Chất lượng không khí của các đô thị Việt Nam đang suy giảm, nhiều nơi vấn đề ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động, trong đó phải kể đến môi trường không khí.. Lượng thải các khí này tăng
Trang 1Chất lượng không khí của các đô thị Việt Nam đang suy giảm, nhiều nơi vấn đề ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động, trong đó phải kể đến môi trường không khí Ở các đô thị, nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là do giao thông vận tải đường bộ Chủ yếu là: mật độ giao thông lớn, chất lượng xe không đảm bảo Ngoài ra còn do chất lượng hệ thống giao thông chưa được đảm bảo Chính vì vậy, nó đã phát thải ra môi trường một lượng lớn các khí: CO, VOC, NO , SO , CH, bụi chì Lượng thải các khí này tăng lênX X hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng phương tiện giao thông đường bộ, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm rất thấp, di động, nồng độ tương đối cao Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm giao thông vận tải phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và quy hoạch kiến trúc các phố phường Hà Nội nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, gió mùa đông nam, có hai mùa đông lạnh Còn ở thành phố Hồ Chí Minh do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa lạnh nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia làm hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) Với khí hậu thay đổi đột ngột đặc biệt vào mùa đông và các tháng đổi mùa khiến khu vực Hà Nội ô nhiễm không khí do bụi cao hơn so với thành phố Hồ Chí Minh Quy hoạch kiến trúc hệ thống giao thông đang trong tình trạng xuống cấp, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông lớn gây ùn tắc làm phát sinh các khí thải, khói, bụi gây
ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng Sau đây là những chứng minh cụ thể cho thấy rõ mức độ ô nhiễm khí quyển trong giao thông đường bộ ở hai khu vực trên Trước tiên là những con số thống kê về lượng ô tô, xe máy đăng ký qua các năm
Trang 2Nhìn vào hai biểu đồ cho thấy số lượng sử dụng xe ô tô và xe máy qua các năm đều tăng dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí càng nặng nề hơn do khí thải, bụi Tuy nhiên, trung bình lượng xe ở Hà Nội lại tăng lên nhiều hơn, đặc biệt là xe máy
Biểu đồ 2 Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam năm
2006
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007
Theo thống kê lượng phát thải của xe cộ (xe ô tô, xe tải, xe buýt, mô tô ) có đến 80% CO, 50%CH, 30-40% các loại oxit (chủ yếu là NOx, SOx), 30% SPM (bụi lơ lửng), gần 100% chì có mặt trong không khí Nguồn phát thải ra CO là do động cơ đốt trong của ô tô hay là những động cơ chạy bằng xăng Nồng độ của nó phụ thuộc vào tỉ trọng vận tải xe Hàm lượng CO chiếm 4 - 5%, cá biệt 13,5% trong khí xả ô tô Ô tô du lịch phát thải trong 1 giờ 3m CO, ô tô tải 6m Hàm lượng CO trong không khí đặc biệt3 3
Trang 3cao tại những chỗ giao nhau của đường phố (ngã ba, ngã tư, ngã năm ) và cả những bãi
đỗ xe, các khu vực sửa chữa, bảo dưỡng (bên trong và bên ngoài xưởng)
Theo Chi cục và Viện bảo vệ môi trường về dự báo lượng thải CO từ hoạt động giao thông luôn tăng và nằm ở mức cao
Xét trên từng phương tiện, thải lượng ô nhiễm không khí từ xe máy là tương đối nhỏ, trung bình một xe máy xả ra lượng khí thải chỉ bằng một phần tư so với xe ô tô con Tuy nhiên, do số lượng xe máy tham gia giao thông chiếm tỷ lệ lớn hơn và chất lượng nhiều loại xe đã xuống cấp nên xe máy vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí
ô nhiễm, đặc biệt đối với khí thải CO Khí CO sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, đặc biệt trong trường hợp cháy không hoàn toàn từ ống xả của xe máy, ô tô CO khi thâm nhập vào phổi sẽ thay thế trong hợp chất với hemoglobin (Hb)của máu tạo ra cacboxil - hemoglobin làm quá trình vận chuyển từ phổi đến các mô không thực hiện được Khi cơ thể không đủ oxy, quá trình hô hấp của mô bị phá hủy, ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thần kinh trung ương: tổn thương vỏ đại não, hoạt động thần kinh cao cấp bắt đầu rối loạn Sau đó khi nồng độ của CO tăng sẽ có hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, mạch đập ở thái dương, buồn nôn,mửa ẹo, bất tỉnh, co giật dẫn đến tử vong Đặc biệt đối với phụ nữ mang khi ngộ độc CO có thể dẫn tới đẻ non, sẩy thai và làm biến dạng trẻ sơ sinh khi còn là bào thai.[4]
Trang 4Bảng 1: Các ảnh hưởng của CO với con người.
Nồng độ CO (ppm) Thời gian tiếp xúc Triệu chứng
2 giờ
Hoa mắt, buồn nôn, co giật Bất tỉnh
2 giờ
Đau đầu, hoa mắt, buồn nôn chết
30 phút
Đau đầu, hoa mắt, buồn nôn chết
20 phút
Đau đầu, hoa mắt chết
Nguồn: PGS.TS Đinh Xuân Thắng, 2008
Bên cạnh CO, các hidrocacbon ở dạng khí và dạng lỏng đều là những chất ô nhiễm đặc biệt Chúng phát thải chủ yếu từ động cơ đốt trong - do đốt xăng, do rò xăng của bộ chế hòa khí, cần quay của máy nổ của ô tô.Các hợp chất thơm của nhóm CH có tính độc cao Tùy từng thời điểm, vị trí cụ thể mà nồng độ các chất ô nhiễm là khác nhau
Trang 5Các hợp chất với các nồng độ khác nhau khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe Nếu CH đơn độc với nồng độ trong không khí thì sẽ không gây tác động có hại Nhưng khi ở trong không khí chúng tham gia vào các phản ứng hóa học khi có ánh sáng mặt trời và tạo thành các sản phẩm oxy quang hóa trong đó có gây tác động có hại
Trang 6Bảng 2: Tác động của các CH đối với cơ thể con người
hô hấp bị tổn thương
7500 ung thư phổi nguy hiểm
đối với sức khỏe
20000 rất nguy hiểm, gây tử
vong
[4] Ngoài các khí thải trên, bụi chì là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí trong giao thông đường bộ
Môi trường xung quanh chúng ta, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt ở các nút giao thông thường bị ô nhiễm bụi chì do 75% lượng chì có trong xăng tạo thành chì halogen tại đoạn cuối đường ống
xả khí khoảng 40% lắng lại trực tiếp trên mặt đất còn 60% phát thải vào không khí.Còn
ở xung quanh các đường giao thông thì bị ô nhiễm bụi chủ yếu do từ mặt đường cuốn lên khi các phương tiện cơ giới tham gia giao thông
Nồng độ chì có trong không khí là một chỉ thị về chất lượng nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện giao thông Trước năm 2002, nồng độ chì luôn rất cao, từ 1,5 - 2 Trước tình trạng trên nhà nước đã ban lệnh cấm xăng pha chì, khi lệnh cấm có hiệu lực, nồng độ chì đã giảm xuống còn 0,5 Nhưng từ giữa năm 2005 đến cuối năm 2007, khi công tác quản lý không còn được chú trọng thì nồng độ chì trong không khí lại tăng Sau khi được cảnh báo về tình trạng này, công tác quản lý xăng dầu lại được thắt chặt giúp nồng độ chì trong không khí lại được giảm xuống
Trang 7Bụi chì khi thâm nhập cơ thể con người qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa thì một phần sẽ được đào thải ra ngoài theo nước giải Phần còn lại được tích lũy trong các cơ quan khác như: gan lách, hệ thần kinh, thận, lông tóc dẫn tới gây thiếu máu, tăng huyết
áp, nhiễm độc thần kinh Các hạt bụi có thể được giữ lại trong phổi cũng có khi được chuyển đi như các khí trong hệ hô hấp Khi tác động vào các mô của phổi có thể gây ra viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi
Còn ở xung quanh các đường giao thông thì bị ô nhiễm bụi chủ yếu do từ mặt đường cuốn lên khi các phương tiện cơ giới tham gia giao thông trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình năm theo khuyến nghị của WHO (20 µg/m3) Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến đổi nồng độ bụi của một trạm quan trắc của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9So sánh hai biểu đồ có thể thấy, thành phố Hồ Chí Minh với đặc trưng về khí hâu
có hai mùa: mùa khô và màu mưa, các thông số thể hiện ô nhiễm đều có xu hướng tăng cao vào tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4) và giảm vào các tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9) Còn Hà Nội đều cao về mùa đông và thấp vào mùa hè Cao nhất vào tháng 12-1 và thấp nhất vào tháng 7-8
Bụi (các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn ) Chính vì vậy, các loại bụi này gây nguy hiểm cho con người, do có kích thước nhỏ nên chúng có khả năng đi qua lông mũi và vào phổi gây ra các bệnh hô hấp như gây bệnh phổi cấp tính, viêm mũi, họng
Theo số liệu của Báo cáo môi trường Quốc gia 2010 (trang 149) cho thấy thiệt hại kinh
tế do gia tăng bệnh tật đường hô hấp ở Hà Nội tính trung bình là 1.538 đồng/người/ngày, ở TP Hồ Chí Minh là 729 đồng/người/ngày ( ở Hà nội có tỷ lệ bị bệnh đường hô hấp lớn hơn vì ô nhiễm không khí lớn hơn ) Nếu tính chung cho 3 triệu dân nội thành Hà Nội thì mỗi ngày Hà Nội bị thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí là 4 tỷ
614 triệu đồng
Theo thống kê hàm lượng bụi trong không khí có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người
Bảng 3: Thống kê số trẻ đến khám và điều trị các bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí tại bệnh viện nhi đồng 1(TPHCM)
Nhiễm khuẩn ở đường hô
hấp
Nguồn: Bệnh viện nhi đồng 1 TPHCM
Trang 10Bảng 4: Dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng tới sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Hạn chế các hoạt động trong ngày 1.563.910 3.444.434 7.720.888 Người có triệu chứng đường hô hấp 7.476.373 16.466.340 36.910.203
Nguồn: Sở TNMT&NĐ TP Hà Nội, 2008 Tóm lại, giao thông đường bộ đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã để lại hậu quả nặng nề cho môi trường: gây ô nhiễm không khí, mất cảnh quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người Trước thực trạng ô nhiễm giao thông ngày càng gia tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải" với mục tiêu kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện môi trường.” [8]
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chấn, Trần Ngọc.(2000) Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
2.Đăng, Phạm Ngọc (2003) Môi trương không khí Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội
3 Hồ, Phạm Ngọc Loan, Đồng Kim Thanh, Trịnh Thị (2010) Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4.Lý, Bùi Sỹ Hiền, Hoàng Thị (2007) Bảo vệ môi trường không khí Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội
5.Môi trường không khí đô thị Việt Nam.(2007) Bộ tài nguyên và môi trường Báo cáo môi trường quốc gia, Hà Nội
6.PGS.TS Thắng, Đinh Xuân (2007) Giáo trình ô nhiễm không khí Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
7.GS TSKH Đăng, Phạm Ngọc Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam
Bộ tài nguyên và môi trường Tổng cục môi trường [ 20-12-2012]
http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/xulykhithai/Pages/Th
%E1%BB%B1ctr%E1%BA%A1ng%C3%B4nhi%E1%BB%85mkh%C3%B4ngkh
%C3%AD%C4%91%C3%B4th%E1%BB%8B%E1%BB%9FVi%E1%BB
%87tNam.aspx
8 Ô nhiễm không khí từ giao thông tăng Môi trường ngành xây dựng Vfej.vn.
[20-12-2012]
http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/module/news/viewcontent.asp? ID=2239&langid=1