TÓM TẮTNghiên cứu này được tiến hành dé khảo sát anh hưởng của chất thải rudi lính đenHermetia illucens dùng làm phân bón đến môi trường đất trong điều kiện sử dụng giunđất Eisenia fetid
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
ANH HUONG CUA CHAT THAI RUỎI LÍNH DEN
(Hermetia illucens) ĐỀN SU SONG VA SINH SAN CUA
GIUN DAT (Eisenia fetida)
Ngành hoc : CONG NGHE SINH HOC
Sinh viên thực hién =: LE MINH TAM
MSSV : 19126154
Niên khóa : 2019-2023
TP Thủ Đức, 03/2024
Trang 2; BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TAOTRUONG DAI HOC NONG LAM THANH PHO HO CHi MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ANH HUONG CUA CHAT THAI RUỎI LÍNH ĐEN (Hermetia illucens) BEN SU SONG VA SINH SAN CUA
GIUN DAT (Eisenia fetida)
Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
TS NGUYÊN NGỌC HÀ LÊ MINH TÂM
TP Thủ Đức, 03/2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình của con Ba mẹ và giađình đã luôn lo lắng, đùm bọc, động viên con những lúc khó khắn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh và những thầy cô đã tận tình đạy bảo em trong suốt những năm học vừa qua
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô TS Nguyễn Ngọc Hà đã tạo điều kiện tốtnhất và hướng dẫn tận tình em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Em xin cảm ơn Thay PGS TS Lê Đình Đôn, TS Nguyễn Tan Chung và tat cả cácthầy cô trong khoa đã truyền đạt kiến thức, chỉ dạy tận tình trong suốt thời gian học tập
Xin cảm ơn các anh chị, các ban và các em phòng Độc chất học Môi Trường, ViệnCông nghệ Sinh học và Môi trường, trường Dai học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã luônquan tâm, giúp đỡ và động viên mình trong suốt thời gian làm đề tài Xin cảm ơn tập thểlớp DH19SM niên khóa 2019 — 2023 đã đồng hành cùng minh trong suốt 4 năm học tập
tại trường.
Xin chân thành cảm on!
Trang 4XÁC NHẬN VÀ CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Minh Tâm, MSSV: 19126154, lớp DH19SM (Số di động: 0393404799,
Email: 19126154@st.hcmuaf.edu.vn) thuộc Khoa Khoa học Sinh học Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của chất thải ruồi lính đen(Hermetia illucens) đến sự sông và sinh sản của giun đất (Eisenia ƒefida)” là do bản thântôi trực tiếp thực hiện Các số liệu vả thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành dé khảo sát anh hưởng của chất thải rudi lính đen(Hermetia illucens) dùng làm phân bón đến môi trường đất trong điều kiện sử dụng giunđất (Eisenia fetida) làm chi thị sinh học với các điều kiện thí nghiệm như: Độ 4m: §0 —85%, nhiệt độ 20 + 2°C, Sáng tối: 16 h/ 8h Nghiên cứu được chia làm 2 thí nghiệm, mỗithí nghiệm có 5 nghiệm thức, lặp lại 5 lần Chất thải ruồi lính đen được thêm vào cácnghiệm thức với tỉ lệ 5, 10, 15 và 20 % Xác định tỷ lệ sống, tỷ lệ chết, tính liều gây chếtLCso của giun dat, khả năng sinh trưởng cũng như sinh sản của giun đất và sự ảnh hưởngcủa chất thải ruồi lính đen đến môi trường đất Nồng độ gây chết 50% số giun đất (LCso)trong điều kiện thí nghiệm ở 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày lần lượt là 12,11%; 11,0%; 9,02%.Giun đất phát triển tốt nhất trong điều kiện 5% chất thải ruồi lính đen và có khả năng sinhsản ở các nồng độ 5% và 10% chất thải ruồi lính đen Với các nồng độ 15% và 20% phân
sẽ gây ức chế và làm chết giun Ngoài ra, bón chất thải ruồi lính đen vào đất còn làm tăng
pH, EC, OM, N, P, K tổng số và hữu hiệu
Từ khóa: Giun đất, Eisenia fetida, Hermetia illucens, LCso, ruồi lính den
1H
Trang 6This study was conducted to investigate the effects of black soldier fly (Hermetia
illucens) feces used as fertilizer on the soil environment under the conditions of using
earthworms (Eisenia fetida) as biological indicators under experimental conditions such
as: Humidity: 80 — 85%, temperature 20 + 2°C, Morning and evening: 16 h/ 8 h The study
was divided into 2 experiments, each experiment had 5 treatments, repeated 5 times Black soldier fly feces was added to the treatments at rates of 5, 10, 15 and 20% Determine the survival rate, death rate, calculate the LCso lethal dose of earthworms, the growth and reproduction ability of earthworms and the impact of black soldier fly feces on the soil
environment The concentration that kills 50% of earthworms (LCso) under experimental
conditions at 7 days, 14 days, and 21 days are 12,11%, respectively; 11,0%; 9,02% Earthworms grows best in conditions of 5% Black Soldier Fly waste and has the highest reproductive ability Concentrations of 15% and 20% will inhibit and kill worms In addition, applying black soldier fly fertilizer also increases total and effective pH, EC, OM,
N, P, and K.
Keywords: Earthworm, Eisenia fetida, Hermetia illucens, LCso, Black soldier fly.
IV
Trang 7MỤC LỤC
se |) G“.ốốỐốỐốỐốỐốỐốốẻẻẻẻẻẽẻ iXÁC NHAN VA CAM DOAN w ocscssessessessecsessessecsecsecsessssecsessesstesecsessessessecsessesaeeseeseeees ii
Dk TN G1 I THG TA HỖ say gai E018, 15S06800403088168G1804808808880.1503155H83EHBS4SE.HRLOSE-IESIIS08/30800380.3088 2
Chương 2 TONG QUAN TÀI LIỆU 2 2 222222EE22E22EE2EE22EE2EEZEEzrxezrrzrxsrszrrsrx
2.2.4, Dao Gir sith WOO 8n ốốốốốốẽốốốẽ 5
2.2.5 Các nghiên cứu về giun dat E Fetida trên thé giới và ở Việt Nam 62.3 Phân cấp về độ phì nhiêu của đất - 2: 22©222222222EE2EE22EE2EE2E12222222222221 2E cre 7Chương 3 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP -2- 2-2 5222S22E22E22E22E22EZEcEEerkcrrrred 93.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu -2-©2222222EE2EE22EE2221222122212221222122122 2e 9
3:2 Vat WOU ti SCT CU sua bung s6 66 11006 18 B16203403i280051.3E 38 CIA GEAS64043B5E0-338i64400.3158ù SEH8A4G0383500388302530808 9 Bel Vat LIỆUSnĐHIỂT OU res secc secon een emmerr en nem 080 2I018tz85c2yiisprtaeosszmd 9
Trang 8ä„Z-3 ihmún Bị gc Ce 0 Ce) 93.2.2.1 Chuan bị chat thải ruồi lính dem oe ccc ecceceeccecseeseecseeseesseesesseesseeseseeeseeeseeseeseees 9
3.2.2.2 Chuan bị mau dat dùng trong thi nghiệm 2-2 22 SSE+2E22E22E+£E+zzzzxzzsez 9
3.2.2.3 Chuẩn bị giun đất Eisenia ƒetida - 25-25 25c2SctvEccEEeEErerkrerrrrrrrrrrree 103.2.3 Dụng cụ và thiết bị - 2-52 Ss22122122122122122121271271212121212111212121212121 6 11
CT , ———————————— 12
8.3 Phuong phấp mg b1 Ente WU scien cesmmisnisnowevnsatersins nara nemecewnetnntn versa andinuayin atm almcunan anions 12
3.3.1 Điều kiện thí nghiệm 2 ccccececceecseeseessesseessesseesesseeseesvesseessessessussseeseseseeenseneees 123.3.2 Nội dung 1: Đánh giá ảnh hưởng của chất thải RLĐ đến giun đất (Eisenia fetida),
tỷ lệ sống và sự phát triển ở cuối giai đoạn thử nghiệm - 2-22 22 +z2z+zzzxzz+z 123.3.2.1 Bố trí thí nghiệm 2-2 s+SS+SS22E£2E221212121212112111121111112111211121 21 xe 12
3.3.2.2 Cae chỉ tien thee đổi va phương pháp phần TN cá eeeeeeeeenisiieiaeerree 13
3.3.2.3 Phương pháp xác định giá trị LC50 của chat thải RLD lên giun đất 143.3.3 Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của phân RLD đến giun đất (Eisenia fetida), sựphát triển và sinh sản ở cuối giai đoạn thử nghiệm 2-2-2 5222S+2z22E22E2E+zzzzzzzz2 153.3.3.1 Bố trí thí nghiệm - 2-2 Ss+SS22S22EE2EEE12212122121212111211111121111121 1 1e 15
3.3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi va phương pháp phân tích -++-<+-+<+2 16
8⁄4, Phương phần sử HỆ SỐ ICO sesseeesetkoettretioidtieotrHgSSAEEE0/00:0/1300/1000300070003900100100 0000030 16Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 2-22 22222E22E2E222E2E22212222221222222x 2e 174.1 Ảnh hưởng của chất thải RLD đến tính chất lý hóa của đất -2225z552 (74.2 Biểu hiện của giun đất khi cho vào các nghiệm thức thi nghiệm 194.3 Đánh giá ảnh hưởng của phân RLĐ đến giun đất (Eisenia fetida), tỷ lệ sống và sựphát triển ở cuối giai đoạn thử nghiệm 2-22 2 ©222E2+EE2EEE2EE2EEE2EE22E222122122222 194.3.1 Sự thay đôi pH và độ âm đất hằng ngày ¿© 222 22222122212212212221221221222Xe2 194.3.2 Tỷ lệ sống, tỷ lệ chết của giun ở các nghiệm thức -2 22-z+2sz52+z2s+2 214.3.3 Nong độ gây chết 50% số giun thí nghiệm (L/Cso) -22-52-552222225225z22522 234.3.4 Anh hưởng của chat thải RLD đến khối lượng của giun đất -52- 24
VI
Trang 94.3.5 Vai trò của giun đất đến sự chuyền hóa các chất hữu cơ trong đất thành các hợp
4.3.6 Sự thay đôi kết cấu của đất sau thí nghiệm -2- 2¿222+22+22x++Exzzxzzxzzres 294.4 Đánh giá ảnh hưởng của chat thai RLĐ đến giun dat (Eisenia fetida), sự phát triển vàsinh sản ở cuối 61ái đoạn TA HEHHITiseieseseesbinenobibbtiasEtatigiBxYSSBRSSDISGSGSIIHEESRSISSSESIMSĐGE331888586 29
4.4.1 Xác định tỷ lệ sống, tỷ lệ chết hoặc mat tích của giun đất ở các nghiệm thức 29
4.4.2 Anh hưởng của chat thải RLĐ đến sự sinh trưởng và sinh sản của giun dat 314.4.2.1 Sinh khối giun ở các nghiệm thức thí nghiệm 22 ©222222E222222S22Ez22S+2 314.4.2.2 Sinh sản của giun dat sau 8 tuần thi nghiệm - 2-22 225222z+2x2zzzcse2 32Chương 5 KET LUẬN VA KIEN NGHỊ 22 222222SE+EE22EE£EE22EE2EE222222E22222x re 36
EE Ù{0h Ö111 36TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2 5222S22EE22E12E1125122122112212211211211211211221211211 21 xe 37
Vii
Trang 10DANH SÁCH CAC TU VIET TAT
Nitơ, Phospho, Kali tổng số
Nito, Phospho, Kali dé tiêuPondus hydrogenu, độ hoạt động của hydrogen
Electrolytic Conductivity, độ dẫn điện của dat
Organic matter, tổng hàm lượng hữu cơMedian lethal concentration
Nghiệm thức đối chứng
Nghiệm thức
Standard Deviation, Độ lệch chuẩn
Thông tư — Bộ Tài Nguyên và Môi Truong
vill
Trang 11DANH SÁCH CÁC BANG
Bang 2.1 Phan loai ru6i link den Bang: 2.2 Phan loa Fisenid [Elda n.0sa.r-.-ssnoserenssnranssusctanscidenearcsncseasassatedsndsnneenaaassenussncbanens 4Bang 2.3 Dac tinh sinh hoc cua giun cn 4Bang 2.4 Đặc điểm sinh học của giun dat Eisenia ƒetida 2-©5255252+5sz2sz>xsse2 6Bảng 2.5 Bảng phân cấp chỉ tiêu về độ phì nhiêu của đất theo thông tư 60/2015/TT-
WA Re 8
Bang 3.1 Thông số lý hóa của đất đỏ bazan và chất thải RLD dùng trong thi nghiệm 10Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của giun đất Eisenia fetida 22-22¿©22222zcS2scccvz 11Bang 3.3 Mô tả các nghiệm thức gồm khối lượng dat và chất thải RLĐ 13Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích đất và phương pháp phân tích . -5- 14Bang 3.5 Mô tả các nghiệm thức gồm khối lượng đất và chất thải RLĐ 15Bang 4.1 Các chỉ tiêu ly, hóa của đất ở các nghiệm thức 2- 2 2z22z+2z2zzzcs+2 18Bảng 4.2 Tỷ lệ sông, tỷ lệ chết hoặc mắt tích ở các nghiệm thức - 21Bang 4.3 Số giun sống và giun chết ở các nghiệm thức thí nghiệm - 22Bang 4.4 Nồng độ gây chết 50% số giun (L/Cso) 2-22-©2222222222222EE22E2222222222zzzxe2 23Bảng 4.5 Khối lượng giun ở các nghiệm thức thí nghiệm theo thời gian 24Bang 4.6 Thành phần dinh đưỡng ở các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm 26Bảng 4.7 Tỷ lệ sống, tỷ lệ chết hoặc mắt tích ở các nghiệm thức - 0Bang 4.8 Sinh khối (khối lượng) giun đất ở các nghiệm thức thí nghiệm 3⁄2Bang 4.9 Khả năng sinh sản của giun đất ở các nghiệm thức sau 8 tuần 33
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌH 2,1: TERHNG (1ã TMC BIS ssasnoaiihsststilgithătBE31S3098S-SBSGSBGIDABSSSHMRGGA.ISG4583R.S04HiiN801980938M8404058g9iS8ữ-3/.2.11
Hirfi 55, aes Ae rr sc cect 4Hình 3.1 Mẫu đất đỏ bazame oo .ccccccccccccccccccesessessessesssssessesetssesseseseseeseessessessessesseseeeeeesess 9Hình 3.2 Mẫu chat thải ruồi lính đen -522222¿2222222222EEEEtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrie 9Hình 3.3 Giun sử dụng trong thí ngh1Ệm À - - eee 5 23+ *S** SE +*E£*E£v£eEeeEeeerrrerrrrererre 11Hình 3.4 Sơ đồ bố trí, khu vực và điều kiện ánh sáng thí nghiệm 2-2 13Hình 3.5 Nhiệt âm kế Tanita và máy đo pH và độ âm Takemura - 14(a) Nhiệt âm kế Tanita; (b) Máy đo pH và độ ầm Takemura 2-52 +szcs+£zzEzzxccxez 14Hình 3.6 Sơ đồ bồ trí, khu vực và điều kiện ánh sáng thí nghiệm - 16Hình 4.1 Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng của đất ở các nghiệm thức thí
APO Cll, awrtrtrEtrrtrarittrtrlrrrtrttểtrriiaftrorirtiisrtctsEnrtttiltiroyanosiatrtiyBrertrstirari 17Hình 4.2 Hình cắt từ phim quay biéu hiện giun ở các nghiệm thức thi nghiệm tại thời điểm10phút sau khi thả:g1ú 0o HUỔI:scsseespessirinas6iLtiAl511403565333885535E0811915555401433E0855365053838 19
Hình 4.3 Biéu đồ theo dõi pH của đất trong thời gian thí nghiệm -2- 20Hình 4.4 Biéu đồ theo dõi độ âm đất trong thời gian thí nghiệm 2 2-52 21Hình 4.5 Nong độ gây chết 50% số giun thí nghiệm tại thời điểm 7,14 và 21 ngày 23Hình 4.6 Số giun sống, khối lượng tổng và khối lượng mỗi con giun ở 7, 14 và 21 ngày
cS SUE IETF STL ESE nC WEISER OOS 25
Hình 4.7 Hình anh đại diện của giun ban đầu và kết thúc thí nghiệm (21 ngày) Sản)Hình 4.8 Thành phần dinh dưỡng của các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm 28Hình 4.9 Bề mặt đất khay thí nghiệm ngày nuôi thứ 21 -2- 2255222+z22z2zzz>s2 29Hình 4.10 Khối lượng giun đất ở các nghiệm thức -22©cs+zzsszcserrerscc-c - 33Hình 4.11 Giun đất ở các nghiệm thức sau 8 tuần thí nghiệm -2- 2-52 33Hình 4.12 Giun con ở khay NT1 —5 sau 8 tuần thí nghiệm -c 5 - 34Hình 4.13 Giun con ở khay NT2 —5 sau 8 tuần thí nghiệm 2- 2+cc+cs-c-c 35
Trang 13Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong ngành nông nghiệp hiện nay, sử dụng phân bón hữu cơ là một van dé quantrọng cần được quan tâm Phân bón hữu cơ được sản xuất từ các nguồn từ tự nhiên nhưphân động vật, phụ phẩm nông nghiệp không sử dụng, rác thải Việc sử dụng phân bón
hữu cơ giúp cải thiện đất, tăng cường các vi sinh vật có ích, giảm thiểu tác động tiêu cựctới môi trường so với phân bón hóa học Theo báo thanh niên, năm 2020, Việt Nam ước
tính có 16,8 triệu tan phân bón hữu cơ do nông hộ sản xuất, đến năm 2021 đã tăng lên
18,36 triệu tấn và đạt trên 28 triệu tấn trong năm 2022 Tuy nhiên, con số này chỉ dap
ứng được khoảng 10 — 20 % nhu cầu sử dụng Do đó, việc tìm ra những nguồn phân hữu
cơ khác có thé đáp ứng một phan nhu cầu trên
Ruồi lính đen (Black Soldier Fly), tên khoa học là Hermetia illucens (Linnaeus,1758), là một loài rudi cộng sinh, đa thực vật có nguồn gốc từ Neotropics, nhưng hiệnđược tìm thấy ở mọi khu vực địa lý sau nhiều thập kỷ lan rộng khắp các khu vực vùng
ấm hơn trên thé giới Trong vài thập ky gan đây, người ta đã quan tâm đáng ké đến việc
sử dụng ấu trùng của 77 illucens dé kiểm soát chất thải hữu cơ, làm phân trộn và làmthức ăn bổ sung cho động vật (Marshall và ctv, 2015)
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng ấu trùng ruồi Linh đen trong
việc quản lý chất thải ấu trùng ruồi Lính đen sử dụng trong các trang trại nông nghiệp
nhằm xử lý chất thải như phân heo, phân bò và phân gia cầm trong các vùng khí hậu cóthé duy trì ruồi Linh đen ruồi lính đen quanh năm: các trang trại này bao gồm trại nuôi
ga, trang trại heo và bò (Sheppard và Newton 1994) Nhiều nghiên cứu chỉ ra rang Rudilính đen cũng có khả năng tiêu hóa các chất thải khác như phần hữu cơ trong chất thảirắn đô thị, bùn xử lý nước thải và chất thải chế biến cá Vi khuẩn thường phát triển trêncác chất thải, và có sự tương tác giữa ấu trùng RLĐ nếu chúng cũng hiện diện trên môitrường đó Âu trùng RLD sẽ cạnh tranh thức ăn với vi khuẩn, làm giảm đáng kê số lượng
vi khuẩn, hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn Nhờ vậy mùi hôi của chất thải hữu cơ
sẽ bị giảm đi nhanh chóng khi có ấu trùng RLĐ, đồng thời phân trở nên an toàn hơn khiđược sử dụng trồng rau hữu cơ Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chất thải
Trang 14của ruồi Linh den được xử lý như thé nao và anh hưởng của chat thải ruồi lính đen đến
môi trường đất và sinh vật trong đất
Theo Dominguez & Edwards (2011), có 5 loài giun được nuôi phô biến trong các
cơ sở nuôi giun hiện nay là loài Eisenia andrei (Savigny), Eisenia fetida (Bouché),
Dendrobaena veneta (Savigny), Perionyx excavatus (Perrier) và Eudrilus eugeniae
(Kinberg) Trong 5 loài trên thì 3 loài giun được nuôi phổ biến ở Việt Nam dé xử lý chatthải hữu cơ và tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi là giun đất (Eiseniafetida), giun đất châu Phi (Eudrilus eugeniae), và giun qué (Perionyx excavatus)
Giun Eisenia fetida là loài giun vùng ôn đới với đặc điểm là thân có các sọc màu
vàng và giữa các sọc thường không có màu hoặc màu vàng nhạt, vì vậy chúng còn được
gọi là giun hổ, là loài giun có kích thước và khối lượng tương đối nhỏ(Dominguez & Edwards, 2011) Giun dat Eisenia fetida được xem là đại diện cho hệđộng vật đất, sử dụng đề đánh giá chất độc sinh thái theo ISO 11268-1:2012
Đề tai này được thực hiện dé đánh giá ảnh hưởng của các chất thải ruồi Lính denđến môi trường đất và giun đất Eisenia fetida, về tỷ lệ giun sông, tỷ lệ giun chết hoặcmắt tích sau khi nuôi bằng chất thải ruồi Linh đen Đồng thời, đánh giá những ảnh hưởngcủa phân RLĐ đến sự sinh trưởng và sinh sản của giun đất cuối giai đoạn thử nghiệm.1.2 Mục tiêu đề tài:
Đánh giá ảnh hưởng của chất thai RLD (Hermetia illucens) đến môi trường đất khi
sử dụng làm phân bón.
1.3 Nội dung thực hiện:
Gồm có 2 nội dung:
Nội dung 1: Đánh giá ảnh hưởng của phân RLĐ đến giun đất (Eisenia fetida), tỷ
lệ sống và sự phát triển ở cuối giai đoạn thử nghiệm theo ISO 11268 - 1 : 2012
Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của phân RLĐ đến giun đất (Eisenia fetida), sựphát triển và sinh san ở cuối giai đoạn thử nghiệm theo ISO 11268 — 2 : 2012
Trang 15Chương 2 TONG QUAN TAI LIEU
2.1 Tổng quan về ruồi lính đen
2.1.1 Tên gọi, nguồn gốc
Bảng 2.1 Phân loại ruồi lính den
2.1.2 Chất thải ruồi lính đen
Rudi lính đen chỉ ăn trong quá trình còn là ấu trùng Chat thải RLD thực chat là do
ấu trùng RLĐ thải ra khi tiêu hóa thức ăn Lượng thức ăn hữu cơ kết hợp qua quá trìnhtiêu hóa bởi hệ thống vi sinh vật đường ruột của ấu trùng RLĐ có hàm lượng chất dinhdưỡng cao Đặc biệt khi bón vào đất góp phần tăng pH, OM,N, P, K (R Menino va ctv,
2021).
Chất thải RLĐ có những lợi ích thiết thực so với phân bón hóa học như tiết kiệm
giá thành, tận dụng được lượng lớn rác thải hữu cơ sẵn có giúp giảm ô nhiễm môi trường
Khác với phân bón hóa học, hàm lượng các chất dinh dưỡng trực tiếp hòa tan và thắmvào trong đất Chất thải RLĐ cần thời gian dé vi sinh vật có thé phân giải, chuyên hóa
Trang 16thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Do vậy, không cần phải bón phân
thường xuyên tránh tình trạng chất dinh dưỡng bị rửa trôi Ngoài ra, chất thải RLĐ cònlàm tăng độ xốp của lớp đất mặt, tăng độ hấp thụ của nước Theo thời gian sẽ làm tăngcấu trúc mùn cho đất
Chất thải RLĐ giúp kiểm soát sâu bọ gây hại Nhiều nghiên cứu trước đây chothấy trộn phân ruồi lính đen vào trong đất giúp kiểm soát các sâu bệnh gây hại Chất thảiRLD chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với phân bò khi bón cùng khối lượng.2.2 Sơ lược về giun dat Eisenia fetida
2.2.1 Tên gọi, nguồn gốc
Bảng 2.2 Phân loại F7senia fetida
Ngành Annelida
Lớp Oligochaeta
Bộ Opisthopora
Ho Lumbricidae
Giống Eisenia Hình 2.2 Giun đất Eisenia fetida
Loài Eisenia fetida
Giun đất có tên khoa học la Eisenia fetida, thuộc họ Lumbricidae Ngoài ra, nó còn
có nhiều tên gọi khác như là giun phân, giun đỏ, giun cá hồi, giun hồ
2.2.2 Đặc điểm phân bố
Bảng 2.3 Đặc tính sinh học của giun đất
Đặc điềm Nhóm không đào hang, sông trên bề mặt (Epigeic)
Khu trú tập trung ở nơi có rác thải hữu cơ, không Tập tính
đào hang Loại thức ăn ưa thích Rác thải và mùn hữu cơ
Vòng đời Ngắn
Tốc độ đẻ trứng Cao
Giun dat Eisenia fetida thuộc nhóm không dao hang, sống trên bề mặt đất (Epigeic)(Bảng 2.3) Thường tập trung ở những nơi có lượng rác thải hữu cơ cao, thức ăn ưa thích
của chúng là rác thải và các loại mùn hữu cơ Hệ tiêu hóa của chúng có chứa lượng lớn
vi sinh vật, vậy nên phân của chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho cây trồng
Trang 17Ngoài ra, quá trình đi chuyền của giun đất trong bề mặt đất còn giúp làm dat trở nên tơixốp và thoáng khí.
2.2.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Giun dat Eisenia fetida là loài giun đốt ít tơ có đai sinh dục có thé thay bang matthường Chúng là những con giun phân đoạn, đối xứng hai bên, với một búi tuyến dabên ngoài để tạo ra vỏ trứng (kén) Thùy cảm giác ở phía trước miệng (tuyến tiền liệt)
và hậu môn ở phan cuối của cơ thé Chúng là động vật lưỡng tính, quá trình sinh sảnthường diễn ra thông qua giao phối va thụ tinh chéo, sau đó mỗi cá thé giao phối tao rakén chứa 1 — 20 trứng đã thụ tinh Các kén kháng bệnh, nhỏ, gần giống hình quả chanh
và thường lắng đọng gần bề mặt đất Giun mới nở không có sắc tô và chỉ dai tầm vài
mm khi chui ra khỏi kén, chúng sẽ có sắc tố trong vòng vai ngày.Nếu gặp điều kiệnthuận lợi, chúng sẽ trưởng thành về giới tính trong vòng vài ngày sau khi xuất hiện Giuntrưởng thành có thé dé dàng nhận biết nhờ sự hiện điện rõ rang của đai sinh dục là mộtbúi da to hơn có màu nhạt hoặc sam nằm phía sau các lỗ sinh dục Giun đất có thể tiếptục phát triển về kích thước sau khi hoàn thành quá trình phát triển giới tính của chúngmặc dù chúng không có sự gia tăng các đốt trên cơ thể
2.2.4 Đặc điểm sinh học
Theo Bouche (1977), Giun đất E fetida sông trong đất và tiêu thụ hỗn hợp đất vàchất hữu cơ, và do đó bài tiết phân hữu cơ Chúng sống trong các tầng đất hữu cơ, tronghoặc gần lớp bề mặt và chủ yếu ăn rác dang hat thô Có tỉ lệ trao đổi chất và sinh sảncao, thé hiện sự thích nghi với sự thay đối các điều kiện của môi trường
Giun đất E fetida có thé chịu được độ pH từ 5 — 9, nhưng khi được lựa chọn, chúng
có xu thé di chuyền về phía có nhiều axit hơn Với độ pH ưu tiên là 5,0 Giun đất thiếu
cơ quan hô hấp chuyên biệt, oxy và carbon dioxide khuếch tán qua thành cơ thé củachúng E fetida sẽ di cư khỏi chất nền bão hòa nước trong đó oxy đã cạn kiệt hoặccarbon dioxide và Hidro sulfua đã tích tụ.
E fetida rat nhạy cảm với amoniac và không thé sống sót trong chat thải có hàmlượng cation này cao Chúng cũng chết trong chất thải với lượng lớn muối vô cơ Cả
amoniac và mudi vô cơ đều có điểm giới hạn rất rõ ràng giữa độc và không độc (<1 mg/:
g x (0,016/1b) amoniac và <0,5% muối) (Edwards, 1988) Tuy nhiên chất thải hữu cơchứa hàm lượng amoniac cao có thé được chấp nhận bang cách ủ một thời gian hoặc lọcbăng nước.
Trang 18Bảng 2.4 Đặc điểm sinh học của giun dat Eisenia fetida
Đặc điểm Eisenia fetida
Màu sắc Nâu và nâu nhạt
Kích thước cơ thể giun trưởng thành (4—8) x(50 - 100)(Đường kính x chiều dai)
Khối lượng giun trưởng thanh(g/con) 0,55
Thời gian thành thục(ngày) 28 —30
Số trứng(kén) dé mỗi ngày(kén/con/ngày) 0,35 —0,5
Thời gian ấp nở(ngày) 18 —26
Tỷ lệ ấp nở(%) 73 — 80
Số giun nở ra(kén/con) 2,5 —3,8
Mức tối ưu(và ngưỡng) về nhiệt độ môi trường(°%C)_ 25 (0 - 35)
Mức tối ưu(và ngưỡng) về âm độ (%) 80 — 85 (70 — 90)
Nguồn: Dominguez & Edwards (2011).
2.2.5 Các nghiên cứu về giun dat E Fetida trên thé giới và ở Việt Nam
2.2.5.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2020, Đào Văn Huy và ctv đã thực hiện thí nghiệm đánh giá độc học sinhthái của bã thải hỗn hợp sinh học sau ứng dụng phân hủy hóa chất bảo vệ thực vật Trongthí nghiệm này, tác giả đã dùng các hỗn hợp sinh học với ba thành phần chính là đất mặt,rơm và bã thải nam sò trang(ti lệ 1:2:1 theo thé tích) có bổ sung 5%(theo khối lượng)sinh khối tươi của chủng nam mốc phân hủy lignin (Penicillium chrysogenum N2) Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các bã thải sinh học với các nồng độ khác nhau nhìn chung
không gây độc cấp tính cho giun đất (không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sống sót
và giảm sinh khối ở các nồng độ dưới 100 g/kg so với đối chứng)
Năm 2021, Hán Quang Hạnh và cộng tác viên đã thực hiện thí nghiệm đặc điểmsinh học, giá trị dinh dưỡng, phương pháp thu hoạch, chế biến và sử dụng một số loàigiun đất làm thức ăn chăn nuôi Trong thí nghiệm này, tác giả đã khái quát và đánh giáđặc điểm sinh học, giá trị dinh đưỡng, phương pháp thu hoạch, chế biến và sử dụng một
số loài giun đất làm thức ăn chăn nuôi Dé chế biến giun đất làm thức ăn chăn nuôi thiphương pháp sấy khô và thủy phân giun là phù hợp Ngoài ra, tác giả còn đề cập đếnviệc giảm tôi đa nguy cơ về tôn dư kim loại nặng, nhiém khuân hoặc ký sinh trùng va
6
Trang 19đưa về dưới ngưỡng khuyên cáo (15% với gà và 25 — 30% với cá) khi sử dụng làm thức
ăn chăn nuôi.
2.2.5.2 Các nghiên cứu trên thế giới
Vào năm 2004, Tripathi va Bhardwaj đã thực hiện một thí nghiệm phân hủy chất
thải nhà bếp được cải tạo với phân bò trên hai loài giun đất là Eisenia fetida và Lampitomauriti Kết quả nghiên cứu cho thấy E fetida tạo ra lượng carbon hữu cơ, nito, phốtpho
và kali tăng 0,27%, 156%, 41% và 38% cũng như tỷ lệ C/N và C/P giảm 61% và 29%
so với đối chứng sau 150 ngày Ngược lại, L mauritii tạo ra carbon hữu cơ, nitơ, phốtpho va kali tăng 14%, 102%, 33% và 42% cũng như tỷ lệ C/N và C/P giảm 43% và 14%
so với đối chứng sau 150 ngày Có sự khoáng hóa vừa phải và sự phân hủy nhanh hơncủa E fetida so với sự khoáng hóa vừa phải và sự phân hủy vừa phải của L mauritii Sốlượng kén và con trưởng thành trung bình do E fetida tạo ra nhiều hơn so với L mauritiisau 150 ngày Những kết quả này cho thấy E fetida có thé là loài thích nghỉ tốt hơn déphân hủy chất thải nhà bếp cộng với phân bò trong điều kiện nhiệt đới
Vào năm 2011, Dominguez và Edwards đã có một chương trong tạp chí xuất bảncủa Taylor & Francis Group, LLC Nội dung chương nói về sinh học và sinh thái củacác loài giun đất được sử dụng dé ủ phân trùn qué Trong chương này, tác giả đã nêu rõnhững đặc điểm cấu tạo của giun dat FE fetida cũng như nói rõ những điều kiện thíchhợp cho giun đất sinh trưởng như có thể sinh sống trong khoảng nhiệt độ từ 0-35°C, độ
am từ 70 — 90%, thời gian trưởng thành của giun con là từ 28 — 30 ngày, số kén đẻ mỗingày từ 0,35 — 0,5 trứng, tỷ lệ ấp nở từ 73 — 80%, có độ pH thích hợp từ 5 - 9 và việc E.ƒetida nhạy cảm với amoniac và nồng độ muối
2.3 Phân cấp về độ phì nhiêu của đất
Phụ lục 3 của thông tư 60/2015/TT-BTNMT và Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệpquy định và các giá trị tương ứng vớ từng chỉ tiêu phân cấp độ phì nhiêu của đất đượctóm tắt trong Bảng 2.5
Trang 20Bảng 2.5 Bảng phân cấp chỉ tiêu về độ phì nhiêu của đất theo thông tư
EC (Sét >40 %, mS/cm) 0,80 - 1,60 (Man nhe) Thap
<0,80 hoặc > 3,00 Rat thap hoặc rất cao
Phospho dé nêu oe > 10,0- < 15,0 Thun: Bình
(CS, mại LÔ >15,0 Giàu
š BR gon < 10,0 Nghèo
Kali de nan (KO, > 10,0 - < 20,0 Trunh bình
6/1008) >20,0 Giàu
Trang 21Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2023 đến tháng 07/2023 tại phòngĐộc chất học môi trường (RIBE 104) (RIBE 106), Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinhhọc và Môi trường, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Chất thải RLĐ (Hermetia illucens)
Đất đỏ bazan;
Giun đất Eisenia fetida
Hình 3.1 Mẫu đất đỏ bazan Hình 3.2 Mau chất thai ruôi lính đen.3.2.2 Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu
3.2.2.1 Chuẩn bị chất thải ruồi lính đen
Chat thải ruồi lính đen (Hermetia illucens) được cung cấp bởi khu thực nghiệm
CJ Black Soldier, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Dai học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh Chất thải đã được ủ cho hoai mục, phơi khô và sàng rây qua rây
có kích thước lỗ 2 mm, thành phan các chất dinh dưỡng trình bay trong Bang 3.1
3.2.2.2 Chuẩn bị mẫu đất dùng trong thí nghiệm
Mẫu đất sử dụng trong nghiên cứu này là đất đỏ bazan, có thành phần cơ giớichặt do thành phần sét cao Đất được phơi khô ở nhiệt độ phòng, rây qua rây có kíchthước lỗ 2 mm và được trộn đều kỹ Các thông số về thành phần dinh dưỡng của đấtđược trình bay trong Bảng 3.1.
Trang 22Bảng 3.1 Thông số lý hóa của đất đỏ bazan và chất thải RLĐ dùng trong thí nghiệm
Các chỉ tiêu Đơn vị Đất đỏ bazan Chat thải RLD
Phospho dễ tiêu (P,O,) mg/100g 1,43 1500
Kali dé tiêu (KO) mg/100g 5,06
3.2.2.3 Chuẩn bị giun đất Eisenia fetida
Giun được mua tại số 457 Kha Vạn Cân, P.Linh Đông, Tp Thủ Đức Giun đấtđược rửa bằng nước sạch trước khi tiến hành thử nghiệm Giun khi mua cần phải khỏe
mạnh, không bệnh tật Giun được bao quan 1 ngày trong khay nhựa có che đậy trước
khi tiến hành bồ trí thí nghiệm
Chọn ngẫu nhiên 20 con giun có kích thước đồng đều với số lượng giun trong khay.Sau đó rửa sạch, cân khối lượng và đo chiều đài mỗi con giun Kết quả đạt được đượctrình bày trong Bang 3.2 và đem so sánh với các đặc điểm của giun đất E fetida đãđược công bó (Dominzguez và Edward, 2011)
10
Trang 23Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của giun đất Eisenia fetida
Đặc điểm Nghiên cứu này Dominzguez va EdwardMau sac Nau va nau nhat Nau va nau nhat
và giun qué (Perionyx excavatus) Điều này chứng tỏ giun đất được sử dụng trong thínghiệm là loài Fisenia fetida.
11
Trang 243.2.4 Hóa chất
Các loại hóa chất thường dùng trong phòng thí nghiệm dé phân tích các chỉ tiêu
pH chất hữu cơ, Nitơ, Phospho, Kali
Dung dịch muối Mohr 0,5 M dùng dé chuẩn độ trong phân tích chất hữu cơ củađất và chất thải RLĐ, K2Cr207, chi thị ferroin(FeSOx.7H20, phenalthroline)
Dung dịch amon molipdat 1,25 %, kali antimon tactrat, axit ascorbic dùng trong
phân tích phospho tổng số và hữu hiệu của đất và chất thải RLĐ
3.3 Phuong pháp nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được bồ trí vói các điều kiện như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, chu kỳsáng tối tuân theo tiêu chuẩn ISO 11268 — 1:2012 Các nghiệm thức được đặt trongphòng kín có máy điều hoà để kiểm soát nhiệt độ và giữ nhiệt độ ôn định (20 + 2°C) Sửdụng đèn led cung cấp nguồn sáng có cường độ ồn định từ 400 Ix đến 800 Ix, mỗi ngănđều được gắn 02 đèn led với ánh sáng trắng, ánh sáng được chiếu trực tiếp xuống cáckhay phía dưới Chu kỳ chiếu sáng là 16 giờ sáng và 8 giờ tối (Hình 3.4)
Làm âm chất nền bằng nước trao đôi ion, EC < 3uS/cm, lượng nước sử dung tươngđương với 60% khả năng giữ nước của đất, tùy thuộc vào từng nghiệm thức Duy trìhàm lượng nước của chất nền đất trong khay thí nghiệm bằng cách bổ sung 10% lượngnước sử dụng ban đầu với tần suất 2 ngày/lần Kiểm tra lại độ âm của chất nền ở ngàythứ 21, kết thúc thí nghiệm
3.3.2 Nội dung 1: Đánh giá ảnh hưởng của chat thải RLĐ đến giun đất (Eiseniafetida), tỷ lệ sống và sự phát triển ở cuối giai đoạn thử nghiệm
3.3.2.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 11268 - 1: 2012
Thí nghiệm bố trí gồm 5 nghiệm thức: NT đối chứng, chỉ sử dụng đất không sửdụng chất thải RLD (DC) và các NT1, NT2, NT3, NT4 là các nghiệm thức sử dụng chatthải RLĐ làm phân bón với các tỷ lệ 5, 10, 15, 20%, Thí nghiệm được thực hiện lặp lại
5 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (Hình 3.4), đặt trên các kệ sắt, mỗi kệ có 03
tang được đặt trong phòng có điều hòa nhiệt độ, thời gian thí nghiệm là 21 ngày
Chuẩn bị khay nuôi giun: Khay nuôi giun kích thước chiều rộng, chiều dài và chiềucao tương ứng là 39 x 58 x 14 em, chứa 10 kg đất, lớp đất có chiều dày 10 em Khaynhựa được che bằng lưới mỏng dé cho phép khí trao đổi và hạn chế giun bỏ ra ngoài
Lễ
Trang 25Khối lượng mỗi loại chất nền cho vào khay nuôi được trình bay trong Bảng 3.2 Sau đó,
cho nước vào đạt độ ẩm cần thiết (60%) Đặt các thùng chứa giun lên kệ (mỗi kệ có 3tầng, mỗi tầng chứa được 6 thùng) theo quy luật phân bố ngẫu nhiên
Số lượng giun: 200 con/khay, khối lượng mỗi con là 0,68 + 0,05 (g/con) Mỗi
thùng được cho 200 con giun, tiến hành cân khối lượng số giun cho vào mỗi thùng chatnền Sau đó quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi nghiệm thức thử nghiệm
Hình 3.4 So đồ bó trí, khu vực và điều kiện ánh sáng thí nghiệm
Bang 3.3 Mô tả các nghiệm thức gồm khối lượng đất và chất thai RLD
Nghiệm thức Ký hiệu Đất Phân RLĐ
3.3.2.2 Cac chi tiêu theo dõi va phương pháp phân tích
Chỉ tiêu pH và độ 4m chất nền nuôi giun đất được đo bằng máy do pH va độ âmTakemura ở thời điểm 8h mỗi ngày
Đo độ âm: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 3 vòng kim loại của đầu đo ngập trong
đất, nhân nút trắng Đọc chỉ số đo độ âm theo kim chỉ trên màn hình Thang đo độ am
từ 10 — 80%.
13
Trang 26Hình 3.5 Nhiệt 4m kế Tanita và máy đo pH và độ 4m Takemura
(a) Nhiệt âm kế Tanita; (b) Máy đo pH và độ âm Takemura
Do pH: Cam đầu đo xuống dat tương tự như đo độ 4m nhưng không nhấn nút trắng
Phân tích xác định các thông số lý hóa của đất ở các nghiệm thức thí nghiệm, trước
và sau khi kết thúc thí nghiệm Các thông số và phương pháp phân tích được trình bày
trong Bảng 3.3.
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích đất và phương pháp phân tích
STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
10 Thanh phan cap hat TCVN 8567:2010
Các chỉ tiêu theo dõi giun đất:
Quan sát động thái của giun ở 10 phút đầu tiên khi cho vào khay nuôi ở các nghiệmthức khác nhau Sau 7, 14, và 21 ngày nuôi đếm số giun trong khay nuôi, từ đó xác định
tỷ lệ giun sống, chết hoặc mất tích Đồng thời, xác định khối lượng giun ở các nghiệm
thức thí nhiệm.
3.3.2.3 Phương pháp xác định giá trị LC50 của chất thải RLĐ lên giun đất
Xác định tỷ lệ chết của giun đất ở các nghiệm thức của thí nghiệm 1 sau 7 ngày,
14 ngày và 21 ngày Từ kết quả có được, tính tỉ lệ chết trung bình của giun đất ở các
14
Trang 27nghiệm thức Nhập các dit liệu bao gồm nồng độ chat thải RLĐ, tỷ lệ giun chết, số lượnggiun ở mỗi nghiệm thức(100%) vào phần mềm minitab 16 dé chạy phân tích probit (Stat
> Reliability/Survival > Probit analysis), xác định giá trị LCso của chất thải RLĐ ảnhhưởng tới giun đất tại thời điểm 7, 14 và 21 ngày
3.3.3 Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của phân RLD đến giun đất (Eisenia fetida),
sự phát triển và sinh sản ở cuối giai đoạn thử nghiệm
3.3.3.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 11268 -2 : 2012
Thí nghiệm bố trí gồm 5 nghiệm thức: NT đối chứng, chỉ sử dụng đất không sử
dụng chat thải RLD (DC) và các NT1, NT2, NT3, NT4 là các nghiệm thức sử dụng chatthải RLĐ làm phân bón với các tỷ lệ 5, 10, 15, 20%, Thí nghiệm được thực hiện lặp lại
5 lần và được bố trí hoan toàn ngẫu nhiên (Hình 3.6), đặt trên các kệ sắt, mỗi kệ có 03tang được đặt trong phòng có điều hòa nhiệt độ, thời gian thí nghiệm là 8 tuần (56 ngày)
Chuẩn bị khay nuôi giun: Khay nuôi giun kích thước chiều rộng, chiều dài và chiềucao tương ứng là 39 x 58 x 14 cm, chứa 10 kg đất, lớp đất có chiều dày 10 cm Khaynhựa được che bằng lưới mỏng dé cho phép khí trao đổi và hạn chế giun bỏ ra ngoài.Khối lượng mỗi loại chất nền cho vào khay nuôi được trình bày trong Bảng 3.4 Sau đó,cho nước vào đạt độ ẩm cần thiết (60%) Đặt các thùng chứa giun lên kệ (mỗi kệ có 3tầng, mỗi tầng chứa được 6 thùng) theo quy luật phân bố ngẫu nhiên
Số lượng giun: 200 con/khay, khối lượng mỗi con là 0,71 + 0,08 (g/con) Mỗithùng được cho 200 con giun, tiến hành cân khối lượng số giun cho vào mỗi thùng chatnên Sau đó quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi nghiệm thức thử nghiệm
Bảng 3.5 Mô tả các nghiệm thức gồm khối lượng đất và chất thải RLĐ
Nghiệm thức Ký hiệu Đất Phân RLĐ
Trang 28KỆ3 Ngăn? TN3 | TN2
Dex | NT24
Phân tích xác định các thông số lý hóa của đất ở các nghiệm thức thí nghiệm, trước
và sau khi kết thúc thí nghiệm Các thông số và phương pháp phân tích được trình bày
Kết quả của các thí nghiệm được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Office Excel
2016 Xử lý thống kê và phân tích ANOVA một yếu tố bằng phần mềm Minitab 16 với
độ tin cậy trên 95% Kết quả khảo sát và phân tích trong thí nghiệm được trình bày dướidạng giá trị trung bình của các lần lặp lại + SD
16
Trang 29Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Anh hướng của chất thải RLĐ đến tính chất lý hóa của đất
Khi so sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng của nền đất sử dụng trong nghiên cứu
này được trình bày ở Bảng 3.1 với các giá trị tương ứng với từng chỉ tiêu phân cấp độ
phì nhiêu của đất quy định trong phụ lục 3 của thông tư 60/2015/TT-BTNMT và Cẩm
nang sử dụng đất nông nghiệp, được tóm tắt trong Bang 2.5 cho thấy: Dat thí nghiệm có
thành phần cơ giới chặt, hàm lượng sét cao; ngoại trừ phospho có hàm lượng giàu; các
chất dinh dưỡng còn lại đều rất nghèo; chất hữu co (OM) và tỷ lệ C/N rat thấp cho thay
kha năng giữ các chất dinh dưỡng cũng như chuyền hóa các chất dinh dưỡng thấp; kha
năng giữ nước thấp
Ngược lại, chất thải RLĐ có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là
chất hữu cơ có hàm lượng đến 86% , tỷ lệ C/N là 17,4 cho thấy có sự cân bằng tương
đối tốt giữa hàm lượng carbon và nitơ Hơn nữa, hàm lượng N, P2Os, K2O tổng số và dé
tiêu có trong chất thải RLD cao, cụ thé: hàm lượng của Nis, PzOs¿ và KaOs lần lượt là
3,87%, 2,29% và 4,19%; hàm lượng Nm, P2Osnh lần lượt là 960 mg/100, 1500 mg/100g
Như vậy, chat thai RLD đạt tiêu chí là “phân hữu co vi sinh da lượng” Theo QCVN
01.189: 2019/BNNPTNT, tại Mục 3, Bảng 19 quy định về “Chỉ chất lượng chính và
mức sai lệch so với mức đăng ký được chấp nhận về chỉ tiêu chất lượng chính đối với
phân bón hữu cơ nhiều thành phần bón rễ”
pH EC(uS/cm) Khả năng giữ nước N(%) P205 (%) K2O (%)
40.0 10 40
20 200
00 00 :
ĐC NTI NT2 NT3 NT4 ĐC NTI NT2 NT3 NTS ĐC NTI NT2 NT3 NT4 ĐC NTI NT2 NT3 NT4 ĐC NTI NT2cNT3 NT4
Hình 4.1 Thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng của đất ở các nghiệm thức thí nghiệm
17
Trang 30Tuy nhiên, theo kết quả phân tích chất thải RLĐ có pH kiềm và độ dẫn điện EC
cao, vi vậy khảo sát lượng bón vào đất phù hợp dé cải tạo bổ sung dinh đưỡng cho đất
trồng mà không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trong đất và không gây hại cho
cây trồng là điều cần thiết
Hình 4.1 và Bảng 3.2 trình bày các chỉ tiêu đặc tính lý hóa của đất trong các
nghiệm thức ĐC, NT1, NT2, NT3 và NT4 với lượng chất thải RLD bổ sung tương ứng
là 0, 5, 10, 15, và 20 % Kết quả cho thấy các chỉ tiêu lý hóa ở các nghiệm thức có bổ
sung chất thải RLĐ đều tăng và có khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức ĐC,
ngay cả ở nghiệm thức sử dụng lượng chat thai RLĐ thấp nhất (NT1, 5%) Hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong các nghiệm thức thí nghiệm tăng tuyến tính theo lượng chất
thải RLĐ bồ sung vào đất với hệ số xác định
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu lý, hóa của đất ở các nghiệm thức
N dễ tiêu (mg/100g) 2,5540,16° 18,040,634 4971+1I° 64/52+0/122 - 102,44+1,7" P2Os dễ tiêu (mg/100g) 1,43420,01° 4,370,054 7/7220,45° 12/48+0/222 1992+1,022 KaO dễ tiêu (mg/100g) 5,06+0,58° 169/79+1/341 326,4+7,73° 485,13+11,69" 701,23+6,012 ANOVA một yếu tổ và kiểm định Tukey (p < 0,05), Trong cùng một cột các ký tự khác nhau chỉ
sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê
Khi so sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng của đất ở các nghiệm thức thí nghiệmđược trình bày trong Bảng 3.2 với bảng phân cấp độ phì nhiêu của đất ở Bảng 3.1, có
thê kết luận rằng chỉ cần bón 5% chất thải RLĐ vào đất đã đủ cải thiện độ phì của đất
lên mức khá và giàu.
18
Trang 314.2 Biểu hiện của giun đất khi cho vào các nghiệm thức thí nghiệm
Ở cả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 khi tiến hành cho giun vào khay thử nghiệmbiểu hiện của chúng giống nhau Biểu hiện của giun ở 10 phút đầu tiên khi thả giun vàomôi trường đất nuôi đã chuẩn bị sẵn theo các nghiệm thức thí nghiệm rất khác nhau.Biểu hiện của giun ở nghiệm thức DC và NT1 (5% phân RLĐ) giống nhau, giun sẽ chuivào đất và không có hiện tượng giun chui lên mặt dat và bò ra ngoài và chúng cũngkhông bò khỏi khay trong suốt thời gian thí nghiệm (21 ngảy) Ở NT2 (10% phân RLĐ)sau 150 giây một số giun bắt đầu chui lên và có xu hướng bò ra ngoài, thời gian giunbắt đầu chui ra khỏi môi trường nuôi ở NT3 (15% phân RLĐ) và NT4 (20% phân RLĐ)lần lượt là 120 giây và 105 giây, và có xu hướng nhanh chóng bò ra khỏi khay nuôi, biểuhiện này diễn ra suốt quá trình thí nghiệm, số lượng giun bò ra khỏi khay tăng theo dầntheo các nghiệm thức bón phân RLĐ Điều này cho thấy giun đất rất nhạy cảm với môitrường nuôi, chính vì vậy mà giun đất được dùng làm sinh vật chỉ thị để đánh giá mức
độ ô nhiễm của đất Hình 4.2 là hình chụp mặt khay ở thời điểm 10 phút sau khi thả
Hình 4.2 Hình cắt từ phim quay biểu hiện giun ở các nghiệm thức thí nghiệm tại thờiđiêm 10 phút sau khi thả giun vào nuôi.
4.3 Đánh giá ảnh hưởng của phân RLĐ đến giun đất (Eisenia fetida), tỷ lệ sống và
sự phát triển ở cuối giai đoạn thử nghiệm
4.3.1 Sự thay đối pH và độ âm dat hằng ngày
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm 1, pH của nghiệm thức DC 6n định theo thờigian, các nghiệm thức còn lại có pH biến đổi theo nhiều hướng khác nhau, vả có xuhướng tăng dan về 7 theo thời gian (Hình 4.3) Ở nghiệm thức DC, pH đạt thấp nhất làngày 1 (6,8) và đạt cao nhất vào ngày 21 (7) Các nghiệm thức còn lại có pH giảm dan
tỉ lệ nghịch với lượng chat thải RLĐ bón vào đất Trong đó, pH cao nhất là ở NTI (7)
và thấp nhất là ở NT4 (4.7) Theo Khang và ctv (2017), phân RLĐ có chứa hàm lượng
19
Trang 32cao Nitơ Nitơ trong phân RLĐ tổn tại dưới dạng muối amoni trải qua giai đoạn nitrathóa bởi các loài vi khuân Nitrosomonas sẽ được chuyên đổi thành nitrit và giải phóngion H* Điều nay lí giải tại sao lượng phân bon RLĐ càng nhiều thì sẽ càng làm giảm
pH của đất ở những ngày đầu và pH có xu hướng tăng dần ở những ngày kết thúc thínghiệm Theo Dominguez và Edwards (1997), loài Eisenia fetida có thê sinh sống trongđiều kiện pH từ 5 — 9 Như vậy, kết quả theo doi cho thay pH ở NT4 không phù hợp dégiun đất phát triển bình thường
—@—-DC —®@-NTI —®@—NI2 —®—NI3 —@—NI4
Hình 4.3 Biểu đồ theo dõi pH của đất trong thời gian thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, dé giữ cho độ âm của dat nam trong khoảng giá tri
phù hợp cho sự phát triển cua giun đất sẽ tiến hành thêm lượng nước cat phù hợp đượccho trong bang phụ lục Trong thí nghiệm này, độ âm của dat ở DC biến động nhiềunhất theo nhiều hướng khác nhau từ 7% tới 54,8%, kế đến là NT1 (40,6 — 80%) Ở cácNT2, NT3 và NT4 có giá trị độ âm dao động từ 70% tới > 80% trong suốt quá trình thínghiệm Tác dụng tăng cường khả năng giữ âm cho đất của phân RLD đã được nhắc tớitrong nghiên cứu của Lâm Văn Hà và ctv (2020) Trong thí nghiệm này, loại đất được
sử dụng là đất đỏ bazan có thành phần sét cao (Trịnh,2012) Khả năng giữ âm cho đấtcủa phân RLĐ khi kết hợp với loại đất có thành phần sét cao trong thí nghiệm này sẽhạn chế nước thâm thấu, lâu dan làm đất von cục Theo Dominguez va Edwards (1997),Eisenia fetida có mức tối ưu và ngưỡng về độ am là 80 — 85% (70 — 90%) Như vậy,bón phân RLĐ vào đất sẽ giúp đất đễ dàng đạt được độ âm cần thiết để giun đất có thể
phát triển bình thường Tuy nhiên, cần bón lượng phân bón RLĐ phù hợp hoặc gia tăng
20
Trang 33thêm các thành phần cơ giới khác khi sử dụng đất có thành phần sét cao đề tránh tình
trạng đất vón cục do không thoát nước
90
70
Độ âm
—®—-DC —@-NTI —®—NI2 —®-NT3 —®@—NT4
Hình 4.4 Biéu đồ theo dõi độ âm dat trong thời gian thí nghiệm
4.3.2 Tỷ lệ sông, tỷ lệ chét của giun ở các nghiệm thức
Tỷ lệ sống và tỷ lệ chết hoặc mắt tích của giun ở thời điểm 7 ngày, 14 ngay, 21
ngày được trình bày trong Bảng 4.3
nhan chỉ sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê
Nhìn chung, sau 7 ngày nuôi tỷ lệ sống của giun ở nghiệm thức ĐC, NTI cao >97%, tỷ lệ giun sống ở NT2 giảm còn 87,7% , không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặtthong kê giữa DC, NT1 và NT2 Trong khi đó NT3 va NT4 có tỷ lệ giun sống còn rấtthấp tương ứng với 13%, và 1% và có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với
21
Trang 34nghiệm thức DC, NT1 và NT2 Sau 14 nuôi, tỷ lệ sống của giun ở DC giảm còn 87,9%,
và không có khác biệt có ý nghĩa thông kê với tý lệ sống của giun ở NT1 và NT2 Có sự
khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ giun sống giữa NT1 và NT2, tỷ lệ giun sống ở NT2
giảm còn 85% Tỷ lệ sống của giun ở NT3 còn 5,8% Tỷ lệ sống của giun ở NT4 là 0%
(giun chết hoàn toàn) Ngày 21, tỷ lệ sống của giun ở NT1 cao nhất, không thay déi,
không có khác biệt ý nghĩa thống kê với nghiệm thức ĐC, có khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê với NT2 Toản bộ Giun trong NT3 và NT4 đã chết Các kết quả trên đây cho
thấy rằng khi bón một lượng phân RLĐ phù hợp vào đất tạo cho đất có độ phì nhiêu tốt
hơn giúp cho giun có thể sống tốt hơn nghiệm thức DC, là loại đất nghèo chất dinh
dưỡng Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều CTRLD vào dat có thé gây ảnh hưởng bat lợi cho
giun như giảm ty lệ sống (NT2), hoặc chết hoàn toàn (NT3 và N14)
Khi xét trong cùng một nghiệm thức thí nghiệm theo thời gian 7, 14 và 21 ngảy.
Ty lệ giun sống ở nghiệm thức DC ở thời điểm 7 ngày rat cao sau đó giảm dan theo thời
gian thí nghiệm (Bảng 4.3), điều này có thé lý giải là do thiếu hụt dinh dưỡng NTI là
nghiệm thức bón 5% phân RLD có tỷ lệ giun sống cao, cụ thé sau 7, 14 và 21 ngày tỷ lệ
giun sống duy trì ở 97,1, 98,8 và 99,4% Một số khay còn có biểu hiện tăng số lượng
giun hơn số lượng giun ban đầu cho vào thí nghiệm (200 con) có thé đo một số giun ở
các khay thí nghiệm khác bò sang hoặc do sinh sản (Bảng 4.3) Chứng tỏ điều kiện ở
các khay NTI tương đối tốt và thích hợp cho sự sống của giun
Ở NT2 (10% phân RLĐ), Tỷ lệ giun sống ở thời điểm 7 ngày là 87,7% giảm đến
ngày thir 21 còn 67,9% Điều nay cho thay ở lượng bón này đã gây ảnh hưởng bắt lợi
đến sự sống và phát triển của giun NT3 và NT4 với lượng bón của phân RLD là 15 và
20%, gây chết hoan toàn số giun thí nghiệm sau 21 va 7 ngày
Bảng 4.3 Số giun sống và giun chết ở các nghiệm thức thí nghiệm
thức Sôconsông Sdconchet Sôconsông Sdconchét Sôconsông Sô con chet
(con) (con) (con) (con) (con) (con)
ĐC 196,0 + 10,4 5,8 + 8,1 175,8 + 6.8 24,2 + 6.8 164,4 + 6,8 35,6 + 6,8
NTI 197,6 + 12,7 5,8+7,8 202+ 9.8 2,443.4 201,4 + 5,4 1,2+ 1,8 NT2 175,4+15,4 246+415,4 17064205 29,44 20.5 121,6+ 75,9 54,2 + 68,9
NT3 26,0 + 28,1 174,0 + 28,1 11,6+21.0 188,4+21.0 0,2 + 0,4 199,8 + 0,4
22
Trang 35Có thé thấy, môi trường đất chứa chat thải ruôi lính đen 5% (NT1) là thích hop
cho giun sống và phát triển nhất Ở môi trường chứa chất thải RLĐ 15%, 20% ( NT3 vàNT4) không thích hợp dé nuôi giun Tuy nhiên nếu như môi trường không chứa chat
thải RLĐ thì cũng sẽ không thích hợp nếu nuôi giun ở thời gian dài, vì điều kiện nuôi sẽ
thếu dinh dưỡng, không đủ điều kiện cho giun phát triển
4.3.3 Nong độ gây chết 50% số giun thí nghiệm (LCs›)
Nông độ gây chết 50% số giun thí nghiệm được tính cho các mốc thời gian 7, 14
và 21 ngày Dựa vào số liệu giun chết ghi nhận được đến các mốc thời gian 7, 14 và 21ngày, sử dụng phương pháp Probit trong phần mềm Minitab xác định được nồng độ gâychết 50% số giun nuôi trong điều kiện thí nghiệm Kết quả được trình bày trong Hình
4.5 và Bảng 4.5.
Probability Plot for Response Probability Plot for Response Probability Plot for Response
‘Normal - 95% Ci Normal - 95% Cl ‘Normal - 95% Ci Probit Data - ML Estimates - 7 days Probit Data - ML Estimates - 14 days Probit Data - ML Estimates - Gian 21 ngày
Parameter Estimates Parameter Estimates Parameter Estimates
Standard 95,0% Normal Cl Standard 95,0% Normal Cl Standard 95,0% Normal Cl Parameter_|Estimate Error Lower Upper _Parameter | Estimate| Eror Lower — Upper Parameter_ | Estimatel Eror Lower Upper Mean 121055] 0104469 11,9008 12,3103 Mean 11,0016] 0,119646 10/671 112361 Mean 9/01623| 0,122634 8,77587 9,25659
Hình 4.5 Nong độ gây chết 50% số giun thi nghiệm tại thời điểm 7,14 và 21
ngày
Bang 4.4 Nong độ gây chết 50% số giun (LCso)
Thời gian Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 2Í ngày
23
Trang 36Như vay, giun đất có thé sống trong môi trường chứa chat thải RLD < 10%, tốtnhất ở điều kiện môi trường chứa chất thải RLĐ là 5% Vì vậy có thể sửng dụng phânRLD làm phân bón dé cai tạo độ phì cho đất, nhưng phải bón dưới liều gây chết 50%của Giun đất (Bảng 4.5) Tốt nhất nên bón lượng phân RLĐ là 5%.
4.3.4 Ảnh hướng của chất thải RLĐ đến khối lượng của giun đất
Khối lượng tổng của giun đất trước và sau thí nghiệm được trình bay trong Bang4.6, khối lượng trung bình mỗi con được trình bày trong Hình 4.6 Khối lượng giun banđầu dùng để thí nghiệm tương đối giống nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
các nghiệm thức Nhìn chung, trong các nghiệm thức thì NT1 là nghiệm thức có khối
lượng giun sau thời gian thí nghiệm cao nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
ĐC, kế tiếp theo là NT2 và ĐC
Khi xem xét khối lượng giun trong cùng một nghiệm thức theo thời gian thínghiệm 7, 14 và 21 ngày, nghiệm thức DC có khối lượng giun không tăng sau 7 ngàythí nghiệm và giảm mạnh dan ở 14 và 21 ngày tiếp theo Trong khi đó, NT1 khối lượnggiun sau 7 ngày tăng 69,5%, sau 14 ngày tăng 76,7% so với khối lượng ban dau, khốilượng giun ngày 21 giảm nhẹ so với ngày 14 Cũng tương tự như NT1, khối lượng giunsau 7 ngày và 14 ngày lần lượt tăng 61,5% và 66,9% so với khối lượng ban đầu, và khốilượng giun ngày 21 giảm 32,2% so với ngày 14 Còn lại, NT3 và NT4 giun có biểu hiệnkhông thích hợp sống, quan sát trong 7 ngày đầu cho thấy giun có hiện tượng bò ra khỏi
khay hoặc chết trên mặt đất trong khay Tỷ lệ giun sống sau 7 ngày ở NT3 là 26,0%,
bằng 1⁄4 so với ban đầu và cuối thí nghiệm tỷ lệ giun sống chỉ còn 0,2% so với ban dau
Ở NT4, sau 7 ngày số giun còn sống chỉ 2% và chết hoan toàn sau 14 ngày, tỷ lệ chếtđến 100%
Bảng 4.5 Khối lượng giun ở các nghiệm thức thí nghiệm theo thời gian
Nghiệm Ban đầu Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày
thire Khối lượng(øg) Khối lượng(g) Khối lượng(g) Khối lượng (g)
ĐC 137,9+9,472 137,9411,44° 110,047,985 84,948, 88%NTI 137,4+14,512 232,9120,192 242,8121,242 232,7+13,20°
NT2 130,6+43,42* 210,5+37,97% 217,34+48,76" — 146,8+102,35*
NT 3 137,6+8,62° 21,1422,98° 8,6+15,41° 0,03+0,08°
24
Trang 37NT 4 137,91+10,20° 0,70+1,22° 0,00+0,00° 0,00+0,00° ANOVA một yếu tổ và kiểm định Tukey (p < 0,05), Trong cùng một cột các ký tự khác
nhan chỉ sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê
Khối lượng trung bình của mỗi con giun (g/con) khi bắt đầu thí nghiệm tươngđối đồng đều nhau Khối lượng con giun ở DC (Hình 4.6) gần như không tăng sau 7ngày nuôi, sau đó giảm dan theo thời gian nuôi Trong khi đó, khối lượng con giun ởNTI sau 7 ngày tăng gan gấp đôi so với ban đầu, khối lượng trung bình 1,18 g/con, giungần như không tăng trưởng thêm ở các ngày nuôi sau đó, đến khi kết thúc thí nghiệm(ngày 21) khối lượng con giun giảm nhẹ Cũng tương tự, ở NT2 khối lượng con giun ởngày thứ 7 tăng gap đôi so với ban dau, với khối lượng trung bình 1,20 g/con, tăng lên1,28 g/con ở ngày 14 và giảm khối lượng xuống nhiều ở ngày 21
Hình ảnh giun ban đầu và kết thúc thí nghiệm (Hình 4.7) cho thấy giun đất ở hainghiệm thức 1 và 2 phát triển tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng
Hình 4.6 Số giun sống, khối lượng tổng va khối lượng mỗi con giun ở 7, 14 và 21 ngày
Giun ban dau
25
Hình 4.7 Hình ảnh đại điện của giun ban đầu và kết thúc thí nghiệm (21 ngày)
Trang 384.3.5 Vai trò của giun đất đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ trong đất thành cáchợp chất dinh dưỡng
Giun đất là động vật có ích cho nông nghiệp, giúp xới trộn đất, giúp chuyển hóacác chất thải thành đinh đưỡng đề bón cho cây trồng, đồng thời cũng giả quyết được một
số vấn đề ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi (Nguyễn Lân Hùng, 2010)
Trong nghiên cứu này, tiễn hành đánh giá các chỉ tiêu pH, EC, OM, nito tong số,phospho tổng số và kali tổng số ở các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm đề đánh giá
sự ảnh hưởng của giun đất đến thành phần dinh dưỡng Theo Bang 4.7, thành phan cácchất dinh dưỡng ở các nghiệm thức cuối thí nghiệm thay đổi so với trước thí nghiệm.Nhìn chung, ngoại trừ chất hữu cơ (OM), tất cả các chỉ tiêu còn lại trong cùng mộtnghiệm thức đều có hàm lượng trong dat tăng lên sau khi kết thúc thí nghiệm Chất hữu
cơ (OM) thì ngược lại, hàm lượng có trong đất trong cùng 1 nghiệm thức giảm đi saukhi kết thúc thí nghiệm Điều này cho thấy khi bón phân hữu cơ (phân RLĐ) vào đất,nhờ hoạt động của vi sinh vật, sinh vật (giun đất) chuyên hóa phân hủy các chất hữu cơthành các chất dinh dưỡng khác như N, P, và K., làm tăng độ phì nhiêu của đất Trongnghiên cứu này chủ yêu nghiên cứu đến vai trò của giun đất, NT3 và NT4 giun đất gầnnhư chết hoàn toàn nên vai trò của giun đất không rõ ràng, sự chuyên hóa chất hữu cơthành các chất dinh dưỡng khác chủ yếu là do hoạt động tự nhiên của vi sinh vật đất, và
do thành phần dinh dưỡng có trong giun chết
Bảng 4.6 Thành phần dinh dưỡng ở các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm
Nghiệm pH EC (uS/cm) % OM
thức Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
DC 6,36+0,01° 6,9040,18" 16,5+0,/7I° 49,017,112 0,31+0,05° —0,45+0,06?
NT1 6,93+0,04* 6,80£0,07* 315+7,07 458438,97 4,28+0,16* 2,80+0,03° NT2 7,I5+0,06° 7,35+0,08* 650+42,437 642190,12 7,79+0,48^ 4,82+0,05° NT3 7,27+20,002° 7,7I+0,/122 910+42/432 97519942 12/9510,02% 7,15+0,16° NT4 7.8010,012 §,3010/30 1525+t106,072 1250146,9° 14,914 0,02? 9,55+0,04?
ANOVA một yếu tô và kiểm định Tukey (p < 0,05), trong cùng một chỉ tiêu các chữ cái
trong cùng 1 hàng thé hiện sự khác biệt có ý nghĩa thong kê
26
Trang 39Bảng 4.6 Thanh phần dinh dưỡng ở các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm (tt)
Nghiệm %N % PzOs % KaO
thức Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
DC 0,04+0,003° 0,06+0,012 0,46+0,03? 0,72+0,03*2 0,05+0,01° 0,07+0,002NT1 0,16+0,IIP° 0,28+0,02? 0,72+0,03° 0,84+0,02* 0,20+0,/02° 0,26+0,032NI2 0,41+0,004° 0,49+0,012 0,83+0,03* 0,90+0,05* 0,31+0,/02° 0,451+0,072
NT3 0,5720,0142 0,75+0,012 0,90+0,00% 1,05+0,06*® 0,40+0,02° 0,65+0,042 NI4 0,80+0/02° 0,96+0,022 1,03+0,04° 1,20+0.03*2 0,72+0,00° 0,901+0,082
ANOVA một yếu tô và kiểm định Tukey (p < 0,05), trong cùng một chỉ tiêu các chữ cái
trong cùng 1 hàng thê hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Vai trò của giun đất thể hiện rõ nhất trong các nghiệm thức DC, NT1 và NT2 Hamlượng OM sau thí nghiệm giảm, sự giảm này có ý nghĩa về mặt thống kê
Tỷ lệ chuyên hóa chất hữu cơ thành các hợp chất dinh dưỡng khác phụ thuộc vàohàm lượng OM trong đất, môi trường sống và mật độ của giun trong khu vực đó NTI
là nghiệm thức có độ phì nhiêu và môi trường sống phù hợp với giun đất, sự hoạt độngcủa giun đất không làm thay đổi tính chua của đất (pH), các nghiệm thức còn lại chothấy có sự thay đổi tính chất chất chua của đất theo hướng kiềm hóa Hình 4.8 cho thấy
rõ sự khác nhau của hàm lượng các chất đinh dưỡng trong cùng 1 nghiệm thức, trước và
sau khi nuôi giun.
Theo Bảng 4.7, thấy pH tăng tỉ lệ thuận với lượng chất thải RLĐ cho vào đất Kếtquả pH nam trong khoảng từ 6,36 — 7,8 thích hợp với khoảng giá trị từ 5 — 9 phù hợpcho sự phát triển của giun đất (Dominzguez và Edwards, 2011) Sau khi kết thúc thínghiệm, pH giảm (6,93 — 6,8) trong khi các NT còn lại đều tăng Sự hoạt động của giunđất khiến pH ở DC (6,36 — 6,9) dan chuyên về mức trung tính
Độ dẫn điện của đất trong thí nghiệm này tăng tỉ lệ thuận với lượng phân RLĐ bónvào đất Độ dẫn điện của NTI (315 uS/em), NT2 (650 uS/cm), NT3 (910 uŠ/cm) nam
trong khoảng giá tri EC tối ưu cho đất (0,2 — 1,2 mS/cm) trong khi DC (16,5 uS/cm) <
0,2 mS/em va NT4 (1525 uS/cm) >1,2/cm Sau khi kết thúc TN1, EC tăng ở DC (2,97 %),
NT1 (1,45 %) và NT3 (1,07%) EC giảm ở NT4 (0,18%) và NT2 (0,01%).
Các chỉ tiêu Nts, Pts, Kts ở các nghiệm thức thí nghiệm sau khi kết thúc thí nghiệmdéu tăng so với trước thí nghiệm.
21
Trang 400.0 0.0 = m
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
@DC mNTI mNT2 GNT3 mNT4 BDC mNTI mNT2 GNT3 mNT4
Hình 4.8 Thành phần dinh dưỡng của các nghiệm thức trước và sau thí nghiệm
Kết quả phân tích hàm lượng Nts tại các nghiệm thức cho thay, hàm lượng Ntstương quan thuận với lượng chất thải RLD bón vào dat Sau TN1, N tổng số tăng nhiềunhất ở NT1 (1,75%), sau đó là DC (1,5%), NT2 (1,20%), NT4 (1,20%) và NT3 (1,32%).Các yếu tố ảnh hưởng tới sự gia tăng hàm lượng Nts trong thí nghiệm là quá trình amonihóa, quá trình nitrati hóa Trong khí đó, quá trình phản nitrat hóa lại làm giảm hàm lượngNts trong đất
Giá trị Pts dao động từ 0,46 — 1,03 % Sau khi kết thúc, hàm lượng P tổng số tăngnhiều nhất ở DC (1,57%), giống nhau ở NT1, NT3 và NT4 là 1,17%, cuối cùng là NT2
28