Chuyen de tap viet lop 1, 2, 3

6 2.3K 17
Chuyen de tap viet lop 1, 2, 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cơ bản trong việc giảng dạy phân môn Tập viết 1, 2, 3 I. MỤC TIÊU: - Để hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy và học góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng thông qua các môn học, rèn luyện học sinh có thói quen cẩn thận óc thẫm mĩ, góp phần hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh. - Thông qua các môn học tiếng việt. Phân môn tập viết góp phần rất quan trọng đối với trẻ, nhất đối với lớp 1, 2, 3. Đọc và viết đang gắn liền với nhau trong suốt quá trình học tập của các em, giúp học sinh đọc thông viết thạo. 1) Về kiến thức: Học sinh vận dụng các nét, để viết đúng con chữ, viết liền mạch, thẳng hàng đều nét, rõ ràng, sạch đẹp, nâng dần viết đẹp hơn, nhanh hơn thành kỹ xảo; ngoài ra các em còn rèn cách ngồi viết, cầm bút để vở, khoảng cách giữa mắt và vở, ánh sáng. Để đãm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ cần hướng dẫn học sinh ngồi đúng tư thế. Đó là nguyên tắc đặc thù của môn tập viết. 2) Về kỹ năng: - Viết đúng mẫu chữ qui định số 31/2002 QĐ/BGD-ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. - Mẫu chữ có 4 dạng (chữ viết đứng nét đều, chữ viết đứng nét thanh, nét đậm. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÂN MÔN TẬP VIẾT( NÓI CHUNG) TẬP VIẾT LỚP 1-2-3 ( NÓI RIÊNG ): 1. Đối với lớp 1 là giai đoạn đầu sơ giản, đơn giản từ dễ đến khó. Bước đầu học sinh biết tô các nét chữ, nâng dần viết các nét tạo chữ trong âm vần tiếng vừa học. - Từ đó nâng dần kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. - Ở lớp 1 yêu cầu học sinh viết đúng – đều – đẹp là đạt. 2. Đối với lớp 2,3 về kiến thức kỹ năng yêu cầu cao liền mạch giữa các chữ cái, chữ viết thường với nhau giữa chữ hoa với chữ viết thường. Biết tự điều chỉnh và khoảng cách khi viết tiếng đầu câu có chữ hoa và liền với chữ viết thường liền sau không có nét móc. Nâng dần từ biết viết đúng đều đẹp lên kỹ năng viết nhanh, tốc độ viết phù hợp điều chỉnh khoảng cách qui trình viết; cách trình bày các tên riêng các câu tục ngữ ca dao, thơ, số, chữ dài hơn ở lớp dưới. 3. Đối với lớp 1: Trong sách giáo khoa mỗi bài tập viết có ba mục ứng với các nội dung sau: 1 + Tập tô các chữ hoa theo trình tự bảng chữ cái. + Tập viết các chữ vần bằng chữ thường cở vừa và cở nhỏ (các từ ngữ gắn với các bài học trước). - Đối với lớp 2, 3 trong sách giáo khoa mỗi bài tập viết được thể hiện 2 trang. * Tập viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ - 1 dòng chữ cái viết hoa cỡ vừa. - 2 dòng chữ cái viết hoa cỡ nhỏ (trang lẻ) - 1 dòng viết ứng dụng (chữ cái viết hoa đầu tiếng cỡ vừa) - 1 dòng viết ứng dụng (chữ cái viết hoa đầu tiếng cở nhỏ) - 3 dòng viết ứng dụng (cụm từ có chữ viết hoa cỡ nhỏ) * Tập viết nghiêng (tự chọn trang chẵn) - Luyện viết ở nhà - Tập viết chữ nghiêng tự chọn - Đối với lớp 3 tương tự như lớp 2 (trang lẽ) viếtlớp (củng cố viết chữ hoa ở lớp 2) - 2 dòng chữ viết hoa cỡ nhỏ (gồm 1 dòng ôn chữ viết hoa hoặc tổng hợp chữ ghi âm đầu trong tên riêng hoặc câu ứng dụng) - 2 dòng viết ứng dụng tên riêng (cỡ nhỏ) - 4 dòng viết ứng dụng câu (tục ngữ, ca dao, thơ . . .) - 4 dòng viết ứng dụng câu theo cỡ nhỏ - Tập viết nghiêng (tự chọn trang chẵn) - Luyện viết ở nhà - Tập viết nghiêng (tự chọn) III. CHƯƠNG TRÌNH: - Lớp 1: 33 tiết / 1 năm; HKI có: 16 tiết 1 tiết / tuần đồng thời có viết bài mỗi ngày của mỗi âm và vần học (có tuần 2 tiết Tập viết, có tuần không có Tập viết HKII 16 tiết / 1 tiết / tuần đồng thời có viết chữ hoa, 1 tiết ôn tập cuối năm). - Lớp 2,3: 33/1 tuần (4 tuần ôn tập kiểm tra không có bài ); HKI: 17 tiết (1 tiết ôn tập học kỳ); HKII: 16 tiết (1 tiết ôn tập học kỳ). IV. NỘI DUNG : 1. Để hình thành dạy học môn tập viết đạt hiệu quả cao cần phối hợp nhiều lĩnh vực, kết hợp “ mắt thấy, tai nghe ” giúp học sinh chủ động phân tích hình dáng kích thước và phân biệt các con chữ sự giống nhau và khác nhau, cần sử dụng đồ dùng trực quan đó là điều kiện cho các em trực tiếp quan sát, để nắm rõ các nét hình dáng chữ cần viết, vì vậy chữ mẫu phải to đúng qui định rõ ràng, đẹp. - Qua thực tiễn những đổi mới phương pháp, nội dung tập viết là một quá trình hình thành có hệ thống từ dễ đến khó, có hệ thống nâng cao dần kiến thức cho học sinh. - Phân môn tập viết được coi là chủ yếu “học đi đôi với hành” đọc thông viết thạo. Nói chung để đáp ứng theo yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay ta cần 2 chú ý nhiều trong việc rèn chữ viết cho học sinh vừa đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức của nội dung, chương trình phân môn tập viết. 2) Nội dung dạy phân môn Tập viết: * Lớp 1: - Viết chữ cỡ thường, cỡ nhỏ, tô chữ hoa. - Viết từ ngữ cỡ vừa và nhỏ. * Lớp 2, 3: - Viết hoa 29 chữ cái theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2 (A, M, N Q, V ). - 4 dạng chữ: ( kiểu viết đứng nét đều, kiểu viết đứng nét thanh đậm, chữ viết nghiêng nét đều, chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm). - Lớp 3 kế thừa lớp 2 nâng cao tốc độ viết. 3. Những điều kiện để dạy tốt tiết tập viết: a) Về cơ sở vật chất: - Ánh sáng phòng học phải đầy đủ cho tất cả học sinh ngồi học trong lớp. - Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải. - Bàn ghế học sinh ngồi phải đúng qui cách phù hợp với học sinh. - Các đồ dùng học tập phải có đầy đủ như: bảng con, phấn viết, vở viết, bút chì. - Tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở khoảng cách mắt với vở là bao nhiêu. - Chữ mẫu đúng qui định, phóng to . . . b. Quy trình chung dạy phân môn tập viết: * Phân tích cấu tạo chữ viết: - Học sinh quan sát chữ mẫu, phát hiện điểm giống nhau khác nhau của chữ đang học và chữ đã học. - Các nét đã học như nét khuyết, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét móc hai đầu, nét sổ, nét thắt . . . * Phân tích độ cao các con chữ: - Chữ có độ cao 2 li a , o , ô , ơ , e ê i , u , ư , m , n , c , v . . . - Chữ có độ cao 3 li : t - Chữ có đô cao 4 li : d , đ - Chữ có độ cao 5 li : h , b , l , k - Chữ có độ dài 4 li : p , q - Chữ có độ dài 5 li : y , g - Các chữ hoa đều có 5 li ( riêng g , y có 8 li ) V. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP VIẾT 1,2,3: 1.Phương pháp trực quan: - Giúp học tự phát hiện các nét chữ cấu tạo ác con chữ qua quan sát chữ mẫu. - Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới qua giới thiệu chữ mẫu, giáo viên hoạt động cách đặt bút, lia nét, kết thúc chữ tô, chữ viết một cách rõ ràng hơn. 3 - Quá trình rèn luyện tập viết hình thành cho học sinh quen vần viết đúng từ ứng dụng, câu ứng dụng, tục ngữ, ca dao, thơ qua bài học, bài luyện tập . . . - Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ở lớp giáo viên có thể treo tờ bìa chữ ở bảng ở vị trí thích hợp hoặc cho nhóm, tổ, để học sinh quan sát nhận xét kết hợp trò chơi học tập thích hợp trong tiết học nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. 2. Phương pháp gợi mở, đàm thoại: - Giáo viên cần có một hệ thống câu hỏi từ các nét cấu tạo giống nhau hay khác nhau những chữ cái đã và đang học để học sinh nắm rõ các nét cấu tạo chữ. Ví dụ: Hướng dẫn viết chữ A , Ă , Â - Chữ A gồm có mấy nét gồm có những nét nào? độ cao chữ A mấy li . . . - Chữ A , Ă , Â có điểm nào giống nhau? 3. Phương pháp thực hành luyện tập: - Hướng dẫn học sinh viết bảng con, vào vở tập viết, ở nhà luyện tập ( tự chọn ) - Hướng dẫn học sinh cách cầm bút, ngồi viết, đặt vở, tốc độ viết, qui trình viết, khoảng cách, đặt dấu thanh nối nét, viết đúng mẫu, đúng cở chữ, sạch đẹp. - Giáo viên theo dõi đôn đốc, nhắc nhở học sinh trong quá trình viết, cần chú ý đối với học sinh yếu. VI. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: a. Hướng dẫn học sinh chữ viết: - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn kỹ thuật viết (qui trình nối nét các chữ trong chữ ghi tiếng, đặt dấu thanh, ước lượng khoảng cách . . . ) - Hướng dẫn học sinh viết bảng con, vở bài tập viết (viết chữ hoa, chữ ứng dụng, từ ứng dụng, câu). b. Chấm và chữa bài tập viết: - Giáo viên đối chiếu với yêu cầu đề ra đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh. Giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế thiếu sót của bài viết. - Cho điểm đúng qui định, nhận xét nêu ra yêu cầu cụ thể cho học sinh biết về chữ viết. c. Rèn thói quen, nền nếp chữ viết: - Uốn nắn thường xuyên học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở, giữ khoảng cách giữa vở và mắt. - Nhắc nhở học sinh về cách trình bày, về ý thức viết chữ, giữ gìn sách vở sạch đẹp, những điều kiện cần thiết như ánh sáng, bàn ghế, dụng cụ, học tập . . . - Ngoài việc hướng dẫn viết trên lớp, giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh luyện viết thêm ở nhà (viết vào bảng con, vở tập viết, phần luyện viết thêm . . . để rèn chữ viết nâng cao hiệu quả của việc dạy tập viết). - Đối với học sinh viết chậm, yếu giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết một phần trong số các dòng chữ của bài viết. Giáo viên cần quan tậm đặc biệt hoạt động giúp đỡ các em thực hành luyện viết, từ đó nâng dần tốc độ viết ở các bài sau. 4 - Những trường hợp các chữ nối nét khó giáo viên cũng cần gợi ý để học sinh chủ động tìm ra cách viết hợp lý, ghi nhớ các điểm cần thiết. Để hình thành kĩ năng viết liền mạch ( tạo điều kiện cho học sinh viết đạt yêu cầu qui định đề ra). VII. CÁCH TIẾN HÀNH THIẾT KẾ BÀI HỌC: A. Mục tiêu: - Giúp học sinh hình thành kiến thức cơ bản, viết đúng chữ mẫu, từ, câu ứng dụng, viết hoa tên riêng, trình bày khổ thơ, ca dao, thơ . . . - Rèn luyện kĩ năng viết đúng, đều, đẹp . . . - Có ý thức trong học tập tính cẩn thận, thẫm mĩ hình thành nhân cách cho học sinh . B. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: chữ mẫu, bảng phụ kẽ sẳn. - Học sinh: bảng con, phấn bút chì, vở tập viết. C. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ 4 – 5 phút - Cho học sinh nêu cấu tạo chữ, tiếng (của bài trước) - Gọi 2 – 3 em viết trên bảng lớp, bảng con - 2, 3 em viết (tiếng từ ) theo yêu cầu của giáo viên. - Một số vở bài tập về nhà, giáo viên nhận xét chấm điểm. 3. Bài mới 10- 12 phút a) Giới thiệu bài: đồ dùng trực quan b) Giảng bài giáo viên giới thiệu chữ mẫu, từ ứng dụng ở bảng phụ hoặc bảng lớp. - Hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo nét độ cao khoảng cách, nối nét. - Giảng từ (nếu cần thiết) c) Giáo viên viết mẫu hướng dẫn cách viết: nêu qui trình viết các nét viết chữ mẫu, từ ứng dụng, câu ứng dụng . . . d) Học sinh viết bảng con (tuỳ theo nội dung nhiều hay ít chia tổ) - Học sinh nhận xét bảng con của tổ bạn - giáo viên nhận xét. - Đối với lớp 1 (nghỉ giữa tiết) e) Thực hành viết vào vở 12 – 15 phút - Giáo viên nhắc nhở cách ngồi, cầm viết (tư thế của học sinh) - Hướng dẫn viết vào vở; giáo viên viết mẫu lần 2 từng dòng hàng kẻ (giáo viên quan sát theo dõi uốn nắn chú ý rèn học sinh yếu) 4. Cũng cố (4 – 5 phút) - Nhắc nhở cách trình bày khoảng cách độ cao các nét chưa đều, chưa đẹp hoặc còn thiếu nét. - Có thể cho 2 học sinh thi đua viết lại (tiếng từ do giáo viên yêu cầu). 5. Nhận xét - dặn dò (1 – 2 phút) - Tuyên dương các em viết đúng, đẹp. - Nhắc nhở các em viết yếu. 5 - Chuẩn bị bài sau. 6. Rút kinh nghiệm (nếu có) * KẾT LUẬN Giáo viên tiểu học, dạy phân môn tập viết cần chú ý rèn chữ viết cho các em, vì chữ viết là việc cần thiết đối với học sinh tiểu học, chữ viết còn nói lên tính nết con người. Do đó cần hình thành chữ viết cho học sinh nhất là học sinh lớp1, 2, 3 đòi hỏi giáo viên học sinh kiên trì, cẩn thận cũng chính là rèn dần ở các lớp trên và phát triển hoàn thiện chữ viết cho các em sau này. Châu Hưng A, ngày 18 tháng 11 năm 2008 Người thực hiện Lê Hoàng Quân Xác nhận của Hội đồng khoa học của trường Sáng kiến kinh nghiệm xếp loại: Chủ tịch Hội đồng 6 . viết HKII 16 tiết / 1 tiết / tuần đồng thời có viết chữ hoa, 1 tiết ôn tập cuối năm). - Lớp 2 ,3 : 33 /1 tuần (4 tuần ôn tập kiểm tra không có bài ); HKI: 17 tiết (1 tiết ôn tập học kỳ); HKII: 16. bài trước) - Gọi 2 – 3 em viết trên bảng lớp, bảng con - 2, 3 em viết (tiếng từ ) theo yêu cầu của giáo viên. - Một số vở bài tập về nhà, giáo viên nhận xét chấm điểm. 3. Bài mới 10- 12 phút. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cơ bản trong việc giảng dạy phân môn Tập viết 1, 2, 3 I. MỤC TIÊU: - Để hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết,

Ngày đăng: 29/06/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan