1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án: Đầu Tư Xây Dựng Đường Từ QL.38 Đến Đường TL.278 Cũ, Thành Phố Bắc Ninh
Trường học Trường Đại Học Bắc Ninh
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Tổ chức thực hiện Công tác lập Báo cáo ĐTM Dự án được thực hiện dựa trên các cơ sở thông tin, số liệu thu thập trong các đợt khảo sát thực địa cùng với các tính toán của các chuyên gia

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 8

MỞ ĐẦU 9

1 Xuất xứ của dự án 9

1.1 Thông tin chung về dự án 9

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 10

1.3 Sự phù hợp của dự án với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 12

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 12

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12

3.1 Đơn vị lập tư vấn Báo cáo ĐTM dự án 13

3.2 Tổ chức thực hiện 13

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 15

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 16

5.1 Thông tin về dự án 16

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường 17

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải có thể phát sinh theo các giai đoạn của dự án 19

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 19

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 20

Trang 2

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 21

1.1 Thông tin về dự án 21

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 22

1.2.1 Giải pháp thiết kế bình đồ, hướng tuyến 22

1.2.2 Trắc dọc 23

1.2.3 Trắc ngang 23

1.2.4 Kết cấu áo đường 24

1.2.5 Hè đường, cây xanh 24

1.2.6 Thiết kế giao cắt 24

1.2.7 Nền đường 25

1.2.8 Hào kỹ thuật 25

1.2.9 Hệ thống thoát nước mưa 25

1.2.10 Hệ thống an toàn giao thông 26

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 26

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 30

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 31

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 33

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 34

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 34

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 36

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 36

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 41

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khi thực hiện dự án 41

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 42

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 43

3.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 43

Trang 3

3.1.2 Phòng ngừa và giảm thiểu tác động đối với việc chiếm dụng đất 44

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 45

3.2.1 Đánh giá tác động nguồn tác động môi trường liên quan đến chất thải 46

3.2.2 Đánh giá tác động gây ra bởi nguồn không liên quan đến chất thải 57

3.2.3 Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường với các nguồn tác động môi trường liên quan đến chất thải 63

3.3 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 74

3.3.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 74

3.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 80

3.3.3 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn vận hành 83

3.4 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 84

3.4.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 84

3.4.2 Kế hoạch xây lắp các công trình môi trường 84

3.4.3 Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 84

3.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 85

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 88

CHƯƠNG 5.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 89

5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 89

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 91

5.2.1 Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng 91

5.2.2 Giám sát môi trường giai đoạn vận hành các công trình bảo vệ môi trường 92

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 93

6.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 93

6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 93

6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 93

6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có): 93

Trang 4

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 93

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 98

1 Kết luận 98

2 Kiến nghị 98

3 Cam kết 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC I 101

PHỤ LỤC II 102

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân ĐTM Đánh giá tác động môi trường BVMT Bảo vệ môi trường

NĐ – CP Nghị định – Chính phủ BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường HTXL Hệ thống xử lý

QCVN Quy chuẩn Việt Nam BYT Bộ Y tế

BQL Ban quản lý CBCNV Cán bộ công nhân viên GPMB Giải phóng mặt bằng

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án 13

Bảng 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 15

Bảng 3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường 18

Bảng 4 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng 26

Bảng 5 Khối lượng vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng dự án 28

Bảng 6 Vị trí lấy mẫu không khí 37

Bảng 7 Chất lượng môi trường không khí xung quanh 37

Bảng 8 Vị trí lấy mẫu nước 38

Bảng 9 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt 39

Bảng 10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 39

Bảng 11 Các nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động của khu vực dự án 45

Bảng 12 Tổng hợp khối lượng đào đắp 47

Bảng 13 Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi công 47

Bảng 14 Lưu lượng lượt đi lại san lấp 47

Bảng 15 Tải lượng các chất ô nhiễm bụi, khí thải do hoạt động GTVT trong giai đoạn san nền 48

Bảng 16 Nồng độ bụi và khí thải tại khu vực thi công giai đoạn san nền 48

Bảng 17 Tổng hợp mức tiêu thụ nhiên liệu của máy móc 49

Bảng 18 Tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình sử dụng dầu DO trong hoạt động thi công 49

Bảng 19 Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động GTVT trong giai đoạn vận chuyển NVL 51 Bảng 20 Nồng độ bụi và khí thải do GTVT trong giai đoạn vận chuyển NVL 51

Bảng 21 Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (định mức cho 1 người) 54

Bảng 22 Khối lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 55

Bảng 23 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng 56

Bảng 24 Mức độ tiếng ồn điển hình của thiết bị thi công (dBA) 57

Bảng 25 Độ rung của các thiết bị, máy móc trong quá trình thi công 59

Bảng 26 Đối tượng tác động, đặc điểm các tác động khu vực dự án 73

Trang 7

Bảng 27 Số liệu dự báo dòng xe vào năm 2020 74

Bảng 28 Hệ số ô nhiễm môi trường không khí do giao thông của WHO 75

Bảng 29 Hệ số phát thải bụi cuốn từ đường 76

Bảng 30 Tải lượng bụi cuốn từ lốp xe 77

Bảng 31 Tổng tải lượng bụi và khí độc phát sinh khi vận hành dòng xe 77

Bảng 32 Kết quả dự báo nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ vận hành dòng xe vào năm 2020 78

Bảng 33 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 79

Bảng 34 Mức ồn tương đương trung bình với điều kiện chuẩn (LA7 TC) 81

Bảng 35 Mức ồn sau khi suy giảm theo khoảng cách 81

Bảng 36 Kết quả dự báo mức suy giảm rung theo khoảng cách (dB) 82

Bảng 37 Tóm lược chương trình quản lý môi trường 89

Bảng 38 Tổng hợp các ý kiến tham vấn công đồng dân cư, tổ chức được lấy ý kiến 93

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 Vị trí thực hiện dự án trên Google Maps 21 Hình 2 Quy trình thực hiện dự án 30 Hình 3 Ảnh minh họa nhà vệ sinh công cộng cho công trường xây dựng 67

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc

cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương Bắc Ninh là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuốn, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là nơi gắn với phát triển của Thủ

