1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thú y: Phân tích các trường hợp chó, mèo nghi dại sau khi cắn người và đánh giá nhận thức của học sinh về bệnh dại tại tỉnh Long An giai đoạn 2022-2023

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Trường Hợp Chó, Mèo Nghi Dại Sau Khi Cắn Người Và Đánh Giá Nhận Thức Của Học Sinh Về Bệnh Dại Tại Tỉnh Long An Giai Đoạn 2022-2023
Tác giả Nguyễn Thị Diễu
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thanh Hiền
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thú y
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 20,85 MB

Nội dung

TÓM TATVới mục tiêu là tìm hiểu về đặc tính của các trường hợp chó, mèo nghỉ ngờdại cắn người, đánh giá nguy cơ bệnh đại tại địa phương và phân tích nhận thức của học sinh về bệnh dại để

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thành phố Hồ Chi Minh, thang 12/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

3k3 33K 3 3k 3k 3k 3 3k 3 ig 3K 3 3K 3 3k 3 3k 3 OE 3k OK 3k 3 OK 3k ok

NGUYEN THỊ DIEU

PHAN TICH CAC TRUONG HOP CHO, MEO NGHI DAI SAU KHI CAN NGUOI VA DANH GIA NHAN THUC CUA HOC SINH VE BENH DAI TAI TINH LONG AN

Trang 3

PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP CHÓ, MÈO NGHI DẠI

SAU KHI CÁN NGƯỜI VÀ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦAHỌC SINH VE BỆNH DAI TẠI TINH LONG AN

GIAI DOAN 2022-2023

NGUYEN THI DIEU

Hội dong cham luận văn

PGS TS LÊ QUANG THÔNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

TS NGUYÊN NGỌC THANH XUÂN

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

TS PHAM TAT THANGVién KHKT NN Mién NamPGS TS BO VO ANH KHOAPhân hiệu Trường Đại hoc Lâm nghiệp tai tinh Đồng Nai

TS ĐINH XUÂN PHÁT

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Nguyễn Thị Diễu, sinh ngày 20/12/1980 tại huyện Tân Thạnh, tỉnh

Long An.

Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông tại Trường cấp 2,3 Tân Thạnh, huyện Tân

Thạnh, tỉnh Long An, năm 1999

Tốt nghiệp Đại học ngành Thú y hệ vừa học vừa làm tại Đại học Cần Thơ,

năm 2017.

Quá trình công tác:

Từ 01/02/2006 — 30/9/2008, làm việc tại Chi cục thủy sản Long An, tỉnh

Long An.

Từ 01/10/2008 đến nay, làm việc tai Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

Long An, tỉnh Long An.

Năm 2020 được Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An cử đi học

Lớp Cao học Thú y Khóa CHTY2020 tại Đại học Nông Lam TP Hồ Chí Minh

Dia chỉ liên lạc: 8/7A, Phạm Văn Trach, Phường 6, Tp Tan An, Long An

1

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Diễu

11

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy cô Trường Đại học NôngLâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và tiếnhành đề tài

Chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn thầy PGS.TS

LÊ THANH HIEN Thay đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt

quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này.

Chân thành cảm ơn Anh chị em đồng nghiệp Chi cục Chăn nuôi, Thú y vàThủy sản đã động viên, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất,cũng như truyền đạt kinh nghiệm thực tế quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện

đề tài

Bạn bè trong và ngoài lớp đã đóng góp ý kiến và luôn động viên tôi hoàn

thành chương trình học.

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ và gia đình tôi là chỗ dựa tinh

thần vững chắc, luôn sát cánh bên tôi, động viên, an ủi và tạo điều kiện tốt nhất cho

tôi theo đuôi và hoàn thành chương trình cao học

Tác giả

1V

Trang 7

TÓM TAT

Với mục tiêu là tìm hiểu về đặc tính của các trường hợp chó, mèo nghỉ ngờdại cắn người, đánh giá nguy cơ bệnh đại tại địa phương và phân tích nhận thức của

học sinh về bệnh dại để có chiến lược phòng chống được bệnh một cách hiệu quả,

nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2022-2023 khi mà nhiều ca bệnh dạixuất hiện ở Long An và được coi là điểm nóng của bệnh đại trong cả nước Nội

dung khảo sát gồm điều tra 315 hộ có ca thương tích do chó mèo và lấy mẫu xác

định virus dại trong một số ca bệnh, bên cạnh đó điều tra nhận thức về bệnh dại

được thực hiện 333 học sinh tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Long An

Kết quả điều tra các ca động vật cắn người cho thấy chủ yếu là chó, một vài

ca mèo và động vật khác Các động vật này đa số bình thường và cắn người trongcác điều kiện bị tác động Chỉ một số trường hợp động vật có biểu hiện không bìnhthường đặc biệt biéu hiện hung dữ chiếm tỉ lệ 7% Hau hết trường hợp các động vật

can không được tiêm phòng (77,46%) Tudi con vật cắn ở các lứa tuổi khác nhau

Con vật sau khi can còn sống chiếm 68,9%, tiến hành cách ly theo dõi 10 ngày, kếtquả con vật bình thường Trong 6 trường hợp động vật hung dir được lay mẫu xétnghiệm virus, 3 mẫu dương tính với virus đại

Tiến hành khảo sát 333 học sinh trong đó số gia đình học sinh nhà có nuôichó là 142 với tổng đàn 291 con chó, tỉ lệ tiêm phòng kha cao 84,5% Học sinh làđối tượng có nguy cơ nhiễm khá cao vì 43,7% học sinh chăm sóc chó mèo thường

xuyên tuy nhiên những hiểu biết về bệnh dại cần được cải thiện hơn nữa Trong đó,

kênh truyền thông từ tivi khá hiệu quả nhưng kênh truyền thông từ hệ thống giáo

dục chưa được khai thác tốt

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc tiêm phòng dại cần đượcđây mạnh hơn nữa dé đạt được tỉ lệ tiêm phòng theo khuyến cáo giảm nguy co lâybệnh cho người Việc truyền thông cần làm tốt hơn đúng phương tiện, và đúng đốitượng Từ đó mục tiêu thanh toán bệnh dại đến năm 2030 của chính phủ có thê đạt

được.

Trang 8

SUMMARYThe research aimed to understand the characteristics of suspected rabies cases in dogs and cats that bit humans, to assess the local risk of rabies, and to

analyze students' awareness of rabies to have an effective disease prevention

strategy This study was conducted during the period of 2022-2023 when numerous rabies cases appeared in Long An where was considered as a hotspot for rabies nationwide The survey included an investigation of 315 households with injuries caused by dogs or cats, sampling to identify the rabies virus in some cases, and a survey of 333 students' awareness of rabies in secondary schools across Long An province.

The investigation results of animal bites on humans showed that mainly dogs

were involved, with a few cases involving cats and other animals Most of these animals were normal and bit humans under provoked conditions Only a few cases

of abnormal behavior, especially aggressive behavior, accounted for 7% The majority of the biting animals were not vaccinated (77.46%) The age of the biting

animals are of different ages After the biting, 68.9% of the animals remained alive,

underwent a 10-day observation isolation, and showed normal results Among the 6 cases of aggressive animals tested for the virus, 3 samples tested positive for rabies.

The survey of 333 students revealed that among households owning dogs, consisting of 142 students with a total of 291 dogs, the vaccination rate was

relatively high at 84.5% Students are a group at relatively high risk as 43.7% of

them regularly play with for dogs or cats However, there is a need for further improvement in knowledge about rabies Television was found to be an effective medium for information, but the potential of education system as communicators hasn't been fully utilized.

From these research findings, it's evident that rabies vaccination needs further promotion to achieve recommended vaccination rates and reduce the risk of

disease transmission to humans Communication strategies should be more targeted

VI

Trang 9

and precise, reaching the appropriate audience through suitable media Achieving the government's goal of eradicating rabies by 2030 is feasible through these means.

vil

Trang 10

6 BÚ eee 1

Chương 1 TONG GUA esncscnsscecesanmmncnsmnencaninmccemenmeememenen 3

ee Lea đH snsnarnnrtestooponiittitONtigtiortitgtgttrtGBScig8000 g0NGrrrdngtesagrraei 3

1.1.1 Đặc điểm virus AU ĐH DD AN ex secs-eerortsvovrieekaiorrorstsnlsgorstpinissiosslormglsu doi t830120000240180 3

1;1;2 K:H1ä:n8i8'ø2w ben tiên CONS Vat neensseannadblieidionidtiitiibiongskekS4303311G4610SH00000đ8 6

E0 07 .°13+ 81.1.4 Gơ Chỉ dình ĐỀN secccncnomeneenmeweneceemnnemmseeenenuneess 10

1;-lL5 Triệu:chữnø dại trên: 119 tO caenensendoeesdetdotsstisiiBtsbfxaglbptfxaglspSiDnBSy9Siassn82208051 15 MAUS EP Ea v0 gE A cette ee i cA ee tl a 16

1.2 Nhận định tinh hình bệnh dại năm 2023 - - 5-5252 + +22 *£++2<++ze+zee+zss2 17

1.2.1 Tình hình bệnh dại thế giới 2-2-2 S2 2E£SE££E£EE££E££E£EEEEEEE22E22222e2Ee xe 17

1.3 Tình hình dịch bệnh tại Long An giai đoạn 2017 — 2022 - 19 1.3.1 Tình hình nuôi chó, ImèO - - 222292399 1818 E86E881811 1111111 re 19 1.3.2 Quản lý chó mèo và tiêm phòng dat - 5-55 +++£+++zrerrererrrrrres 19 1.3.3 Tình hình dịch bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021 - -=+ +==+=c+=++ 20 1.3.4 Nhận định tình hình dịch từ năm 2017 - 2021 và dự báo tình hình giai đoạn

| Õ quan gaag tha tth tưng ygtt6Sn 0 nn00nniG03800ã05.000003800180400.0010/00408000.02003% 23

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

vill

Trang 11

7 Thii im ae 24

2.2: Nội dung Tighiện GỮ:icoecssaessesenseinEii tin gng dáng 64806494456 155865144E351E0g SE 0104 184.5.8166 24

2.3 Phương pháp nghiên CỨU -. - 2 2 2222221221221 21212121 1 1 HH HH re 24

2.3.1 Theo dõi các trường hợp chó, mèo nghi đại sau khi cắn người 242.3.2 Phương pháp lay mẫu đánh gia sự hiện diện của virus đại 252.3.3 Đánh giá nhận thức học sinh về bệnh dai ccccccceccecsecsecseesessesseesesseeseeneens 262.3.4 Quản lý và phân tích số liệu 2-22 22 2222EE£EE22E22EE22E222E22E222222e22zcre 28

Chương? KẾT QUA VÀ THẢO LUẬN saxesaeeesneessaedesdgibiotigglesnossigtongnipiee 29

3.1 Đặc điểm các trường hợp chó, méo nghi dai sau khi cắn người 293.2 Lấy mẫu đánh giá sự hiện điện của virus đại 2-2 2s+22+2E+2Ec£Eczxczxzex 363.3 Đánh giá nhận thức học sinh về bệnh đại - 22 22 2222£2E2E+zE+zzzzz>z2 393.3.1 Đặc điểm học sinh được khảo sát - 2-2 2+222E+EE£E2EEEEE2EEEEEEEEEEcrxrree 39

BD Wier Tait re Bee KƯƯỚỚNỹỸỹớỚợỚợỚợớếớếớếớếớế.ế.ế 40KET LUẬN VA DE NGHI ccssssssssssssssssssssssncsssssacsasssuscaccsussaccascsaccasesscsaseasesaens 47TÀI LIEU THAM KHAO 2 << ©s£€Sz£Es£€sz€Es©szezerseczsezsere 49Phụ lục 1 PHIẾU DIEU TRA BỆNH DAI ĐỘNG VẬTT 53

Phu lục 2 BIEN BAN LAY MẪU XÉT NGHIỆM VIRUS DAI TREN ĐÀN

GG, MEO caseseneeenenenemeend 54Phụ lục 3 PHIẾU GUI BỆNH PHAM XÉT NGHIỆM - 55Phụ lục 4 PHIẾU DIEU TRA NHAN THUC VE BỆNH DẠI 57

1X

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

HÌNH TRANGHình 1.1 Cấu trúc Rhabdovirus (Veterian Key, 2021) -2¿+s+2s+2z+2xzzxze 4Hình 1.2 Số lượng ca chết hằng năm liên quan đến bệnh đại trên người tại các

nước (Global Alliance for Rabies Control, 202 ]) -+++ss+++ss>+sscess 6 Hình 1.3 Sự phát sinh bệnh của virus dại (Veterian Key, 202]) - - - 7

Hình 1.4 Sơ đồ vòng truyền lây của Bệnh dại (Veterian Key, 2021) 9Hình 1.5 Động vật truyền bệnh dai chính cho các khu vực chính trên thế giới

Một số quốc gia được báo cáo là không có bệnh dai (Greene, 2006) 10Hình 1.6 Sự lây lan của virus dại trong hệ thần kinh (Anthony (R Fooks, 2017) 12Hình 1.7 Biểu hiện dại ở người (Trần Tiến Tùng, 2023) -2- 22222222522 16Hình 3.1 Tỉ lệ các loài động vật trong các ca cắn người -2-222z2zz+cs2 30Hình 3.2 Ca chó bị đứt dây chạy ra đường cắn người tại xã Tân Phước Tây, Tân

Tu, Otis, Ati tig ay 10/9/2022 secc ces ecsessceenmentensneanarsserevareuneenwnnsessanane sume Mester 35

Hình 3.3 Ca chó cắn người khi ghé nha hàng xóm choi tại Ap 5, xã Tân Phước

Tay, Tân Tru, Long An ngày 08/8/2023 - 5-5 ScS+csscserrerrrrrerrrree 35

Hình 3.4 Phân bố 3 6 dịch bệnh dai tại Long An -2-©5¿522222222222222z2522 38

Trang 13

Phân loại giống của Lyssavirus (Greene, 2006) -2 2 2225z25+2 5

Ca bệnh.dại tren MeO) sccssssemcnsssmspenesunewesconmnweuanesenensenmesssmeaaeamemmensenets 20

Ca bệnh dai trên động Vat eeeeceeeceeceeceeseeseeeceesecceeseeesesseeeseeseesseess 21

Thông tin điều tra chó/mèo cắn người -+-2- 2252++2++zzz+zxzzes 25Thông tin điều tra hiểu biết bệnh dai cho đối tượng học sinh 27Biéu hiện của các con vật khi cắn TOU Ol ose s612566-L800085008402800238808L-6LEELE02L380, 30Tình trạng tiêm phòng của động vật cắn người . 2-2: 31Lita tuổi thú cắn gui cece ccccccsesesessessssssessecseesesssssessesstsssesseesseeees 32Tinh trang con vat sau khi CAN occccececcecesecsecsesessesseseceessseesessceveseereeeeeeeees 33Thời gian từ lúc bị cắn cho đến lúc khai báo - 2 2 2222222222 34Danh sách lay mẫu động vật cắn ngườibỏ 5-©55©75-55s2 37Tần suất chăm sóc chó mèo của học sinh được khảo sát - 40

Số học sinh từng nghe về bệnh đại 2-22 2+2S2S22E£2E2S2E2222Ez2xczxczec 41

Số học sinh ci biết về khả nang gy chết người của bệnh dại 42

Số học sinh biết về nguyên nhân gây ra bệnh đại 2-2 42 Số học sinh biết về động vật lây bệnh dại - 222 +22s22222z222z+2 43 Số học sinh biết về cách lây của bệnh đại 2+ 2+s2Sz+Sz2S+2zz5+2 43 Số học sinh biết về biểu hiện của chó méo bị bệnh đại - 44 Ý kiến của học sinh về phản ứng khi bị chó méo tấn công 44 Ý kiến của học sinh về cách hạn chế không bị chó re 45 Số học sinh hiểu về việc tiêm ngừa dai cho bản thân - 45 Số học sinh chọn cách xử lý sau khi bị chó, mèo cào cắn 46

XI

Trang 14

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Bệnh dai là bệnh do virus hướng thần kinh, gây viêm não tủy cấp tính có thé

gặp ở nhiều loài động vật máu nóng và người Trong đó, chó là ô chứa chính của

bệnh Theo ước tính của WHO (2022), khoảng 59.000 người chết mỗi năm donhiễm dai từ chó, bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vếtcan, vết liếm của động vật mặc bệnh Theo OIE (2009), thời gian ủ bệnh có thể thayđối từ vài tuần đến vài tháng, nhưng một khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện thì

căn bệnh này luôn gây tử vong cho cả động vật và người Hầu hết các trường hợp tử

vong do bệnh đại, cả ở người và động vật, là do không được tiếp cận đầy đủ với cácnguồn lực y tế và điều trị dự phòng hay nhận thức kém về bệnh

Theo thống kê của WHO (2022) bệnh từng phân bồ ở hau hết các nước trênthế giới, nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại ở các nước nhiệt đới châu Phi, châu Á.Nhiều nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số khu vực của Châu

Mỹ La-tinh đã cơ bản thanh toán được bệnh dại trên động vật và người Ở nước tahiện nay bệnh dại vẫn còn xảy ra qua nhiều năm Bệnh xảy ra quanh năm, nhưngtập trung vào các tháng nóng âm từ mùa hè đến mùa thu (Phạm Sỹ Lăng và Hoàng

Văn Năm, 2012) và bệnh còn lưu hành ở những vùng xa xôi hẻo lánh, do chó nuôi

thả rông, tiêm phòng tỷ lệ tiêm phòng thấp (Bộ Y tế, 2013) Theo thống kê của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) - Bộ Y tế, trong năm 2021 cảnước có 53 người người chết vì bệnh dại và 531.204 người phải đi điều trị dự phòngbệnh dại Các tỉnh thường có bệnh đại bao gồm: Nghệ An, Đắk Lắk, Sơn La, GiaLai, Thanh Hóa, Kon Tum, Thái Nguyên, Ca Mau Theo thống kê của Chi cục

Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An (2021) tại tỉnh Long An, từ năm 2019 —

Trang 15

2021 có 7 trường hợp chết do bệnh dại trên người, 7 trường hợp bệnh đại trên chó

mẻo.

Bệnh dại sẽ có nguy cơ lan rộng nếu không có những biện pháp can thiệp kịpthời và đồng bộ Do đó, kiểm soát và loại bỏ bệnh lây truyền từ động vật sang người

có nghĩa là loại bỏ ngay tại nguồn động vật lây bệnh thông qua kiểm dịch động vật

cũng như chiến lược tiêm phòng trên động vật, và hơn hết là nâng cao sự hiểu biết

của người dân trong việc phòng bệnh Theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủtướng chính phủ ngày 21/12/2021 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng,chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030” nhấn mạnh vai trò của tiêm phòng trên chó,

điều tra các 6 dich, và truyền thông cho người dan Với tình hình bệnh dai tại Long

An, sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thanh Hiền, chúng tôi thực hiện đề tài “Phântích các trường hợp chó, mèo nghỉ dai sau khi cắn người và đánh giá nhận thức củahọc sinh về bệnh đại tại tỉnh long an giai đoạn 2022-2023”

Mục đích

Đề tài được tiến hành đề tìm hiéu về biểu hiện của các trường hợp chó, mèonghi ngờ đại cắn người và đánh giá nguy cơ bệnh đại tại địa phương thông qua laymẫu xét nghiệm kiểm tra bệnh dại Đồng thời đề tài cũng phân tích nhận thức củahọc sinh một số trường học về bệnh dại dé từ đó có cơ sở phòng chống được bệnh

đại trên vật nuôi và trên người một cách hiệu quả.

Yêu cầu

Phát hiện các trường hợp người bị chó, mèo cắn thông qua hệ thống giám sát

của địa phương.

Theo dõi biểu hiện của chó, mèo khi cắn người và cập nhật kịp thời tình hìnhbệnh đại ở chó, mèo khi cắn người trong 10 ngày

Lay mau bénh pham xac nhan su hién dién cua virus dai tai dia phuong néu

nghi bénh dai

Bồ trí khảo sát nhận thức của học sinh về phòng chống bệnh dai

Trang 16

Chươ ng 1 TỎNG QUAN

1.1 Dịch té học bệnh dai

1.1.1 Đặc điểm virus gây bệnh Dại

Virus gây bệnh đại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus Có hơn 100chủng của họ Rhabdoviridae phân bồ trong tự nhiên có thể gây nhiễm cho động vật

và thực vật Đây là virus có RNA làm vật chất di truyền của nó có vỏ bọc, hình viên

đạn, kích thước 75 x 180 nm (Hình 1.1) RNA sợi đơn không phân đoạn, mã hóa

cho 5 protein: protein vỏ bao nucleocapsid (N), phosphoprotein (P), protein sinh

nên (matrix — M protein), glycoprotein (G), va enzyme polymerase phụ thuộc RNA

(RNA-dependent polymerase, ky hiéu la L) (Greene, 2006).

Các virus này đã phân lập được trên khắp thế giới va được cho là có chung

một chủng kháng nguyên Tuy nhiên, các kỹ thuật áp dụng các kháng thé đơn dong

(monoclonal antibodies) và các xét nghiệm các protein của virus va các kỹ thuật

phân tích di truyền đã cung cấp những bằng chứng về các khác biệt về khángnguyên (các biến thé — variants) giữa các dòng phân lập khác nhau từ các ký chủhoang da và thuần dưỡng trong từng vùng dịch tễ Hiện virus dại được chia thành 6

serotypes hay 7 genotypes (Bảng 1.1) (Greene, 2006).

Các virus bệnh dai có vỏ bọc nên dé bị bất hoạt bởi các dung dich formalin,phenol, alcohol, halogens, thủy ngân, các acid vô co, và các chất sát trùng khác

Virus nhạy cảm với các dung môi lipid (dung dịch xà phòng, ether, chloroform,acetone), cồn 45 — 70%, i-ốt, và các hợp chất amoni bậc bốn diệt virus trong vòng

một phút Virus dé dàng bị bất hoạt bởi B-propiolactone, nhưng có kha năng chốnglại phenon 0,25 - 0,5% (Spickler, 2023) Virus bệnh dại có thể còn sống trong xác

chêt đên vai ngày ở 20°C, mặc dù có thé sông sót lâu hơn khi xác chêt của nạn nhân

Trang 17

được làm lạnh Virus dại tồn tại ở 4°C trong nhiều tuần và -70°C trong nhiều năm.

Tuy nhiên virus rất dé bị bất hoạt khi tiếp xúc với tia cực tím và nhiệt (Greene,

2006).

Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (immunofluorescent) hay xét nghiệm gen

đi truyền, thường được áp dụng cho chân đoán bệnh đại, không phụ thuộc vào hiện

diện của các hạt virus còn sống Kháng nguyên hay nucleic acid của virus có théphát hiện thấy ở các thời điểm virus đã bị chết (Greene, 2006)

Single stranded helical RNA nucleoprotein

Trang 18

Bảng 1.1 Phân loại giống của Lyssavirus (Greene, 2006)

Phân loại của giống (genus) Lyssavirus

Ching di Nhomdi Ching huyết Vi trí (của ký chủ

` ` Mô tả của các Dòng (strains, theo

truyền truyền thanh tàng trữ

-thứ tự ký tu) (genotype) (phylogroup) (serotype) reservoir hosts)

Virus đại cổ điển — classical rabies „ ¬¬

2 II 3 Ũ sa ones Chau Phi (doi)

Lagos bat virus (LBV) 1, 2, và 3

; Chau Phi (chưa rõ

3 II 3 Mokola virus (MOKV) 1, 2, 3, va 5

ký chủ tang trữ)

4 I 4 Duvenhage virus (DUVV) 1, 2, và 3 Châu Phi (dơi)

Lyssavirus ở doi Châu Âu —

5 và 6 I 5 European bat Lyssavirus (EBLV) các Châu Au (doi)

Tam phan Miền đông Siberia

I Irkut virus (IRKV)

chủng (dơi)

Tạm phân TM Virus ở doi miền tây vùng Caucase — Vung núi miền tay

chung West Caucasian bat virus (WCBV) vùng Caucase (doi)

Trang 19

Hình 1.2 Số lượng ca chết hằng năm liên quan đến bệnh dại trên người tại các

nước (Global Alliance for Rabies Control, 2021) 1.1.2 Kha nang gay bénh trén dong vat

Virus dai có thé gây bệnh cho hau hết các động vật máu nóng, bao gồm cácđộng vật gần người như chó mèo, doi, trâu, bò, ngựa, lợn, dê cừu và các động vậthoang dại như chén, chồn hôi, chó sói, cáo, gấu, cầy mangu Trong đó chó lànguồn truyền bệnh chủ yếu và nguy hiểm nhất (Mustafa và ctv, 2015) Bệnh dại lâylan trực tiếp bằng cách thú bệnh cào cắn thú khỏe và gián tiếp qua dụng cụ nhiễmtiếp xúc vết thương, ăn phải mô bị nhiễm bệnh và một số nguyên nhân khác không

rõ ràng (Hoàng Văn Năm và cs, 2012).

Virus xâm nhập vào cơ thé (thường là mô co), nhân lên tại chỗ, xâm nhập vàodây thần kinh, di chuyền về trung tâm thần kinh, phân tán sang những tế bào lân cận

và nhân lên trong tế bào thần kinh (hạch thần kinh, dây thần kinh, tùng thần kinh),

lan toa đến dây thần kinh cảm giác (những mô càng gần thần kinh trung ương sẽ bị

hư hại trước hết), xâm nhiễm tất cả các cơ quan và mô Ngoài mô thần kinh virus

còn có thể nhân lên trong biểu mô của tuyến nước bọt, da và cơ lưỡi Virus dại có

trong nước bọt khoảng 3-8 ngay trước khi con vật có triệu chứng lâm sàng đầu tiên

và trong suốt thời gian bị bệnh Thời gian truyền virus dại ở chó, mèo đa số trong 10

Trang 20

ngày, có thé kéo dài đến 14 ngày, vì vậy cần theo déi chó, mèo ké từ khi bị con vật

cắn (Lafon, 2005)

A: Virus dai đi vào thần kinh ngoại biên, hoặc có thể nhân lên ở tế bào cơ và sau đóphát tán vào hệ thần kinh vận động; B: Hướng vào bên trong sợi trục thần kinh, pháttán vào trung tâm hệ thống thần kinh xuất hiện trong vùng ngoại vi thần kinh vậnđộng; C: Virus nhân lên ở thần kinh tủy sống và nhanh chóng lan tỏa đến hệ thống

thần kinh, gây tê liệt tế bào thần kinh vận động dưới dan dan, là nguyên nhân dẫn

đến giảm thấp khả năng của thần kinh vận động; D: Virus đi vào trong não lànguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hành vi Virus lan tỏa xa ra vùng ngoại vi và thankinh sọ, tuyến nước bọt và nước bọt và những mô khác

Giai đoạn ủ bệnh tùy thuộc vào thời gian, vị trí và tình trang của vết cắn va số

lượng virus đi vào Virus có thé không thé phát hiện ở vùng mô sau khi cắn, và nó

không đi vào máu So với những bệnh truyền nhiễm khác, giai đoạn ủ bệnh của

bệnh dai khá dài, vận tốc di chuyền của virus về trung tâm thần kinh khoảng

12-100mm/ ngày Trước tiên virus đi vào bên trong và lan tỏa vào phạm vi trung tâm

Trang 21

của hệ thống thần kinh (Hình 1.3).Triệu chứng bệnh dai ở chó ở hai thể Ở thé điêncuồng đầu tiên chó thay đổi thói quen thường ngày, sau đó chó bỏ nhà chạy rông

gặp gì cũng cắn xé Các biểu hiện thường gặp là mắt đỏ ngầu, hung giữ, bỏ ăn, chảy

nước dai, sợ tiếng động, thường 3-7 ngày sau khi phát bệnh con vật liệt và chết(Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1970) Ở thé dai cam (thé bại liệt) con vật buồn rau, sau

đó chó lặng lẽ chui vào chỗ tối Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, lưỡi thẻ,

chảy nước dãi, chỉ gầm gừ trong họng, không sủa được, sau 3 - 5 ngày, chó chết

trong trạng thái bại liệt hoàn toàn Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩđến bệnh dại và may ngày đầu chó có thé can gia chủ, nếu như đến chăm sóc nó.Thể bại liệt chiếm 20 - 30% số chó bị bệnh dại Triệu chứng dại ở mèo giống ở chónhưng hay nép mình chỗ vắng hoặc hay kêu, cắn mạnh, vết thương sâu nên rất nguyhiểm (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009)

1.1.3 Vòng truyền lây

Bệnh lây do tiếp xúc với chất có virus, cách tiếp xúc có thể là trực tiếp haygián tiếp Trực tiếp truyền giữa thú với thú hay giữa thú và người chủ yếu là do cắn,qua vết cắn đưa nước bọt có virus vào vết thương (Hoàng Văn Năm và cs, 2012) Ở

nước ta, thú cắn chủ yếu là chó (trong 94% ca cắn) rồi đến mèo (trong 4% ca) Vết

cắn có gây bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của virus, lượng

nước bọt vào vết cắn nhiều hay ít (cùng một lúc nhiều con bị cắn thì những con bịcan lúc đầu bị nặng hơn, những con bị cắn về sau bị nhẹ hơn hoặc không bị bệnh)

VỊ trí của vêt thương, mức cảm thụ của thú bi can

Trang 22

Động vật Động vật hoang da Dong vậthoangdã _— — hoang da an thit ăn côn trùng (bộ doi)

M

> Người <

Hình 1.4 Sơ đồ vòng truyền lây của Bệnh dai (Veterian Key, 2021)

Trong nước bọt của thú chết vì đại, 90% nước bọt có virus chứ không phải tất

cả đều có virus, nước bọt có virus nhiều ngày trước khi có triệu chứng bệnh, menhyaluronidase có trong nước bọt không có tác dụng đến virus vì nước bọt trung tínhhay hơi kiềm còn hoạt động của men thì chỉ giới hạn ở pH acid Ngoài ra virus cònnhiễm vào vết thương với lượng ít khi máu, nước tiểu, phân, sữa của thú bệnh gâyvào vết thương Vết cắn càng sâu càng nguy hiểm, vết cắn hay cào của mèo nguy

hiểm hơn vết cắn của chó Các gia súc khác như trâu bò, ngựa, cũng cắn khi bị dại

và truyền được bệnh, nhưng vết cắn của loài ăn cỏ không nguy hiểm bằng vết cắn

của loài ăn thịt.

