TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG BÀI TẬP LỚN THEO NHÓM CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Chủ đề: Tại Chỉ thị số 18-CT/TW của ngày 04/9/2012, Ban Bí thư về thực hiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
BÀI TẬP LỚN THEO NHÓM CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Chủ đề: Tại Chỉ thị số 18-CT/TW của ngày 04/9/2012, Ban Bí thư về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trong tình hình mới nhận định: “ Tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn diễn ra phức tạp; đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế ” Bằng kiến thức đã học, anh (chị)
hãy trình bày khái niệm, nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông? Để làm tốt nội dung trên, mỗi thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì và liên hệ tại địa phương nơi anh (chị) sinh sống?
5/2022
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
Họ Và Tên Ngày Sinh Mã Sinh Viên Lớp Lớp chuyên ngành
Nguyễn Trịnh Tùng
(nhóm trưởng) 18/01/2003 2124011299 DCKTKT66D2 Kế Toán
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
(thành viên) 24/08/2003
2124011049 DCKTKT66D1 Kế Toán
Nguyễn Thị Tươi
(thành viên)
06/12/2003 2124011252 DCKTKT66D1 Kế Toán
Trần Hà Trang
(thành viên)
01/07/2003 2124012113 DCKTKT66D1 Kế Toán
Vũ Hà Trang
(thành viên)
03/05/2003 2124011450 DCKTKT66D Kế Toán
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Khái niệm, nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm an toàn trật tự, an toàn giao thông 2
1.1.Khái niệm 2
1.2 Nội dung 2
1.3 Biện pháp 3
2 Liên hệ 7
2.1.Liên hệ bản thân 7
2.2 Liên hệ tại địa phương nơi bản thân sinh sống 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 41
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông, đi lại từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của con người, là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới, đồng thời là thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế - văn hóa của xã hội Theo như chỉ thị số 18-CT/TW của ngày 04/9/2012, Ban Bí thư về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trong tình hình mới nhận định: “ Tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn diễn ra phức tạp; đang là vấn
đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế ” Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước hội nhập với thế giới, Việt Nam đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư phát triển giao thông vận tải cũng như đề ra những quy tắc ứng xử chung khi tham gia giao thông nhằm nâng cao chất lượng vận tải, đảm bảo quốc phòng an ninh và rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền Tuy nhiên, một thực tế là tình trạng giao thông ở Việt Nam luôn chứa đựng những nguy hiểm khó lường, gây nên những rủi
ro, thhiệt hại lớn về người và của cho xã hội
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng cao, đặc biệt là tại các khu đô thị, các thành phố lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng nghĩa với việc số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng và công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn nhiều hạn chế và thiếu sót Chính vì vậy mà vấn đề về tình trạng an toàn giao thông đang trở nên vô cùng cấp thiết
và đáng lo ngại Làm thế nào để đảm bảo được an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt
ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người Vì vậy, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nạn ùn tắc giao thông ngày càng phổ biến, số vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng tăng nhanh kèm theo đó là sự gia tăng các ca tử vong, thương tích do mất an toàn giao thông Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh trật
tự an toàn xã hội cũng như gây ra ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Từ vấn đề trên, ta nhận rõ được tính cấp thiết của việc bảo đảm an toàn trật tự giao thông trong tình hình hiện nay đồng thời nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả lâu dài để đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Trang 52
NỘI DUNG
1 Khái niệm, nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm an toàn trật tự, an toàn giao thông
1.1.Khái niệm
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công nhân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ vi chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương tứng với mức độ của các hành vi
vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1.2 Nội dung
- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất
là cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể từng ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật
Trang 63
- Pháp hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1.3 Biện pháp
Nhiều nhà nghiên cứu xã hội và dư luận đều xác định, tai nạn giao thông ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, có mức độ thảm khốc hơn cả những cuộc chiến tranh thời hiện đại, nếu đem so sánh về số người thương vong, thiệt hại kinh tế - xã hội và nỗi đau tinh thần cho người ở lại Theo thống kê, trung bình hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 8.000 người chết, 15.000 người bị thương khi tham gia giao thông; thiệt hại về mặt kinh tế ước tính 5 - 12 tỷ USD và thiệt hại về tinh thần là vô cùng to lớn
Tình trạng một số thanh, thiếu niên điều khiển phương tiện với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuy nhiên vẫn còn không ít thanh, thiếu niên thiếu hiểu biết, hoặc biết nhưng coi thường pháp luật, chỉ nghiêm chỉnh chấp hành khi có lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát
Theo số liệu thống kê, số người vi phạm an toàn giao thông trong độ tuổi từ 15 tuổi đến
35 tuổi chiếm gần 70% so với các lỗi vi phạm như sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện, chở quá số người, không đội mũ bảo hiểm Nhiều trường hợp thanh, thiếu niên vi phạm khi chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô-tô tham gia giao thông
Trang 74
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thanh, thiếu niên không chấp hành hiệu lệnh dừng, đỗ, đồng thời có thái độ, lời lẽ thách thức cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ Các hành vi
đó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn đe dọa tới tính mạng người khác cùng tham gia giao thông trên đường
Thực tế cho thấy, lực lượng thanh niên lao động các nghề tự do lại rất ít được tiếp cận việc tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông trong khi họ là đối tượng đáng quan tâm khi thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông
Để tiếp tục kéo giảm những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đô thị lớn và trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, không
để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông nói chung, các quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng thanh tra giao thông nói riêng Thanh tra giao thông cần được quy định cụ thể hơn về thẩm quyền dừng phương tiện giao thông, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông vận tải, giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, cứu nạn cứu hộ, giám sát quá trình đào tạo và sát hạch lái xe,… Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nên tiếp tục duy trì lực lượng thanh tra giao thông để thanh tra, giám sát các vi phạm pháp luật về hạ tầng giao thông vận tải, cứu nạn cứu hộ và tham gia giải quyết ùn tắc giao thông
Thứ hai, lực lượng thanh tra giao thông toàn quốc cần tập trung thực hiện hiệu quả các công tác, kế hoạch trọng điểm về trật tự an toàn giao thông Triển khai thực hiện Đề án
“Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 -
2030 và tầm nhìn đến năm 2045” theo hướng ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 4-9-2012, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày 24-8-2011, của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; "Chiến lược quốc gia bảo
Trang 85
đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và các chỉ thị, chính sách, quy định về bảo đảm an toàn giao thông
Thứ ba, lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông, các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông
an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, tập trung vào các đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và người kinh doanh buôn bán dọc các tuyến đường, tuyến quốc lộ
Thứ tư, lực lượng thanh tra giao thông phối hợp tham mưu hiệu quả với lãnh đạo ngành giao thông vận tải nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải Đề xuất các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân theo lộ trình, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị; giám sát quá trình đào tạo và sát hạch lái xe
Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân các cấp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Thanh tra, giám sát và siết chặt quản lý chất lượng các dự án đầu
tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bến Lức - Long Thành, cầu Mỹ Thuận 2; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các dự án nâng cấp đường sắt quốc gia; các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công tác của lực lượng thanh tra giao thông trong quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông, cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông Triển khai Đề án đầu tư lắp đặt camera để giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn cả nước; trước mắt triển khai thí điểm tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tiến tới triển khai trên toàn quốc từ năm 2022 Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông; áp dụng thống nhất việc
Trang 96
định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông; kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và chia sẻ thông tin với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ bảy, tăng cường biên chế lực lượng thanh tra giao thông, tập trung cho các tỉnh, thành phố lớn, các tỉnh có quá trình đô thị hóa nhanh theo hướng có cán bộ chuyên trách thanh tra giao thông ở cơ quan giao thông vận tải cấp huyện; xây dựng các đề án trang bị phương tiện cho thanh tra giao thông, tập trung trang bị xe ô tô tuần tra, xe ô tô cứu hộ và cứu nạn,
xe mô tô, công cụ hỗ trợ, thông tin liên lạc cho cán bộ thanh tra giao thông; tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, tập huấn về pháp luật, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra giao thông Tiến tới thành lập các khoa thanh tra giao thông và các chương trình đào tạo cử nhân, sau đại học về thanh tra giao thông tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp giao thông vận tải
Thứ tám,đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tham gia giao thông Đối với người tham gia giao thông, đó là quá trình từ đào tạo điều kiện tham gia giao thông đúng thực chất, bảo đảm chất lượng; đồng thời luôn cập nhật các thông tin mới trong tham gia giao thông Đối với các lực lượng chức năng và các ngành liên quan lĩnh vực giao thông là yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ lẫn trình độ, kỹ năng phục vụ công việc với yêu cầu ngày một cao hơn về chất lượng, thể hiện qua chất lượng công trình, khả năng làm chủ tình hình, tình huống giao thông theo đúng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Thứ chín,đẩy mạnh công tác quản lý, thực thi pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Việt Nam đang đề cao việc xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đối với lĩnh vực giao thông càng cần thực hiện quyết liệt bởi ở đây đang diễn ra “thảm họa” về tai nạn giao thông Có thể thấy rằng, khi nào và ở đâu, việc quản lý, thực thi pháp luật về giao thông được tiến hành thường xuyên, đúng quy định thì tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm, tai nạn giao thông được giảm thiểu và ngược lại Thực thi pháp luật mạnh mẽ không chỉ có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mà còn có tác dụng to lớn trong việc răn đe, làm gương, tạo ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn của người dân khi tham gia giao thông Đặc biệt, trong công tác này cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với chính các
Trang 107
hành vi vi phạm của người thực thi công vụ, như bao che, không xử lý nghiêm đối với các sai phạm, nhận hối lộ, cố tình làm sai lệch các vi phạm
2 Liên hệ
Vấn đề về an toàn giao thông tuy không phải một vấn đề mới nhưng nó luôn là một bài toán khó tồn tại và gây nhức nhối trong dư luận, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Trong 4 tháng đầu năm 2022 (tính từ ngày 15/12/2021 đến 14/4/2022), toàn quốc xảy ra 3.808 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.276 người, bị thương 2.431 người Trong đó, đường bộ xảy ra 3.767 vụ, làm chết 2.222 người, bị thương 2.423 người Đường sắt xảy ra 25 vụ, làm chết 16 người, bị thương 7 người Đường thuỷ xảy ra 14 vụ, làm chết 27 người, bị thương 1 người Hàng hải xảy ra
2 vụ, làm chết và mất tích 11 người Vậy nên, tất cả mọi người và nhất là những thanh niên, học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước – cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để giảm thiểu tai nạn giao thông
2.1.Liên hệ bản thân
*Tham gia đường bộ:
Nhìn những thông số mà Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thống kê được ta thấy tai nạn giao thông đường bộ là dễ sảy ra nhất, nghiêm trong và có nhiều người tử vong nhất Không thể phủ nhận có nhiều nguyên nhân khách quan sảy ra khiến chúng ta không lường trước dẫn tới các vụ việc thương tâm nhưng cũng có các nguyên nhân chủ quan đến từ những người tham gia giao thông nên mới gây ra các vụ tai nạn giao thông không đáng
có Vậy thế hệ trẻ ta cần có những biện pháp cụ thể nào để giảm thiểu vẫn đề trên
- Thứ nhất là thế hệ trẻ cần nâng cao hiểu biết của mình về luật giao thông đường bộ Học luật giao thông ở các cơ sở đào tạo chính quy và đi thi bằng lái, nghiêm cấm việc mua bằng Tham gia giao thông mà không hiểu gì về luật giao thông
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ
+ Không lạng lách đánh võng, không chạy xe lấn chiếm làn đường
Việc tham gia giao thông lạng lách đánh võng và lấn chiếm lề đường là một hành vị nguy hiểm Hành động này dễ dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm Ví dụ như 17giờ 45 phút ngày 30/1/2022 một ô tô tải đã chạy lấn sang phần đường ngược lại khi vượt một xe ô tô