đô Hà Nội Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài

Trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã huy động nhiều nguồn lực để cải tạo hệ thống đường tỉnh lộ theo quy hoạch phát triển giao thông đã được phê duyệt Hiện nay, Bắc Ninh đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian tới Do đó việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng trong đó giao thông là ưu tiên hàng đầu để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh nhanh sự phát triển của tỉnh trong tương lai

Hiện nay, dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đã phần nào giải quyết được cơ bản vấn đề đi lại, kết nối giao thông giữa các vùng trong tỉnh, nhiều KCN, cụm công nghiệp lớn đã và đang hình thành Tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển hơn nữa thì việc đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt là hết sức cần thiết trong giai đoạn tới

Vì vậy, việc thực thi dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278

cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)” là

hết sức cần thiết và cấp bách

Việc đầu tư xây dựng mới dự án này ngoài vai trò hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Bắc Ninh nói riêng thì dự án còn góp phần thúc đẩy lưu thông giữa các xã, phường trong thành phố Bắc Ninh Giảm áp lực xung đột giao thông, ùn tắc giao thông Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói chung và của thành phố Bắc Ninh nói riêng Tuyến đường hoàn thành sẽ kết nối QL.38 và ĐT.278 cũ,

Trang 10

kết nối cụm công nghiệp Nam Sơn – Khắc Niệm với khu công nghiệp Quế Võ Tuyến đường sau khi xây dựng đảm bảo kết nối phường Khắc Niệm và phường Nam Sơn

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự

- Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1831/QĐ – TTg ngày 09/10/2013;

- Dự án phù hợp với Quyết định số 222/QĐ – UBND về việc phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019 – 2025

- Dự án phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định số 60/QĐ – UBND ngày 08/02/2013

- Dự án phù hợp với Quyết định số 28/2011/ QĐ – UBND về việc phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

* Luật:

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được thông qua ngày 17/11/2020 có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021;

- Luật Điện lực số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số

28/2004/QH11 được thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019

Trang 11

- Nghị định số 10/2021/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 09/02/2021 về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/2021 về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 18/2015/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 quy định

về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015;

- Thông tư số 19/2016/TT – BTNMT ngày 24/08/2016 về báo cáo công tác bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/10/2016;

* Tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia:

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

Trang 12

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 40: 2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

+ QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định chủ trương đầu tư của ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh số 2824/QĐ

– UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư của dự án “Đầu

tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km 0 +799)”

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường

TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0

+799)”

- Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

- Bản vẽ mặt bằng của dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến

đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0 +799)” do Chủ dự án chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH môi trường đô thị

Việt Long được làm theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành

Trang 13

một số điều của Luật bảo vệ môi trườngđược xây dựng tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do Ban Quản lý Dự án Xây dựng thành phố Bắc Ninh làm chủ đầu tư

Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Long đã phối hợp với Công ty TNHH tư vấn

và công nghệ môi trường xanh để thực hiện việc quan trắc môi trường

Cơ quan lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường là Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Long

3.1 Đơn vị lập tư vấn Báo cáo ĐTM dự án

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Long

Đại diện: Ông Nguyễn Văn Khánh Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ: Số 236, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh

3.2 Tổ chức thực hiện

Công tác lập Báo cáo ĐTM Dự án được thực hiện dựa trên các cơ sở thông tin, số liệu thu thập trong các đợt khảo sát thực địa cùng với các tính toán của các chuyên gia môi trường có kinh nghiệm kết hợp các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước

Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng đường từ

QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0 +799)” được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

STT Họ và tên

Trình độ/

Chuyên nghành

Chức danh Nhiệm vụ Chữ ký

I Chủ dự án: Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh

II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Long

1 Nguyễn Văn Khánh Kỹ sư Giám đốc Quản lý chung

2 Nguyễn Văn Tuấn Thạc sỹ Cán bộ phụ

trách

Tổng hợp báo cáo

lý số liệu

từng phần

Trang 14

Quy trình lập Báo cáo ĐTM “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278

cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0 +799)” được

thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu, thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư;

Báo cáo thuyết minh Dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ,

thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0 +799)”

- Các sơ đồ mặt bằng, cấu trúc các hạng mục của Dự án

- Quy trình quản lý và kiểm soát các hạng mục thi công, vận hành Dự án

- Các biện pháp khắc phục ô nhiễm

Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, Kinh

tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án

Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, Kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án

Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án

Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường

Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường

Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND TP Bắc Ninh

Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án

Bước 10: Hội thảo sửa chữa và có qua tư vấn để thống nhất trước khi trình thẩm định Bước 11: Trình Đơn xin thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án tới cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM

Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên trong Hội đồng thẩm định

3.3 Nội dung Báo cáo ĐTM

Phần mở đầu

Chương I: Mô tả tóm tắt Dự án

Chương II: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội

Chương III: Đánh giá tác động môi trường

Trang 15

Chương IV: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Chương V: Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Chương VI: Tham vấn ý kiến cộng đồng

Kết luận, Kiến nghị và Cam kết

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, đơn vị tư vấn đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện và lập báo cáo ĐTM được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

dự án Trên cơ sở đó phân tích các tác động của dự

án đến môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn,…

- Chương 3: Đánh giá tác động môi trường

- Chương 3: Đánh giá tác động môi trường

Phương pháp

chuyên gia

- Trao đổi, tận dụng tối đa các ý kiến chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực này nhằm xác định tính chính xác trong việc lập báo cáo ĐTM

-Chương 3, chương

4, chương 5

Trang 16

sở kết quả của các phương pháp so sánh rút ra kết luận về quy mô, phạm vi tác động, ảnh hưởng của

dự án đến môi trường

- Từ các kết luận thu được, phương pháp tổng hợp cũng cho phép đề xuất, lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động tối ưu nhất, kinh tế nhất nhằm giảm thiểu mức độ gây ra ô nhiễm môi trường

- Chương 4: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi

- Chương 2: Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế -

xã hội khu vực thực hiện Dự án

án

- Chương 2: Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế -

xã hội khu vực thực hiện Dự án

- Chương 3: Đánh giá tác động môi trường

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

 Thông tin chung:

Trang 17

+ Tên dự án: Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0 +799)

+ Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

+ Chủ dự án: BQL Dự án Xây dựng thành phố Bắc Ninh

 Phạm vi, quy mô, công suất của dự án:

Đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL 38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh

có chiều dài khoảng 799m với 2 đoạn tuyến Tuyến đường được đầu tư quy mô theo tiêu chuẩn đường đô thị, có mặt cắt ngang, cao độ mặt đường theo quy hoạch được duyệt và phù hợp với hiện trạng của các công trình khu vực lân cận

+ Đoạn 1: Điểm đầu từ QL.38 với chiều dài khoảng 334m (từ Km0+00 đến Km0+334 theo lý trình dự án lập), mặt cắt ngang đường rộng 53m = (B hè = 6,0m + B đường = 15m+BGPCG = 11m+B đường =15m + B hè =6m)

+ Đoạn 2: Chiều dài khoảng 465m nối tiếp với đoạn 1 (từ Km0+334 đến khoảng lý trình Km0+799 theo lý trình dự án lập), mặt cắt ngang đường rộng 42m= (B hè =6m + B đường = 10,5m+BGPCG=9m + B đường =10,5m+B hè =6m)

Đầu tư xây dựng các hạng mục, bao gồm: Xây dựng đồng bộ nền mặt đường cấp cao A1; vỉa hè, cây xanh; hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, hào kỹ thuật, hoàn trả kênh mương thủy lợi và hệ thống an toàn giao thông theo quy định

 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

- Xây đựng đồng bộ nền mặt đường cấp cao A1;

- Vỉa hè, cây xanh;

- Hệ thống điện chiếu sáng;

- Hệ thống thoát nước, hào kỹ thuật, hoàn trả kênh mương thủy lợi;

- Hệ thống an toàn giao thông

 Hoạt động của dự án:

Dự án sau khi hoạt động, sẽ đảm bảo kết nối phường Khắc Niệm và phường Nam Sơn Tuyến đường sau khi hoàn chỉnh sẽ kết nối QL.38 và ĐT 278 cũ, kết nối cụm công nghiệp Nam Sơn – Khắc Niệm với khu công nghiệp Quế Võ

 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án:

Gần khu vực dự án có các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực dự án

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu tới môi trường được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 18

Bảng 3 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến

Thi công, xây

dựng

- Hoạt động của phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

ra vào công trường

- Bụi, CO, CO2, NOx,

CO2, HC…

- Tiếng ồn, độ rung

Tác động đến môi trường không khí

- Hoạt động đào, đắp, san lấp mặt bằng

- Chất thải rắn

- Nước mưa chảy tràn

- Tác động đến môi trường đất, không khí, tiếng ồn

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công

- Nước thải sinh hoạt - Tác động đến môi trường nước, đất,

không khí

- Thi công xây dựng

- Chất thải rắn - Tác động đến môi

trường nước, đất, không khí

- Các hoạt động khác - Nước mưa chảy

tràn

- Giẻ lau dầu mỡ, dầu

mỡ thải

- Gây mất an toàn giao thông trong khu vực do tăng mật độ phương tiện;

- Tác động đến bề mặt môi trường đất

và hệ sinh thái đồng ruộng;

- Sức khỏe công nhân thi công, dân cư địa phương

- Ảnh hưởng đến

Trang 19

đi vào hoạt động

- Bụi, CO, CO2, NOx,

CO2, HC…

- Tiếng ồn, độ rung

Tác động đến môi trường không khí

* Giai đoạn thi công xây dựng:

- Tác động của nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt;

+ Nước mưa

- Tác động của chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chất thải rắn thông thường;

+ Chất thải nguy hại

* Giai đoạn hoạt động ổn đinh:

- Tác động của nước thải: Nước mưa

- Tác động của khí thải, độ rung, tiếng ồn: Phương tiện giao thông đi lại

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

* Các công trình biện pháp thu gom nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa được tính toán thiết kế đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu dân cư một cách nhanh nhất, tránh úng ngập đường và khu độ thị

Nước mưa được thu gom và dẫn đến các điểm xả theo con đường ngắn nhất bằng hình thức tự chảy Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân hoặc gây ra các tác động môi trường

Thoát nước theo hình thức tự chảy, hướng thoát nước tổng thể là ra hệ thống thoát nước dọc có sẵn trên trục đường

Mạng lưới thoái nước mưa dùng ống BTCT ly tâm tại các nhà máy Bê tông đúc sẵn

Trang 20

Cống tròn thoát nước mưa dùng ống miệng loe và móng đỡ lắp ghép Hệ thống cống

sử dụng cống tròn BTCT M300, đường kính –D150cm, chiều dài (2 – 2,5m), được bố trí trên vỉa hè

Nước mưa và nước mặt được thu bằng hố ga BTCT M200# khoảng cách từ 40 – 50m/hố Móng ga bằng BTXM M150# đá 2x4 trên lớp cát dày 10cm Tấm đan hố ga dùng tấm đan BTCT M200#, dày 10cm

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

a Giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng

Giám sát chất lượng nước thải:

- Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, NH4+, PO43-, Dầu mỡ động thực vật, Coliform

- Vị trí giám sát: sau hệ thống nhà vệ sinh di động trước khi thải ra ngoài môi trường

- Giám sát định kỳ: 06 tháng/ lần

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - cột A

Giám sát chất lượng không khí:

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO

- Vị trí giám sát: 02 vị trí, KK1 vị trí đầu tuyến đường; KK2 vị trí cuối tuyến đường

- Giám sát định kỳ: 06 tháng/ lần

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14: 2008/BTNMT - cột A

b Giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động

- Tại giai đoạn vận hành, dự án không phát sinh nước thải, khí thải, nên dự án không cần thực hiện việc quan trắc môi trường trong giai đoạn này

Trang 21

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL 278 cũ, thành phố Bắc

Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)

- Tên chủ dự án: BQL Dự án Xây dựng thành phố Bắc Ninh

- Địa chỉ: Số 120, Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc

Ninh

- Điện thoại: 0222 3820 148

- Đại diện: Ông Nguyển Trung Thành Chức vụ: Giám đốc

- Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2022 – 2024;

- Vị trí địa lý: Vị trí của dự án được thực hiện trên địa bàn Phường Khắc Niệm và

phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi dự án gồm: Điểm đầu giao với QL.38; Điểm cuối giao với dự án phường

Nam Sơn

+ Đoạn 1: Điểm đầu từ QL.38 với chiều dài khoảng 334m (từ Km0+00 đến Km0+334 theo lý trình dự án)

