1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những đặc trưng thi pháp cổ tích trong Bánh chưng, bánh giầy

8 2,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

Những đặc trưng thi pháp cổ tích trong truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Vấn đề phân loại truyện dân gian nhất là trên đơn vị tác phẩm cụ thể, đang là vấn đề nhức nhối. Chỉ mới năm học 2001-2002 học sinh lớp 6 trong cả nước đang được học truyện Bánh chưng bánh giầycổ tích mà năm học 2002-2003 các em lại được học truyện này là một truyền thuyết. Sách giáo khoa là pháp lệnh, tại sao lại được thay đổi dễ dàng đến vậy? Phải chăng vì kiến thức thể loại truyện này của người biên soạn cũ là sai? 1, Thực trạng phân loại truyện Bánh chưng bánh giầy - Xét về nguồn gốc văn bản, sách Ngữ văn 6 ghi chú: truyện được chọ dựa theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, Nxb Văn học 1977, thế nhưng thật ra trong tài liệu này người ta lại xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào cổ tích, trong mục “ Truyện thần thoại, truyện cổ tích”. Như vậy là đã một cuộc đối thoại ngầm giữa sách Ngữ văn 6 với Hợp tuyển thơ văn Việt Nam về vấn đề thể loại của truyện dân gian này. - Trong giáo trình của Đại học Tổng hợp do Đinh Gia Khánh chủ biên, truyện Bánh chưng bánh giầy được xếp vào cổ tích. - hai giáo trình đại học không trực tiếp đề cập đến truyện này là giáo trình ddaij học viết theo tiến trình lịch sử của tác giả Đõ Bình Trị và giáo trình Đại học Quốc gia do Lê Chí Quế chủ biên. Tuy nhiên quan điểm của các soạn giả này cũng không khác quan điểm của Đinh Gia Khánh trong giáo trình vừa nêu trên. - Hoàng Tiến Tựu, trong giáo trình viết cho Cao đẳng Sư phạm, lại giữ quan điểm trung dung khi xếp Bánh chưng bánh giầy vào nhóm những truyện “ rất khó xếp loại, khi thì ở ô này, khi thì đặt sang ô khác, người thì coi là cổ tích, người thì coi là truyện dân gian khác”. - Nguyễn Xuân Lạc trong bàig “ Văn học dân gian trong nhà trường ” in trong tạp chí Văn hoá dân gian sô 3 năm 2001 tuy ủng hộ sách Ngữ văn 6 hiện hành, xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào truyền thuyết nhưng vẫn thừa nhận những đặ điểm cổ tíchtrong đó. Thực tế trên cho thấy rằng chỉ soan giả sách giáo khoa Ngữ văn 6 là khẳng định truyện Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyền thuyết mà thôi. Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian nói chung, truyện dân gian nói riêng là vấn đề rất khó vì rằng tác giả dân gian khi sáng tạo không hề xuất phát từ những nguyên lý lý luận trước như các tác gỉa văn học viết. Đó là chưa kể sự lưu truyền bằng miệng trong một quá trình lịch sử lâu dài cũng góp phần làm biến tướng của tác phẩm văn học dân gian theo những chiều hướng khác nhau. Những lí do trên đã tạo nên loại hình truyện dân gian những tác phẩm mang dấu hiệu của nhièu thể loại khác nhau. Trong khi đó việc xác định đúng thể loại lại hết sức cần thiết, nhất là đối với những tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường. Trước hết không thể phủ nhận những dấu hiệu của một truyền thuyết mặt trong truyện Bánh chưng bánh giầy. Truyện đã hướng người đọc vào một thời gian khá xác định- thời Hùng vương thứ 6. Xác định cụ thể thời gian không gian nghệ thuật là xu hướng phổ biến trong truyền thuyết vì rằng người kể truyền thuyết thường muốn cho người nghe tin vào điều được kể ra. Tuy nhiên không phải ở truyện nào thoài gian, không gian nghệ thuật xác định thì truyện đó phải là truyền thuyết. Người ủng hộ quan điểm của soạn giả Ngữ văn 6 là Nguyễn Xuân Lạc khi cho rằng truyện Bánh chưng bánh giầy “dấu ấn truyền thuyết rõ hơn” vì “ các chi tiết lịch sử thời vua Hùng đậm nét hơn”, đã dựa vào tiêu chí nội dung để xác định thể loại của truyện khi đúng ra tiêu chí nghệ thuật còn quan trong hơn. Những mảng nội dung xã hội rộng lớn thường là đề tài của nhiều loại hình nghệ thuật, bởi vậy không thể lấy nó làm tiêu chí hàng đầu lại càng không thể là tiêu chí duy nhất đẻ xác định thể loại. Cái tạo ra sự khác biệt giữa các thể loại chính là hệ thống thi pháp tức là toàn bộ những phương thức, phương tiện tạo dựng nên tác phẩm nghệ thuật. Một khi đã cùng là nghệ thuật ngôn từ thì vấn đề phương tiện phản ánh đã gần như đồng nhất với nhau giữa các thể loại, vấn đề còn lạ sẽ là phương thức tạo dựng tác phẩm mà đối với loại hình tự sự thì đó trước hết là nhân vật và cốt truyện. Dựa vào những đặc trưng thi pháp nhân vật và thi pháp cốt truyện trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều ddawcj điểm của một truyện cổ tích hơn, đến mức không thể xếp nó vào thể loại truyền thuyết được. 2, Những đặc điểm thi pháp cổ tích trong truyện Bánh chưng bánh giầy. 2.1 Đặc điểm thi pháp nhân vật Nhân vật chính và cốt truyện là những yếu tố bản tạo nên một tác phẩm tự sự. Nhwn vật chính bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm trong việc thể hiện đề tài. Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm xây dựng nhân vật người ta cũng thể nhận biết được thể loại truyện đó. khảo sát nhân vật chính trong truyện Bánh chưng bánh giầy chúng ta sẽ thấy rất roc hình tượng Lang Liêu mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp nhân vật của một truyện cổ tích. - Trước hết Lang Liêu không phải là một nhân vật bán thần như các nhân vật trong truyền thuyết thời Hùng vương. Dựa vào đặc trưng xây dựng nhân vật, các nhà khoa học đã chia các truyền thuyết lịch sử thành hai bộ phận: những truyền thuyết thời kì dựng nước thuộc thế hệ các vua Hùng và các truyền thuyết thời đại giữ nước( thời phong kiến). Những người xem truyện Bánh chưng bánh giầy không phải kà truyền thuyết đã dựa vào các chi tiết như Hùng vương thứ 6 chọn người kế vị, Lang Liêu được chọn nối ngôi vua, tục giỗ chạp bằng bánh chưng bánh giầy để xếp truyện này vào nhóm truyền thuyết lịch sử thời đại các vua Hùng. Và khi nhận xét về đặc điểm của loại truyền thuyết thời kì này họ viết: “ So với truyền thuyết thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết thời kì sau ít hoang đường hơn”. Nghĩa là họ thừa nhận tính chất hoang đường đậm đặc của bộ phận truyền thuyết này như một đặc điểm nhận diện quan trọng. Quả thật, các nhân vật truyền thuyết thời vua Hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng đều được thần thánh hoá cao độ, bởi thế mà không phải ngẫu nhiên trước đây các nhiều nhà khoa học đã xếp nhầm các truyện này vào thần thoại. Chúng ta biết rằng truyền thuyết thời các vua Hùng đều ra đời rất sớm, khi mà thế giới quan thần linh chủ nghĩa, hệ tư tưởng chủ yếu để sinh ra thần thoại, chưa bị tan rã như các thời đại về sau. Khi đề cao các anh hùng lịch sử, thế giới quan này đã giúp tác giả dân gian thần thánh hoá họ, biến họ thành những con người sức mạnh thần kì chứ không phải là những nhân vật lịch sử được các thần linh giúp đỡ như An Dương Vương, Lê Lợi sau này. Tuy nhiên xem xét kĩ cũng sẽ nhận thấy nhân vật chính của thời Hùng vương khác nhân vật chính của thần thoại ở chỗ nhân vật thần thoại là thần, tức là những sức mạnh tự nhiên được hình nhân hoá trong khi nhân vật truyền thuyết thời kì này là người được thần thánh hoá. Ngày nay khi nói về đặc điểm của các nhân vật trong các thể loại truyện dân gian người ta cho rằng nhân vật chính trong truyền thuyết thời Hùng Vương là bán thần để phân biệt với nhân vật chính trong thần thoại là thần còn nhân vật chính của cổ tíchnhững người dưới cùng của các lực lượng xã hội. Điều mà cả soạn giả sách Ngữ văn 6 và Nguyễn Xuân Lạc đều không chú ý tới là truyện Bánh chưng bánh giầy nhân vật Lang Liêu không hề mang màu sắc thần thánh như các nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Lang Liêu chỉ được thần giúp đỡ bằng lời báo mộng chứ chàng không sức mạnh thần thánh như Lạc Long Quân, như Thánh Gióng. Chàng hoàn toàn là người đời thường thậm chí là người dưới cùng trong tầng lớp lang. Lang Liêu trong truyện Bánh chưng bánh giầy chỉ là sự gán ghép một nhân vật cổ tích với một vị vua, một thời kì lịch sử đã ăn đậm vào trong tiềm thức của nhân dân. Hình tượng này không mang đặc điểm của một truyền thuyết mà mang đậm những đặc điểm thi pháp của một nhân vật cổ tích. - Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật thấp hèn. Trong cổ tích chúng ta bắt gặp một loại mô típ nhân vật phổ biến, đó là nhân vật thấp hèn. Cái thấp hèn được thể hiện thông qua các nhân vật dưới cùng của xã hội hoặc khi là của một tầng lớp. Đó là những người mồ côi, những người ở, là em út trong nhà, là anh trai cày Lang Liêu thuộc nhân vật dưới cùng của một tầng lớp, chàng là con thứ mười tám trong số hai mươi người con của Hùng Vương thứ 6, nhưng lại là đứa con mồ côi, bị bỏ rơi phải về quê cày ruộng. Chàng rất giống các nhân vật Hoàng tử út trong các truyện cổ tích Châu Âu. Đó là người thiệt thòi hơn các Hoàng tử anh vì không được vua cha yêu dấu, nhưng lại là người đức độ hiếu thảo và nhờ vậy được thần linh giúp đỡ, được trang bị các trợ thủ thần kì và là người chiến thắng cuối cùng và được lên làm vua Nhân vật thấp hèn trong cổ tích chính là hình ảnh tượng trưng cho thân phận của những người lao động trong xã hội cũ. - Lang Liêu thuộc mô típ nhân vật bất hạnh. Chính nhân vật thấp hèn cũng là nhân vật bất hạnh rồi, thế nhưng do tính chất cực đoan trong xây dựng nhân vật cho nên nhân vật cổ tích còn được đặt trong những hoàn cảnh éo le. Chúng ta bắt gặp trong cổ tích người Việt một Chử Đồng Tử nghèo đến mức sau khi cha chết đến khố cũng không còn đủ để che thân, một Văn Linh mồ côi mẹ bị dì ghẻ hãm hại ( truyện Người dì ghẻ ác nghiệt hay sự tích con dế - KTTCTVN) một chàng đánh cá nghèo hèn cả gia tài chỉ một con thuyền nhỏ ( truyện Con gái thần nước mê chàng đánh cá) chúng ta cũng gặp trong cổ tích nhiều nước Châu Âu một LọLem cũng bất hạnh như Tấm trong truyện Tấm Cám của cổ tích người Việt Tất cả đều là những kẻ mồ côi, là người bất hạnh. Theo các chi tiết trong truyện thì Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì “mẹ chàng xưa kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết”. Như vậy, Lang Liêu không chỉ thuộc loại dưới cùng của một tầng lớp ( Hoàng tử út) mà còn là kẻ mồ côi, kẻ bất hạnh, một mô típ phổ biến trong cổ tích nước ta và thế giới. Rõ ràng nhân vật Lang Liêu cũng được tác giả dân gian xây dựng theo mô típ phổ biến này. - Lang Liêu là mô típ nhân vật nhân cách. Những nhân vật chính, chính diện trong cổ tích thường mang những nét đẹp về nhân cách. Đó là những nhân vật mang đức tính nghĩa tình, chung thuỷ, trung thực, thương người nhưng phổ biến nhất là loại nhân vật cần cù lao động. Chính nhờ những đức tính tốt đẹp đó mà họ được các lực lượng thần kì giúp đỡ để đạt được chiến thắng cuối cùng. Chúng ta bắt gặp trong cổ tích vô cùng nhiều loại nhân vật cần cù như Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa, anh trai cày ( cây tre trăm đốt), người em ( trong truyện Hai anh em và con chó đá), anh nông dân nghèo (trong truyện Người dân nghèo và Ngọc Hoàn Những đặc điểm trên đây ( thấp hèn, bất hạnh và tốt) thường đi kèm nhau và rất điển hình cho hình ảnh người lao động, dù họ những xuất thân khác nhau. thể đó là một hoàng tử, một Hoàng tử út bị ghẻ lạnh, thể đó là một chàng trai cày nhưng muốn vợ phải trở thành người đi ở ( Cây tre trăm đốt), thể đó là một gái mồ côi mẹ ( Tấm), nhưng cũng thể là cậu bé mồ côi cha Cái chung nhất trước hết ở họ là thấp hèn và bất hạnh. Nhưng như thế chưa đủ, họ còn phải tốt, phải rất tốt cơ. Bởi vì tốt như thế họ mới được Thần Phật giúp đỡ, mới được hưởng hạnh phúc xứng đáng, thoả đáng. Tuy nhiên tốt chỉ là khái niệm bao quát. Trong truyện cổ tích, tác giả dân gian khong chỉ ra cái tốt, cái xấu chung chung mà đó là những phạm trù đối lập hết sức cụ thể: hiền lành- độc ác; không tham lam- tham lam; nhân từ- xấu bụng nhưng lẽ nhiều hơn cả vẫn là siêng năng và lười biếng. Các nét nhân vật này ít khi tồn tại độc lập mà thường kết hợp vài ba nét nhân cách khác nhau cùng tuyến trong một nhân vật. Điểm chung nhất trong cách thể hiện các nhân vật này trong cổ tích là rất cực đoan. Nghĩa là nhân vật phải rất tốt để xứng đáng với phần thưởng rất lớn mà họ sẽ được hưởng ở cuối truyện. Lang Liêu là người đại diện cho tình yêu lao động của tác giả dân gian. Chàng là một kẻ mồ côi, một thân phận bất hạnh, nhưng cũng là một nhân cách đẹp, “ suốt ngày chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, rồng khoai”. Hình tượng Lang Liêu chính là hình ảnh người nông dân một nắng hai sương, nhưng cũng chính là người làm ra của cải nuôi sống muôn người. - Lang Liêu là mô típ nhân vật đổi đời. Lang Liêu đang từ một người bị ghẻ lạnh phải về sống nghèo khổ nơi thôn dã bỗng được chọn làm người kế vị vua. Đây là loại nhân vật chính phổ biến trong những truyện cổ tích kết thúc hậu, một kết thúc dựa trên ước mơ của người lao động. Sự đổi đời trong loại cổ tích này thường là nhân vật được hưởng hạnh phúc tuyệt đỉnh: nhiều vàng bac châu báu, được làm vua, làm hoàng hậu, làm phò mã Trong loại truyện này tác giả dân gian muốn chững minh triết lý “Ở hiền gặp lành” và cái hạnh phúc mà nhân vật chính- chính diện được hưởng dù quá đi bởi ước mơ của họ thì cũng phần xứng đáng với công sức lao động mà nhân vật đã thực hiện từ đầu truyện. Chính vì lý do này các nhân vật đổi đời bao giờ cũng mang những nhân cách cực đoan tức là rất tốt để xứng đáng với phần thưởng to lớn mà họ được hưởng. Thật ra với kiểu nhân vật đổi đời tác giả dân gian đã thực hiện cái hẳn nhiên dù chưa khả nhiên trong xã hội bất công. Rõ ràng loại nhân vật thân phận, nhân vật nhân cách, nhân vật đổi đời như Lang Liêu, như người em ( trong truyện Cây Khế), anh trai cày đi ở ( trong truyện Cây tre trăm đốt), Tấm và chàng Thạch Sanh mồ côi ( trong truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh), vua Heo ( trong truyện Vua Heo) là những môtíp thường gặp trong cổ tích. Những loại truyện này là những cổ tích nhằm ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động chứ không hề hướng tới một vấn đề lịch sử trọng đại như truyền thuyết. Hơn thế nữa, nhân vật cổ tíchnhững nhân cách đời thường, đấu tranh vì những quyền lợi đời thường, của mỗi cá nhân, cho nên dẫu được lên làm vua như Thạch Sanh thì cũng chỉ để thoả mãn khát vọng đổi đời của một con người đại diện cho một tầng lớp chứ không hề thay đổi vận mệnh của cả cộng đồng như nhân vật truyền thuyết. Truyền thuyết, nhất là truyền thuyết thời đại các vua Hùng, không xây dựng nhân vật kiểu này, nhân vật của nó khẩ năng ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một cộng đồng. Tóm lại chỉ mới xét đặc trưng thi pháp của nhân vật chính trong truyện chúng ta đã thấy việc xếp truyện Bánh chưng bánh giầy vào truyền thuyết thời đại các vua Hùng là không hợp lý. Hình như chính những dấu hiệu trên đây đã khiến cho soạn giả sách Ngữ văn 6 lúng túng khi phân tích truyện Bánh chưng bánh giầy với tư cách là một truyền thuyết. Đáng ra trong phần “ Ghi nhớ” phải chỉ cho học sinh thấy rõ những chi tiết nghệ thuật trong truyện tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết thì sách lại đưa ra một kết luận hết sức chung chung: “ Truyện nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian( nhân vật chính- Lang Liêu- trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua ). Thật ra chi tiết mà sách dẫn ra trên đây lại tiêu biểu cho cổ tích vì rằng các cuộc thi tài và chiến thẵng của những nhân vật vốn nguồn gốc thấp hèn là hiện tượng phổ biến trong cổ tích mà nhờ đó họ được hưởng phần thưởng xứng đáng, thoả đáng, tức là truyện kết thúc hậu. Nhân vật chính của truyền thuyết không phải là những mẫu người đời thường như thế mà chủ yếu là các anh hùng lịch sử và đối với người nghe truyền thuyết, đó là những “bậc tôn ti”( chữ của Bakhtin). Truyền thuyết bao giờ cũng đề cập đến những sự kiện đã xảy ra, chức năng của nó là đánh giá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca . thể loại truyền thuyết được. 2, Những đặc điểm thi pháp cổ tích trong truyện Bánh chưng bánh giầy. 2.1 Đặc điểm thi pháp nhân vật Nhân vật chính và cốt truyện là những yếu tố cơ bản tạo nên một. cốt truyện. Dựa vào những đặc trưng thi pháp nhân vật và thi pháp cốt truyện trong truyện chúng ta thấy Bánh chưng bánh giầy mang nhiều ddawcj điểm của một truyện cổ tích hơn, đến mức không. Những đặc trưng thi pháp cổ tích trong truyện Bánh Chưng Bánh Giầy Vấn đề phân loại truyện dân gian nhất là trên đơn vị tác phẩm

Ngày đăng: 30/06/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w