1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích và thiết kế hệ thống quản lý kho Điện thoại thông minh tl mobile

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 510,37 KB

Nội dung

Nên hệ thống quản lý kho hàng điện thoại thông minh là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để giúp các công ty và cửa hàng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động liên quan đến nhập, xuấ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIN HỌC

HỌC PHẦN PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHO ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TL-MOBILE

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh Bình

Sinh viên thực hiện: Thái Đăng Khôi

Dương Văn Hoàng Lâm Nguyễn Trung Sỹ Trần Văn Tâm Phan Ân

Trang 2

Đà Nẵng, 2024 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5

1 Khảo sát hệ thống 5

1.1 Khảo sát hiện trạng 5

1.1.1 Phương thức khảo sát 5

1.1.2 Kết quả khảo sát 6

1.1.3 Hướng giải quyết 7

1.2 Mô tả hệ thống 7

1.3 Ưu điểm của hệ thống 7

1.4 Chức năng của hệ thống 8

1.5 Các đối tượng trong hệ thống 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 12

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12

DANH MỤC HÌNH DANH MỤC ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay việc ứng dụng tin học vào cuộc sống đã trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin làm cho tin học không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta Nên hệ thống quản lý kho hàng điện thoại thông minh là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để giúp các công ty

và cửa hàng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động liên quan đến nhập, xuất, tồn kho, đổi trả và bảo hành của sản phẩm điện thoại Hệ thống này bao gồm nhiều chức năng quản lý, từ sản phẩm, thuộc tính của sản phẩm, khu vực kho chứa hàng, phiếu nhập, phiếu xuất, đến kiểm kê kho hàng, đổi trả bảo hành, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, tài khoản và phân quyền tài khoản Mục tiêu của hệ thống là giảm thiểu sai sót, tránh gian lận, hạn chế tối đa các mặt hàng giả và nâng cao hiệu quả công việc quản lý Do vậy, nhóm em chọn đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý kho điện thoại thông minh TL-MOBILE”

Trang 5

Chúng em đã thực hiện khảo sát tại một số doanh nghiệp nhỏ lẻ để tìm hiểu

về quá trình quản lý kho điện thoại thông minh hiện tại của họ Chúng em lựa chọn phương thức khảo sát qua các tài liệu và chúng em đã thực hiện các trình tự như sau:

Thứ nhất, chúng em thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý điện thoại thông minh, bao gồm cả thông tin về cách thức hoạt động của hệ thống và cáctính năng, chức năng của nó

Thứ hai, chúng em xác định các yếu tố cần khảo sát của hệ thống quản lý điện thoại thông minh theo mã IMEI, bao gồm các thông tin như số lượng thiết bị được quản lý, tính năng của hệ thống, độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống, v.v.Thứ ba, chúng em tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các yếu tố cần khảo sát, chẳng hạn như báo cáo, tài liệu hướng dẫn sử dụng, các loại hóa đơn mà trước

đó doanh nghiệp sử dụng v.v

Thứ tư, chúng em đánh giá các tài liệu đã thu thập được, tập hợp thông tin cần thiết và phân tích để đưa ra các kết luận và bắt đề xuất cải tiến cho hệ thống quản lý điện thoại thông minh của doanh nghiệp

Thứ năm, từ các kết quả khảo sát, kết quả đánh giá, chúng em xây dựng hệ thống quản lý điện thoại thông minh theo mã IMEI

Phương thức khảo sát qua tài liệu giúp chúng em hiểu rõ hơn về hệ thống và đưa ra các đề xuất cải tiến để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống Tuy

Trang 6

nhiên, việc khảo sát này cũng cần được kết hợp với các phương pháp khảo sát khác

để đánh giá toàn diện hệ thống quản lý điện thoại thông minh Vì điều kiện không cho phép nên chúng em không thể thực hiện phương thức khảo sát thực tế

●Một số ít doanh nghiệp nhỏ lẻ còn quản lý tồn kho thủ công

●Thiếu tính linh hoạt trong quản lý đơn đặt hàng, doanh nghiệp không thể thay đổi hoặc hủy đơn đặt hàng sau khi đã được tạo

●Quá trình nhập/xuất kho không được quản lý một cách chặt chẽ, dẫn đến việc khó khăn trong việc xác định số lượng hàng hóa đã nhập vào hoặc xuất khỏi kho

●Thiếu tính năng quản lý nhà cung cấp, doanh nghiệp không thể quản lý

và theo dõi thông tin về nhà cung cấp một cách hiệu quả

●Sản phẩm giả mạo và hàng nhái tràn lan Thiếu hệ thống kiểm kê kiểm tra tính xác thực của sản phẩm để đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng

Trang 7

●Thiếu tính năng báo cáo và thống kê, doanh nghiệp không thể tạo ra các báo cáo và thống kê về hàng tồn kho một cách nhanh chóng và chính xác.

1.1.3 Hướng giải quyết

Để quản lý kho điện thoại thông minh hiệu quả, các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp như:

- Áp dụng quản lý điện thoại theo mã imei Điều này giúp cải thiện rất nhiều về sự rõ ràng và minh bạch trong việc quản lý, tránh gian lận, hạn chế tối đa hàng giả, hàng nhái, đảm bảo thông tin số lượng sản phẩm không bị thất thoát

- Nâng cấp hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý của doanh nghiệp nên được nâng cấp để có thể quản lý hàng hóa, đơn hàng, khách hàng, nhà cung và doanh thu một cách hiệu quả hơn Điều này giúp cho việc quản lý và kiểm soát hàng hóa dễ dàng hơn, từ đó tăng cường sự chínhxác và độ chính xác trong quản lý hàng hóa

1.2 Mô tả hệ thống

Hệ thống quản lý kho hàng điện thoại theo mã IMEI là một hệ thống thông tin được thiết kế để giúp các nhà phân phối và cửa hàng điện thoại quản lý tồn kho, theo dõi thông tin về các mẫu điện thoại, cấu hình và màu sắc, cũng như giá cả theotừng phiên bản Hệ thống này sẽ cung cấp các chức năng như nhập hàng, xuất hàng, theo dõi tồn kho, cập nhật giá và thống kê báo cáo Mục tiêu chính của hệ thống là giúp đơn giản hóa quy trình quản lý kho hàng, tăng hiệu quả công việc và đảm bảo tính chính xác trong thông tin sản phẩm

Trang 8

1.3 Ưu điểm của hệ thống

Hệ thống quản lý điện thoại theo mã IMEI có nhiều ưu điểm so với hệ thống quản lý điện thoại truyền thống không theo mã IMEI, bao gồm:

 Tăng tính chính xác: Mã IMEI là một số duy nhất được gán cho từng thiết

bị điện thoại, do đó hệ thống quản lý điện thoại theo mã IMEI sẽ đảm bảotính chính xác và độ tin cậy cao hơn so với hệ thống quản lý điện thoại truyền thống không theo mã IMEI

 Tăng tính bảo mật: Hệ thống quản lý điện thoại theo mã IMEI sẽ giúp ngăn chặn việc sử dụng các thiết bị điện thoại giả mạo hoặc bị đánh cắp Điều này giúp tăng tính bảo mật cho các hoạt động quản lý điện thoại

 Tăng tính hiệu quả: Hệ thống quản lý điện thoại theo mã IMEI giúp cho việc quản lý và sử dụng điện thoại được thực hiện một cách hiệu quả hơn.Nhờ vào tính năng đặc biệt của mã IMEI, hệ thống quản lý có thể dễ dàngxác định được thông tin về từng thiết bị điện thoại một cách nhanh chóng

và chính xác

Tóm lại, hệ thống quản lý điện thoại theo mã IMEI có nhiều ưu điểm so với hệ thống quản lý điện thoại truyền thống không theo mã IMEI, đặc biệt là tính chính xác, tính bảo mật, tính hiệu quả

1.4 Chức năng của hệ thống

- Quản lý sản phẩm: Theo dõi thông tin chi tiết về từng loại sản phẩm, bao gồm thông tin cơ bản: mã điện thoại, tên điện thoại, xuất xứ, hệ điều hành, thương hiệu, thời gian bảo hành, hệ điều hành, kích thước màn, camera, chip xử lý, dung lượng pin, các phiên bản của điện thoại, cấu hình, màu sắc, giá cả cho từng loại cấu hình và số lượng tồn trong kho

- Đăng nhập, đăng xuất, quên mật khẩu: Giúp quản lý và bảo mật thông tin tài khoản người dùng

Trang 9

- Phiếu nhập: Lập và quản lý phiếu nhập hàng, bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, giá nhập và nhà cung cấp.

- Phiếu xuất: Lập và quản lý phiếu xuất hàng, gồm thông tin về sản phẩm,

số lượng, giá bán, khách hàng và nhân viên bán hàng

- Phiếu kiểm kê: Theo dõi và quản lý việc kiểm kê hàng hóa trong kho, ghi nhận sự chênh lệch giữa số lượng thực tế và số lượng ghi trong hệ thống

- Phiếu bảo hành: Theo dõi và quản lý các thông tin liên quan đến bảo hànhsản phẩm

- Phiếu đổi/trả: Giúp quản lý và xử lý các trường hợp khách hàng muốn đổihoặc trả lại sản phẩm do lỗi kỹ thuật, không đúng mẫu mã, màu sắc, cấu hình hoặc không hài lòng với sản phẩm

- Quản lý khu vực kho chứa hàng hoá: Quản lý vị trí và khu vực hàng hóa trong kho, giúp tổ chức và tối ưu hoá trong việc quản lý tồn kho

- Quản lý nhà cung cấp: Tạo, chỉnh sửa, theo dõi thông tin liên lạc với các nhà cung cấp

- Quản lý nhân viên: Quản lý thông tin nhân viên, phân công công việc, theo dõi hiệu suất làm việc và lịch sử giao dịch

- Quản lý tài khoản: Tạo, chỉnh sửa, xoá tài khoản của nhân viên, phân quyền truy cập vào hệ thống của nhân viên theo nhóm quyền

- Quản lý phân quyền: Tạo, chỉnh sửa, xóa phân quyền cho từng nhóm quyền trong hệ thống

- Quản lý khách hàng: Tạo, chỉnh sửa, xóa thông tin khách hàng

- Thống kê: Xem tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, số lượng hàng hoá nhập vào / xuất ra trong một khoảng thời gian

Trang 10

1.5 Các đối tượng trong hệ thống

● Sản phẩm: Mỗi sản phẩm điện thoại trong hệ thống được xác định bởi mãsản phẩm, tên sản phẩm, kích thước màn, camera trước, camera sau, dunglượng pin, chip xử lý, thời gian bảo hành và các thuộc tính khác như màu sắc, xuất xứ, thương hiệu, ram, rom, hệ điều hành, giá nhập vào, giá xuất ra

● Phiếu nhập: Đối tượng này lưu trữ thông tin về việc nhập hàng vào kho, bao gồm số lượng sản phẩm, mã IMEI, nhà cung cấp, ngày nhập hàng, và nhân viên nhập hàng

● Phiếu xuất: Đối tượng này lưu trữ thông tin về việc xuất hàng từ kho, bao gồm số lượng sản phẩm, mã IMEI, khách hàng, ngày xuất hàng, và nhân viên xuất hàng

● Khách hàng: Lưu trữ thông tin của khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và lịch sử giao dịch

● Nhà cung cấp: Lưu trữ thông tin của nhà cung cấp, bao gồm tên, địa chỉ,

số điện thoại, email và lịch sử giao dịch nhập hàng

● Nhân viên: Bao gồm thông tin cá nhân của nhân viên, chức vụ, thông tin liên lạc và thông tin đăng nhập hệ thống

● Khu vực kho: Đại diện cho các vùng lưu trữ hàng hóa trong kho, giúp tổ chức và quản lý sản phẩm một cách hiệu quả Đối tượng này lưu trữ các thông tin như mã khu vực kho, tên khu vực kho, ghi chú cho khu vực kho đó

● Phiếu Bảo hành/Đổi trả: Lưu trữ thông tin về các yêu cầu bảo hành và đổitrả sản phẩm của khách hàng, bao gồm mã IMEI, thông tin khách hàng, lý

do đổi trả, trạng thái, và ngày hoàn thành

Trang 11

● Phiếu kiểm kê: Đối tượng này lưu trữ thông tin về việc kiểm kê hàng hóa trong kho, bao gồm ngày kiểm kê, kết quả, nhân viên kiểm kê, và bất kỳ sai sót hoặc vấn đề nào được phát hiện.

● Tài khoản và phân quyền: Lưu trữ thông tin về tài khoản đăng nhập của nhân viên, vai trò trong hệ thống và quyền truy cập vào các chức năng tương ứng

Trang 12

o Một hệ thống có thể được phân rã thành nhiều hệ thống con.

o Một hệ thống con có đầu vào và đầu ra của riêng nó

o Đầu ra của một hệ thống con có thể trở thành đầu vào của những hệ thống con khác

 Sự phân rã hệ thống

Hình 2.1 Sự phân rã hệ thống

Trang 14

 Mỗi chức năng có thể gồm một hoặc nhiều chức năng con.

 Mỗi sơ đồ không nên có quá 6 mức

 Mỗi chức năng không nên có quá 6 chức năng con

 Cần đảm bảo tính cân bằng của sơ đồ

 Mỗi chức năng phải mang một tên duy nhất, thể hiện khái quát các chức năng con của nó

Hình 2.4 Phân mức các chức năng

Trang 15

o Nguyên tắc phân rã chức năng

Khi tiếp cận tổ chức theo phương pháp từ trên xuông, ta nhận được thông tin về các chức năng từ mức gộp đến mức chi tiết

 Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã ra nó

 Các chức năng mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chứcnăng ở mức trên đã phân rã ra chúng

Một sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) là một công cụ đồ họa

để mô tả luồng dữ liệu luân chuyển trong một hệ thống và những hoạt động

xử lý được thực hiện bởi hệ thống đó

Trang 16

 Các phần tử của DFD

Hình 2.7 Các phần tử của DFD

 Tác nhân ngoài (actor)

o Tác nhân ngoài là nguồn cung cấp hoặc nhận dữ liệu của hệ thống

o Tác nhân nằm ngoài phạm vi của hệ thống, thể hiện mối quan hệ giữa

hệ thống với môi trường bên ngoài

o Tên của tác nhân ngoài phải là một danh từ

o Tác nhân có thể là: tổ chức hay đơn vị ngoài hệ thống, người tương tácvới HT, các HTTT khác trao đổi với HT

Hình 2.8 Ví dụ về tác nhân ngoài

 Kho dữ liệu

o Là các dữ liệu được lưu trữ tại một chỗ

Trang 17

o Một kho dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu được lưu trữ ở nhiều vị tríkhông gian khác nhau: các thư mục khác nhau, các máy tính khác nhau.

o Một kho dữ liệu có thể chứa dữ liệu về khách hàng, sinh viên, đơn hàng

o Tên của kho dữ liệu phải bắt đầu bằng danh từ

Hình2.9 Kho dữ liệu (Data store)

o Tên của luồng dữ liệu phải bằng một danh từ

Hình 2.10 Luồng dữ liệu (Data flow)

 Quá trình (Process)

o Là một công việc hay một hành động có tác động lên các dữ liệu làm cho chúng di chuyển, được lưu trữ, thay đổi hay được phân phối

o Một quá trình là một hoạt động được thực hiện trên luồng dữ liệu vào

để tạo một luồng dữ liệu ra

o Tên của quá trình phải là một mệnh đề động từ gồm động từ và bổ nghĩa, vi dụ: tính lương, lập hóa đơn

Trang 18

Hình 2.11 Quá trình (Process)

 Sơ đồ ngữ cảnh

o Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Context data flow diagram) là một

mô hình chức năng được dùng để tài liệu hóa phạm vi của một hệ thống Nó còn được gọi là mô hình môi trường Để xây dựng sơ đồ ngữ cảnh, cần phải:

 Xác định biên giới của hệ thống

 Xác định các tác nhân ngoài

 Không chi tiết về các quá trình và kho dữ liệu của hệ thống

o Chiến lược cụ thể xây dựng sơ đồ ngữ cảnh:

 Coi cả hệ thống là một “hộp đen”, chỉ quan tâm tới phần bên ngoài của nó

 Xác định những giao dịch nghiệp vụ mà hệ thống phải đáp ứng Đó chính là các luồng vào của hệ thống Với mỗi luồng vào, cần xác định nguồn tương ứng của nó Các nguồn sẽ trở thành các tác nhân ngoài trong sơ đồ ngữ cảnh

 Xác định những đáp ứng phải được sinh ra bởi hệ thống Đó chính là các luồng ra của hệ thống Với mỗi luồng ra xác định đích của nó Các đích đó cũng sẽ trở thành các tác nhân ngoài

 Xác định các kho dữ liệu ngoài Rất nhiều hệ thống đòi hỏi truy nhập vào các tệp hoặc cơ sở dữ liệu của hệ thống khác

 Vẽ một sơ đồ ngữ cảnh dựa trên tất cả các thông tin đã xử lý Chú ý chỉ minh họa những luồng dữ liệu thể hiện những mục

Trang 19

tiêu chính của hệ thống nhằm tránh việc sơ đồ ngữ cảnh có quá nhiều luồng dữ liệu vào/ra.

o Ví dụ sơ đồ ngữ cảnh hệ thống đặt bữa ăn

 Xác định các luồng dữ liệu ngoài (đầu vào, đầu ra)

 Chú ý: bản thân toàn bộ hệ thống là một quá trình (nó nhận đầu vào và biến đổi nó thành đầu ra)

Trang 20

 Là các quá trình con của các quá trình mức 0

 Cách đánh số quá trình

Hình 2.13 Cách đánh số quá trình

 Ví dụ sơ đồ dòng dữ liệu mức 0 của hệ thống đặt bữa ăn

Hình 2.14 ví dụ sơ đồ dòng dữ liệu mức 0 của hệ thống đặt bữa ăn

 Ví dụ sơ đồ dòng dữ liệu mức 1 của quá trình 1.0

Trang 21

Hình 2.15 ví dụ sơ đồ dòng dữ liệu mức 1 của quá trình 1.0

 Kỹ thuật phân mức DFD dựa trên BFD

Trang 22

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w