1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển liên minh châu âu ( eu

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Liên Minh Châu Âu (EU)
Tác giả Nguyễn Thu Hiền, Phạm Quang Huy, Đỗ Thị Thu Hương, Trần Thị Hương, Đoàn Thị Hường, Ngô Anh Khánh Linh, Dương Thị Phương Thảo, Nguyễn Thu Trang, Lê Thành Vinh
Người hướng dẫn Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 763,17 KB

Nội dung

Khái niệm EU European Union EU là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu,được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóagiữa các quốc gia thành vi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN KINH TẾ CƠ SỞ

BÁO CÁO HỌC PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ

MÃ HỌC PHẦN: 7070101

ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU )

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thu Trang

Nhóm : Zịt Giời Rẫy Cánh

Hà Nội, 03/2024

1

Trang 2

STT Họ và tên Mã sinh viên

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Khái niệm EU 5

1.2 Các thành viên trong EU 5

1.3 Mục đích của EU 6

1.4 Chức năng của EU 7

1.5 Cơ cấu tổ chức EU 8

1.5.1 Hội đồng châu Âu (European Council) 8

1.5.2 Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council) 9

1.5.3.Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP) 9

1.5.4 Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) 9

II - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU 10

2.1 Sự ra đời của EU 10

2.2 Các hiệp ước được thành lập 12

2.3 Thủ tục gia nhập EU 16

2.3.1 Tiêu chuẩn Copenhagen 16

2.3.2 Quy trình gia nhập EU 16

III – NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG EU 17

3.1 Thuận lợi 17

3.2 Khó khăn 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Liên minh châu Âu (EU) đứng là một trong những tập đoàn quốc gia và kinh

tế mạnh mẽ nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cảnh quan chính trị và kinh tế của châu Âu và thế giới Từ khi thành lập vào những năm đầu của thế kỷ 20, EU đã trải qua một cuộc hành trình đầy thách thức và thành công, với sự mở rộng đáng kể và việc thúc đẩy sự hợp tác và phát triển kinh tế và chính trị trong khu vực Nhưng EU không chỉ là một liên minh về chính trị và kinh tế; nó

là một biểu tượng của lòng tin và khát vọng, một dấu mốc của sự tiến bộ con người Vậy, EU đã đạt được điều gì trong hơn một thế kỷ qua đã khiến chúng em lựa chọn được đề tài “ Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển EU ”

4

Trang 5

I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm EU

European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu,được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóagiữa các quốc gia thành viên Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc giathành viên

Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân Nhờ vào những nỗ lực của các nhà lãnh đạo và các chínhtrị gia của châu Âu, Liên minh đã phát triển và trở thành một tổ chức lớn nhất và

có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới

Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ Trước ngày

1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là cộng đồng Châu Âu (EC) Theo Hiệpước này, Liên minh Châu Âu đã được trao các quyền lực hơn và được xem là một cộng đồng chính trị hoàn chỉnh, bao gồm cả các hoạt động ngoại giao và quốc phòng của các quốc gia thành viên

1.2 Các thành viên trong EU

Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II Ý tưởng

về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày9 tháng 5năm1950 Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của

EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên Năm 1981, tăng lên thành 10 Năm 1986, tăng

5

Trang 6

lên thành 12 Năm 1995, tăng lên thành 15 Năm 2004, tăng lên thành 25 Năm

2007 tăng lên thành 27

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:

1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan

1973:Đan Mạch, Ireland, Anh

1981: Hy Lạp

1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,Malta, Cộng hòa Síp

Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria

Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007 Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu

Trang 7

tự do di chuyển vốn sức lao động, hàng hoá, dịch vụ, … nhằm tăng cường hợp tác,liên kết giữa các quốc gia thành viên xây dựng Châu Âu thành một cực mạnh trongnền kinh tế thế giới Để đạt được mục tiêu này, EU có một hệ thống thể chế đểhoạch định, điều hành và giám sát Hệ thống này bao gồm năm cơ quan chính uỷban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu và toà kiểmtoàn cùng với các bộ phận hỗ trợ cho các cơ quan trên như uỷ ban kinh tế và xãhội, uỷ ban khu vực.

Mục đích tiếp theo của liên minh là tăng cường sự hội nhập giữa các nền kinh

tế thành viên và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Liên minh cũng cóthể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, như biến đổikhí hậu, phát triển bền vững và chống khủng bố

Ngoài ra, EU còn có nhiều mục tiêu khác như tăng cường sự phối hợp giữacác nền kinh tế trong lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu và phát triển, cải thiện môitrường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo sự antoàn thực phẩm và cải thiện sức khỏe cho người dân

1.4 Chức năng của EU

Giá trị là cốt lõi của Liên Minh Châu Âu Sau nhiều năm mở rộng, phạm vinày đã dịch chuyển từ kinh tế thuần túy sang một sứ mệnh toàn diện hơn Giá trị cốt lõi là một phần không thể thiếu của EU và lối sống của Châu Âu Tất cả 27 quốc gia thành viên luôn giữ sự hòa hợp, khoan dung, công bằng, đoàn kết và không phân biệt đối xử là những yếu tố quan trọng

- Tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu Các quyền tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin được đề cập tại Hiến Chương về các quyền cơ bản của EU

- Dân chủ và EU được xây dựng theo mô hình dân chủ đại diện (Representative Democracy), có nghĩa là tất cả các thành viên trong EU đều được hưởng các quyềnchính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu cũng như

7

Trang 8

quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi sinh ra

- Bình đẳng và nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ là trọng tâm trong tất cả các chính sách của Châu Âu, trong tất cả các lĩnh vực Nguyên tắc trả lương ngang nhau đã trở thành một phần của Hiệp ước Rome vào năm 1957 Mặc dù vẫn còn sựbất bình đẳng trong đó, tuy nhiên EU đã hạn chế được phần nào

- Luật pháp và nền tảng của EU, tất cả những gì mà EU làm, đều được thực hiện thông qua các hiệp ước mang tính tự nguyện và dân chủ Luật pháp và công lý được duy trì một cách độc lập bởi cơ quan tư pháp riêng biệt Tòa án Công lý Châu

Âu (European Court of Justice) là nơi bảo vệ phán quyết cuối cùng và phải được tôn trọng bởi các quốc gia thành viên

- Nhân quyền - được bảo vệ bởi Hiến chương về các quyền cơ bản của EU, những quyền này bao gồm: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc,sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục (đồng tính), quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý

1.5 Cơ cấu tổ chức EU

EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc Về cơ

bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị

viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu

1.5.1 Hội đồng châu Âu (European Council)

- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nướcthành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC Hội đồng đưa ra địnhhướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua cácđạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh Các quyết định của Hội đồngchâu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận

- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ)

8

Trang 9

1.5.2.Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council)

- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung

- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và Anninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nướcChủ tịch luân phiên đảm nhiệm

1.5.3.Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP)

Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hànhluật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu

Âu Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châuÂu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chitiêu của Liên minh Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trựctiếp, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Lần bầu cửmới đây vào tháng 6/2009 Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhómchính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch

1.5.4 Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)

- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối EC hoạt động độc lập, có chứcnăng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việctriển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiệncác chính sách chung của cả khối theo quy định

- Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm

9

Trang 10

II - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU

2.1 Sự ra đời của EU

Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ

II đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái diễn

Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert Schumann là kiến trúc sư của nguyên tắc: Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế

Triết lý này là nền tảng cho Hiệp ước Paris, được ký năm 1951 Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) được lập nên, với các thành viên Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg Khi Hiệp ước Rome có hiệu lực năm 1958, sáu nước này lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, hoạt động song song với ECSC

Năm 1967, cả ba khối này hợp lại thành Cộng đồng châu Âu (EC), trong đó hướng tập trung chính là về phát triển kinh tế và nông nghiệp

Đan Mạch, Ireland và Anh trở thành các thành viên đầy đủ của EC năm 1973,

Hy Lạp tham gia năm 1981, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - 1986, Áo, Phần Lan vàThuỵ Điển -1995

Hiệp ước về Liên minh châu Âu, được ký tại Maastricht năm 1991, chính thứckhai sinh Liên minh châu Âu để thay thế EC Đồng thời, Maastricht mở rộng khái niệm liên minh châu Âu sang những lĩnh vực mới Nó đưa ra chính sách đối ngoại

và an ninh chung, đồng thời tiến tới chính sách điều phối EU về người tị nạn chính trị, nhập cư và khủng bố

Quyền công dân EU cũng được đưa vào lần đầu tiên, cho phép người dân ở các nước trong EU được đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên Hiệp ước này bao gồm Chương Xã hội, mà Anh không tham gia, trong đó đưa ra các chính sách

về quyền của người lao động và các vấn đề xã hội khác

10

Trang 11

Điều quan trọng, Maastricht đặt ra thời gian biếu để thiết lập liên minh kinh tế

và tiền tệ Nó định ra các tiêu chuẩn kinh tế và ngân sách, để quyết định khi nào các quốc gia có đủ điều kiện tham gia liên minh này Maastricht cũng nêu các hình phạt cho những nước thành viên không kiểm soát được thâm hụt ngân sách

* Đồng Euro

Đồng tiền chung euro được 11 nước thành viên chính thức sử dụng năm 1999

Hy Lạp, do cần thêm giời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn, nhập cuộc hai năm sau Đan Mạch, Thụy Điển và Anh từ chối tham gia khu vực đồng euro, ít nhất trong thời gian trước mắt Sau một thời kỳ chuyển tiếp, đồng euro hoàn toàn thay thế cácđồng tiền quốc gia năm 2002

* Những vấn đề hiện nay

Những người ủng hộ việc mở rộng EU cho đây là cách tốt nhất để phát triển

sự gắn kết chính trị và kinh tế giữa các dân tộc ở châu Âu, nhằm chấm dứt những chia rẽ trong khu vực Những người chỉ trích thì chỉ ra rằng GDP tính theo đầu người của các nước thành viên chỉ bằng 40% mức trung bình của các nước EU hiện giờ Nói cách khác các thành viên mới là một gánh nặng kinh tế

Một số cũng lập luận rằng tiến trình ra quyết định của EU sẽ bị trì hoãn, khi

số quốc gia ngồi quanh bàn thảo luận gia tăng Một số lại lo ngại rằng những ngườinhập cư từ các nước Đông Âu sẽ đổ vào các nước thành viên để tìm việc làm và phúc lợi Còn những người ủng hộ đáp lại những tài năng mới nên được hoan nghênh và hoạt động nhập cư sẽ không diễn ra ồ ạt Trong thời gian trước mắt, các thành viên hiện tại được phép giới hạn số người lao động nhập cư từ các nước Đông Âu

Chắc chắn hoạt động mở rộng sẽ tiếp tục sau tháng 5/2004 Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành những cải cách cần thiết để trở thành thành viên trong vài năm nữa Croatia cũng đã gửi đơn xin, còn Macedonia - nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ - đang chuẩn bị

11

Trang 12

Hội nghị năm 2002 định ra việc thảo hiến pháp cho EU, nhằm làm gọn nhẹ vàthay thế hệ thống các hiệp ước, hiệp định hiện nay Bản dự thảo đã được bàn thảo tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels tháng 12/2003, nhưng các nước vẫn bất đồng

về quyền bỏ phiếu, đại diện tại Ủy ban châu Âu, hợp tác quốc phòng và liệu hiến pháp có nên đưa vào vấn đề tôn giáo hay không, v.v…

Ngay cả khi bản dự thảo chỉ còn việc ký nữa thôi, có lẽ phải vài năm sau nó mới được áp dụng Một số nước tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc có phêchuẩn hiến pháp này hay không

Vì vậy, trên lý thuyết, EU sẽ tiếp tục hoạt động dưới quy chế hiện giờ trong nhiều năm tới

2.2 Các hiệp ước được thành lập

* Hiệp ước Paris

Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lậpCộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,

* Hiệp ước Roma

Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)

* Hội đồng châu Âu

Từ năm1967cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi

là Hội đồng châu Âu

* Thị trường chung châu Âu

Năm1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thốngnhất Châu Âu"

* Hiệp ước Maastricht

Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12

12

Trang 13

năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan (do sách lịch sử các nước cung cấp), nhằm mục đích:

- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,

- Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp

Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu

+ Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu

+ Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu

+ Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền

cư trú và thị thực

13

Ngày đăng: 11/12/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN