1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nêu nội dung của chính sách tiền tệ Đối với nền kinh tế? trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng nhà nước Đã sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUChính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường mở mà Việt Nam đang hướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đề tài: Nêu nội dung của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế? Trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào? Tác động của nó đến nền kinh tế?

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Ngọc Tuấn

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

Trần Thị Bích Ngọc (Nhóm Trưởng) 2124010541

Trang 3

M!C L!C

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Cơ sở lý luận 2

1 Chính sách tiền tệ là gì? 2

2 Các loại chính sách tiền tệ 2

3 Vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế 3

4 Các công cụ của chính sách tiền tệ 4

II Cơ sở thực tiễn 5

1 Trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào? 5

2 Những tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế 10

III Giải pháp và những điều rút ra được từ chính sách tiền tệ năm 2022 12

1 Giải pháp về chính sách tiền tệ 12

2 Những điều rút ra được từ chính sách tiền tệ 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường mở mà Việt Nam đang hướng đến Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ

mô như: công ăn việc làm, tốc đọ tăng trưởng, lạm phát… Ngoài ra , nó còn có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng nhằm: tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra

sự ổn định tiền tệ, ổn định giá, ổn định tỷ giá hối đoái Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ theo Luật Ngân hàng Nhà nước là nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân Trên cơ sở mục tiêu chung đó, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đưa ra hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ như điều tiết cung tiền, chính sách tỷ giá, lãi suất, đặt ra hạn mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại, các công cụ gián tiếp như quy định

dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn,…

Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn, thách thức từ biến động phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới và trong nước, đặc biệt là vấn đề lạm phát, lãi suất tăng cao của một số quốc gia,… đã dẫn đến các chính sách tiền tệ đưa ra có tác động chậm và không nhiều đến các biến số kinh tế Chính vì vậy việc nghiên cứu về

chính sách tiền tệ và tác động của nó tới nền kinh tế là vô cùng quan trọng và cấp

thiết

1

Trang 5

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ (monetary policy) - hay còn gọi là chính sách lưu thông tiền tệ

là quá trình quản lý nguồn cung tiền của ngân hàng trung ương nhằm đạt các mục tiêu như ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, kiềm chế lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái, giảm thất nghiệp…

Trong điều hành nền kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ là công cụ quan trọng và hữu hiệu của chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia

2 Các loại chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại: Chính sách mở rộng và chính sách thắt chặt (thu hẹp) Tùy theo từng giai đoạn mà chính phủ sẽ áp dụng chính sách khác nhau

2.1 Chính sách tiền tệ mở rộng

Bản chất của chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng) là việc ngân hàng Trung ương

tăng mức cung tiền cho nền kinh tế khiến cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu khiến cho quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm

Có nhiều cách để tăng mức cung tiền như: Hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, mua vào trên thị trường chứng khoán Tùy từng thời điểm

có thể thực hiện đồng thời cả 2 hoặc 3 cách cùng lúc

2.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách tiền tệ thu hẹp): Khi áp dụng chính sách

này, Ngân hàng Trung ương sẽ tác động nhằm giảm mức cung tiền trong nền kinh

tế khiến cho lãi suất trên thị trường tăng lên, thu hẹp tổng cầu, làm cho mức giá chung giảm xuống

Trang 6

Để giảm nguồn cung tiền có những cách như: Tăng mức dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe các hoạt động tín dụng, bán ra trên thị trường chứng khoán

3 Vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế

3.1 Tạo ra công ăn việc làm

Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới

tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên Tình hình đó đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên

3.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ

Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát Khối tiền

tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp

3.3 Ổn định giá cả

Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả Ổn định giá cả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội

3.4 Ổn định lãi suất

Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai Vì vậy, ổn định lãi suất chính

là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được

3

Trang 7

tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phải linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường

3.5 Ổn định thị trường tài chính

Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính Trong những năm gần đây những biến động mạnh của lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã gặp khó khăn về tài chính như chúng ta đã biết

3.6 Ổn định thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực do một phần vốn đầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khoán để “đánh sóng” mà nó còn có

ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó

4 Các công cụ của chính sách tiền tệ

4.1 Tái cấp vốn

Là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của ngân hàng Trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng thương mại Khi cấp khoản tín dụng cho ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước đã tăng cung ứng tiền vào thị trường, khai thông khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại

4.2 Dự trữ bắt buộc

Ngân hàng nhà nước đặt ra quy định từng loại hình tổ chức tín dụng phải có tỉ lệ

dự trữ bắt buộc nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Tiền gửi dự trữ bắt buộc sẽ được trả lãi theo quy định

4.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ nhằm điều hòa cung cầu, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, tác

Trang 8

động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ

4.4 Lãi suất tín dụng

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi

Sự thay đổi về lãi suất là công cụ gián tiếp, tuy không trực tiếp làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông, nhưng có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất

4.5 Công cụ hạn mức tín dụng

Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Trung ương nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng Mỗi ngân hàng thương mại phải tuân theo 1 hạn mức tín dụng (mức dư nợ tối đa) do ngân hàng Trung ương cấp

4.6 Tỉ giá hối đoái

Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá hối đoái và điều hành tỉ giá, từ đó tác động đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư…

II Cơ sở thực tiễn

1 Trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào?

1.1 Bối cảnh khó khăn và bài toán đặt ra cho điều hành chính sách tiền tệ năm 2022

Năm 2022 là một năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) khi cùng một lúc chịu áp lực bởi xu hướng tăng lạm phát, lãi suất, đồng đô

la Mỹ trên phạm vi toàn cầu và những khó khăn của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp ở trong nước Một loạt bài toán khó đặt ra như:

 Làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP đã đang ở ngưỡng cảnh báo

 Làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ

mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Mỹ…

5

Trang 9

 Làm thế nào ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố SCB và niềm tin thị trường suy giảm

1.2 Các công cụ chính sách tiền tệ được ngân hàng nhà nước sử dụng năm 2022

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhà điều hành đã đưa ra hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:

Hai lần nâng lãi suất điều hành

Về điều hành lãi suất, NHNN đã điều chỉnh tăng hai lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng với tổng mức tăng 0,8 - 2%/năm (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022) Lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm

Các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng cũng đồng loạt tăng lên 6%/năm; 4,5%/năm và 7%/năm từ 25/10/2022

Nới biên độ tỷ giá lên +/- 5%

Về điều hành tỷ giá, NHNN đã tăng giá bán USD 6 lần liên tiếp 23.050 đồng/USD lên 24.870 đồng/USD, tương đương tăng 7,4% so với đầu năm Sau đó, giảm 4 lần liên tiếp trở lại mức 24.780 VND/USD vào ngày 20/12

Để ổn định thị trường ngoại hối, NHNN đã thực hiện đồng thời các giải pháp như tăng biên độ giao dịch của tỷ giá từ +/- 3% lên +/- 5% để linh hoạt cho phép VND mất giá đến 9%, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, nhờ vậy mà thị trường đã dần ổn định trở lại

Tính đến cuối năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5%, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực, theo ước tính của NHNN

Bảo đảm thanh khoản hệ thống sau vụ SCB

Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống

và thị trường, NHNN đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối

Trang 10

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát đi thông cáo khẳng định các khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng trong đó có ngân hàng SCB đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp

Nới room tín dụng toàn hệ thống vào cuối năm

Khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, tác động từ bên ngoài dịu bớt, NHNN đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thêm 1,5 - 2% vào cuối tháng 11 Việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán

Thông tư 04 quy định về lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại ngân hàng

Thông tư 04 về áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/8/2022

Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi

Trong trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi

Đối với phần tiền gửi còn lại, TCTD áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2022 - 2023

Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được ban hành ngày 20/5/2022

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ lãi suất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích vay vốn thuộc hai nhóm:

Các ngành hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục

- đào tạo; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản; công nghiệp chế biến - chế tạo; xuất bản

7

Trang 11

phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; bao gồm cả hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế này, trừ hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản

Thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp từ UBND tỉnh, thành phố và công bố bằng văn bản, trên cổng thông tin điện tử của Bộ)

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023

Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể được nới room ngoại lên tối đa 49%

NHNN đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 6 về hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp TCTD cổ phần chào bán cổ phần, phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ Dự thảo cũng bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 điều 7 về tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định tại khoản 5 điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc

Hiện nay, theo quy định tại khoản 5 điều 7, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại (NHTM)

Thông tư 16 bổ sung 3 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại NHNN

Ngày đăng: 11/12/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN