Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của hội đồngthành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: + Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng s
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
BÀI GIẢNG
LUẬT KINH TẾ Dùng cho các ngành trình độ cao đẳng
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên các chuyên ngành trình độ cao đẳng; đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo;
Trường Cao đẳng Thương mại chủ trương tổ chức biên soạn bài giảng chung các môn
học đang được triển khai giảng dạy.
Thực hiện chủ trương trên, Khoa Khoa học cơ bản đã phân công nhóm giảng viên Hoàng Thị Thanh Nguyệt, Mai Duy Phước, Nguyễn Thị Phương Nhâm biên soạn tập bài
giảng này để dùng chung cho sinh viên hệ cao đẳng của trường, giúp cho việc giảng dạy
của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi Bài giảng được biên soạn
dựa theo chương trình môn học Luật kinh tế và tham khảo các tài liệu, giáo trình của một
số nguồn, tác giả trong nước.
Nội dung của tập bài giảng bao gồm 3 chương Cụ thể:
Chương 1 Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp do giảng viên Hoàng Thị Thanh Nguyệt biên soạn;
Chương 2 Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mạị
do giảng viên Mai Duy Phước biên soạn;
Chương 3 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại do giảng viên Nguyễn Thị Phương Nhâm biên soạn.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã có chú ý cập nhật khá đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung bài giảng và đưa vào một số tình huống, ví dụ
minh họa được biên soạn từ các tài liệu, báo chí và quan sát thực tiễn.
Để tập bài giảng này đến tay người đọc, nhóm tác giả cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia ý kiến góp ý, biên tập, sửa chữa của quý thầy cô giáo trong bộ môn Pháp luật, khoa
Khoa học cơ bản, quý thầy cô giáo trong tổ giúp việc, Hội đồng nghiệm thu nhà trường.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhóm tác giả nghĩ rằng tập bài giảng này có thể còn hạn chế, sai sót Nhóm tác giả chân thành mong đợi nhận được sự phê bình, góp ý của đọc
giả, để lần tái bản bản sau được hoàn thiện hơn.
Các ý kiến tham gia xin được gửi về địa chỉ: hoangthanhnguyet@gmail.com , maiduy842002@yahoo.com, nhamtramy@gmail.com.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 7
1.1 Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân 7
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân 7
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân 7
1.1.2.1 Doanh nghiệp một chủ 7
1.1.2.2 Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản 8
1.1.2.3 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân 8
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân 9
1.1.3.1 Quyền của doanh nghiệp tư nhân 9
1.1.3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân 9
1.2 Pháp luật về công ty 9
1.2.1 Khái niệm công ty 9
1.2.2 Đặc điểm pháp lý công ty 10
1.2.3 Công ty theo pháp luật Việt Nam 10
1.2.3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên 10
2.2.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên 13
2.2.3.3 Công ty cổ phần 16
2.2.3.4 Công ty hợp danh 21
1.3 Quy chế pháp lý về hình thành, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp 23
3
Trang 61.3.1 Thành lập doanh nghiệp 23
1.3.1.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 23
1.3.1.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp 27
1.3.2 Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp 30
1.3.2.1 Giải thể doanh nghiệp tư nhân và công ty 30
1.3.2.2 Phá sản doanh nghiệp tư nhân và công ty 32
1.4 Tổ chức lại doanh nghiệp tư nhân và công ty 33
1.4.1 Chia công ty 33
1.4.2 Tách công ty 34
1.4.3 Hợp nhất công ty 34
1.4.4 Sáp nhập công ty 35
1.4.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty 36
Câu hỏi ôn tập 37
Bài tập 38
Tài liệu tham khảo 40
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 42
2.1 Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại 42
2.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 42
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 42
2.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 43
2.1.4 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 44
2.1.4.1 Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 44
2.1.4.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 45
4
Trang 72.1.4.3 Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 45
2.1.4.4 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 46
2.1.5 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 48
2.1.5.1 Khái niệm 48
2.1.5.2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 49
2.1.5.3 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 50
Câu hỏi ôn tập 51
Bài tập 52
Tài liệu tham khảo 54
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 56
3.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp thương mại 56
3.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại 56
3.1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại 56
3.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 57
3.2.1 Thương lượng 57
3.2.1.1 Khái niệm 57
3.2.1.2 Ưu và nhược điểm của thương lượng 57
3.2.2 Hòa giải 58
3.2.2.1 Khái niệm 58
3.2.2.2 Ưu và nhược điểm của hòa giải 58
3.2.3 Tòa án 58
3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức 58
3.2.3.2 Thẩm quyền của tòa án 59
5
Trang 83.2.3.3 Nguyên tắc của tòa án 61
3.2.3.4 Trình tự thủ tục giải quyết 62
3.2.4 Trọng tài thương mại 63
3.2.4.1 Các hình thức trọng tài thương mại 63
3.2.4.2 Nguyên tắc của trọng tài 64
3.2.4.3 Trình tự thủ tục giải quyết 65
Câu hỏi ôn tập 66
Bài tập 67
Tài liệu tham khảo 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
6
Trang 9CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Nhận thức đúng vai trò của luật kinh tế và
có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật khi kinh doanh
Nội dung
1.1 Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanhnghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
1.1.2.1 Doanh nghiệp một chủ
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và đầutư; là doanh nghiệp mà tất cả tài sản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất Theo quy định
của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện về mặt pháp lý cho doanh nghiệp có
toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành quản lý doanhnghiệp
1.1.2.2 Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản
Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trong quá trình kinhdoanh
Trách nhiệm vô hạn nghĩa là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình mà không có sự phân biệt tài sản trong kinh doanh và tài sản ngoài kinh
7
Trang 10doanh Theo đó, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng
toàn bộ tài sản của mình có được để thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà pháp luật không quan
tâm đến số vốn ban đầu chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là bao nhiêu, mà chỉ thực
sự quan tâm đến tài sản thực có của người chủ doanh nghiệp
Trách nhiệm vô hạn vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của loại hình doanh nghiệp tưnhân Chính chế độ trách nhiệm vô hạn đã tạo được lòng tin, sự yên tâm của khách hàng
và đối tác hơn các loại hình doanh nghiệp hữu hạn Ngoài ra, cũng vì đặc điểm này mà
doanh nghiệp ít phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ đối với pháp luật như tài chính, kế toán
nếu so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác Tuy nhiên, so với các loại hình doanh
nghiệp khác thì người chủ doanh nghiệp tư nhân chịu mức độ rủi ro cao khi việc kinh
doanh của mình không thuận lợi; Và đồng thời doanh nghiệp tư nhân không được phát
hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh
Chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhânthực sự là một trong những đặc điểm đặc biệt nhất của doanh nghiệp tư nhân
1.1.2.3 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp được nhà nước quy định theo Luật Doanhnghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân
Theo Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2016 thì một tổchức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015 cụ thể: Phápnhân phải có cơ quan điều hành; Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành
của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập
pháp nhân; Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định
của pháp luật;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tàisản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Như đã bàn đến ở trên thì doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch tài sản củachủ doanh nghiệp với khối tài sản của doanh nghiệp Thế nên loại hình này không đáp
ứng được điều kiện thứ ba trong điều 74 của Bộ luật Dân sự 2015 Đồng nghĩa với việc
loại hình này không có tư cách pháp nhân
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
1.1.3.1 Quyền của doanh nghiệp tư nhân
8
Trang 11Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý
doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê hoặc bándoanh nghiệp của mình (Điều 186 và Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014)
1.1.3.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh những quyền của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh với
tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp tư nhân không tồn tại đơn lẻ,
địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ thể
khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải
thực hiện các nghĩa vụ chung mà nhà nước quy định đối với doanh nghiệp như:
- Kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp;
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn;
- Bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành,nghề kinh doanh có điều kiện;
- Bảo đảm nghĩa vụ thuế, ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định, chịu
sự kiểm tra của các cơ quan tài chính là một nghĩa vụ thụ động của doanh nghiệp;
-Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
1.2 Pháp luật về công ty
1.2.1 Khái niệm công ty
Công ty ra đời dựa trên sự liên kết, ràng buộc nhau trong quá trình kinh doanh củacác thương nhân Các nhà luật học đã thể hiện quan điểm của mình về công ty một cách
khác nhau trong khoa học pháp lý Nhà luật học Kubler Cộng hòa liên bang Đức quan
niệm: “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp
nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung
nào đó” Trong khi đó, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: “Công ty là một hợp
đồng, thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng
của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được từ hoạt động đó”
9
Trang 12Ở Việt Nam, tại Điều 2 Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp 2014 quanniệm công ty “là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi
nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
Công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.”
1.2.2 Đặc điểm pháp lý công ty
Công ty có những đặc điểm cơ bản sau:
- Là sự liên kết của hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập;
- Sự liên kết này được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ,quy chế);
- Sự liên kết nhằm mục đích chung
Qua đó, có thể thấy rằng, dấu hiệu sự liên kết là đặc điểm phổ biến, cơ bản của loạihình công ty
- Công ty đối nhân
Là loại hình công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy vềnhân thân của các thành viên tham gia Sự hùn vốn chỉ là yếu tố thứ yếu Công ty không
có sự tách bạch giữa vốn và trách nhiệm của các thành viên và của công ty Phần vốn của
mỗi thành viên sau khi gia nhập vẫn do thành viên đó giữ nhưng không được chuyển
nhượng tự do cho người khác trừ khi được sự chấp thuận của tất cả các thành viên khác
Các thành viên công ty liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty
Công ty đối nhân có các dạng cơ bản: công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản và
công ty dự phần
- Công ty đối vốn
Ra đời sau các công ty đối nhân, công ty đối vốn là loại công ty khi thành lậpngười ta chú trong đến phần vốn của các thành viên tham gia, yếu tố nhân thân không
được quan tâm nhiều Công ty đối vốn có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản
của các thành viên công ty Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, có chế độ trách nhiệm
hữu hạn Các thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm công nợ của công ty giới
hạnh trong phạm vi phần vốn góp của mình Do chỉ quan tâm đến vốn góp nên thành viên
của công ty đối vốn rất đông Công ty cổ phần là đại diên điển hình của loại công ty này
là.
1.2.3 Công ty theo pháp luật Việt Nam
1.2.3.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên
a Khái niệm
10
Trang 13Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viêntrở lên là loại hình doanh nghiệp gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công
ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có những đặc điểm sau:
- Thành viên công ty không nhiều, có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng thành viênthường bị giới hạn 2 đến 50 và thường là những người quen biết nhau
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều
52, Điều 53 và Điều 54 của Luật Doanh nghiệp 2014
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí doanhnghiệp
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành
cổ phiếu để huy động vốn
b Cơ cấu tổ chứcCông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủtịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn có
từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên,
có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty
- Hội đồng thành viênHội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty là cơ quan quyết định caonhất của công ty nên hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề
chủ yếu, quan trọng nhất của công ty như: Phương hướng phát triển công ty; tăng, giảm
vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, tổ chức lại, giải thể công ty…Các quyền và
nhiệm vụ cụ thể của hội đồng thành viên được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều
lệ công ty
Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi nămphải họp một lần Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của chủ tịch hội
đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu từ 10%
số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định Trường
hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ thì nhóm thành viên còn lại
đương nhiên có quyền triệu tập hồi đồng thành viên Cuộc họp của hội đồng thành viên
phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định
khác
Cuộc họp hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ítnhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định Trường hợp điều lệ không
quy định hoặc không có quy định khác, triệu tập họp hội đồng thành viên trong trường
hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 điều
này thì được thực hiện như sau:
11
Trang 14+ Triệu tập họp lần thứ hai phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
dự định họp lần thứ nhất Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến
hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ;
+ Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họplần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai Trường
hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự
họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp
+ Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểuquyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên,
hình thức biểu quyết do điều lệ công ty quy định
+ Trường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại điều 59 không hoàn thànhchương trình họp trong thời hạn dự kiến, thì có thể kéo dài phiên họp; Thời hạn kéo dài
không được quá 30 ngày, kể từ ngày khai mạc cuộc họp đó
Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyếttại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của hội đồngthành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
+ Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họptán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác
nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải
thể công ty
+ Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họptán thành đối với những vấn đề còn lại
- Chủ tịch Hội đồng thành viênHội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng thànhviên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty Chủ tịch Hội đồng thành viên
có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật này và Điều lệ công ty Nhiệm kỳ của
Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
- Giám đốc (Tổng Giám đốc)Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanhhằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình
Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong LuậtDoanh nghiệp và Điều lệ công ty
- Ban kiểm soát
12
Trang 15Về mặt pháp lý, Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểmsoát các hoạt động của công ty, pháp luật chỉ bắt buộc công ty TNHH trên 11 thành viên
phải có Ban kiểm soát Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng
ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định
c Vốn và tài chínhCông ty trách nhiệm hữu hạn có tài sản riêng Tài sản riêng của công ty là một khốithống nhất, tách biệt khỏi tài sản riêng của các thành viên được thể hiện bằng tiền (vốn)
Vốn điều lệ của công ty do các thành viên góp bằng tiền, hiện vật hoặc bằng các tàisản khác theo quy đinh của pháp luật Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên được quy ra tỷ lệ
% và ghi trong Điều lệ công ty, phân quyền, nghĩa vụ của các thành viên đó Khi tham gia
công ty các thành viên không nhất thiết phải góp vốn ngay Các thành viên công ty có thể
thoả thuận một thời gian để các thành viên thực hiện việc góp vốn Khi góp đủ giá trị
phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, thể hiện
quyền sở hữu của thành viên đó trong công ty Trường hợp có thành viên không góp đầy
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn còn thiếu được xem là nợ của thành viên đó
dối với công ty, thành viên này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do
không góp đủ và đúng hạn như đã cam kết Thành viên chưa góp vốn theo cam kết không
còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật
Khác với công ty cổ phần thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn không thể tự
do chào bán phần vốn góp của mình trên thị trường Khi muốn chuyển nhượng phần vốn
góp, thành viên công ty phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện Trừ khi các thành
viên khác không mua hoặc mua không hết thì họ mới được chuyển nhượng cho người
không phải là thành viên của công ty
2.2.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên
a Khái niệmCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một dạng biến thể của công tytrách hữu hạn hai thành viên
Theo Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ
sở hữu công ty); Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có những đặc điểm sau đây:
- Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;
- Vốn điều lệ của công ty hoàn toàn do tổ chức hoặc cá nhân này góp vào chứkhông sự liên kết về vốn như các loại hình công ty khác;
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
13
Trang 16- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề trong công ty cùng với chế độtrách nhiệm hữu hạn là động lực khiến các nhà đầu tư không ngừng ngại trước các lĩnh
vực mang tính rủi ro cao trong kinh doanh;
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của
công ty cho các cá nhân, tổ chức khác;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổphiếu để huy động vốn
b Cơ cấu tổ chứcCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổchức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viênhoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Hội đồng thành viên Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệmgồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm Hội đồng thành viên nhân
danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân
danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của
giám đốc hoặc tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
quy định khác của pháp luật có liên quan
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên hộiđồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại điều lệ
công ty Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và
nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 Luật Doanh
nghiệp 2014 và quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp
Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thànhviên dự họp Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có
một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết
định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Nghị quyết của hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn 1/2 số thành viên
dự họp tán thành Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 3/4 số thành viên
dự họp tán thành
14
Trang 17Nghị quyết của hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
- Chủ tịch công ty Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữuthực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc;
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
- Giám đốc, Tổng Giám đốc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặcTổng Giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ
công ty có quy định khác
- Kiểm soát viên Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viênvới nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát Kiểm soát viên chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa
ty Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định chủ sở hữu
công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu
trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của
công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ
15
Trang 18Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữucông ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác Chủ sở hữu quyết định
hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụtài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn
vốn điều lệ
2.2.3.3 Công ty cổ phần
Cấm cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn trong 3 năm đầu( hoặc tùy theo điều lệ của
công ty có thể chuyển nhượng cho cổ đông khác)
a Khái niệmXuất hiện vào khoản thế kỷ XVII, công ty cổ phần là một dạng đặc trưng nhất củaloại hình công ty đối vốn
Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014; Công ty cổ phần là loại hình doanhnghiệp có từ 3 thành viên trở lên, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau
gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu
Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản sau:
- Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn
- Công ty có tối thiếu là 3 thành viên (gọi là cổ đông) và không hạn chế số lượngtối đa
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu Một cổ
phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ty
được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần;
- Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn;
- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (cổphiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động
vốn Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần;
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp
b Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hìnhthức cổ phiếu Giá trị mỗi cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu Mệnh giá
cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại
dưới hai loại là: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
16
Trang 19- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổphần phổ thông;
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn cổ tức hàngnăm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khinào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiên được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định
Cổ phần phổ thông của công ty cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưuđãi Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông (theo quyết định của
đại hội đồng cổ đông)
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhậnquyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc
không ghi tên Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ phần và
đồng thời là tư cách thành viên công ty của người có cổ phần Cổ phiếu được mua bằng
tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và
phải được thanh toán đủ một lần
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần Cổđông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách
cổ đông sáng lập công ty cổ phần
c Cơ cấu tổ chứcCông ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một tronghai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc TổngGiám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở
hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và
có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Các thành viên độc lập thực hiện
chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty;
- Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quảntrị hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty; Trường
hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo
pháp luật của công ty Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đương nhiên là người đại diện theo
pháp luật của công ty
- Đại hội đồng cổ đông
17
Trang 20Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau
đây:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên;
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giátrị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty
không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hạicho công ty và cổ đông công ty;
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần Ngoài cuộc họp thườngniên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường Đại hội đồng cổ đông phải họp thường
niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Theo đề nghị của Hội
đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể
từ ngày kết thúc năm tài chính
Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong cáctrường hợp sau đây: Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; Số thành
viên Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp
luật; Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần trở lên; Theo yêu
cầu của Ban kiểm soát
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đôngCuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện
ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Trường
hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ hai
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không
quy định khác Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành
khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện
tiến thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần
thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội
đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ
đông dự họp
18
Trang 21Điều kiện để nghị quyết được thông quaNghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ítnhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do
điều lệ công ty quy định: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; Thay đổi ngành,
nghề và lĩnh vực kinh doanh; Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; Dự án đầu tư hoặc
bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định;
Tổ chức lại, giải thể công ty; Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viênHội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo
đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân
với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có
quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử
viên Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định
theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất
cho đến khi đủ số thành viên quy định tại điều lệ công ty Trường hợp có từ 02 ứng cử
viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản
trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu
ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc điều lệ công ty
Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51%
tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành
- Hội đồng quản trịHội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty đểquyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên Điều lệ công ty quy định
cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng
quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định Trường hợp tất cả thành
viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên
Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công
việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Chủ tịchHội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 điều 152 và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy
định khác
Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường Cuộc họp Hội đồng quản trịđược tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp Trường hợp cuộc
họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định
thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất,
trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn Trường hợp này, cuộc họp được
19
Trang 22tiến hành, nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp Trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết của Hội đồng quản trị được
thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau
thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làmGiám đốc hoặc Tổng Giám đốc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công
việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được
bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
- Ban kiểm soátBan kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá
05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Các Kiểm
soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng ban Kiểm soát theo nguyên tắc đa số
Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban Kiểm soát do Điều lệ công ty quy định Ban kiểm soát
phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam Trưởng ban kiểm soát phải là
kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công
ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn
Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soátviên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực
hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận
nhiệm vụ Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên được quy định tại điều 164 Luật
Doanh nghiệp
d Vốn và tài chínhVốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại Vốnđiều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (phổ
thông, ưu đãi) Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong
điều lệ công ty) Cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán của công ty
Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của phápluật trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của các cổ đông sáng lập trong ba
năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được quy định
tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp;
Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn gópcho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh
doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán
đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông
20
Trang 23- Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 củaLuật Doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quyđịnh tại Điều 112 của Luật Doanh nghiệp
2.2.3.4 Công ty hợp danh
a Khái niệmCông ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch
sử hình thành công ty
Theo Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp có ítnhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên
góp vốn Việc liên kết giữa các thành viên được thực hiện thông qua các sự kiện pháp lý
như điều lệ công ty, hợp đồng hợp tác trong đó các bên có sự thỏa thuận, ký kết cùng thực
hiện
Công ty hợp danh có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, số lượng tối thiểu là 2, có trình độ chuyênmôn, uy tín nghề nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi số vốn đã góp vào công ty, có thể có hoặc không;
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh
- Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loạichứng khoán nào
b Cơ cấu tổ chứcTrong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất củacông ty bao gồm tất cả các thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh
là Chủ tịch đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc (nếu Điều lệ công ty không
quy định khác)
Trong quá trình hoạt động của công ty các thành viên hợp danh có quyền đại diệntheo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Thành
viên hợp danh phân công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát công ty; Khi
một số hoặc tất cả thành viên cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định
được thông qua đa số Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) có
nhiệm vụ quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là
thành viên hợp danh, phân công phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp
danh Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với
tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại
21
Trang 24c Thành viên công ty hợp danh
- Thành viên hợp danhCông ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh (ít nhất là 2 thành viên),thành viên hợp danh phải là cá nhân
Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty
là trách nhiệm vô hạn và liên đới Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ
tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty
Thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công
ty cả về mặt pháp lý và thực tế Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được
hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của thành viên công ty đồng thời phải thực hiện
những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định trong Luật Doanh nghiệp
và Điều lệ công ty
Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trườnghợp:
+ Thành viên chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự
+ Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty Khi tự nguyện rút khỏicông ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách
thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của
công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan
đăng ký kinh doanh
- Thành viên góp vốnCông ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên góp vốn có thể là tổchức hoặc cá nhân Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Thành viên góp vốn không được tham gia quản
lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty Các quyền và nghĩa vụ
cụ thể của thành viên góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty
Vốn của công ty hợp danh do các thành viên góp Số vốn các thành viên góp đượcghi rõ trong Điều lệ công ty Trong một số ngành nghề theo quy định của pháp luật vốn
Điều lệ của công ty hợp danh không được thấp hơn vốn pháp định Công ty hợp danh có
thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng phần vốn góp của các thành viên công ty hoặc kết nạp
Trang 251.3 Quy chế pháp lý về hình thành, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu của các nhà đầu tư khi họ muốn kinhdoanh với tư cách là một thành viên trong cơ cấu các thành phần kinh tế góp phần vào sự
phát triển kinh tế chung của cả nước
Thành lập doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp được thừa nhận về mặt pháp lý và
có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp Theo Luật Doanh
nghiệp 2014 các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc các loại
hình công ty để tiến hành thành lập và đăng ký doanh nghiệp
1.3.1.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp
a Chủ thểTheo Luật Doanh nghiệp 2014 (Điều 18, Khoản 2), một số cá nhân, tổ chức sauđây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thànhlập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức,viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòngtrong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử
làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ nhữngngười được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mấtnăng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm
hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến
kinh doanh theo quyết định của Tòa án
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc,chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên của hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên
bố phá sản không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm kể từ
ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Đối với chủ thể góp vốn vào doanh nghiệp thì Khoản 3 Điều 18 Luật Doanhnghiệp 2014 quy định mọi tổ chức, cá nhân điều có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ
trường hợp sau đây:
23
Trang 26+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốnvào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của phápluật về cán bộ, công chức
Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức thì cán bộ, công chức có quyền gópvốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh nhằm mục đích
sinh lợi Khái niệm góp vốn của cán bộ công chức theo đó được hiểu là hành vi góp tài
sản có giá trị vào công ty trách nhiệm hữu hạn hay bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ
phần, phần vốn góp của công ty hợp danh Cán bộ, công chức khi góp vốn không được
giữ các chức danh điều hành, quản lý trong công ty Mặc dù luật không hạn chế lĩnh vực,
ngành nghề góp vốn, tuy nhiên nhằm tránh xung đột giữa các bên trong quản lý nhà nước
và phòng chống tham nhũng thì thủ trưởng, phó thủ trưởng, vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con
của người đó không được góp vốn đang hoạt động trong phạm ngành nghề, lĩnh vực
người đó trực tiếp quản lý
b Ngành nghề kinh doanhDoanh nghiệp được kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật khôngcấm Hiện nay, pháp luật quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi
hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký doanh nghiệp đó
là: Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn
pháp định và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:+ Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư2014;
+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụlục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;
Mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I có nguồn gốc từ
tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Là ngành, nghề mà việc thực hiệnhoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
Luật Đầu tư 2014 đã liệt kê 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 như:
Sản xuất con dấu; Kinh doanh các loại pháo; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh
dịch vụ bảo vệ; Hành nghề luật sư; Hành nghề công chứng…
24
Trang 27Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở trên (ví dụ nhưkinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp
định 2 tỉ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng)
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề (ví dụ như kinhdoanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán) thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà
chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
Theo đó các nhà đầu tư muốn kinh doanh những ngành nghề này cần phải chắcchắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể đủ điều kiện được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Khi các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp và
đăng ký thành lập doanh nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư
sẽ xem xét doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh nghành, nghề đó chưa Trên cơ sở đó
mới cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp cho họ
c VốnVốn của doanh nghiệp được hình thành qua quá trình đầu tư của một cá nhân hoặc
tổ chức Góp vốn là việc một cá nhân, tổ chức thông qua hợp đồng góp vốn, chuyển
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản của mình cho doanh nghiệp và đổi lại,
họ trở thành chủ sở hữu đối với phần vốn góp của doanh nghiệp đó Tài sản góp vốn có
thể bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị Hiện vật theo nghĩa rộng nhất là tài sản hữu hình
hoặc vô hình mà không phải là tiền, có thể kể ra đây như: Vàng, máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương
mại (biển hiệu, tên thương mại, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá )
Luật không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với từng ngành, nghề kinh doanh
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi
vào Điều lệ công ty Khác với vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập
công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề Luật Doanh nghiệp 2014 không
quy định vốn pháp định cho tất cả các ngành nghề trừ một số ngành nghề đặc biệt như:
Ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, vàng bạc, vận tải đa phương thức, nhà sản
xuất…Tùy theo mỗi ngành nghề và mô hình kinh doanh mà các nhà đầu tư lựa chọn sẽ
+ Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3000 tỷ đồng;
+ Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5000 tỷ đồng;
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD;
+ Công ty tài chính: 500 tỷ đồng;
+ Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng
25
Trang 28+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng.
- Theo Nghị định số 24/2012/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạtđộng kinh doanh vàng (Điều 11)
+ Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trởlên;
+Tổ chức tín có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên
- Theo Nghị định 58/2012/NĐ - CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Điều 71),vốn pháp định cho
các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam là:
+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ Tuy nhiên, không nên đưa ra mứcthực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản
hạch toán, lãi vay Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước
pháp luật
d Tên doanh nghiệpĐặt tên cho doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư rất quan tâm Hiệntại pháp luật cho phép đặt tên cho doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước
ngoài (nếu có), tên viết tắt
Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định củanhà nước Luật Doanh nghiệp (Điều 38), quy định tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao
gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng Theo quy định
của luật doanh nghiệp 2014 thì có các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công
ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc
“công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty
HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc
“doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân Tên riêng được viết bằng các chữ cái
trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu Tên doanh nghiệp
phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu
và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành Pháp luật còn nêu ra một số trường hợp cấm
trong khi lựa chọn tên cho doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 39, Điều 42)
26
Trang 29như đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng
tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự
chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Doanh nghiệp có thể dịch tên sang tiếng nước ngoài trên biển hiệu, giấy tờ giaodịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước
ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh
nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh
nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát
hành Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng
nước ngoài
1.3.1.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp
a Chuẩn bị hồ sơCác loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng Chính vì vậy, để cóthể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát
triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng
loại hình doanh nghiệp Tuy theo loại hình doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cần chuẩn bị
hồ sơ cho phù hợp
- Đối với doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo Điều 20 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân, người đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
phải chuẩn bị:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
Căn cứ theo Điều 22 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, người đăng ký thành lập công ty TNHH
phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên;
+ Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
27
Trang 30+ Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tàiliệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, giấy
chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại
diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì
bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp
pháp hóa lãnh sự;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quyđịnh của Luật Đầu tư
- Đối với công ty cổ phần
Căn cứ theo Điều 23 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp của công ty CP, người đăng ký thành lập công ty CP phải chuẩn bị đầy đủ
những loại hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước
ngoài là cá nhân;
+ Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tàiliệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, giấy
chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại
diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quyđịnh của Luật Đầu tư
- Đối với công ty hợp danh
Căn cứ theo Điều 21 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp của công ty hợp danh, người đăng ký thành lập công ty hợp danh phải
chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Điều lệ công ty;
Trang 31b Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệpNgười thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanhnghiệp và nộp về phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông
báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42của Luật Doanh nghiệp 2014;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí
Khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh
và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Kể từ thời điểm đó, doanh nghiệp có
tư cách chủ thể kinh doanh và được tiến hành các hoạt động nhân danh doanh nghiệp Đối
với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh
những ngành nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh
doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật
c Công bố nội dung kinh doanhViệc công khai hoá hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau Khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tự công khai hoá về mình,
khách hàng có thể xem sổ đăng ký kinh doanh để nắm được các thông tin về doanh
nghiệp Đặc biệt, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy
định Nội dung công bố bao gồm các thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minhnhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, của các
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của chủ doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp tư nhân; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy
chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là
29
Trang 32cá nhân; Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn;
trên thương trường
1.3.2 Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp
1.3.2.1 Giải thể doanh nghiệp tư nhân và công ty
Giải thể doanh nghiệp tư nhân và công ty là việc các chủ thể này chấm dứt hoạtđộng kinh doanh, không tiếp tục tồn tại với tư cách là một chủ thể kinh doanh theo quy
định của pháp luật
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, công ty sẽ giải thểtrong các trường hợp sau:
- Giải thể tự nguyện trong các trường hợp:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết địnhgia hạn;
+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danhđối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần
Tự nguyện giải thể doanh nghiệp tư nhân, công ty là một trong những nội dung củaquyền tự do kinh doanh Chủ doanh nghiệp, vì những lý do riêng có thể giải thể doanh
nghiệp của mình
- Giải thể bắt buộc trong các trường hợp:
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của LuậtDoanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụtài chính khác
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân, công ty gồm các bước:
- Chủ doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (Điều 202 LuậtDoanh nghiệp 2014)
30
Trang 33Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phảiđược gửi đến Cơ quan Đăng ký Kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan Thuế, tất cả các chủ nợ,
người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải
được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có) Đồng
thời, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc
báo điện tử trong ba số liên tiếp
Cơ quan Đăng ký Kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làmthủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận
được quyết định giải thể của doanh nghiệp Kèm theo thông báo Cơ quan Đăng ký Kinh
doanh phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có)
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của phápluật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng
1.3.2.2 Phá sản doanh nghiệp tư nhân và công ty
Theo Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
Dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đó
là doanh nghiệp, hợp tác xã đó mất khả năng thanh toán Theo Điều 4 Luật Phá sản 2014
thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh
Trang 34Trong trường hợp này, doanh nghiệp bị phá sản là do những nguyên nhân mangtính khách quan như thiên tai, ảnh hưởng chính trị, khủng hoảng kinh tế hay những biến
động của thị trường về tỉ giá hối đoái Bên cạnh đó, những doanh nghiệp bị phá sản do
những nguyên nhân chủ quan như yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, cơ cấu đầu
tư của doanh nghiệp bị mất cân đối, doanh nghiệp bị mất uy tín trên thương trường cũng
được xem là phá sản trung thực
đó tạo ra lý do phá sản Trong trường hợp này pháp luật phá sản của hầu hết các nước trên
thế giới đều coi đây là một hành vi cạnh tranh nguy hiểm và quy định hình thức xử lý
xuất hiện, hoặc tồn tại dưới quan điểm pháp lý dân sự, được gọi là vỡ nợ
1.4 Tổ chức lại doanh nghiệp tư nhân và công ty
1.4.1 Chia công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công
ty cùng loại Bằng cách một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần một hoặc một số
thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần của họ
được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng
giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần được quy định như sau:
Thứ nhất, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông củacông ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty Nghị quyết chia công ty phải có các nội
dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; Tên các công ty sẽ thành
lập; Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; Phương án sử dụng lao động;
Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của
công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; Nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của
32
Trang 35công ty bị chia; Thời hạn thực hiện chia công ty Nghị quyết chia công ty phải được gửi
đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày thông qua nghị quyết;
Thứ hai, thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thànhlập thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp Hồ
sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty
Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia
hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó
thực hiện các nghĩa vụ này
1.4.2 Tách công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển mộtphần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách
Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định nhưsau:
Thứ nhất, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc đại hội đồng cổ đông củacông ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty Nghị quyết tách công ty phải có các nội
dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; Tên công ty được tách sẽ
thành lập; Phương án sử dụng lao động; Cách thức tách công ty; Giá trị tài sản, các quyền
và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; Thời hạn thực hiện
tách công ty Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo
cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
Thứ hai, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty đượctách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty
mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa