1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học lịch sử văn minh thế giới chủ Đề trình bày hiểu biết của em về nền văn minh công nghiệp và rút ra một số mặt trái của nền văn minh công nghiệp

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày hiểu biết của em về nền văn minh công nghiệp và rút ra một số mặt trái của nền văn minh công nghiệp
Tác giả Đào Huyền Linh
Người hướng dẫn TS. Lý Thị Hải Yến
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 124,58 KB

Nội dung

Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, sự xuất hiện của nền văn minh công nghiệp đánh dấu những bước phát triển đáng kể của loài người trong tư duy, sản xuất và đời sống.. Cho

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO NGÀNH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Chủ đề:

Trình bày hiểu biết của em về nền văn minh công nghiệp và rút ra một số mặt trái của nền văn minh

công nghiệp Giảng viên hướng dẫn: TS Lý Thị Hải Yến Sinh viên thực hiện: Đào Huyền Linh

MSSV: CATDB50A60111 Lớp: LSVMTG-CA-TBD50.7_LT

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 3

B NỘI DUNG CHÍNH 3

I Điều kiện ra đời của nền văn minh 3

1 Ảnh hưởng từ hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý 3

2 Tình hình các quốc gia châu Âu 4

II Cách mạng công nghiệp 6

1 Cách mạng công nghiệp ở Anh: Kỷ nguyên “máy hơi nước” 6

2 Thành tựu cách mạng công nghiệp ở một số quốc gia khác: Thời đại “điện khí hóa” 7

III Thành tựu nổi bật 7

1 Trào lưu triết học Khai sáng và các học thuyết xã hội 7

2 Khoa học 8

3 Văn học, nghệ thuật 9

IV Mặt trái của nền văn minh công nghiệp 10

1 Chủ nghĩa thực dân 10

2 Mâu thuẫn giai cấp: tư sản và vô sản 10

3 Ô nhiễm môi trường 11

V KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 11

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử văn minh thế giới có vai trò như một tấm gương phản chiếu quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, và những người nghiên cứu lịch sử văn minh thế hệ sau này soi chiếu vào tấm gương quá khứ ấy từ đó rút ra những bài học cho tương lai

Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, sự xuất hiện của nền văn minh công nghiệp đánh dấu những bước phát triển đáng kể của loài người trong tư duy, sản xuất và đời sống Cho đến ngày nay, những thành tựu xuất hiện trong thời kỳ này trên các lĩnh vực: khoa học, nghệ thuật, kinh tế hay sản xuất công nghiệp đều trở thành nền tảng để con người của những thế hệ về sau học hỏi, phát triển và kế thừa Tuy vậy nền văn minh công nghiệp vẫn còn tồn tại tiềm ẩn những mặt trái có ảnh hưởng lâu dài tới xã hội

Với đề tài “Trình bày hiểu biết của em về nền văn minh công nghiệp và mặt

trái của nền văn minh công nghiệp”, tiểu luận mang đến góc nhìn nghiên cứu

tổng quan về quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm thành tựu của nền văn minh này, đồng thời đề cập đến những vấn đề tiêu cực tồn tại

Kết cấu của đề tài đi qua ba nội dung chủ đạo: (I): Điều kiện ra đời, (II): Cách mạng công nghiệp, (III): Thành tựu nổi bật, (IV): Mặt trái của nền văn minh

Trang 4

B NỘI DUNG CHÍNH

I Điều kiện ra đời của nền văn minh

1 Ảnh hưởng từ hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý

Vào khoảng thời gian cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa

lý của các nhà thám hiểm châu Âu đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến lịch

sử nền văn minh nhân loại vượt xa so với dự định ban đầu Những tuyến đường hàng hải liên kết giữa các châu lục được mở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc vận chuyển hàng hóa và đi lại của con người Những cuộc di dân quy mô lớn diễn ra, mở ra cơ hội tiếp xúc và giao lưu sâu sắc giữa các nền văn hóa, đặc biệt là giữa những nền văn hóa đến từ các châu lục khác nhau Hoạt động thương mại thế giới trở nên sầm uất hơn, thị trường thương mại mở rộng từ trao đổi giữa các địa phương, quốc gia trong khu vực tiến đến liên lục địa Các thành phố trong đó hoạt động thương mại diễn ra sầm uất dần phát triển và dần hình thành những trung tâm mậu dịch

Những vùng đất mới được phát hiện đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các nước đế quốc và dần bị thâu tóm trở thành thuộc địa của các quốc gia này Thời gian đầu, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những đế quốc Châu Âu tiên phong thiết lập thuộc địa, sau đó đến Anh, Pháp và Hà Lan Các quốc gia này tăng cường tiến hành khai thác và bóc lột đối với các quốc gia thuộc địa khiến số lượng của cải, vàng bạc được đưa về Châu Âu tăng lên chóng mặt Trường hợp thanh toán bằng các loại kim loại quý này ngày càng phổ biến rộng rãi trong khi

số lượng hàng hóa thời kỳ đó không phát triển tương đương, dẫn tới hiện tượng

“chảy máu đồng tiền” Hệ quả này đã thay đổi cục diện phân hóa xã hội thời bấy giờ: các thương nhân và chủ xưởng sản xuất nhân cơ hội này trở nên giàu có trong khi tầng lớp quý tộc thì sa sút đáng kể; từ đó góp phần dẫn đến sự chấm dứt của chế độ phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.1

2 Tình hình các quốc gia châu Âu

2.1 Sự thay đổi trong tình hình sản xuất

1 Nguyễn, Trí Dĩnh; Phạm, Huy Vinh và Trần, Khánh Hưng (2013) Giáo trình lịch sử Kinh tế, tái bản lần thứ 1

Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quó•c Dân, tr.35

Trang 5

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV, ở Tây Âu đã dựa vào tiến bộ kỹ thuật trong quy trình sản xuất công nghiệp bằng các công cụ chạy bằng sức nước hoặc sức gió

để gia tăng năng suất, mặc dù quá trình này vẫn dựa vào phần lớn sức lao động của con người Các công trường thủ công ra đời vào khoảng thế kỉ XIV – XV, được xem như hình thái sản xuất đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, và trở nên phổ biến vào thế kỉ XVI Trong giai đoạn này, điều kiện sản xuất mới thúc đẩy tổ chức hình thức sản xuất tập trung hóa: tập trung năng lượng, tập trung máy móc, tập trung người lao động 2 Sau này, vào khoảng thế kỉ XVII-XVIII, các công trường thủ công trải qua hàng trăm năm tiến đến nền sản xuất cơ khí, trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy sự khởi đầu của cách mạng công nghiệp về sau.3

Sự ra đời của những hình thái, hình thức sản xuất mới đã khiến những hình thái

cũ tồn tại trong chế độ phong kiến trở nên lỗi thời

2.2 Tích lũy nguyên thủy tư bản 4

Từ sau những cuộc phát kiến địa lý, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản dần hình thành trong lãnh thổ các quốc gia châu Âu Tích lũy tư bản ở các nước diễn

ra không giống nhau và mang những nét điển hình riêng Tuy vậy quá trình này vẫn có các đặc điểm chung nhất định về một số phương pháp Giai cấp tư sản thời bấy giờ bên cạnh cướp ruộng đất của nhân dân hay tiến hành bóc lột kinh tế thông qua việc đánh thuế nặng nề còn tăng cường bóc lột của cải ở các vùng đất thuộc địa Đặc biệt, công cuộc buôn bán nô lệ châu Phi sang vùng châu Mỹ đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước tư bản Từ đó, các quốc gia tư bản đã có trong tay những khoản vốn không nhỏ

2.3 Cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước châu Âu

2 Vũ, Dương Ninh (2012) “Lịch sử văn minh thế giới”, tái bản lần thứ 14 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,

tr.330

3 Nguyễn, Văn Ánh (2020) “Lịch sử văn minh thế giới”, tái bản lần thứ 3 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,

tr.395

4 “Quá trình tích lũy tư bản là quá trình dùng bạo lực để tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất của họ, trở

thành người làm thuê, đồng thời tích lũy tiền vào tay các nhà tư bản” (Nguyễn, Trí Dĩnh; Phạm, Huy Vinh và

Trần, Khánh Hưng, 2013, tr36)

Trang 6

Khi mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, chủ nghĩa tư bản dần hình thành và phát triển trong lòng chế độ phong kiến, những mâu thuẫn giữa giai cấp

tư sản và quý tộc mới với giai cấp thống trị thời đại cũ càng trở nên gay gắt

5Quan hệ sản xuất phong kiến với các hình thức địa tô, xưởng thủ công ngày càng trở nên lỗi thời và lạc hậu trước sự phát triển hùng mạnh nắm ưu thế trong

xã hội thời bấy giờ của lực lượng sản xuất tư bản Mâu thuẫn lên cao, dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản, với mục đích chấm dứt chế độ phong kiến Hà Lan là quốc gia tiên phong tiến hành cách mạng, nhưng đến khi Anh và Pháp nổi dậy lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, ảnh hưởng của cách mạng đối với các nước châu Âu và thế giới càng thêm sâu sắc và rộng rãi

Sau khi cách mạng tư sản ở Anh vào thế kỷ XVII thành công, một loạt các cuộc cách mạng với tính chất tương tự diễn ra hàng loạt ở châu Âu Cuộc cách mạng

ở Pháp vào thế kỉ XVIII đã triệt để loại bỏ các đẳng cấp của chế độ phong kiến trong xã hội bấy giờ Đến khoảng thế kỉ XIX, các quốc gia tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều trên thế giới Thắng lợi của những cuộc cách mạng đã tạo điều kiện cho nền sản xuất của các quốc gia phát triển

II Cách mạng công nghiệp

Dựa vào những điều kiện thuận lợi thời bấy giờ về xã hội, tình hình sản xuất và

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra sôi nổi

và để lại những dấu ấn sâu sắc với nền văn minh nhân loại

5 Vũ, Dương Ninh; Nguyễn, Văn Hồng (2001) “Lịch sử thế giới cận đại” Giáo dục Việt Nam, tr.14

Trang 7

1 Cách mạng công nghiệp ở Anh: Kỷ nguyên “máy hơi nước”

1.1 Tiến bộ về ngành dệt

Trước sự phát triển ngày một lên cao của ngành dệt bông tại Anh, thị trường dần đòi hỏi càng nhiều vải bông với mức giá rẻ Ngành dệt lúc bấy giờ đứng trước

áp lực phát minh kỹ thuật tiến hành công việc với năng suất và hiệu suất tối đa Thế kỉ XVII ở Anh đánh dấu với sự ra đời hàng loạt của những phát minh cải tiến ngành dệt (“thoi bay”, máy “Jenny”,…) nhưng điển hình nhất phải kể đến máy hơi nước sáng chế bởi James Watt năm 1769 - là tiền đề cho sự ra đời của loại máy sử dụng động cơ nhiệt vạn năng được sử dụng rộng rãi về sau

Sự ra đời của các loại máy sử dụng hơi nước trong ngành dệt không những đem lại sự cải tiến lớn đối với ngành sản xuất ở Anh mà còn trở thành bước tiến cách mạng trong lịch sử ngành sản xuất nhân loại, mang ý nghĩa cốt lõi của một cuộc cách mạng công nghiệp: giảm nhẹ sự tham gia của sức người và tăng cường máy móc trong quy trình sản xuất