Ở nhiều nước khác, thú cắn truyền bệnh thường là thú rừng, nên có tên đặt cho

bệnh dại ở đây là “bệnh dại rừng”, trái với trường hợp ở trên do chó mèo truyền là chính và được gọi là “dại thành phố'”

Trang 23

Ngoài vết căn, bệnh còn truyền do nhiễm nước bọt vào các vết cào, cấu, liếm.

Bệnh còn lây gián tiếp bởi các đồ vật dính nước bọt thú bị dại vào các vết thương,

vết xước ở đa, niêm mạc hoặc thông qua không khí có chứa nước bọt của bò dai,

nước bọt hay giọt sữa của dơi Một số trường hợp đã bị đại ở người vắt sữa hay

người vao hang doi.

Bệnh dại có nguồn dịch tự nhiên Mầm bệnh tôn tại trong những quần thé thúrừng đặc biệt ở dơi Bệnh dại ở dơi là một dạng đặc biệt vì dơi mang mầm bệnh và

truyền mầm bệnh nhưng không chết vì bệnh Côn trùng mang virus một cách cơhọc Âu trùng ăn những chất có virus rồi truyền virus cho con trưởng thành Nếu là

côn trùng hút máu thì có khả năng truyền bệnh được

Hình 1.5 Động vật truyền bệnh dại chính cho các khu vực chính trên thế giới Một

số quốc gia được báo cáo là không có bệnh dại (Greene, 2006)1.1.4 Cơ chế sinh bệnh

Phương thức lây truyền bệnh dai chính là qua việc da bị tổn thương tiếp xúcvới nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh Sự phơi nhiễm có thể dẫn đến nhiễmtrùng có thé khác nhau, từ vết cắn nghiêm trọng, thường gặp nhất là do chó, đến tonthương bề mặt da Những tốn thương này thường được mô ta là nhiễm trùng khó

10

Trang 24

hiểu vì sự phơi nhiễm không được nhận biết rỏ ràng, và thường là do tiếp xúc vớidoi Các con đường lây truyền tiềm ân khác bao gồm ghép tạng từ người hiến tạng

mắc bệnh đại không được chân đoán hoặc bị chân đoán sai, gây ra một số trường

hợp mắc bệnh dại ở người được ghép tạng Nhiễm trùng qua đường khí dung cũnghiếm khi được báo cáo và có lẽ phụ thuộc vào sự bài tiết virus hiệu quả qua nước

bọt và tiếp xúc với niêm mạc mắt hoặc mũi

Lyssavirus có thé lây nhiễm hầu hết các loại tế bào, mặc dù các tương tác phân

tử cơ bản vẫn chưa được hiểu đầy đủ Ở vật chủ, lyssavirus thường lây nhiễm vào

các dây thần kinh ngoại biên (đôi khi cả tế bào cơ) ở tắm vận động cuối cùng củacác mối nối thần kinh cơ hoặc tại các mô có thần kinh khác (Hình 1.6) Sau khi xâmnhập qua trung gian thụ thể, virus được chứa trong các túi vận chuyên nội bào vàđược vận chuyên ngược dọc theo sợi trục thông qua các vi ống Trong tế bào thần

kinh, các ribonucleoprotein (RNP), là các phức hợp được hình thành bởi RNAvirus, nucleoprotein và phosphoprotein, được giải phóng vào tế bao chat từ các túi

và xảy ra phiên mã sơ cấp, dẫn đến việc sản xuất protein virus Với sự tích lũyprotein của virus, thể vùi trong tế bào chất được hình thành, là nơi tổng hợp RNAcủa virus (phiên mã thứ cấp) Từ các vị trí sao chép trong thể vùi, các RNP mớiđược tạo ra sẽ được vận chuyền đến màng sau khớp thần kinh, nơi các virion mớiđược tập hợp và truyền qua khớp thần kinh đến các tế bào thần kinh tiếp theo theo

cách phụ thuộc vào glycoprotein của virus Quá trình này bao gồm sự nảy chồi

trong khe hở tiếp hợp và sự xâm nhập qua trung gian thụ thé tiếp theo vào màngtrước khớp thần kinh (Hình 1.6) Cuối cùng, virus đến não; vùng não nào bị nhiễmbệnh được xác định bởi tế bào thần kinh vận động nào chi phối vị trí xâm nhập Từnão, virus lây lan đến tuyến nước bọt và được bài tiết không liên tục qua nước bọt,sẵn sàng truyền sang vật chủ khác Các triệu chứng tại chỗ bắt đầu khi virus xâmnhập, sau khi phát tán trong hệ thần kinh trung ương, lây lan theo hướng ly tâm và

đến hạch rễ lưng tương ứng với các dây thần kinh ở vị trí xâm nhập; ở hạch rễ lưng,

sự nhân lên của virus gây viêm, gây đau, dị cảm (cảm giác ngứa ran) hoặc ngứa Virus cũng có thê xâm nhập vào các day thân kinh ngoại biên; tinh trạng viêm ở các

11

Trang 25

dây thần kinh nay (do sự nhân lên của virus) có thé dẫn đến tinh trạng bệnh dai bị

liệt Cơ chế gây ra các triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn thần kinh cấp tính vẫnchưa được hiéu rõ hoàn toan.

ain CAVA AV ATAU AAV AS

: ' © Replication # WAS ADDS.

Nature Reviews | Disease Primers

Hình 1.6 Sự lây lan của virus đại trong hệ thần kinh (Anthony (R Fooks, 2017)

Sau khi nhập bào qua trung gian thụ thé ở màng trước synap (bước 1), virion

di chuyển bằng cách vận chuyển ngược sợi trục về phía tế bao thần kinh (bước 2),

có thé theo cách phụ thuộc dynein, đo vận tốc vận chuyên và đồng vận chuyên với

thành viên siêu họ thụ thể yếu tố hoại tử khối u được vận chuyên bằng động cơ

dynein 16 (p7S5NTR) Trong soma, ribonucleoprotein (RNP) được giải phóng khỏi

túi nội tiết (bước 3), và quá trình phiên mã sơ cấp tạo ra các MRNA của virus cóđầu 5' và polyadenylat hóa (AAA), một quá trình được thúc đây bởi protein RNApolymerase lớn liên quan đến virion (L) và phosphoprotein (P) (bước 4) Các

protein cua virus được dịch mã trên các ribosome tự do trong tê bao chat, ngoại trừ

12

Trang 26

protein G, được dịch mã thông qua mạng lưới Golgi nội chất (ER) (bước 5) Trong

các giai đoạn sau, protein ma trận (M) chuyển hoạt động của phức hợp RNA

polymerase (tiêu đơn vị enzyme L và đồng yếu tố P) từ enzym phiên mã sang sao

chép và xảy ra quá trình sao chép bộ gen RNA có chiều dài đầy đủ (bước 6) Bộ genRNA có ý nghĩa tiêu cực trước tiên được phiên mã thành các chuỗi RNA có chiều

dai đầy đủ, có ý nghĩa dương, sau đó được phiên mã thành các chuỗi RNA có chiềudài đầy đủ, có ý nghĩa tiêu cực Cả hai sản phẩm sao chép, bộ gen RNA có ý nghĩa

tích cực và ý nghĩa tiêu cực có chiều dài đầy đủ, bắt đầu được tập hợp vớinucleoprotein (N) dé tạo thành các RNP mới trong khi quá trình sao chép đang diễn

ra và có thé được sử dụng làm khuôn mau dé tông hop RNA tiếp theo (đầy đủ sao

chép bộ gen có chiều dài và phiên mã mRNA) hoặc được gói gọn trong các virionthế hệ con cháu Sự tập hợp và nảy chồi của virion về cơ bản được thực hiện qua

trung gian M, nhưng làm thé nào M được tuyển dụng vào các vị trí nay chồi vẫnchưa được biết M nằm trong tế bào chat, thé vùi (không được hiển thị) và nhân va

tích tụ ở màng tế bao Quá trình oligome hóa M tại màng có thé làm tăng ái lực liênkết của M đối với lớp kép lipid và có thể đóng vai trò chính trong độ cong của

màng, sự bao bọc của RNP và sự thoát ra của virus (bước 7) Miền muộn (mô típ

tương tác protein có vai trò trong quá trình nảy chồi) ở M làm tăng hiệu quả thoát racủa virus Glycoprotein (G) trên bề mặt của virion cần thiết cho sự liên kết với thụ

thé và phan ứng tổng hop màng phụ thuộc pH của túi nội tiết sau đó G được vận

chuyên đến các vị trí nảy chồi thông qua con đường bài tiết, bao gồm dịch mã ở ERthô và vận chuyên qua bộ máy Golgi Trong quá trình vận chuyền bề mặt, G bị

glycosyl hóa và hình thành các homotrimer được tích hợp vào các virion dang nay

chôi

Thụ thé nicotinic acetylcholine (nAChR), phân tử bám dính tế bao thần kinh(NCAM) và siêu họ thụ thé yếu tố hoại tử khối u thành viên 16 (TNFRSF16; còn

được gọi là p75NTR) đã được đề xuất có liên quan, ở mức độ nhiều hơn hoặc ít

hơn, trong sự xâm nhập của tế bào RABV và do đó được coi là thụ thể RABV(Hình 1.6) Sự đồng nội hóa p75NTR và sự đồng vận chuyền ngược sợi trục sau đó

Trang 27

với RABV đã được thê hiện trực tiếp bằng hình ảnh tế bào sống trong các tế bàothần kinh hạch rễ lưng cảm giác Tuy nhiên, làm thế nào RABV xâm nhập vào tếbào thần kinh ở các vị trí tiêm ngoại vi vẫn chưa được xác định đầy đủ Trong cácđiểm nối thần kinh cơ, sự hiện diện của nAChR tại hoặc gần màng sau khớp thầnkinh của các tế bào cơ có thé hỗ trợ sự lây nhiễm của các tế bào cơ trước khi bịnhiễm trùng tế bào thần kinh Sự khuếch đại của virus (do sự nhân lên) trong các tế

bào cơ và sự nảy chồi tiếp theo của các virion con chau trong khe hở tiếp hợp có thé

làm tăng hiệu quả xâm lấn thần kinh thông qua các thụ thé ở màng sợi trục trướckhớp thần kinh Tuy nhiên, nAChR cũng có thé hoạt động như một thụ thé gắn kết

có thé tập trung virus ngoại bào trong khe hở tiếp hợp dé trình diện với các thụ thé

như NCAM và p75NTR trên màng trước khớp thần kinh của tế bào thần kinh vậnđộng (Hình 1.6) Cuối cùng, RABV có thể liên kết trực tiếp với các thụ thé thần

kinh và lây nhiễm vào tế bào thần kinh mà không phụ thuộc vào liên kết nAChR

hoặc nhiễm trùng tế bào cơ Ngoài các mối nối thần kinh cơ, tế bào thần kinh cảmgiác cũng có thê đóng vai trò là đường vào, vì RABV đã được phát hiện ở các dâythần kinh cảm giác Cả sự vận chuyền SợI trục ngược và xuôi đã được quan sắt thấy

ở các tế bào thần kinh hạch rễ lưng được nuôi cấy, và sự chuyên tiếp qua khớp thần

kinh trong cơ thể trong các mạch thần kinh cảm giác đã được phát hiện

Việc tăng cường tính thấm của hàng rào máu não đối với sự xâm nhập của

các tế bào miễn dich được coi là cần thiết dé loại bỏ virus thành công và tính thấm

được tăng cường đã làm tăng khả năng thanh thải RABV suy yếu khỏi hệ thần kinhtrung ương trong các mô hình thử nghiệm Phù hợp với những phát hiện ở chó rằngđộng vật bị nhiễm bệnh phát triển các phản ứng miễn dịch hạn chế, nhiễm RABV

kiểu hoang dã không làm tăng tính thấm của hàng rào máu- não Tính thấm của

hàng rào máu-não vẫn không thay đôi ở chó và bệnh nhân mắc cả bệnh dai dữ dội

và bệnh bại liệt trong giai đoạn bệnh lâm sang sớm Tuy nhiên, tính thấm của hàng

rào máu não được coi là một trong những lý do chính giúp bệnh nhân mắc bệnh đại

lâm sàng hiếm hoi sống sót và có thể là mục tiêu tiềm năng cho các phương phápđiều trị trong tương lai Tuy nhiên, liệu phản ứng miễn dịch suy giảm trong não của

14

Trang 28

bệnh nhân bị nhiễm lyssavirus hoang dại có phải là kết quả của sự giảm tính thấmcủa hàng rào máu não hay sự ức chế phụ thuộc vào virus vào sự xâm nhập của tếbào miễn dịch vào hệ thần kinh trung ương hay không vẫn còn đang được nghiêncứu Trong mọi trường hợp, kháng thể trung hòa virus (VNA), có thể được pháthiện trong giai đoạn thần kinh cấp tính của nhiễm RABV mắc phải tự nhiên ở

người, được coi là không thể ngăn ngừa kết quả tử vong do nhiễm trùng (Anthony

R Fooks, 2017)

1.1.5 Triệu chứng dại trên người

Thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào vết can từ chó méo bị đại,

gan hay xa trung ương thần kinh, thời gian nung bệnh là thời gian virus dai sẽ dichuyền từ vết căn về thần kinh trung ương Ở người bị vết cắn ở chân thì thời giannung bệnh từ 45-60 ngay, vết can ở tay và ngang thắt lưng thì thời gian nung bệnh

từ 15-20 ngày 15 ngày trước khi chó biểu hiện triệu chứng lâm sang thì nước daicủa chó đã có virus và có thé truyền sang chó khoẻ hay người khoẻ nếu bị chó nàycắn (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài, 2009)

Thời gian ủ bệnh trên người: trung bình 30-90 ngày, có thé dưới 20 ngày, cóthé kéo dai gần 1 năm tuỳ theo vị trí vết cắn và số lượng vết cắn

Thời kỳ tiền lâm sàn: là từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh, đau nhức, sưng tấytại vết cắn lan dọc theo hệ thần kinh, bệnh nhân bồn chén, thén thức, la hét Lamsang điển hình bao gồm sét, đau đầu, khó ngủ, buồn nôn, giãn đồng tử, tăng nước

bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng Triệu chứng bệnh dại ở

người có ba dạng Ở thé co thắt thì co cứng, co thắt cơ hô hap, co giật, (Hình 1.7)

Ở thể liệt xuất hiện nhanh sau co thắt và run Liệt 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lêntrên hoặc xuống dưới, điễn biến bệnh 4-10 ngày Ở thé cuồng kích thích quá độ, suy

sup va tử vong nhanh (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tai, 2009).

Đối với bệnh dại, bệnh tích ít xuất hiện, chỉ thấy đạ dày trong hoặc có vật lạ.Chỉ có bệnh tích vi thể ở sừng Amon của não với các thể Negri mới đặc trưng cho

bệnh đại (Hồ Thị Việt Thu, 2006)

15

Trang 29

Có bốn phương pháp chan đoán bệnh dai là dựa vào triệu chứng lâm sang,dựa vào kết quả xét nghiệm (phương pháp kháng thé huỳnh quang trực tiếp (FA)trong mô não, phương pháp RT-PCR, phương pháp trung hòa tế bào, phương pháp

Elisa.

Thú bị nhiễm dai không được khuyến cáo điều trị bởi vì không có liệu phápđược chứng minh có hiệu quả Chó hoặc mèo có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm dạinên phải cách ly, hoặc gây chết nhân đạo một cách hợp lý và gửi não đề kiểm tra

1.1.6 Phòng bệnh

Phòng bệnh đại hiệu quả là tiêm phòng vaccine trên thú mang mầm bệnhchính, chó, với tối thiêu là 70% tông đàn Thực hiện tốt việc quản lý và chăm sóc

chó, mèo nên được thực thi Công tác tuyên truyền phòng chống bệnh dại dé tăng

nhận thức về bệnh cũng như tăng tỉ lệ tiêm vaccine Tại Việt Nam, bệnh dai là bệnh

bắt buộc tiêm phòng và đăng ký chủ nuôi đối với thú cưng Đối với chó, tiêm lần

đầu vào lúc 12 tuân tuéi và tiêm nhắc mỗi năm

16

Trang 30

Đối với người tiếp xúc mầm bệnh: tiêm trước phơi nhiễm, tiêm ngày 0, ngày

7, ngày 21-28, một năm sau tiêm nhắc, sau đó tiêm nhắc sau mỗi 5 năm

Đối với người bị động vật cắn nghĩ dai Đối với người đã tiêm phòng: tiêm 2

mũi ở ngày 0 và ngày 3 Người chưa tiêm phòng phải tiêm 5 mũi: ngày 0, 3, 7, 14

và 28.

Hiện tại có năm loại vắc xin phòng dại đối với người có trên thị trường hiện

nay được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thé được nhập

khẩu vào Việt Nam, bao gồm: Verorab (sản xuất tại Pháp), Abhayrab (An D6),Indirab (An Ðộ), Rabipur ( An Ðộ), Speeda (Trung Quốc)

Vắc xin phòng đại đối với thú (chó mèo) chủ yếu vắc xin Rabisin

Tiêm phòng đại (cho người bị chó cắn) ngay nếu: chó lên cơn hoặc có biểuhiện nghi dai, vết căn ở đầu, mặt, cổ, vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt,

cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị xây xát nhẹ hoặc có nhiều vếtcan, vét cắn sâu, chó lên cơn dai Có nhiều vết can nguy hiểm, sâu, không theo dõi

được con chó đã cắn, tại nơi bị cắn có súc vật bị dại Những trường hợp này cầnphải tiêm kháng huyết thanh dai và vaccine dai trong vòng một ngày nhưng phảikhác vị trí tiêm Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao Nếu chậmcũng không nên dé quá 7 ngày sau khi bị chó cắn Khi bệnh dai đã phat ra thì vôphương cứu chữa Việc tiêm kháng huyết thanh kháng đại và vaccine dại cũng chỉ

hy vọng mong manh nếu không được thực hiện ngay khi bị chó cắn, trước khi virus

chạy lên não Khi chó có dấu hiệu thần kinh khác thường là phải có ngay biện pháp

phòng bệnh dai cho người và cho đàn súc vật chung quanh (Chu Thi Thom va cs, 2006)

1.2 Nhận định tình hình bệnh dại năm 2023

1.2.1 Tình hình bệnh dại thế giới

Theo WHO (2023), bệnh dai xảy ra ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thd.Bệnh gây ra chủ yếu ở châu A và châu Phi (Tian H, 2018), trong đó trẻ em dưới 15tuổi chiếm 40% Hơn 29 triệu người trên toàn thế giới điều trị dự phòng Điều nàyđược ước tính có thể ngăn chặn hàng trăm nghìn ca tử vong do bệnh đại Trên toàn

17

Trang 31

cầu, gánh nặng kinh tế do bệnh đại lây truyền qua chó ước tính lên tới 8,6 tỷ USDmỗi năm (Warrell MJ, 2021) Ngoài ra, những ton thương tâm lý không thé tính

toán được cho các cá nhân và cộng đồng.

Ở An Độ tỷ lệ mắc bệnh dại đặc biệt cao, với khoảng 20.000 ca tử vong mỗinăm, chiếm 1/3 số ca mắc bệnh dại trên toàn cầu Nguồn lây nhiễm chính ở người(trong hơn 96% trường hợp) là quan thé chó hoang thả rong không được tiêm phòng

Tai Quận Kitui, Kenya trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần một nửa số vụ bị động

vật cắn, chủ yếu do chó nuôi gây ra Nhận thức được điều này, Kenya đã nỗ lựcphối hợp để giáo dục trẻ em về căn bệnh này Kitui triển khai tuyên truyền về bệnh

đại, sự lây truyền, các dấu hiệu lâm sảng, kiểm soát chó và phản ứng khi bị chó cắn

nâng cao nhận thức của trẻ em và giáo viên với tổng số 1308 học sinh và 38 giáoviên, cung cấp 500 cuốn sách có tựa đề “Want a Friend? Be a Friend!” va “Friends

Don't Bite!” liên quan bệnh dại đã được phân phát đến năm trường tiêu học ở Quận

Kitui (WHO, 2023).

1.2.2 Tình hình bệnh dai nước ta năm 2023

Ở nước ta, tính đến tháng 9/2023, đã phát hiện 189 6 dịch dai trên động vậttại 30 tỉnh, thành phố (6 dich là nơi xuất hiện trường hợp bệnh truyền nhiễm xácđịnh hoặc các trường hợp bệnh lâm sàng và tác nhân gây bệnh, trung gian truyền

bệnh trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó);

64 trường hợp tử vong ở 26 tỉnh thành tăng 2l ca so với cùng kỳ năm 2022, trong

đó tỉnh Gia Lai có ca bệnh dại tử vong cao nhất, đã ghi nhận 11 ca tử vong Nguyênnhân là do số lượng vật nuôi trong các hộ dân ngày càng nhiều tuy nhiên việc quản

lý đàn chó mèo còn chưa chặt chẽ và tỷ lệ tiêm phòng thấp Tỷ lệ tử vong hầu hết là

do không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó mèo cắn Bên cạnh đó, có nhiều trường

hợp sau khi bị chó mèo cắn không đến cơ sở y tế dé được tư vấn mà tự điều trị bằngcác phương pháp chưa được Bộ Y tế công nhận

18

Trang 32

1.3 Tình hình dịch bệnh tai Long An giai đoạn 2017 — 2022

con, với số lượng trung bình chó, mèo nuôi khoảng từ 1 - 3 con/hộ nuôi Công tác

thông tin, tuyên truyền tại một số địa phương chưa được thực hiện tốt, chưa nâng

cao nhận thức của người dân trong việc khai báo, đăng ký nuôi chó, mèo; việc quản

ly chủ yếu là thống kê dé thực hiện kế hoạch tiêm phòng vac xin dại Đây cũng

chính là trở ngại lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh dai tại địa phương

Xu hướng hiện nay, sở thích nuôi chó, mèo cảnh (thú cưng) ngày càng tăng

tại các địa bàn thành phó, thị xã, thị tran, nhất là các gia đình có điều kiện về kinh

tế, đã mua những giống chó nhập về nuôi; các dịch vụ chăm sóc thú cưng, phòngkhám thú y ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, làm đẹp cho thúcưng Thực tế, những hộ nuôi chó cảnh đa phần ý thức tốt trong việc quản lý chó,mèo nuôi và tiêm phòng vắc xin dại cũng như thực hiện tốt việc nuôi nhốt trong

khuôn viên gia đình.

Ngoài các giống chó nhỏ, chó cảnh, người dân còn nuôi các giống có thể

trạng lớn, nguy hiểm với mục đích giữ nhà, trao đôi, mua bán giống (Trong thang

5/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra vụ việc chó Pitbull cắn chết người tại huyện Thủ

Thừa (Khôi Nguyên, 2021)).

Đối với vùng nông thôn, vùng ven đô thị đa phần người dân nuôi chó thả

rông nhiều, chưa nhận thức được mối nguy hiểm về bệnh dại, công tác tiêm phòng

và vận động tiêm phòng dai rất khó khăn Vì vậy, ty lệ tiêm phòng dai đối với cáckhu vực này rất thấp

1.3.2 Quản lý chó mèo và tiêm phòng đại

Tính đến ngày 30/6/2021, trên địa bàn tỉnh Long An xây dựng 03 xã, phường,thị tran thí điểm quản ly chó mèo và tiêm phòng dai đạt 100% tổng đàn trong diện

19

Trang 33

tiêm Qua đó, đã triển khai xây dựng và thực hiện 08 xã mô hình điểm thuộc 07huyện có nguy cơ cao đã có 06 xã thuộc 06 huyện (Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ,Thạnh Hóa, Tân Thạnh và Mộc Hóa) triển khai thực hiện.

Ngoài ra, từ ngày 26/4/2021 đến ngày 07/5/2021, Chi cục đã phối hợp với

Ủy ban nhân dân huyện Đức Huệ, trường Đại học Nông Lâm và Công tyBoehringer Ingelheim Việt Nam triển khai chương trình “tiêm phòng đại vì cộng

đồng”, thực hiện tiêm phòng miễn phí vắc-xin dai trên toàn địa bàn huyện Đức Huệ,

kết quả đã tiêm phòng 5.484 liều/2.613 hộ, đạt 108,04% so với kế hoạch và đạt80,1% so với tổng đàn chó, méo toàn huyện (6.848 con) Đây là cơ sở, tiền đề tiễn

tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại vào những năm tiếp theo

1.3.3 Tình hình dịch bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021

Từ năm 2017 đến 2018, tình hình bệnh dai ôn định, toàn tinh không ghi nhận

ca bệnh dại trên người cũng như động vật Tuy nhiên từ năm 2019 - 2021, trên địa

bàn tỉnh Long An xảy ra 07 trường hợp người tử vong do bệnh dại (Bảng 1.2) vàphát hiện 07 trường hợp chó, mèo mắc bệnh dại, nghi dai (Bang 1.3) Da phan, cac

ca tử vong trên người đều rơi vào các trường hợp chó, mèo cắn nhưng không đitiêm phòng do còn giữ lối suy nghĩ “chó, mèo nhà nên không sao” hoặc hiểu biết vềbệnh dại còn hạn chế, chỉ thực hiện rửa vết thương, lấy nọc (theo dân gian) hoặcuống thuốc nam

Bảng 1.2 Ca bệnh dại trên người.

Thời gian Địa điểm Diễn biến ca bệnh

Tháng TT Vĩnh Hưng, Ca tử vong do bệnh dại xảy ra trên người do bị chó nuôi

4/2019 huyện Vĩnh Hưng trong nhà cắn trước đó 03 tháng và không đi tiêm phòng.

9/2020 Tân Đức, huyện Đức tử vong do bệnh dai Theo thông tin ghi nhận nạn nhân bị

Hòa chó cắn vào khoảng tháng 4/2020, đến tháng 9/2020 thì

phát bệnh và tử vong.

20

Trang 34

Thời gian Địa điềm Diễn biến ca bệnh

Tháng

10/2020

Ấp Rạch Mây, xã

Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng

Ca tử vong do bệnh dại xảy ra trên người do bi chó lạ cantrước đó 03 tháng và không đi tiêm phòng ma đi lay noc

theo phương pháp dân gian.

Bị chó la can vào khoảng tháng 12/2019, vết can ở chân

có chảy máu và đã được sơ cứu tại phòng khám tư Bệnh

nhân (08 tuổi) không tiêm phòng vac xin dai; tử vong vào ngày 09/11/2020 với kết luận chân đoán và xét

nghiệm dương tính virus đại.

Ngày

19/01/2021

Ấp Ông Quới, xã

Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa

Nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An về trường hợp người tử vong do bệnh dại.

Thông tin được ghi nhận từ Phòng Nông nghiệp và

PTNT huyện Thạnh Hóa, người bị chó cắn vào khoảng

thang 10/2020 nhưng không đi tiêm phòng mà tự chữa tri theo phương pháp dân gian.

Ngày

15/3/202

Ấp 3, xã Thạnh Lợi,huyện Bến Lức

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, bệnh nhân bị chó nuôi trong gia đình cắn từ ngày 05/02/2021, đến ngày 14/3/2021 phát bệnh và tử vong ngày 15/3/2021.

Bảng 1.3 Ca bệnh dại trên động vat.

Thời gian Dia diémR eK Dién bién ca bénh

dại Chủ nhà đã được rửa vết thương, tiêm huyết thanh

kháng đại và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

phương kip thời thông tin và xử lý nên chưa xảy ra

21

Trang 35

Thời gian Địa điểm Diễn biến ca bệnh

Hòa dân đánh chết và chôn nên cơ quan thú y không thể lây

mẫu xét nghiệm kiểm tra virus đại tuy nhiên với biểuhiện bất thường và cắn người, động vật thì đây cũng làtrường hợp nghỉ đại cần phải được theo dõi và xử lý Ngày

20/12/2020

Ấp Kinh 12, xã Tân

Thành, huyện Mộc Hóa

Được người dân thông tin về việc chó can người sau đóchó có biểu hiện liệt, cứng toàn thân Chi cục Chăn nuôi,Thú y và Thủy san đã phối hợp với địa phương tiến hànhlấy mẫu, gửi mẫu đồng thời tiêu hủy con chó theo quy

định Ngày 24/12/2020, Chi cục Thú y Vùng VI có

Thông báo kết quả xét nghiệm số 11312/TYV6-TH ngày

14/12/2020 phát hiện virus dại (Rabies virus) trong mẫu

xét nghiệm lây từ não chó.

Ngày

22/3/2021

Ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức.

Nhận được thông tin từ thú y xã Thạnh Lợi về việc phát hiện 01 con chó có dấu hiệu lạ, trạm Chăn nuôi và Thú yhuyện Bến Lức đã tiến hành lấy mẫu và gửi mẫu xét

nghiệm Ngày 23/3/2020, Chi cục Thú y Vùng VI có

thông báo số 21-1207/TYV6-TH phát hiện virus dai(Rabies virus) trong mẫu xét nghiệm lấy từ não chó

Ngày

07/4/2021

Ấp Ngã Tư, xã HưngĐiền B, huyện Tân

Hưng

Chủ hộ chó đã thông tin đến Trạm Chăn nuôi và Thú y

về việc con chó nuôi trong gia đình có biểu hiện bất

thường, nghi ngờ bị bệnh dại Theo thông tin chủ hộ chó

có biểu hiện lạ, can người và động vật khác, từ ngày05/4 đến ngày 07/4, chó đã can 04 người (02 người

chủ và 02 người hàng xóm), 01 con mèo và các chó khác trong khu vực Ngày 09/4/2021, Chi cục Thú y

Vùng VI đã có Thông báo kết quả xét nghiệm số

21-1570/TYV6-TH phát hiện virus dai (Rabies virus) trong

mẫu xét nghiệm lấy từ não chó

22

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN