1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo dự Án tốt nghiệp Đề tài lập kế hoạch thực hiện dự Án cộng Đồng gieo Ƣớc mơ bóng Đá cho trẻ em vùng cao Ở lào cai

201 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 11,53 MB

Nội dung

Chính những bài học quý báu từ các thầy cô trong ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện đã giúp chúng em không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn trang bị những kỹ năng thực tiễn cần

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

BÁO CÁO DỰ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Lập kế hoạch thực hiện dự án cộng đồng

"Gieo ước mơ bóng đá" cho trẻ em vùng cao ở Lào Cai

Giảng viên hướng dẫn : Lê Ngọc Lam

Chuyên ngành : Truyền thông và Tổ chức sự kiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm Lighting The Way chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội đã tạo dựng một môi trường học tập sáng tạo, năng động và đầy cảm hứng Chính những bài học quý báu từ các thầy cô trong ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện đã giúp chúng em không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn trang bị những kỹ năng thực tiễn cần thiết để tổ chức và triển khai các

sự kiện cộng đồng có ý nghĩa

Chúng em đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Ngọc Lam, người đã luôn đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình thực hiện dự án “Gieo ước mơ bóng đá” Thầy không chỉ là người thầy tận tâm mà còn là người bạn đồng hành đáng quý, luôn kịp thời chia sẻ những lời khuyên quý giá và kinh nghiệm thực tế, giúp nhóm vượt qua các thử thách trong quá trình lập kế hoạch, triển khai và tổ chức các hoạt động cho dự án Sự chỉ bảo của thầy chính là nguồn động lực lớn để chúng

em tiếp tục phấn đấu

Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị tài trợ, các đối tác và cộng đồng địa phương đã đồng lòng cùng nhóm Lighting The Way Chính sự hỗ trợ này đã giúp chúng em thực hiện các dự án thành công, mang lại cơ hội và hy vọng cho các em nhỏ ở những vùng sâu, vùng xa, tạo ra những sân chơi thể thao bổ ích và góp phần vào việc phát triển kỹ năng, ước mơ của các em

Cuối cùng, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành dự án, nhưng với thời gian và điều kiện có hạn, cũng như kinh nghiệm còn thiếu sót của các thành viên trong nhóm, bài báo cáo và các hoạt động trong dự án không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Quý Thầy Cô để chúng em

có thể hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những dự án tiếp theo

Chúng em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô, các đối tác, và tất cả những người đã đồng hành cùng chúng em trong suốt chặng đường này Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng dự án “Gieo ước mơ bóng đá” do nhóm Lighting The

Trang 4

hướng dẫn tận tình của thầy Lê Ngọc Lam Tất cả các số liệu, thông tin và kết quả được trình bày trong báo cáo này là hoàn toàn trung thực, chính xác và phản ánh đúng thực tế quá trình triển khai cũng như kết quả đạt được của dự án

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em Các số liệu

và kết quả được nêu trong báo cáo đều là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây Chúng em cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung báo cáo và sẵn sàng cung cấp mọi tài liệu, dữ liệu

hỗ trợ cần thiết để xác minh tính chính xác và minh bạch của những thông tin đã nêu Trong trường hợp có bất kỳ sai sót hoặc vấn đề nào không mong muốn phát sinh, chúng em cam kết sẽ chủ động điều chỉnh và cập nhật kịp thời để báo cáo luôn phản ánh chính xác và đầy đủ thực tế của dự án

Chúng em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các Thầy

Cô và các bên liên quan

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2024

Thành viên thực hiện dự án:

Quản Văn Mạnh PH46828 Nguyễn Thị Xuân PH41294

Lò Thị Quỳnh Lưu PH42208 Phạm Ngọc Ánh PH41716 Trần Ngọc Trinh PH40734 Nguyễn Ngọc Minh PH41889

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 6

Thời gian, địa điểm tổ chức tích thói quen

và sở thích của các em nhỏ, phân tích hoạt động

Trang 7

Tuần 3 Xác định mục tiêu chiến

dịch

Mang lại những giá trị nhân đạo, tạo ra hình ảnh tích cực cho cộng đồng

15/10 - 21/10

Tuần 4 Xây dựng thông điệp và

kênh truyền thông

Thiết kế thông điệp chính cho chiến dịch và lựa chọn các kênh truyền thông (Facebook, TikTok)

08/11 - 14/11

Tuần 3 Ký hợp đồng với

KOLs/Influencers

Hợp tác với những người ảnh hưởng có sức hút để gia tăng nhận diện và sự quan tâm đến dự án

15/11 - 21/11

Tuần 4 Triển khai truyền thông Up video, hình ảnh và các thông tin về sự

kiện Tổ chức giải bóng đá "Giải bóng thiếu niên nhi đồng xã Lương Sơn – Cup Lighting The Way 2024" và các hoạt động liên quan

22/11 - 31/11

Trang 8

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2024

Tuần 1 Theo dõi và đánh giá

hiệu quả từng kênh

truyền thông, Điều chỉnh

chiến lược truyền thông

nếu cần

Phân tích các chỉ số như lượng tương tác, cộng đồng quan tâm sự kiện như thế nào?

từ các kênh truyền thông, đánh giá KOLs/Influencers Dựa vào dữ liệu thu thập, điều chỉnh nội dung, thông điệp hoặc kênh truyền thông để tối ưu hiệu quả

01/12 - 07/12

Tuần 2 Báo cáo kết quả chiến

dịch, Tổ chức tổng kết

chiến dịch và cảm ơn

nhân viên, đối tác

Tổng hợp và phân tích toàn bộ dữ liệu từ chiến dịch: Thái độ của công chúng đối với chiến dịch,doanh số, tương tác, và mức độ nhận diện thương hiệu Tổ chức buổi tổng kết nội bộ và cảm ơn các bên liên quan đã tham gia thực hiện chiến dịch thành công

08/12 - 14/12

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.

LỜI CAM ĐOAN 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 4

BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH 13

LỜI MỞ ĐẦU 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 19

1.1 Giới thiệu đề tài 19

1.2 Lý do chọn đề tài 21

1.3 Mục tiêu đề tài 23

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

1.5 Phương pháp nghiên cứu 25

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 25

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 26

1.6 Cơ sở lý luận 28

1.6.1 Định nghĩa và vai trò của PR 28

1.6.2 Định nghĩa và vai trò của tổ chức sự kiện 29

Trang 10

1.6.4 Ý nghĩa của dự án cộng đồng đối với doanh nghiệp và xã hội [4] 33

1.6.5 Tiêu chí đánh hiệu hiệu quả của dự án cộng đồng [5] 35

1.6.6 Phân loại dự án cộng đồng [6], [7] 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 41

2.1 Tình hình hoạt động phong trào thể thao tại xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, Lào Cai 41

2.1.1: Giới thiệu chung 41

2.1.2 Tình hình phát triển bóng đá 43

2.1.2.1 Cơ sở vật chất 43

2.1.2.2 Hoạt động thi đấu 44

2.1.2.3 Vấn đề tài chính 45

2.1.3 Đánh giá và phân tích hoạt động phong trào thể thao tại địa bàn 45

2.2 Thực hiện nghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp 48

2.2.1 Thực hiện nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 48

2.2.2 Thực hiện nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 57

2.2.2.1 Bảng phỏng vấn Đoàn xã Lương Sơn 58

2.2.2.2 Bảng phỏng vấn thầy cô trường THCS Lương Sơn 60

2.2.2.3 Bảng phỏng vấn các em học sinh trường THCS Lương Sơn 61

2.2.3 Rút ra kết luận chung từ kết quả phân tích các phương pháp nghiên cứu 65

TIỂU KẾT CHƯƠNG II 67

CHƯƠNG III: Lập kế hoạch thực hiện dự án cộng đồng "Gieo ước mơ bóng đá" cho trẻ em vùng cao ở Lào Cai 68

3.1 Tổng quan về dự án 68

3.1.1 Đối tượng công chúng 68

3.1.2 Thiết lập mục đích, mục tiêu cho dự án 70

Time bound - Tính ràng buộc về thời gian 72

3.1.3 Ý tưởng chủ đạo 72

3.1.4 Slogan và thông điệp 79

3.1.5 Câu chuyện truyền thông 81

3.1.6 Các kênh truyền thông 86

3.1.7 Địa điểm và sơ đồ tổ chức sự kiện 93

3.1.8 Nhà tài trợ và nhà hảo tâm 94

3.2 Chi tiết về dự án 98

3.2.1 Tổng quan về các giai đoạn và hoạt động điểm nhấn của dự án 98

3.2.2 Kế hoạch triển khai cụ thể 99

3.2.2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi động dự án, kích hoạt truyền thông cho chiến dịch 99

3.2.2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai thực hiện hoạt động của dự án tại địa bàn 106

Trang 11

3.3 Lập kế hoạch truyền thông cho dự án 137

3.3.1 Trước dự án 145

3.3.2 Trong dự án 150

3.3.3 Sau dự án 151

3.4 Dự trù kinh phí 153

3.5 Quản trị các rủi ro 157

3.6 Báo cáo triển khai thực tế và bài học kinh nghiệm 161

3.6.1 Báo cáo về mục tiêu kêu gọi tài trợ 161

3.6.2 Báo cáo về hiệu quả truyền thông của dự án 163

3.6.3 Đánh giá hiệu quả của dự án 168

3.6.4 Bài học kinh nghiệm 180

3.7 Một số hình ảnh trong dự án “Gieo Ước Mơ Bóng Đá” 183

TIỂU KẾT CHƯƠNG III 196

KẾT LUẬN 197

TÀI LIỆU THAM KHẢO 199

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PR Public Relations (Quan hệ công chúng)

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.5 Ưu – Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu dữ liệu

Bảng 2.2 Bảng phỏng vấn thầy cô trường THCS Lương Sơn 61 - 62 Bảng 2.2 Bảng phỏng vấn học sinh trường THCS Lương Sơn 63 - 65

Bảng 3.8 Tổng quan về các giai đoạn và hoạt động điểm nhấn của

dự án

97

Trang 14

Bảng 3.9 Agenda và kịch bản khung chương trình 111 - 114

Bảng 3.19 Phỏng vấn trực tiếp đối tượng thụ hưởng 163 - 166 Bảng 3.20 Phỏng vấn trực tiếp các nhà tài trợ & đơn vị đồng hành 168 Bảng 3.21 Khảo sát CTV sau khi tham gia dự án 171 - 174

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 15

Hình 4 Sân bóng xã Lương Sơn 47

Hình 8 Khai mạc Giải Bóng đá thanh niên tỉnh Lào Cai năm 2023 52

Hình 9 Trận đấu của Giải Bóng đá thanh niên tỉnh Lào Cai năm

Trang 16

Hình 24 Ảnh thẻ BTC 81

Hình 32 Fanpage & Group Cộng Đồng Tình Nguyện Việt Nam 91 Hình 33 Fanpage Cộng Đồng Sinh Viên FPT Polytechnic Hà Nội 92 Hình 34 Fanpage CLB Tình Nguyện FPT Polytechnic Hà Nội 93

Hình 39 Hình 39: Gặp gỡ các cán bộ, chủ tịch xã Lương Sơn 103 Hình 40 Hình 40: Gặp gỡ các em học sinh tại xã Lương Sơn 104

Trang 17

Hình 45 Banner 106

Hình 48 Thầy Hiệu trưởng Vũ Chí Thành ủng hộ dự án 107 Hình 49 Hoạt động tuyển sinh năng khiếu bóng đá 108,109

Hình 50 Hoạt động giao lưu truyền cảm hứng của đội tuyển bóng

Hình 51 Hoạt động giao hữu bóng đá giữa đội tuyển bóng đá FPoly

Hình 52 Hoạt động giao lưu và tặng quà cho các em nhỏ mầm non

Hình 58 Cảm ơn các đơn vị đồng hành trên Fanpage 135 Hình 59 Thư cảm ơn của đoàn xã Lương Sơn gửi tới nhóm 135

Hình 60 Các em và sân bóng ở Sơn La địa điểm dự kiến của

Lighting The Way sẽ tới vào tháng 11 năm 2025 137

Hình 61 Các em và sân bóng ở Sơn La địa điểm dự kiến của

Lighting The Way sẽ tới vào tháng 11 năm 2025 137

Hình 62 Group của nhóm và dự án để duy trì và phát triển cộng

đồng, cập nhật tin tức và thông tin về dự án 137 Hình 63 Nơi sẽ cập nhật hình ảnh về tất cả các buổi tập hàng tuần

của các em tại lớp học bóng đá miễn phí 137

Trang 18

Hình 64 Thống kê hiệu quả truyền thông 163

Hình 76 Khai mạc giải đấu và khai giảng lớp học bóng đá miễn phí 187

Hình 80 Khán giả tham gia đến xem và tham gia mini game 192

Hình 82 Các cầu thủ Fpoly giao hữu cùng đoàn xã Lương Sơn 194

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

Dự án "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ" là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ và sự sáng tạo của nhóm sinh viên Lighting The Way thuộc lớp PR-08, chuyên ngành Truyền thông & Tổ chức sự kiện tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội Đây là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng rất cảm hứng, với mục tiêu mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở các vùng cao còn gặp nhiều khó khăn Qua các dự án trước, nhóm chúng em đã trưởng thành hơn, nhận thức rõ hơn về trách nhiệm xã hội và xác định rằng, việc tạo ra những sân chơi bổ ích cho trẻ em chính là một phần quan trọng trong sứ mệnh của mình

Dự án này được thực hiện với mong muốn không chỉ tạo ra một không gian thể thao cho các em, mà còn giúp các em phát triển thể chất, tinh thần và xây dựng những ước

mơ lớn cho tương lai Bóng đá, với sức hấp dẫn và giá trị giáo dục cao, sẽ là công cụ tuyệt vời để chúng em truyền tải thông điệp: "Mang bóng đá đến từng hẻm núi, khe đồi, tới những đứa trẻ khó khăn vùng cao."

Chúng em hiểu rằng, tổ chức một dự án cộng đồng như "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ" không phải là một công việc đơn giản và đòi hỏi sự đóng góp, hỗ trợ từ nhiều phía Chính vì vậy, chúng em xin trân trọng gửi tới thầy cô bài báo cáo này, với hy vọng nhận được những ý kiến, góp ý quý báu từ phía thầy cô Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện các khâu chuẩn bị và tổ chức, nhưng với thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, chúng em cũng rất mong thầy cô thông cảm và chỉ dẫn thêm để chúng em có thể hoàn thiện hơn trong các dự án tiếp theo

Dự án này không chỉ là một cơ hội để trẻ em trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng thể thao, mà còn là dịp để chúng em phát huy vai trò sinh viên trong các hoạt động cộng đồng, tạo ra những giá trị nhân văn cho xã hội Chúng em rất mong thầy cô có thể dành thời gian xem xét báo cáo và đưa ra những góp ý giúp chúng em nâng cao chất lượng công tác tổ chức, cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích

Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô, các đối tác, đơn vị tài trợ, và cộng đồng địa phương đã luôn đồng hành và hỗ trợ nhóm Lighting The Way trong suốt hành trình thực hiện dự án Những lời khuyên và sự chỉ bảo của thầy cô chính là nguồn động lực để chúng em tiếp tục hoàn thiện mình và phát triển trong những dự án cộng đồng tiếp theo

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giới thiệu đề tài

Lighting The Way là nhóm các sinh viên kỳ 7 thuộc lớp PR-08, chuyên ngành Truyền

thông & Tổ chức sự kiện tại Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội Vào tháng 7 năm 2023, nhóm đã triển khai dự án “Thắp sáng ước mơ”, một sự kiện giao hữu bóng

đá nhằm gây quỹ từ thiện cho các hộ gia đình gặp khó khăn tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội Sau đó, nhóm tiếp tục thực hiện dự án “Hạnh phúc bắt đầu từ trường học” với mục tiêu gây quỹ từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại

xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La Tiếp nối thành công của các dự án trước,

Lighting The Way tổ chức dự án "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ", dự kiến diễn ra vào

cuối tháng 11 tại xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai Dự án sẽ kéo dài trong

2 tháng, mang đến nhiều hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng

Hiện nay, môi trường thể thao tại các vùng cao, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đang gặp rất nhiều hạn chế Số lượng sân chơi bóng đá ít ỏi và cơ sở vật chất không đảm bảo khiến các em ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động thể thao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em

Bóng đá, với sức hấp dẫn và giá trị giáo dục to lớn, có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em ở các vùng sâu vùng xa Không chỉ giúp rèn luyện thể chất, bóng đá còn phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như làm việc nhóm, giao tiếp và kỷ luật Thông qua việc tham gia vào các trận đấu và các hoạt động thể thao, các em sẽ có cơ hội xây dựng lòng tự tin, tinh thần cạnh tranh lành mạnh và hình thành những ước mơ lớn hơn trong tương lai

Dự án "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ" hướng tới việc tạo ra một sân chơi bổ ích và

an toàn cho các em, khuyến khích sự phát triển bền vững trong cộng đồng, đồng thời truyền tải thông điệp: "Mang bóng đá đến từng hẻm núi khe đồi, tới những đứa trẻ khó khăn vùng cao" Trong khuôn khổ dự án, Lighting The Way sẽ triển khai các hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy niềm đam mê bóng đá và tạo cơ hội phát triển cho trẻ

em vùng cao Một trong những hoạt động chính là mở lớp học bóng đá miễn phí cho

Trang 21

các em, nơi các em sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về môn thể thao này, rèn luyện các kỹ thuật chơi và tư duy chiến thuật Lớp học sẽ được tổ chức tại điểm trường và khu vực sinh sống của trẻ em trong xã, giúp các em tiếp cận với bóng đá một cách dễ dàng và hiệu quả

Ngoài ra, dự án sẽ tổ chức giải bóng đá "Giải bóng thiếu niên nhi đồng xã Lương Sơn – Cup Lighting The Way 2024", nhằm tạo cơ hội cho các em thể hiện tài năng

và giao lưu, học hỏi lẫn nhau Giải đấu không chỉ là một sân chơi thể thao, mà còn là dịp để các em rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và phát triển tinh thần thể thao Đồng thời, dự án cũng sẽ tổ chức các hoạt động tuyển sinh tài năng bóng đá để phát hiện và nuôi dưỡng những em có năng khiếu đặc biệt, giúp các em có cơ hội được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp hơn hoặc được giới thiệu cho các câu lạc bộ thể thao lớn hơn

Thông qua các hoạt động này, dự án không chỉ tạo ra cơ hội cho trẻ em tham gia vào một môi trường thể thao bổ ích mà còn giúp phát triển các kỹ năng sống, khơi gợi tinh thần đoàn kết và xây dựng những ước mơ vươn lên trong cuộc sống Dự án này cũng góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của thể thao đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em ở các vùng khó khăn

Sự kiện “Gieo ước mơ bóng đá” triển khai từng hoạt động theo các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn khởi động dự

án, kích hoạt truyền thông

cho chiến dịch

- Lập kế hoạch

- Hoạt động truyền thông lan tỏa sứ mệnh, thông điệp, ý nghĩa của dự án

- Tiền trạm: Tìm được địa điểm phù hợp

- Tìm kiếm nhà tài trợ, hảo tâm

- Bán hàng gây quỹ

Giai đoạn triển khai thực

hiện hoạt động của dự án

Sự kiện “Gieo ước mơ bóng đá” được tổ chức 2 ngày tại Sân bóng đá Xã Lương Sơn, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào

Trang 22

tại địa bàn Cai

- Tổ chức giải bóng đá thiếu niên nhi đồng xã Lương Sơn tranh cup Lighting The Way 2024 & Mở lớp học bóng đá miễn phí

- Tuyển sinh năng khiếu bóng đá Giai đoạn duy trì dự án Truyền thông sau dự án và xây dựng cộng đồng, các hoạt

đá rất ít và cơ sở vật chất không đảm bảo Thậm chí, nhiều em phải chơi bóng đá trên những mảnh đất không bằng phẳng, thiếu an toàn, điều này không chỉ gây khó khăn cho việc rèn luyện thể chất mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và xã hội của các em Thiếu cơ sở vật chất không chỉ làm giảm khả năng tiếp cận thể thao mà còn làm thiếu cơ hội phát triển các kỹ năng sống quan trọng như sự tự tin, tinh thần đồng đội, kỹ năng giao tiếp và sự kỷ luật, những yếu tố cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ

Trang 23

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động thể thao có xu hướng dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý, sức khỏe và xã hội Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục thể chất và thể thao, 70% trẻ em không tham gia các hoạt động thể thao có xu hướng kém tự tin và thiếu kỹ năng làm việc nhóm, trong khi đó, trẻ em tham gia thể thao thường phát triển tốt hơn về thể chất, có khả năng xử lý tình huống và làm việc nhóm tốt hơn Điều này càng rõ rệt ở các khu vực thiếu thốn về cơ sở vật chất và cơ hội như các vùng cao, nơi trẻ em không được tiếp cận với các chương trình thể thao một cách đầy đủ

Nhóm Lighting The Way lựa chọn đề tài "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ" để tạo ra một

cơ hội cho trẻ em vùng cao không chỉ được trải nghiệm bóng đá mà còn giúp các em phát triển những kỹ năng sống thiết yếu Bóng đá, không chỉ là môn thể thao giải trí,

mà còn là một công cụ giáo dục mạnh mẽ, có thể giúp hình thành tính kỷ luật, tinh thần đồng đội, sự tự tin, và khả năng làm việc nhóm Các nghiên cứu thực tế cho thấy, khi trẻ em tham gia vào các hoạt động thể thao như bóng đá, các em sẽ học được cách đối diện với thử thách, nâng cao khả năng tư duy chiến thuật và quản lý cảm xúc, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần

Thông qua dự án "GIEO ƯỚC MƠ BÓNG ĐÁ", nhóm Lighting The Way mong muốn không chỉ mang đến cho các em một sân chơi bổ ích, mà còn giúp các em khơi dậy ước mơ, khuyến khích các em mơ ước lớn hơn và vượt qua khó khăn trong cuộc sống Cung cấp những phần quà thiết thực và sự hỗ trợ từ cộng đồng sẽ là động lực giúp các

em có thêm niềm tin vào tương lai, đồng thời tạo ra cơ hội cho các em phát triển tài năng, hình thành kỹ năng sống và trưởng thành trong một môi trường đầy thách thức nhưng cũng tràn đầy hy vọng

Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của thể thao đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là ở các vùng khó khăn Lighting The Way hy vọng rằng thông qua những nỗ lực này, không chỉ thay đổi cuộc sống của các em mà còn góp phần tạo ra một thế hệ trẻ khỏe mạnh, tự tin và có khả năng vươn lên trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

Trang 24

1.3 Mục tiêu đề tài

1.3.1 Mục tiêu đề tài tổng quát

Tính cụ thể Đo lường hiệu quả hoạt động PR và truyền thông của dự án "GIEO ƯỚC

MƠ BÓNG ĐÁ" thông qua việc tương tác trên Fanpage, theo dõi số lượng người tham gia các sự kiện và mức độ sôi nổi trong các hoạt động thể thao, đặc biệt tại các khu vực Lương Sơn, Bảo Yên, Lào Cai

Tính đo lường Sử dụng các chỉ số như lượng tương tác trên mạng xã hội (like, share,

comment), số lượng người tham gia các sự kiện, và mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động thể thao để đánh giá hiệu quả truyền thông và

PR của dự án

Tính khả thi Dựa trên nguồn lực và dữ liệu từ các dự án trước, kết hợp với sự hỗ trợ từ

cộng đồng và các tổ chức địa phương, dự án hoàn toàn khả thi để triển khai thành công

Tính thực tế Các hoạt động PR sẽ được thiết kế phù hợp với thực tế và nhu cầu của trẻ

em tại Lương Sơn, Bảo Yên, Lào Cai, nhằm tạo sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng

Thời gian Thời gian thực hiện dự án từ 01/10/2024 đến 14/12/2024 Trong thời gian

này, các hoạt động truyền thông và PR sẽ được triển khai và đánh giá liên tục để đảm bảo kết quả tốt nhất

Bảng 1.2 Mục tiêu đề tài tổng quát

1.3.2 Mục tiêu đề tài cụ thể

Tính cụ thể - Mở giải bóng đá, tặng quần áo đá bóng và dụng cụ tập luyện cho các em: 60 em

Trang 25

tham gia giải bóng đá thiếu niên nhi đồng Cup Lighting The Way 2024 Mở 1 lớp học bóng đá miễn phí Tuyển sinh 2 em có tài năng cho theo học chuyên nghiệp

- Tạo dựng sự tham gia của cộng đồng: Kêu gọi sự tham gia của ít nhất 500 người (trẻ em, phụ huynh, cộng đồng địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp)

- Tạo sự kết nối lâu dài với cộng đồng: Đạt được sự hỗ trợ tài chính và tham gia

lâu dài từ 4 doanh nghiệp lớn và 30 nhà hảo tâm

- Thu hút 3.000 lượt theo dõi mới trên Fanpage dự án và tăng 3.000 lượt like

- Đạt tối thiểu 10.000 lượt tiếp cận và nhận ít nhất 200 phản hồi tích cực về dự án

- Kêu gọi quyên góp ít nhất 40 triệu đồng từ các nhà tài trợ và cộng đồng để hỗ trợ xây dựng sân chơi bóng đá cho trẻ em tại Lương Sơn

Tính thực

tế

- Mục tiêu truyền thông được triển khai là phù hợp với thực tế và nhu cầu của cộng đồng địa phương, nhấn mạnh vào giá trị giáo dục và phát triển mà dự án mang lại cho trẻ em

- Nội dung truyền thông sẽ nhấn mạnh vào giá trị giáo dục và phát triển, khuyến khích sự tham gia từ cộng đồng và các tổ chức địa phương để dự án có tác động bền vững

Thời gian Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ 01/10/2024 đến 14/12/2024, với các

hoạt động truyền thông và sự kiện được triển khai và theo dõi liên tục

Trang 26

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cộng đồng mạng xã hội - Tỉ lệ tương tác như: Thả like, cảm

xúc, bình luận tích cực về bài viết

- Mức độ thảo luận về chủ đề của dự

án

- Dựa vào kết quả trên link khảo sát

- Chủ động chia sẻ về dự án trên trang cá nhân

Cộng đồng địa phương - Tham gia đông trong dự án

- Phỏng vấn về mức độ hài lòng của

dự án

Bảng 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu được thu thập bởi một nhà nghiên cứu từ các nguồn đầu

Trang 27

đích thống kê hay phân tích Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập qua bảng hỏi trên diện rộng

Quan sát (Observation): Là phương pháp thu nhập dữ liệu thông qua việc quan sát và

ghi lại hành vi hoặc các sự kiện trong môi trường đường nghiên cứu

Khảo sát (Interview): Là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua hình thức giao tiếp

trực tiếp, thường là một cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, nhằm mục đích thu thập thông tin từ người được phỏng vấn

● Đối tượng nghiên cứu:địa phương và nhà trường

● Mục đích: Nhằm thu thập thông tin, ý kiến và phản hồi từ các đối tượng quan trọng để hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu và đồng thuận đối với dự án

● Thu thập thông tin chính xác, đáng tin

cậy

● Nhận được các phản hồi sâu sắc và chi

tiết, hiểu rõ hơn về quan điểm, ý kiến

và nhu cầu của họ đối với dự án

● Phỏng vấn tạo cơ hội để xây dựng mối

quan hệ giữa người phỏng vấn và người

được phỏng vấn, giúp tạo ra bầu không

khí tin cậy và khuyến khích người tham

gia chia sẻ thông tin một cách cởi mở

● Kỹ năng của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phỏng vấn Nếu người phỏng vấn không khéo léo,

họ có thể đặt câu hỏi gây hiểu lầm hoặc làm cho người được phỏng vấn cảm thấy không thoải mái

● Phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí, từ việc chuẩn bị, thực hiện đến phân tích và báo cáo kết quả, đặc biệt là khi phải tổ chức phỏng vấn với nhiều đối tượng khác nhau

Bảng 1.5 Ưu – Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là thông tin đã được thu thập và xử lý bởi một tổ chức hoặc cá nhân khác, không phải do người sử dụng dữ liệu tự thu thập

Trang 28

Các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: tài liệu văn bản (Documentary sources), dữ liệu

điện tử (Electronic data), dữ liệu truyền thông (Mass media data), dữ liệu lịch sử

(Historical data) Trong dự án này, nhóm đã sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp đó là:

● Tài liệu văn bản (Documentary sources): Bao gồm các tài liệu như báo cáo, tài

liệu chính sách sách, bài báo, tạp chí, bản báo cáo về các hoạt động từ năm

2021 – 2023 của doanh nghiệp Đồng thời, sử dụng các nguồn tài liệu học thuật

như tài liệu giảng dạy của trường Cao đẳng FPT Polytechnic, để tìm hiểu về

các nhóm lý thuyết liên quan

● Dữ liệu điện tử (Electronic data): là bất kỳ thông tin nào được tạo ra, lưu trữ,

truyền tải hoặc nhận được bằng các phương tiện điện tử Nó bao gồm mọi thứ

từ văn bản, hình ảnh, âm thanh, video cho đến các số liệu thống kê, dữ liệu

khoa học

● Dữ liệu truyền thông (Mass media data): Là tập hợp các thông tin được sản

xuất và phân phối rộng rãi đến công chúng thông qua các kênh truyền thông đại

chúng như truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, và ngày nay còn bao gồm cả các

nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trang web tin tức

Nguồn dữ liệu

Tài liệu văn bản

● Cung cấp những thông tin chi tiết, cụ thể về một sự kiện, một nhân vật hoặc một vấn đề nào

đó

● Tiết kiệm chi phí

● Nguồn tài liệu uy tín

● Mất thời gian, nhiều tài liệu văn bản

cổ hiếm, khó tìm và khó đọc

● Tài liệu văn bản dễ bị hư hỏng theo thời gian do tác động của môi trường

Dữ liệu điện tử

● Dữ liệu điện tử có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian nhỏ, dễ dàng sao chép và chia sẻ

● Kết nối internet, tiết kiệm thời

● Dữ liệu điện tử dễ bị tấn công, đánh cắp và rò rỉ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

● Không phải tất cả dữ liệu điện tử đều chính xác và đáng tin cậy Có thể có

Trang 29

Bảng 1.6 Ưu – Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp

1.6 Cơ sở lý luận

1.6.1 Định nghĩa và vai trò của PR

Định nghĩa [1]

PR (Public Relations) là “Quan hệ công chúng” hoặc “Truyền thông quan hệ công

chúng”, thường được sử dụng để chỉ các hoạt động và chiến lược liên quan đến quản

lý mối quan hệ giữa một tổ chức hoặc cá nhân với công chúng, bao gồm cả việc xây

dựng hình ảnh, tạo ấn tượng tích cực và tương tác với người dùng, khách hàng hoặc

cộng đồng

Mục đích của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm

năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết

phục họ duy trì quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho tổ chức, lãnh đạo, sản phẩm

hoặc dịch vụ

PR không chỉ đơn thuần là truyền thông một chiều mà còn là việc lắng nghe phản hồi

và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của công chúng

Vai trò của PR trong doanh nghiệp [1]

Xây dựng hình ảnh và danh tiếng:

PR giúp xây dựng, bảo vệ và quản lý hình ảnh và danh tiếng của một tổ chức hoặc cá

nhân Điều này bao gồm việc tạo lập một ấn tượng tích cực với công chúng, đối tác

gian và công sức những thông tin sai lệch hoặc bị giả

mạo

Dữ liệu truyền thông

● Dữ liệu đa dạng, thông tin luôn được cập nhật liên tục

● Xuất hiện của tin giả, thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến dư luận và gây ra những hậu quả nghiêm trọng

● Không được cập nhật thường xuyên và liên tục

Trang 30

Tương tác với công chúng:

PR giúp tạo và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, bao gồm cả khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng Việc tương tác này có thể thông qua các sự kiện, truyền thông, truyền hình trực tiếp, mạng xã hội, và nhiều kênh khác

Thông điệp và truyền thông:

PR giúp tổ chức hoặc cá nhân xác định thông điệp cốt lõi và cách truyền tải chúng một cách hiệu quả đến công chúng Điều này bao gồm việc viết bản thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, thảo luận trên các phương tiện truyền thông và viết nội dung truyền thông

Quản lý rủi ro:

Các chuyên gia PR có nhiệm vụ xác định và thực hiện chiến lược để giảm thiểu thiệt hại và duy trì danh tiếng trong thời gian khủng hoảng truyền thông

Hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị:

PR và quảng cáo thường làm việc cùng nhau để tạo ra chiến dịch tiếp thị toàn diện PR

có thể cung cấp thông tin và sự thuyết phục cho các chiến dịch quảng cáo, giúp tăng hiệu suất chúng

Thúc đẩy thay đổi và cải tiến:

PR có thể được sử dụng để giới thiệu và thúc đẩy các thay đổi và cải tiến trong tổ chức hoặc xã hội, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường

Kết luận

PR là một phần không thể thiếu trong chiến lược truyền thông tổng thể của bất kỳ tổ chức nào Một chiến lược PR hiệu quả không chỉ giúp tổ chức xây dựng hình ảnh tích cực mà còn tạo ra sự tin tưởng và trung thành từ công chúng Thông qua các hoạt động giao tiếp, quản lý khủng hoảng và nghiên cứu, PR đóng góp vào sự thành công bền vững của tổ chức trong môi trường cạnh tranh ngày nay

1.6.2 Định nghĩa và vai trò của tổ chức sự kiện

Định nghĩa [2]

Trang 31

Tổ chức sự kiện là quá trình lập kế hoạch, triển khai và quản lý một hoạt động hoặc chương trình đặc biệt nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể Quá trình này bao gồm việc xác định mục đích của sự kiện, lựa chọn địa điểm, lập ngân sách, thiết kế chương trình, quảng bá, và phối hợp các hoạt động diễn ra trong sự kiện

Tổ chức sự kiện là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ Thông qua các sự kiện, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Tổ chức sự kiện có thể bao gồm nhiều loại hình như hội thảo, hội nghị, buổi lễ, buổi trình diễn, và các sự kiện văn hóa hoặc thể thao Mục tiêu chính thường là tạo ra trải nghiệm tích cực cho người tham gia, tăng cường sự gắn kết và giao lưu, cũng như nâng cao nhận thức về thương hiệu hoặc vấn đề xã hội

Tổ chức sự kiện có rất nhiều vai trò quan trọng: [3]

Tăng cường nhận diện thương hiệu

Các sự kiện là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu của mình Khi tham gia một sự kiện, khách hàng có thể tiếp xúc với thương hiệu của doanh nghiệp thông qua logo, khẩu hiệu, sản phẩm và dịch vụ Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng họ nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp khi có nhu cầu

Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

Các sự kiện là một cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng Thông qua các hoạt động giao lưu, trò chuyện và giải trí tại sự kiện, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng giữ chân khách hàng và thúc đẩy

họ mua hàng của doanh nghiệp

Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ

Các sự kiện là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng Thông qua các hoạt động trưng bày, giới thiệu và demo sản phẩm, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của

Trang 32

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Các sự kiện được tổ chức thành công sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường Khi khách hàng thấy rằng doanh nghiệp tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp, quy mô lớn và có ý nghĩa, họ sẽ có thiện cảm và tin tưởng hơn vào doanh nghiệp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ

Tổ chức sự kiện cũng là một cách tuyệt vời để tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng Khi bạn tổ chức một sự kiện thú vị và hấp dẫn, khách hàng sẽ có nhiều khả năng nhớ đến doanh nghiệp của bạn và quay lại vào những lần sau

Tăng doanh số

Tổ chức sự kiện cũng có thể giúp bạn tăng doanh số Khi bạn tổ chức một sự kiện, bạn

có thể giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ mua hàng

Kết luận

Tổ chức sự kiện không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là một nghệ thuật và khoa học, yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng quản lý và sự sáng tạo Một sự kiện thành công không chỉ đạt được các mục tiêu đã đề ra mà còn tạo ra ấn tượng tích cực

và để lại trải nghiệm đáng nhớ cho người tham gia

1.6.3 Định nghĩa và mục đích dự án cộng đồng

Định nghĩa [4]

Dự án cộng đồng là một kế hoạch cụ thể được thực hiện để giải quyết các vấn đề xã hội hoặc cải thiện tình hình trong cộng đồng Những dự án cộng đồng thường được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những người trong xã hội, tạo ra lợi ích cho cộng đồng

và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người

Trang 33

Những dự án cộng đồng không chỉ đơn thuần là việc triển khai các kế hoạch, mà còn

là sự kết nối sâu sắc giữa những cá nhân, tổ chức và cộng đồng mục tiêu Được thực hiện bởi các tổ chức phi lợi nhuận, các tình nguyện viên và người dân tận tâm, dự án cộng đồng thể hiện ý chí và quyết tâm chung để đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tốt hơn và môi trường sống của họ được cải thiện

Dự án cộng đồng đòi hỏi sự nhạy bén trong việc phân tích vấn đề, tìm hiểu cơ cấu xã hội và tìm ra những phương pháp hiệu quả để thực hiện Điều này bao gồm việc lắng nghe cộng đồng, hiểu rõ nhu cầu thực sự của họ và tạo ra những giải pháp sáng tạo có thể thay đổi thực tế

Mục đích [4]

Dự án cộng đồng là một hoạt động ý nghĩa và thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho cả cộng đồng và bản thân mỗi cá nhân với những mục đích như:

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Dự án cộng đồng thường tập trung vào việc cải thiện các yếu tố cơ bản như sức khỏe, giáo dục, và điều kiện sinh hoạt Các hoạt động như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục, hoặc tổ chức các chương trình tập huấn có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Tăng cường kết nối xã hội

Một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng Các hoạt động như hội thảo, sự kiện văn hóa, hay các nhóm tình nguyện giúp tạo ra một không gian để mọi người giao lưu, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau

Sự gắn kết này không chỉ tạo ra tình bạn mà còn tăng cường sự đoàn kết và hợp tác trong cộng đồng

Giáo dục và đào tạo

Trang 34

Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cộng đồng là một trong những ưu tiên hàng đầu Các dự án có thể bao gồm các khóa học dạy nghề, chương trình giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc các buổi hội thảo nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường Điều này không chỉ giúp người dân cải thiện khả năng tự kiếm sống mà còn nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ

Phát triển kinh tế

Dự án cộng đồng thường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tạo ra việc làm, khuyến khích khởi nghiệp, và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ Các hoạt động như tạo ra các thị trường địa phương hoặc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại có thể giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của cộng đồng

Bảo vệ môi trường

Nhiều dự án cộng đồng hiện nay tập trung vào việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và khuyến khích các hành động bền vững Các hoạt động như trồng cây, dọn dẹp môi trường, hoặc giáo dục về tái chế và sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường mà còn tạo ra nhận thức và thói quen tích cực cho người dân

Kết luận

Tóm lại, dự án cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân Thông qua việc đáp ứng các nhu cầu cụ thể và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, những dự án này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài trong tương lai

1.6.4 Ý nghĩa của dự án cộng đồng đối với doanh nghiệp và xã hội [4]

Ý nghĩa đối với doanh nghiệp

Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Trang 35

Dự án cộng đồng giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, từ đó nâng cao hình ảnh và uy tín trong mắt công chúng Một thương hiệu tích cực thường thu hút

sự chú ý và lòng tin từ khách hàng

Tăng cường sự gắn kết với khách hàng

Các hoạt động cộng đồng tạo cơ hội cho doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng và cộng đồng Sự tham gia này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Phát triển mối quan hệ đối tác

Dự án cộng đồng thường thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận, chính quyền địa phương, và các bên liên quan khác Điều này không chỉ mở rộng mạng lưới quan hệ mà còn tạo ra cơ hội hợp tác trong tương lai

Thúc đẩy động lực làm việc

Nhân viên tham gia vào các dự án cộng đồng thường cảm thấy tự hào và có động lực hơn Sự tham gia này không chỉ tăng cường tinh thần đồng đội mà còn cải thiện sự gắn

bó của nhân viên với tổ chức

Ý nghĩa đối với xã hội

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Dự án cộng đồng thường nhắm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, sức khỏe, môi trường và phát triển kinh tế Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong cộng đồng

Tăng cường sự gắn kết xã hội

Thông qua các hoạt động cộng đồng, người dân có cơ hội giao lưu, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau Điều này không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp mà còn tạo ra một cộng đồng đoàn kết và mạnh mẽ hơn

Khuyến khích tinh thần tự nguyện

Dự án cộng đồng thường thu hút sự tham gia của các tình nguyện viên, khuyến khích mọi người đóng góp sức lực và thời gian cho các hoạt động có ích Điều này tạo ra

Trang 36

Nâng cao nhận thức xã hội

Các dự án cộng đồng thường đóng vai trò trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề

xã hội và môi trường Qua đó, họ khuyến khích mọi người hành động tích cực và tham gia vào các giải pháp

Kết luận

Dự án cộng đồng mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội Doanh nghiệp không chỉ thu được lợi ích từ việc xây dựng hình ảnh và lòng tin mà còn có cơ hội phát triển mối quan hệ và cải thiện môi trường làm việc Đồng thời, xã hội được hưởng lợi

từ những cải thiện trong chất lượng cuộc sống, sự gắn kết cộng đồng và tinh thần trách nhiệm xã hội Khi doanh nghiệp và cộng đồng hợp tác, họ có thể tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho xã hội

1.6.5 Tiêu chí đánh hiệu hiệu quả của dự án cộng đồng [5]

Đánh giá hiệu quả của dự án cộng đồng là một bước quan trọng để xác định mức độ thành công và tác động của dự án đối với cộng đồng

Mục tiêu và kết quả đạt được

Đánh giá mục tiêu: Xem xét liệu dự án có đạt được các mục tiêu ban đầu đã đề ra hay không Các mục tiêu này có thể liên quan đến việc cải thiện sức khỏe, giáo dục, môi trường, hay phát triển kinh tế

Kết quả đo lường được: Sử dụng các chỉ số định lượng và định tính để đánh giá kết quả, như số lượng người tham gia, số lượng sự kiện tổ chức, hay mức độ thay đổi nhận thức trong cộng đồng

Tác động lâu dài

Bền vững: Đánh giá khả năng duy trì các kết quả của dự án sau khi dự án kết thúc Điều này bao gồm việc xem xét có hay không các chương trình hoặc hoạt động tiếp tục được duy trì

Thay đổi hành vi: Đo lường sự thay đổi trong hành vi của cộng đồng, như việc tham

Trang 37

Sự tham gia của cộng đồng

Mức độ tham gia: Đánh giá số lượng và chất lượng sự tham gia của người dân trong quá trình triển khai dự án Sự tham gia tích cực thường chỉ ra sự chấp nhận và hỗ trợ của cộng đồng

Phản hồi của cộng đồng: Thu thập ý kiến phản hồi từ người dân để hiểu rõ hơn về cảm nhận và đánh giá của họ đối với dự án

Hiệu quả chi phí

Tính toán chi phí: Đánh giá chi phí thực hiện dự án so với kết quả đạt được Một dự án hiệu quả thường có chi phí hợp lý trong việc đạt được kết quả mong muốn

So sánh với các dự án khác: Đánh giá hiệu quả của dự án bằng cách so sánh với các dự

án tương tự, giúp xác định tính khả thi và hiệu quả tổng thể

Khả năng phối hợp và quản lý

Quản lý dự án: Đánh giá quy trình quản lý, từ lập kế hoạch đến triển khai và đánh giá Một dự án được quản lý tốt thường có khả năng đạt được kết quả cao hơn

Hợp tác với các bên liên quan: Đánh giá mức độ hợp tác với các tổ chức, nhà tài trợ,

và các bên liên quan khác Sự hợp tác hiệu quả thường góp phần vào thành công của

từ đó tối ưu hóa lợi ích cho cộng đồng và các bên liên quan

Trang 38

Theo mục tiêu và phạm vi hoạt động: Dự án cộng đồng có thể được chia thành các

loại hình dựa trên mục tiêu cụ thể mà chúng nhắm đến, như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường,

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng

Đây là những dự án nhằm xây dựng và nâng cấp các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng, như: đường xá, hệ thống cấp thoát nước, điện, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, nhà văn hóa Các dự án này thường có quy mô lớn và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao Ví dụ như chương trình "Xây dựng nông thôn mới" ở Việt Nam

Dự án phát triển xã hội:

Những dự án này tập trung vào việc cải thiện các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, bảo

vệ trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giảm nghèo Các dự án phát triển xã hội có thể bao gồm việc xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm cộng đồng, hoặc các chương trình giáo dục, y tế miễn phí cho người dân ở vùng sâu, vùng

xa

Dự án bảo vệ môi trường

Đây là các dự án liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô

nhiễm, tái chế chất thải, hoặc cải thiện chất lượng không khí, nước Các dự án như trồng rừng, thu gom và tái chế rác thải, chống xói mòn đất là ví dụ điển hình Các dự

án này thường gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững

Dự án văn hóa và nghệ thuật

Các dự án này tập trung vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng, tổ chức các sự kiện nghệ thuật như lễ hội, triển lãm, hòa nhạc, v.v Các hoạt

Trang 39

động này giúp tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng và phát triển các giá trị văn hóa địa phương

Theo loại hình tổ chức và hoạt động: Các dự án cộng đồng có thể được phân loại

theo hình thức tổ chức và cách thức thực hiện dự án:

Dự án tự nguyện (Volunteer Projects)

Đây là các dự án do các nhóm tình nguyện viên thực hiện mà không có sự can thiệp hoặc tài trợ lớn từ các tổ chức chính thức Các tình nguyện viên thường tham gia vào các hoạt động như giúp đỡ người nghèo, tổ chức các sự kiện cộng đồng, xây dựng nhà

ở cho người khó khăn, hoặc các hoạt động dọn dẹp vệ sinh công cộng Các dự án này thường có quy mô nhỏ nhưng có tác động lớn đến cộng đồng

Dự án hợp tác công-tư (Public-Private Partnership Projects)

Là các dự án được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân Mô hình này giúp huy động nguồn lực từ cả hai phía nhằm tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ cộng đồng Ví dụ: Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai các dịch vụ xã hội (chăm sóc sức khỏe, giáo dục)

Dự án do chính phủ (Government-Led Projects)

Đây là các dự án do chính phủ khởi xướng và tài trợ Các dự án này thường có quy mô lớn và liên quan đến các vấn đề chính trị xã hội quan trọng, ví dụ như các chương trình phát triển kinh tế, dự án an sinh xã hội Dự án "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" của Chính phủ Việt Nam là một ví dụ điển hình

Dự án của tổ chức phi chính phủ (NGO Projects)

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dự

án cộng đồng, đặc biệt ở những khu vực thiếu thốn hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, chiến tranh Các tổ chức này giúp cung cấp tài trợ, chuyên môn và nhân lực để giải quyết các vấn đề về y tế, giáo dục, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, bảo vệ môi trường, v.v

Trang 40

Theo quy mô và phạm vi ảnh hưởng: Dự án cộng đồng có thể được phân loại theo quy mô và phạm vi ảnh hưởng của chúng:

Dự án cấp cộng đồng/cấp địa phương

Dự án cộng đồng có quy mô nhỏ, tác động trực tiếp đến đời sống của một cộng đồng nhỏ hoặc một địa phương Các dự án này chủ yếu được tổ chức bởi các nhóm tình nguyện viên, chính quyền địa phương, hoặc các tổ chức cộng đồng Ví dụ như các dự

án nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức sự kiện văn hóa cộng đồng

Theo hình thức tài trợ và nguồn lực: Một trong những yếu tố quan trọng trong việc

phân loại dự án cộng đồng là nguồn tài trợ Các dự án có thể được chia thành các loại hình sau:

Dự án tài trợ quốc tế

Các dự án nhận được sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức từ thiện quốc tế hoặc các quỹ phát triển Các dự án này thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền trẻ em

Dự án tự chủ tài chính

Ngày đăng: 11/12/2024, 21:06

w