Câu 2: (0,5 điểm) Đàn thỏ con tặng quà cho mẹ nhân dịp gì ? (M1)
A) Sinh nhật B) Tết sắp đến C) Mùa hè D) Mùa đông
Câu 3: (0,5 điểm) Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều gì (M1)
A) Đi mua quần áo mới tặng mẹ
B) Tự tay làm khăn trải bàn thật đẹp để tặng mẹ
C) Đi mua khăn trải bàn có thêu hoa lộng lẫy để tặng mẹ
Trang 14D) Đi mua bánh kẹo tặng mẹ
Câu 4: (0,5 điểm) Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy (M2) A) Rất vui sướng B) Rất vui, thích món quà C) Rất hạnh phúc, mệt nhọc bay biến D) Rất mừng Câu 5: (1 điểm) Để bố mẹ vui lòng, quên hết mệt nhọc, em cần làm gì? (M4) Câu 6: (0,5 điểm) Từ nào chỉ sự vật? (M2) A chạy B đẹp C đọc bài D bàn ghế Câu 7: (0,5 điểm) Câu nào là câu nêu đặc điểm? (M2) A Mái tóc của mẹ mượt mà B Bố em là bác sĩ C Em đang viết bài D Mai đang tập vẽ Câu 8 (0,5 điểm): Xếp các từ trong ngoặc vào nhóm thích hợp (M3) (giảng bài, xếp hàng, chấm bài, viết bài) - Các từ chỉ hoạt động của học sinh :
- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên:
Câu 9: (1 điểm) Viết một câu nêu hoạt động về một bạn trong lớp (M3) ………
………
Câu 10: (0,5 điểm) Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi điền vào ô trống (M2)
Mẹ đang nấu cơm
Em có thích học môn Toán không