1.2 Thành tựu ở một số ngành khác

Việc sử dụng máy hơi nước rộng rãi trong sản xuất khiến hiệu suất nâng cao Các lò luyện gang về sau được xây dựng rộng rãi, gia tăng khả năng sản xuất kim loại Hệ thống công xưởng sử dụng kỹ thuật cơ khí hình thành hàng loạt thay thế các công trường thủ công Năm 1749, giá giữ dao cơ khí cho máy tiện được phát minh bởi Henri Maudslay và về sau, vào những năm 30 thế kỉ XIX, trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi trong công cuộc sản xuất máy móc Sự kiện này đánh dấu sự hoàn thành căn bản của cách mạng công nghiệp ở Anh khi ngành công nghiệp sản xuất máy móc đã được cơ giới hóa

Cách mạng công nghiệp còn tác động lên ngành giao thông vận tải Thời kỳ này các loại tàu thủy và xe lửa vận hành bằng hơi nước xuất hiện, những tuyến đường sắt càng trở nên phổ biến khắp Anh quốc

Trang 8

2 Thành tựu cách mạng công nghiệp ở một số quốc gia khác: Thời đại

“điện khí hóa”

Cách mạng tư sản thành công ở các nước, cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ từ bước

đi đầu là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thành công đã mở ra điều kiện thuận lợi để các quốc gia tiến hành cách mạng Những cuộc cách mạng về sau này diễn ra ở Pháp, Đức, Mỹ, Nhật diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn và đem lại sự phát triển đáng kể trên nhiều khía cạnh

Sự thành công của cách mạng công nghiệp trên phần lớn lãnh thổ phương Tây khẳng định sự thành công rực rỡ của chủ nghĩa tư bản và đồng thời là bước tiến khẳng định nền văn minh phương Tây tiến bộ hơn phương Đông về phương diện

kĩ thuật - kinh tế

III Thành tựu nổi bật

1 Trào lưu triết học Khai sáng và các học thuyết xã hội

Vào thế kỷ XVIII, những nhà triết học Pháp với tư tưởng hiện đại đã khởi xướng trào lưu triết học mới - trào lưu tư tưởng Khai sáng - với nhiều khuynh hướng ưu

tú, mang tính các mạng Đặc điểm chung của những quan điểm này là lên án chế

độ phong kiến và nền quân chủ chuyên chế, đề cao tự do, bình đẳng của con người

Về sau này, những học thuyết xã hội mới ra đời Vào khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với tình trạng bóc lột, áp bức xảy ra với tầng lớp người lao động Trước tình trạng phân hóa giàu nghèo đầy khắc nghiệt ấy, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đã chỉ ra những mặt trái của chủ nghĩa tư bản và đưa ra những dự đoán về hướng phát triển tương lai, nhưng họ vẫn không thể thật sự tìm ra một lối thoát thực sự cho giai cấp vô sản

Kế thừa tư tưởng nguồn cội từ giai đoạn này, chủ nghĩa Marx ra đời Trước những xung đột giai cấp ngày một gay gắt, Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng “Chủ nghĩa cộng sản khoa học” nhằm trang bị về mặt tư tưởng cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh Sự ra đời của Chủ nghĩa cộng sản khoa học đã tạo nên bước ngoặt trong tiến trình đấu tranh chống lại ách áp bức, mở ra những

Trang 9

lối thoát cho tầng lớp dưới ách thống trị Học thuyết của Marx và Engel đã trở thành nền tảng tư tưởng trong nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân các nước, điển hình là Nga và sự thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga

2 Khoa học

Khoa học nửa sau thế kỉ XVII - thế kỉ XIX gặt hái những thành tựu nổi trội Đại biểu trong lĩnh vực vật lý là Isaac Newton với những phát hiện vĩ đại về luật hấp dẫn, định luật vạn vật chuyển động Những phát hiện này không những lý giải

đa phần hiện tượng tự nhiên của Trái đất, mà còn trở thành xương sống của nhiều phát hiện khoa học về sau Vào khoảng thế kỉ XIX, ngành vật lý về căn bản đã phát triển đầy đủ về các bộ môn Thời gian này đánh dấu phát hiện mang tính cách mạng về phóng xạ của Becquerel và việc vợ chồng Curie thành công tách được chất phóng xạ đầu tiên - radium

Lĩnh vực hóa học đánh dấu sự ra đời của nhiều khái niệm mới, đặc biệt là sự ra đời của bảng tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleev năm 1896

Công trình nghiên cứu sinh học của Charles Darwin đã trở thành thành tựu nổi bật của khoa học thế kỉ XIX Những nghiên cứu của ông về quy luật trong tự nhiên: quy luật cạnh tranh sinh tồn, tiến hóa, đào thải của các loài Trong đó, thuyết tiến hóa của loài người đã hình thành bước ngoặt trong nhận thức và hiểu biết của loài người

Thành tựu khoa học thời đại này đã thành công cho ra đời những nghiên cứu vĩ đại, là nền tảng ra đời của nhiều ngành khoa học mới Không những thành tựu

kỹ thuật giai đoạn sau phải dựa trên nền tảng thành tựu khoa học, mà những thành tựu này còn trở thành tiền đề cho cách mạng kĩ thuật thế kỉ XX

3 Văn học, nghệ thuật

Trào lưu văn học thịnh hành của phương Tây trong khoảng thế kỉ XVII - XIX nổi bật với ba trường phái chính: cổ điển, lãng mạn, hiện thực Văn học trường phái cổ điển có phần chịu ảnh hưởng từ văn chương từ thời kì Hy Lạp cổ đại, bên cạnh hình thức được quy phạm chặt chẽ, nội dung các tác phẩm hướng đến

Trang 10

ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp mẫu mực của lý tính Từ thế kỉ XIX, văn học hiện thực nổi lên và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong ba quốc gia Anh, Pháp,

Nga Tác phẩm tiêu biểu “Tấn trò đời” (Honoré de Balzac) mang những đặc

trưng rõ nét của văn học thời kì này: vạch trần và phê phán hiện thực tàn khốc, phản ánh đời sống của nhân dân tầng lớp vô sản một cách sâu sắc Trào lưu văn học lãng mạn thời bấy giờ được xem như trào lưu “giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc về luân lý và phận vị xã hội, cụ thể là giải phóng về cảm xúc”

(Hà Thủy Nguyên, 2021) Không còn những mực thước đạo đức như văn học cổ

điển, Chateaubriand và khuynh hướng lãng mạn tiêu cực trốn chạy thực tại, sống trong thế giới do “cái tôi” của những vị quý tộc thời đại cũ ấy dựng nên; trong khi Victor Hugo và khuynh hướng lãng mạn tích cực ngợi ca vẻ đẹp của những con người sống trong cảnh cùng khổ, không ngừng mơ ước hướng tới một tương lai hạnh phúc

Âm nhạc bên cạnh dấu ấn là những bản nhạc mẫu mực thuộc trường phái cổ điển của Bach, Mozart, Beethoven vào thế kỉ XVIII thì thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa lãng mạn len lỏi vào âm nhạc, những chất liệu bình dị trong cuộc sống được tận dụng một cách tối đa và đưa vào bài nhạc, thể hiện tinh thần phóng khoáng cùng tinh thần sáng tạo của các nhạc sĩ lúc bấy giờ

IV Mặt trái của nền văn minh công nghiệp

1 Chủ nghĩa thực dân

Trong quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, sự phát triển của các nước đế quốc không tách rời quá trình xâm lược và bóc lột các quốc gia thuộc địa - cốt lõi của chủ nghĩa thực dân Hệ quả của có thể kéo dài lên đến hàng thế kỷ đối với

những nước thuộc địa, không chỉ với đời sống xã hội thời bấy giờ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước đến hàng chục, hàng trăm năm sau Những cuộc khai thác tài nguyên dày đặc ở châu Phi; hàng chục triệu người dân

bị bán đi và trở thành nô lệ - công cụ lao động với giá rẻ mạt với sự đảm bảo ít

ỏi về nhân quyền ở các nước đế quốc - đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển

về cả kinh tế và xã hội của lục địa này Buôn bán nô lệ đồng thời góp phần làm

Ngày đăng: 12/12/2024, 06:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w