+ Đoạn 2: Chiều dài khoảng 465m nối tiếp với đoạn 1

Dưới đây là vị trí của dự án:

Hình 1 Vị trí thực hiện dự án trên Google Maps

Trang 22

- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án sử dụng đất thuộc các loại đất chính gồm có đất nông nghiệp

- Mục tiêu của dự án:

+ Góp phần hoàn thiện quy hoạch phân khu phường Khắc Niệm, Nam Sơn nói riêng

và Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nói chung + Việc đầu tư xây dựng dự án khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường đô thị của thành phố Bắc Ninh, sớm đáp ứng tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022 Đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại trong địa bàn, giảm ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông

+ Hiện thực hóa đồ án quy hoạch chung của thành phố Bắc Ninh cũng như định hướng phát triển GTVT của tỉnh Bắc Ninh, làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch

+ Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị

- Loại hình đầu tư: Đầu tư xây dựng mới Lập mới ĐTM

- Quy mô của dự án:

+ Đầu tư xây dựng tuyến đường từ QL 38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh có chiều dài khoảng 799m với 2 đoạn tuyến Tuyến đường được đầu tư quy mô theo tiêu chuẩn đường đô thị, có mặt cắt ngang, cao độ mặt đường theo quy hoạch được duyệt

và phù hợp với hiện trạng của các công trình khu vực lân cận

+ Đoạn 1: Điểm đầu từ QL.38 với chiều dài khoảng 334m (từ Km0+00 đến Km0+334 theo lý trình dự án lập), mặt cắt ngang đường rộng 53m = (B hè = 6,0m + B đường = 15m+BGPCG = 11m+B đường =15m + B hè =6m)

+ Đoạn 2: Chiều dài khoảng 465m nối tiếp với đoạn 1 (từ Km0+334 đến khoảng lý trình Km0+799 theo lý trình dự án lập), mặt cắt ngang đường rộng 42m= (Bhè =6m +

Bđường = 10,5m+BGPCG=9m + Bđường =10,5m+Bhè =6m)

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

- Các hạng mục công trình của dự án:

+ Xây dựng đồng bộ nền đường cấp cao A1;

+ Hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, hào kỹ thuật, hoàn trả kênh mương thủy lợi + Hệ thống an toàn giao thông;

+ Vỉa hè, cây xanh

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

+ Hệ thống thoát nước mưa;

1.2.1 Giải pháp thiết kế bình đồ, hướng tuyến

Trang 23

- Các đoạn tuyến đi qua khu vực địa hình không phức tạp, độ dốc dọc chung của đoạn tuyến không lớn;

- Hướng tuyến cơ bản theo quy hoạch có liên quan và điều kiện thực tế khu vực tuyến

Bán kính vuốt nối đường trục xã, đường quy hoạch R12-15m;

Bán kính vuốt nối đường trục chính, Quốc lộ R10m

1.2.2 Trắc dọc

* Nguyên tắc thiết kế:

- Đảm bảo các yêu cầu của quy trình, quy phạm hiện hành cho cấp đường thiết kế

- Đảm bảo thoả mãn các cao độ khống chế về thủy văn nền đường, thủy lực, quy hoạch tình không tại các vị trí giao cắt

- Cao độ thiết kế cần khớp nối với các đường tỉnh lộ, đường huyện khác mà tuyến giao cắt

- Đảm bảo tính bền vững, ổn định công trình trong quá trình khai thác, đảm bảo tuổi thọ công trình

- Đảm bảo khối lượng đào đắp hợp lý

- Đảm bảo thoát nước dọc

- Các cao độ khống chế chủ yếu:

+ Điểm đầu giao với QL.38

+ Điểm cuối giao với dự án phường Nam Sơn

+ Cao độ vai đường hoàn chỉnh cao hơn so với mực nước lũ tính toán tần suất H4% ít nhất 50cm (có xét đến nước dềnh và chiều cao sóng 20cm)

+ Đáy kết cấu áo đường cao hơn mực nước ngập thường xuyên tối thiểu 50cm tùy thuộc loại vật liệu quy định tại điều 7.3.3 Tiêu chuẩn TCVN 4054-2005

+ Cao độ đường đỏ thiết kế tuân thủ cao độ khống chế và theo quy hoạch, đảm bảo hài hòa trắc dọc

1.2.3 Trắc ngang

- Quy mô thiết kế mặt cắt ngang:

+ Đoạn 1: Điểm đầu từ QL.38 với chiều dài khoảng 334m (từ Km0+00 đến Km0+334 theo lý trình dựa án) mặt cắt ngang có bề rộng:

Trang 24

Bn=6,0+15,0+11,0+15,0+6,0=53,0m; Trong đó Bmđ= 2x15,0m; Bgpc= 11,0m; Bhè= 2x6,0m)

+ Đoạn 2: Chiều dài khoảng 465m nối tiếp với đoạn 1, mặt cắt ngang có bề rộng:

Bn=6,0+10,5+9,0+10,5+6,0=42,0m; Trong đó Bmđ= 2x7,5m; Bgpc= 9,0m; Bhè= 2x6,0m

- Độ dốc ngang mặt đường 2% ;

- Độ dốc ngang hè đường 1,5% ;

1.2.4 Kết cấu áo đường

- Tuyến được thiết kế theo quy mô mặt đường cấp cao A1 với môđun đàn hồi ≥ 155Mpa Kết cấu áo đường làm mới bao gồm các lớp sau:

+ Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm;

+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2;

+ Bê tông nhựa hạt thô dày 7cm;

+ Lớp nhựa thấm bám 1,0kg/m2;

+ Cấp phối đá dăm loại I dày 18cm;

+ Cấp phối đá dăm loại II dày 32cm;

+ Cát đen K98 dày 30cm;

1.2.5 Hè đường, cây xanh

Thiết kế hè đường đảm bảo việc thu và thoát nhanh nước mặt trong mùa mưa của khu vực tuyến;

Cao độ lòng đường và hè đường phải thấp hơn cao độ xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc khác;

Hè đường rộng theo quy hoạch, vật liệu lát hè bằng gạch bê tông cường độ cao kích thước (40x40x4)cm đặt trên lớp móng bê tông mác 150#, dày 8cm;

Trên hè bố trí bồn cây hai bên, ở giữa là vỉa hè Bồn cây được bó bằng bó vỉa KT (15x10x100)cm , quanh bó vìa trồng cây viền chuỗi ngọc, bồn hoa bên trong trồng xen kẽ cây hoa hồng thân gỗ và cây hoa nhài, bồn cây bên ngoài trồng cây bàng Đài Loan đường kính D=20-30cm;

Thiết kế ngăn cách giữa lòng đường và hè phố bằng bó vỉa bê tông cường độ cao, kích thước (18x26x100)cm; tấm lát rãnh biên bê tông cường độ cao kích thước (50x30x3)cm đặt trên lớp móng bê tông mác 150#, dày 10cm, độ dốc 6-10%.;

Dải phân cách sử dụng bỏ vỉa KT (30x50x100)cm, trong dải phân cách trồng cỏ nhung Nhật, cây Bàng Đài Loan và cây ngâu với khoảng cách 5m/ cây

1.2.6 Thiết kế giao cắt

Trang 25

Các tuyến giao cắt với nhau được thiết kế vuốt nối êm thuận với bán kính vuốt nối tối thiểu R=12m-15m Chiều dài vuốt nối khoảng L=5,00-:-10,00m, có thể kéo dài thêm phụ thuộc vào độ dốc vuốt nối của từng vị trí

- Phạm vi nền đường đắp lấn ruộng, mương, ao trước khi đắp phải đào bỏ hết lớp đất hữu cơ, đất không thích hợp, túi bùn

- Phạm vi nền đất yếu tiến hành đào thay đất rồi rải vải địa kỹ thuật ART.9 trước khi đắp nền

1.2.8 Hào kỹ thuật

Xây dựng hệ thống hào kỹ thuật để chứa các loại cáp và các hố ga chạy dọc trên hè

của các tuyến đường trong khu đô thị

Căn cứ vào chủng loại và số lượng các đường dây, đường ống kỹ thuật đi trong hào

kỹ thuật, hào kỹ thuật cần có kích thước phù hợp để lắp đặt các đường dây, đường ống kỹ thuật và có tiết diện tối thiểu để bảo đảm cho con người có thể thực hiện các công tác lắp đặt, sửa chữa và bảo trì công trình

Lựa chọn hào kỹ thuật đi trên vỉa hè bằng ống HDPE D160/125mm, đặt trên lớp móng bê tông xi măng Đấu nối hệ thống cống hộp bằng các hố ga, vị trí qua đường sử dụng ống HDPE D125x7,4mm

Các ga kỹ thuật được bố trí trên vỉa hè và xây bằng gạch XM Ga kỹ thuật dùng để thực hiện các thao tác luồn các loại cáp đi xuống dưới hào Hố ga xây gạch xi măng, vữa M75; trát tường trong VM75, bản đậy BTCT M200, dày 10cm Móng ga bằng BT M150 trên lớp cát đệm dày 10cm đầm chặt

1.2.9 Hệ thống thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa được tính toán thiết kế đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu dân cư một cách nhanh nhất, tránh úng ngập đường và khu đô thị;

Dốc địa hình tự nhiên hoặc bề mặt khu vực tạo ra các lưu vực thoát nước mưa là cơ

sở để phân chia lưu vực thoát nước;

Nước mưa được thu gom và dẫn đến các điểm xả theo con đường ngắn nhất bằng hình thức tự chảy;

Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân hoặc gây ra các tác động môi trường;

Trang 26

Thoát nước theo hình thức tự chảy, hướng thoát nước tổng thể là ra hệ thống thoát nước dọc có sẵn trên trục đường;

Mạng lưới thoát nước mưa dùng ống cống BTCT ly tâm tại các nhà máy Bê tông đúc sẵn;

Cống tròn thoát nước mưa dùng ống miệng loe và móng đỡ lắp ghép;

Hệ thống cống sử dụng cống tròn BTCT M300, đường kính –D150 cm, chiều dài (2,0-2,5)m, được bố trí trên vỉa hè;

Nước mưa và nước mặt được thu bằng hố ga BTCT M200# khoảng cách từ 50m/hố Móng ga bằng BTXM M150# đá 2x4 trên lớp cát dày 10cm Tấm đan hố ga dùng tấm đan BTCT M200#, dày 10cm

40-1.2.10 Hệ thống an toàn giao thông

- Sơn kẻ đường: Phân chia các làn xe chạy cùng chiều bằng vạch sơn 2.1 Bố trí các vạch sơn gờ giảm tốc, sơn người đi bộ qua đường đảm bảo quy định trong QCVN41:2019/BGTVT

- Tất cả các vạch sơn đều thi công bằng công nghệ sơn nóng và đều là vạch sơn phản quang;

- Biển báo được bố trị những nơi nguy hiểm, tầm nhìn hạn chế,

- Biển báo đều làm phản quang từ nền cho tới các ký hiệu chỉ dẫn, cảnh báo

- Biển cảnh báo nguy hiểm kích thước (70x70x70)cm, biển báo cấm hình tròn kích thước D70cm, biển hình chữ nhật kích thước (100x160)cm, biển hình vuông kích thước (60x60)cm

- Cột biển báo bằng thép ống D9cm sơn phản quang màu đỏ - trắng

- Móng biển báo chôn bằng bê tông M150 # đá 1x2

- Biển báo hiệu bố trí theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTV

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

a Danh mục thiết bị, máy móc sử dụng trong giai đoạn thi công dự án

Với đặc thù Dự án thi công xây dựng đường bộ thì các máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ trong giai đoạn thi công Toàn bộ máy móc, thiết bị thi công đều do Nhà thầu đưa đến công trường Các máy móc chủ yếu như sau:

Bảng 4 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng

Trang 27

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng Xuất xứ

1 Cần trục oto – sức nâng: 3,T Chiếc 2 80% Trung Quốc

4 Máy cắt uốn cốt thép – công

5 Máy đào một gầu, bánh xích

6 Máy đầm bê tông, dầm dùi –

7 Máy đầm đất cầm tay –

10 Máy hàn xoay chiều – công

11 Máy trộn bê tông – dung

13 Xe nâng – chiều cao nâng

15 Xe quét chải và tưới rửa mặt

(Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp)

Ngoài các thiết bị chủ yếu trên, trong quá trình thi công thực hiện Dự án, các đơn vị

có thể sử dụng các thiết bị, máy móc khác như: Hệ thống máy kẻ sơn, máy cắt cỏ,…

b Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện Dự án

Trang 28

Với đặc thù Dự án thì các hạng mục chính gồm san nền, làm đường, lắp đặt hệ thống thoát nước,… nên nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình thi công xây dựng gồm đất đắp, đá, cát sạn, sắt thép, xi măng, nhựa đường, bê tông,…

Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến

độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng có uy tín

Trong quá trình thi công dự án cần có các nguyên vật liệu cần thiết cho dự án Trên

cơ sở quy mô cũng như nhu cầu về nguyên vật liệu, dự kiến khối lượng và loại nguyên vật liệu sử dụng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5 Khối lượng vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng dự án

vị Số lượng Tỷ trọng Qui đổi (tấn)

(Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp)

* Yêu cầu đối với nguyên vật liệu đầu vào:

+ Đất: Dùng đất cấp phối tốt (tương đương đất cấp III), đất khi đắp nền tuyến ống

truyền tải phải kiểm tra về độ chặt theo đúng tiêu chuẩn đầm nén TCVN 4201-1995

Trang 29

+ Cát: đắp nền đường, cát san nền: Cát phải đảm bảo độ sạch, độ lẫn tạp chất không

vượt quá mức cho phép Cát thiên nhiên sử dụng làm vật liệu cho bê tông phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu trong thiết kế và TCVN 7570-2006, Tiêu chuẩn 14TCN

68 :1988, đồng thời phải tuân theo các qui định sau:

Có Mô đun độ lớn từ 2-2.5

Có khối lượng thể tích xốp, Kg/m2 không nhỏ hơn 1,25

Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm không lớn hơn 20%

+ Gạch xây: Gạch xây phải tuân thủ theo TCVN 4085:2011 “kết cấu gạch đá – Quy

phạm thi công và nghiệm thu”, và TCVN 1450: 2009 Gạch chỉ loại gạch ED2 M75# Gạch phải do nhà máy sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kích thước Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch: Cường độ nén, cường độ uốn, khối lượng thể tích, hình dạng và kích thước

+ Cốt thép: Cốt thép sử dụng trong kết cấu BTCT phải tuân thủ các tiêu chuẩn

TCVN 1651: 2008, TCVN 4399 – 2008, TCVN 4507-2008 Vật liệu mua tại các đại lý trên địa bàn huyện phải đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng cũng như theo yêu cầu thiết kế qui định Phải được giao từng bó theo tiêu chuẩn ghi trong giấy chứng nhận

Bề mặt thép phải sạch không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám vào

+ Xi măng: Toàn bộ xi măng đưa vào sử dụng đều phải có chứng chỉ chất lượng, thời

gian xuất xưởng và được kiểm định chuyên môn Xi măng sử dụng phải thoả mãn các quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9202 – 2012 “Xi măng và xây trát – Yêu cầu kỹ thuật

+ Bê tông: Phải thiết kế hỗn hợp bê tông và lấy tổ hợp mẫu thí nghiệm Tổ hợp mẫu

thí nghiệm bao gồm 2 mẫu 15x15x15 và 2 mẫu thí nghiệm hình trụ D=15, H=30 Mẫu thí nghiệm phải đạt cường độ theo yêu cầu Chủ yếu sử dụng bê tông dưới dạng thành phẩm như các ống thoát nước thải, thoát nước mưa

+ Vữa Xây: Vữa dùng để xây như đã được quy định trong bản vẽ thiết kế hoặc nếu

không được chỉ ra thì gồm 1 phần xi măng poóc lăng và 2 phần cốt liệu mịn tính theo khối lượng và phải có đủ nước để tạo ra được vữa có đủ độ sệt để có thể vận chuyển 1 cách dễ dàng và dễ trát bằng tay Vữa xây được chủ thầu tự pha chế từ cát và xi măng

c Nhu cầu sử dụng điện, nước trong quá trình thực hiện Dự án

* Nhu cầu sử dụng điện nước trong quá trình thi công dự án

- Nhu cầu sử dụng điện: Lượng điện sử dụng phục vụ cho việc thi công dự án được

sử dụng từ nguồn điện của nhà nước gần khu vực thi công

Lượng điện tiêu thụ phục vụ trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến khoảng 600 kWh/tháng

Trang 30

- Nhu cầu sử dụng nước: Lượng nước sử dụng chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh

hoạt của công nhân và cho việc hoạt động xây dựng như trộn bê tông là sử dụng nước sạch của Thành phố Bắc Ninh

Ước tính, trong giai đoạn xây dựng, trung bình mỗi ngày số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường có khoảng 70 người

Với định mức cấp nước cho công nhân hàng ngày là 100l/người/ngày thì nhu cầu nước cho sinh hoạt là khoảng 7m3/ngày

+ Nhu cầu nước bảo dưỡng: Lượng nước này cần để bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc chứa dầu, mỡ,… có khối lượng ít, khoảng 3m3/ ngày

+ Nhu cầu nước phun tưới ẩm: Phun ẩm tại những vị trí phát sinh bụi: 6m3/ ngày Nước cấp cho hoạt động xây dựng khoảng 16 m3/ngày

* Nhu cầu sử dụng điện nước trong quá trình vận hành dự án

Với đặc thù của dự án khi đi vào vân hành, dự án không sử dụng điện, nước

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

Dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh

(đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)” được hình thành với mục đích

tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời từng bước hoàn

thiện quy hoạch chung của thành phố Bắc Ninh Quy hoạch thực hiện dự án “Đầu tư xây

dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)” được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2 Quy trình thực hiện dự án

Thuyết minh quy trình:

Bồi thường giải phóng mặt bằng

Xây dựng hoàn thiện dự án

Đưa dự án đi vào hoạt động sử dụng

Mâu thuẫn của người dân trong diện bị có đất trong dự

án về giá bồi thường

Nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi và khí thải,…

Tai nạn giao thông, bụi, khí thải, tiếng ồn,…

Trang 31

Chủ đầu tư tiến hành xác định phạm vi thực hiện dự án, sau đó lên danh sách các dân

có đất nằm trong khu vực dự kiến tuyến đường để đề xuất phương án bồi thường giải phóng mặt bằng

Quy trình tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án như sau:

- Kết hợp với UBND phường Khắc Niệm và phường Hạp Lĩnh lập danh sách những

hộ dân có đất trong khu vực thực hiện dự án

- Tổ chức họp dân, lấy ý kiến của người dân có đất trong khu vực thực hiện dự án Phối hợp với UBND phường Khắc Niệm và phường Hạp Lĩnh tuyên truyền phổ biến lấy

sự đồng tình ủng hộ của người dân

- Lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước trình lên UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt

- Tiến hành bồi thường GPMB theo phương án đã được phê duyệt

Quá trình bồi thường GPMB thực hiện xong sẽ tiến hành xây dựng tuyến đường theo phương án thiết kế đã được phê duyệt Tuyến đường xây dựng xong các hạng mục theo công trình chính, và hoàn thiện các hạng mục công trình phụ trợ sẽ được đưa vào sử dụng Quá trình thực hiện dự án sẽ phát sinh nhiều chất thải vào giai đoạn thi công xây dựng tuyến đường, các chất thải bao gồm: Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu làm đường, từ máy móc thiết bị thi công xây dựng,… Nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng,…

Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động đến môi trường tương đối nhỏ, tuy nhiên các tác động là thường xuyên và lâu dài, bao gồm các tác động: Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến đường, các sự cố về an toàn giao thông,…

1.5 Biện pháp tổ chức thi công

 Nguyên tắc chung

- Đảm bảo thi công thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế ảnh hưởng tới giao thông trên tuyến

- Quá trình thi công không ảnh hưởng tới các công trình lân cận

- Đảm bảo tính hợp lý cao nhất về mặt kinh tế

 Phương án đảm bảo giao thông trong thi công

- Đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công là công tác quan trọng mà nhà thầu đặc biệt chú ý Để đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn giao thông cần thực hiện nghiêm chỉnh một số biện pháp sau:

- Lắp đặt biển báo công trường hai đầu mỗi khu vực thi công, bố trí hàng rào, biền

Trang 32

- Đảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình thi công

- Tổ chức công trường thành một khu vực riêng có: rào chắn, biển báo hướng dẫn,

bố trí người cảnh giới, an toàn điện, phòng cháy chửa cháy…

- Vận chuyển vật tư, thiết bị đến công trường bằng đường

- Điện dùng lưới điện quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng

 Biện pháp thi công chủ đạo

- Chọn các vị trí mặt bằng thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu, điều phối giữa các gói thầu để bố trí bãi đúc cấu kiện và tập kết vật liệu (cấp phối đá dăm, ) tại công trường

Số lượng bãi sẽ tùy thuộc phân chia các gói thầu, sẽ cụ thể ở giai đoạn tiếp theo

- Các hạng mục khác như: nhà kho, khu làm việc, nhà ở, bãi tập kết xe máy thi công của Nhà thầu sẽ do Nhà thầu tùy theo năng lực thiết bị và nhu cầu của đơn vị để bố trí

- Vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường bằng đường bộ

- Điện dùng lưới quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng

- Nước sinh hoạt và thi công: sử dụng nguồn nước sinh hoạt, có thể kết hợp giếng khoan nhưng phải qua xử lý đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định trong Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án

Để thuận tiện cho việc kết hợp các loại hình vận chuyển vật liệu thi công trên hiện trạng giao thông khu vực, dự kiến bố trí các tuyến thi công theo dây chuyền giữa các hạng mục thoát nước, nền, mặt đường, an toàn giao thông,

Trang 33

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

- Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2022 – 2024

- Tổng mức đầu tư: 79.959.211.000 đồng Nguồn vốn ngân sách thành phố

- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án: Chủ dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh để thực hiện tốt chương trình quản lý và bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên dự án

Thành phố Bắc Ninh có diện tích 82,64km2 với dân số là 259.924 người, gồm có 19 phường Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp huyện Tiên Du

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ

- Phía Tây giáp huyện Yên Phong

Tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là đồng bằng, có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, vào mùa đông biên độ nhiệt từ 15 – 200C Lượng mưa trung bình năm 1800mm, số giờ nắng khoảng 1700 giờ/ năm Tổng diện tích đất tự nhiên là 803,93km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,4%, đất lâm nghiệp 0,8%, đất chuyên dùng 17,4%, đất ở 6,5% và đất chưa sử dụng còn 10,9% Như vậy, tiềm năng đất đai của tỉnh tương đối lớn, có thể phát huy phát triển kinh

tế được

b Điều kiện kinh tế - xã hội

Dưới sự lãnh đạo, sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, các cấp, các ngành cùng với quyết tâm phấn đấu của cán bộ, nhân dân toàn huyện, tình hình Kinh tế – xã hội

6 tháng đầu năm của huyện đạt được kết quả trên các lĩnh vực như sau:

* Về sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 795,544 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đạt 62,06%

KH năm, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2016; cụ thể:

* Về chăn nuôi, thuỷ sản: Tổng đàn trâu bò 2.290 con, bằng 89,6%; đàn lợn 41.450

con, bằng 120,9%; đàn gia cầm 520.887 con, bằng 100,5% cùng kỳ năm 2016; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.535 tấn, đạt 51,7%KH năm, bằng 109,5% cùng kỳ năm

2016 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.350ha với tổng sản lượng ước đạt 5.553 tấn; trong đó 4.606 tấn nuôi trồng trong ao; 810 tấn cá lồng trên sông (31 hộ nuôi cá lồng với 630 lồng

cá các loại); 137 tấn thủy sản khác

* Về dịch vụ thương mại:

Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt 510,786 tỷ đồng, bằng 109,9% so với cùng kỳ năm 2016 với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 712,314 tỷ đồng, bằng 107,5% so với cùng kỳ năm 2016 Nhìn chung các mặt hàng thiết yếu diễn biến ổn

Trang 35

định; công tác kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường, đảm bảo chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

* Về giao thông vận tải: Doanh thu vận tải: Đạt 527,284 tỷ đồng bằng 111,5% so với

cùng kỳ năm 2016; khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 3.556.000 tấn bằng 105,6% so với cùng kỳ năm 2016; vận chuyển 288.000 lượt hành khách bằng 109% so với cùng kỳ năm

2016

c Đặc điểm điều kiện địa chất khu vực

Địa chất khu vực dự án tương đối đồng nhất, mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc

Hệ tầng Nà Khuất (T2nk): Thành phần chủ yếu là đá phiến sét, xen bột kết, cát kết, sét vôi Các đá của hệ tầng này lộ ra rải rác ở khu vực Thị Cầu, Đáp Cầu, Hạp Lĩnh, Vân Dương, Nam Sơn,…

Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms2) trên địa bàn TP Bắc Ninh có mặt phụ hệ tầng giữa (T3cms2): Thành phần chủ yếu là đá phiến, sét vôi, có cát kết dạng quatzit xen bột kết Các đá của hệ tầng này lộ ra với diện tích khá lớn tại các đồi núi xung quanh Các đá bị uốn nếp và nứt nẻ với mức độ trung bình

Căn cứ vào đặc điểm về thành phần thạch học, tính thấm, tính chứa nước, độ giàu nước và đặc điểm thủy động lực có thể phân chia địa chất thủy văn các đơn vị chứa nước

và cách nước sau:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocene (qh)

Chất lượng nước tầng này nhìn chung tương đối tốt, nước trong, nhạt, độ tổng khoáng M = 0,033 – 0,2g/l

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocene giữa trên

Tầng chứa nước này có diện tích phân bố rộng khắp trên toàn địa bàn tỉnh nhưng không lộ ra trên bề mặt mà bị các tầng chứa nước qh, qp2 và các trầm lớp cách nước phủ lên trên Thành phần thạch học chủ yếu gồm: cuội sỏi, sạn lẫn cát màu xám xanh, chiều sâu phân bố lớp từ 10m (LKCT) đến 81,8m( LK 807), trung bình 30,8m Chiều dày tại những lỗ khoan có lớp này thay đổi từ 03m (LKCT) ÷ 32m (LK826), chiều dày trung bình của lớp này là 13,4m

Nước trong khu vực không bị nhiễm mặn có chất lượng khá tốt, nước trong, không màu, không mùi, vị nhạt

Trang 36

Nguồn cung cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa, nước của tầng bên trên, nước mặt, miền thoát là các mạng sông ngòi, kênh mương

- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm trích hệ tầng Hòn Gai (t3n – r hg)

Trên địa bàn TP Bắc Ninh tầng này lộ ra phân bố thành các khoảng nhỏ với tổng diện tích khoảng 11km2 Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, bột kết Tầng có chiều dày trên 200m, chưa có lỗi khoan nào nghiên cứu tầng chứa nước này

Nguồn cung cấp cho tầng này là nước mưa, nước mặt ngấm xuống theo các hệ thống khe nứt của tầng chứa nước miền thoát là các mạng sông ngòi

d Đặc điểm về điều kiện về khí tượng, thủy văn

Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa khô rõ rệt Lượng bức xạ phong phú, tổng xạ cao (từ 100 – 120kcal/cm2/năm), cán cân bức xạ cao (85,2 kcal/cm2/năm) Vì thế, Bắc Ninh có nền nhiệt độ cao (tổng nhiệt độ > 750000C đạt tiêu chuẩn chí tuyến) Hàng năm có hai gió mùa chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào Xen

kẽ với gió mùa, còn có tín phong đến từ áp cao Tây Thái Bình Dương và từ khối khí chí tuyến Đông Nam Á

Về chế độ nhiệt, từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông lạnh khô Mùa hạ từ tháng 5 đến 10 Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 – 1776h/năm, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1, thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp và cây thực phẩm

Độ ẩm: Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm: 24,4%

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện

dự án

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

Trang 37

Để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự án, Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Long đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và Công nghệ Môi trường Xanh, đại diện Chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu

a Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Vị trí các điểm lấy mẫu

Bảng 6 Vị trí lấy mẫu không khí

STT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Mô tả vị trí lấy mẫu

Kết quả đo đạc, phân tích

Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được trình bày trong bảng sau

Bảng 7 Chất lượng môi trường không khí xung quanh

STT Chỉ tiêu đo đạc

và phân tích Đơn vị

05:2013 /BTNMT, (TB 1h) (26)

Trang 38

- (26) Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Nhận xét:

Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực thực hiện dự

án cho thấy, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành

b Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Để đánh giá được chất lượng môi trường nước khu vực dự án, tiến hành lấy mẫu nước mặt và nước ngầm để phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực, cụ thể như sau:

Vị trí các điểm lấy mẫu

Vị trí các điểm lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng 8 Vị trí lấy mẫu nước

STT Loại mẫu Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Mô tả vị trí lấy

Kết quả đo đạc, phân tích

* Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 39

Bảng 9 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt

Quy chuẩn so sánh QCVN 08:2008/BTNMT

* Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm

2015/BTNMT

Trang 40

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09 – MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước dưới đất

Nhận xét: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước ngầm tại khu vực thực hiện

dự án cho thấy, các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành

* Nhận xét chung về chất lượng môi trường khu vực:

Qua khảo sát thực địa và lấy mẫu tại khu vực thực hiện dự án cho thấy:

Dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ, thành phố Bắc Ninh

(đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)” tại phường Khắc Niệm và

phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Các yếu tố môi trường trong khu vực thực hiện dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN tương đương

Như vậy, sức chịu tải của môi trường tại khu vực dự án được đánh giá là cao, chịu tải tương đối tốt Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường cần phải quan tâm đặc biệt là nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn và chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng dự án Trong quá trình

đi vào hoạt động, chủ dự án “Đầu tư xây dựng đường từ QL.38 đến đường TL.278 cũ,

thành phố Bắc Ninh (đoạn từ lý trình Km0+00 đến khoảng lý trình Km0+799)” nghiêm

túc chấp hành các quy định và thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế ảnh hưởng

Ngày đăng: 12/12/2024, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2000). Độc học môi trường - NXB ĐHQGTPHCM 2000 Khác
2. Trần Ngọc Chấn (2000). Ô nhiễm xử lý nước thải NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3) Khác
3. Phạm Ngọc Đăng (1997) . Môi trường không khí . Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1997 Khác
4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội 2001 Khác
5. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2007) Đánh giá tác động môi trường NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
6. TT số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định về cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM Khác
8. WHO, Assesment of sources of air, water and land pollution, A guide to rapid sources inventory techniques and their use informulating environment Strategies Geneva 1993 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w