1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tiểu luận Đề tài Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

27 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đa Dạng Sinh Học Và Bảo Tồn Thiên Nhiên
Người hướng dẫn GVHD: Luân Nhật Huy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi Trường Và Con Người
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Đa dạng sinh học phong phú là điều cần thiết cho sự sống còn của chúng ta Hệ thực vật và động vật càng đa dạng thì càng tốt cho sự sống còn của các loài khác nhau.. Đa dạng sinh học duy

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÔN : MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

GV hướng dẫn: Luân Nhật Huy Lớp học phần:( 420300320636-DHTMDT19A)

Nhóm: 5

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, 5 tháng 9 năm 2024

MỤC LỤC CHÍNH Giới thiệu-nêu vấn đề……… 6 I-Định nghĩa-phân loại……….7 1.Đa dạng sinh học……….7

Trang 4

2.Bảo tồn thiên nhiên……….7

3.Phân loại đa dạng sinh học……….8

a.Đa dạng di truyền……… 8

b.Đa dạng loài……… 8

c.Đa dạng hệ sinh thái……… 9

II-Đặc trưng, giá trị đa dạng sinh học……… 9

1.Đặc trưng………10

2.Giá trị……….11

a.Giá trị môi trường……….11

b.Giá trị kinh tế ……… 11

c.Giá trị sức khỏe………11

d.Giá trị bảo tồn và tương lai……… 11

III-Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả gây suy giảm đa dạng sinh học………… 11

1.Thực trạng hiện nay………12

2.Nguyên nhân……… 12

a.Môi trường sống bị phá hủy……… 12

b.Ô nhiễm môi trường……….14

c.Sự xâm lấn của các loài ngoại lai……… 15

d.Biến đổi khí hậu………16

3.Hậu quả……… 17

a.Mất cân bằng hệ sinh thái……….17

b.Tăng nguy cơ dịch bệnh………17

c.Giảm khả năng phục hồi hệ sinh thái……… 18

d.Tác động đến nghiên cứu và phát triển……….18

e.Tác động đến kinh tế……….19

Trang 5

IV-Biện pháp bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học……….20

1.Biện pháp bảo vệ ……… 20

a.Xây dựng các khu bảo tồn………20

b.Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản……… 21

c.Kiểm soát những cây con bị biến đổi gen………21

d.Lập danh sách và phân nhóm để quản lí theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng………21

e.Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiên môi trường………21

f.Tăng cường trồng rừng………22

2.Thách thức và giải pháp………23

a.Thách thức……… 23

b.Giải pháp………24

3.Hình thức bảo tồn……… 24

a.Bảo tồn tại chỗ……….24

b.Bảo tồn chuyển chỗ……….24

c.Phục hồi sinh thái……….25

d.Bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái………25

Tài liệu tham khảo……… 26

GIỚI THIỆU-NÊU VẤN ĐỀ

Đa dạng sinh học đề cập đến sự đa dạng của động vật và thực vật trên thế giới hoặc

Trang 6

bộ công nghệ đã diễn ra, chúng ta vẫn dựa vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên để tồn tại, Một hệ sinh thái khỏe mạnh và sôi động không bị xáo trộn bởi các hoạt động của con người Con người chúng ta là những người tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất, và bạn biết không? Chúng ta cũng là mối đe dọa thực sự đối với môi trường tự nhiên? Đa dạng sinh học không chỉ là sự đa dạng của các loài động vật và thực vật, mà còn cung cấp cho chúng ta nước, khí hậu, kiểm soát bệnh tật, chu trình dinh dưỡng, giải phóng oxy, v.v.

Tất cả các loài thực vật và động vật có mặt trên Trái đất cùng nhau tạo nên đa dạng sinh học Chúng ta phụ thuộc vào nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau nhằm sống thoải mái trên hành tinh này Đa dạng sinh học phong phú là điều cần thiết cho sự sống còn của chúng ta Hệ thực vật và động vật càng đa dạng thì càng tốt cho sự sống còn của các loài khác nhau Điều này là do nó giúp ích cho quá trình chuỗi thức ăn Đa dạng sinh học duy trì sự sống trên trái đất

Sự tiến bộ trong công nghệ và nhiều hoạt động khác như công nghiệp hóa, phá rừng, ô nhiễm ngày càng tăng, nóng lên toàn cầu và dân số loài người ngày càng tăng là một số lý do khiến đa dạng sinh học bị suy giảm Chúng ta đang mất đi nhiều loài thực vật, động vật, sinh vật biển, côn trùng và các sinh vật khác mỗi năm Bảo tồn đa dạng sinh học là nhu cầu cấp thiết của thời đại Tất cả chúng ta phải đóng góp cho điều này để đảm bảo một cuộc sống thoải mái và yên bình ở phía trước

Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng?

Đa dạng sinh học hỗ trợ mọi dạng sống trên trái đất Để hiểu được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, chúng ta không cần phải suy nghĩ hay hành động như một nhà sinh vật học Tất cả những gì chúng ta cần là sự hiểu biết toàn diện. [7]

● Đa dạng sinh học thúc đẩy khả năng phục hồi và ổn định trong hệ sinh thái của chúng ta Nếu có bất kỳ sự xáo trộn tự nhiên nào trong môi trường, một

hệ sinh thái đa dạng sẽ có thể tồn tại và phục hồi tốt hơn.[7]

● Các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và y học hoàn toàn phụ thuộc vào

đa dạng sinh học Chúng ta có được nguồn gen từ đa dạng sinh học, điều này rất cần thiết cho các lĩnh vực nông nghiệp và y học.[7]

● Môi trường đa dạng sinh học lành mạnh có nghĩa là con người khỏe mạnh Các loại thuốc chúng ta sử dụng có nguồn gốc từ thực vật, động vật và vi sinh vật.[7]

Trang 7

● Ở nhiều nơi trên thế giới, đa dạng sinh học là một phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa Các bộ lạc bản địa gắn liền với môi trường tự nhiên và các loài của họ. [7,8]

● Rừng và đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ toàn cầu và lưu trữ carbon dioxide.[7,8]

● Môi trường của chúng ta liên tục thay đổi và các loài xung quanh cũng cần phải thích nghi để tồn tại Do đó, sự đa dạng di truyền trong các loài cũng rất quan trọng.[7,8]

● Các hoạt động tự nhiên như hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, lọc nước, v.v đều phụ thuộc vào đa dạng sinh học.[7,8]

I- Định nghĩa-Phân loại

1.Đa dạng sinh học (biodiversity) là thuật ngữ dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của

các dạng sống trên Trái Đất Nó bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật, vi sinh vật, cũng như hệ sinh thái và môi trường sống mà chúng tồn tại

Theo Công Ước về đa dạng sinh học 1992 với 150 quốc gia ký kết (trong đó Việt Nam kýkết ngày 16/11/1994) Theo Điều 2 Công ước thì khái niệm về đa dạng được đề cập như sau:

“Ða dạng sinh học có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.”

2.Bảo tồn thiên nhiên là việc bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái, loài sinh vật, và môi

trường tự nhiên để ngăn chặn sự suy giảm và mất mát đa dạng sinh học Mục tiêu của bảotồn thiên nhiên là đảm bảo rằng các loài động thực vật, môi trường sống, và các tài

nguyên tự nhiên khác có thể tồn tại và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của con người hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

3 Phân loại đa dạng sinh học:

Trang 8

Đa dạng sinh học gồm 3 loại:

- Đa dạng di truyền: là tổng số các đặc điểm di truyền trong thành phần di truyền của một loài, nó dao động rộng rãi từ số lượng loài đến sự khác biệt trong loài và

có thể được quy cho khoảng thời gian tồn tại của một loài [3] Nó khác với biến dị

di truyền, thuật ngữ dùng để mô tả xu hướng biến đổi của các đặc điểm di truyền

Đa dạng di truyền là một phương pháp để các quần thể có thể thích nghi được với môi trường sống thay đổi Với nhiều biến đổi hơn, một số cá thể trong một quần thể sẽ có cơ hội cao hơn trong việc sở hữu những biến dị alen phù hợp với môi trường Những cá thể

đó sẽ có cơ hội sống sót cao hơn để duy trì nòi giống có alen đó trong cơ thể Quần thể đó

sẽ tiếp tục có thêm nhiều thế hệ nhờ sự thành công của những cá thể này [4]

- Đa dạng loài: là sự đa dạng, phong phú giữa các loài động, thực vật khác nhau, được hiện diện trong cùng một cộng đồng sinh thái nhất định hoặc hệ sinh thái nhất định, được đặc trưng về số lượng loài và sinh khối [5]

Đa dạng loài cần được phân biệt với khái niệm độ đa dạng của loài (là một thành tố cấu thành đa dạng loài), hay độ phong phú là một số loài khác nhau có hiện diện trong một cộng đồng sinh thái, cảnh quan hay một khu vực, vùng sinh thái nhất định Sự đa dạng loài gồm độ phong phú của cả loài và độ đồng đều (tính đồng điệu) của loài [6] Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ đa dạng sinh học (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới) Với

Trang 9

thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000), thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000), bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)…

- Đa dạng hệ sinh thái: là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái

Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên Nó

có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ

có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm

cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng

II-Ðặc trưng, giá trị đa dạng sinh học

1 Ða dạng di truyền: Ðây là sự biến đổi trong bộ gen giữa các cá thể trong cùng một

loài Sự đa dạng di truyền giúp các loài có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau và giảm nguy cơ tuyệt chủng do bệnh tật hoặc thay đổi môi trường Việt Nam có khoảng 14.000 giống cây trồng và 800 giống vật nuôi, trong đó có nhiều giống loài bản địa Riêng lúa, Việt Nam có khoảng 300 giống lúa bản địa

2 Ða dạng loài: Ðây là sự phong phú về số lượng và sự đa dạng của các loài sinh vật

trong một hệ sinh thái hoặc một vùng địa lý cụ thể Ða dạng loài bao gồm cả sự đa dạng

về số lượng loài và sự phong phú về số lượng cá thể trong mỗi loài [1]

Thực vật: Việt Nam sở hữu hơn 16.000 loài thực vật bậc cao, trong đó khoảng 10% là loài đặc hữu [2]

- Ðộng vật: Việt Nam có hơn 1.100 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có

300 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, và 80 loài lưỡng cư Ðối với hệ sinh thái biển, có khoảng 11.000 loài sinh vật biển, bao gồm 2.038 loài cá, 1.653 loài giáp xác, và

653 loài san hô [2,3]

- Loài đặc hữu và quý hiếm:Việt Nam có nhiều loài động vật đặc hữu như Voọc Cát Bà, Sao la, Hổ Ðông Dương, và Tê giác một sừng (đã tuyệt chủng ở Việt Nam).[4]

Trang 10

3 Ða dạng hệ sinh thái: Ðây là sự đa dạng của các hệ sinh thái, bao gồm cả sự đa dạng

về cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái khác nhau Ðiều này bao gồm các hệ sinh thái như rừng, sa mạc, đầm lầy, đại dương, và nhiều môi trường Việt Nam có 20.000 loàithực vật, 310 loài thú, 850 loài chim, 260 loài bò sát và lưỡng cư, cùng hơn 2.000 loài cá nước ngọt và nước mặn Ngoài ra, có 6 khu vực bảo tồn thiên nhiên được công nhận là khu Ramsar [2,3]

- Các khu vực biển của Việt Nam có 12 khu bảo tồn biển với tổng diện tích khoảng 200.000 ha, trong đó có Cù Lao Chàm, Nha Trang, và Côn Ðảo[5,6]

- Đa dạng sinh học có giá trị to lớn đối với môi trường, kinh tế, và sức khỏe con người Dưới đây là một số giá trị quan trọng của đa dạng sinh học:

1 Giá trị môi trường: Duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên nước, đất,

không khí và duy trì các chức năng của hệ sinh thái Các loài sinh vật tham gia vàocác chu trình sinh học như vòng tuần hoàn nước, carbon và chất dinh dưỡng, qua

đó giúp bảo vệ môi trường.[22]

2 -Giá trị kinh tế: Nhiều loài động thực vật cung cấp các nguồn tài nguyên quan

trọng như thực phẩm, thuốc, và nguyên liệu công nghiệp Rừng, đại dương, và các

hệ sinh thái khác là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế lớn.[23]-Ở Việt Nam đa dạng sinh học góp phần xây dựng các khu du lịch sinh thái rừng, biển đóng góp lớn cho nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt là du lịch sinh thái Ví dụ: vườn

Trang 11

quốc gia U Minh Thượng( Kiên Giang), U Minh Hạ( Cà Mau); Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh),

3 - Giá trị sức khỏe: Đa dạng sinh học cung cấp các nguồn dược liệu từ tự nhiên,

nhiều loài thực vật và động vật đã được sử dụng để phát triển các loại thuốc điều trị bệnh Ngoài ra, một môi trường phong phú về đa dạng sinh học có thể giúp con người giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm thần.[23]

-Đa dạng sinh học đem lại cho môi trường Việt Nam như: cây hà thủ ô, rễ đinh lăng, ngảicứu, kinh giới,…

4 Giá trị bảo tồn và tương lai: Đa dạng sinh học là một "kho dự trữ" cho tương lai,

với tiềm năng khám phá ra các nguồn tài nguyên mới, các loài có thể có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, hoặc các vấn đề môi trường khác.[22]

III- Thực trạng-nguyên nhân-hậu quả gây suy giảm đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng Trong những thập kỉ qua, sự

suy thoái đa dạng sinh học đã xảy ra với một tốc độ khủng khiếp trên thế giới, ở cả các

nước phát triển như Mỹ, Nhật đến các nước chậm phát triển ở châu Phi, châu á và Mỹ Latinh Điều này có thể lí giải bằng tốc độ tăng dân số và tốc độ khai thác Dân số tăng dẫn đến nhu cầu cung cấp thực phẩm tăng, do đó gây áp lực lên quá trình khai thác các giống, loài cấu thành nên đa dạng sinh học Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tốc độ khai thác Để làm biến mất một cánh rừng đại ngàn, các cộng đồng trong các quốc gia nông nghiệp có khi phải cần đến vài thế hệ Trong lúc đó, chỉ cần một vài ngày, một công ti khai thác gỗ đã có thể làm biến mất cả hàng chục héc ta rừng [16] Việt Nam đứng thứ

16 trên thế giới về đa dạng sinh học, một phần nhờ vào sự phong phú về địa hình, khí hậu và môi trường sống Điều này đã làm nước ta trở thành nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu, 10.500 loài động vật trên cạn, hơn 11.000 loài sinh vật biển và khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật.[25]

Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thành lập được 173 khu bảo tồn, bao gồm:

+ 33 vườn quốc gia, với tổng diện tích hơn 33.000 km², bảo vệ các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn,…

+ 66 khu dự trữ thiên nhiên diện tích lên đến hơn 23.000 km², bảo tồn các hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái núi cao,…

Trang 12

+ 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, rộng hơn 12.000 km², bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm.

+ 56 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích hơn 7.000 km²

Thêm vào đó, Việt Nam cũng có 9 khu vực đất ngập nước được công nhận theo danh sách Ramsar quốc tế và 23 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được phê duyệt Nhằm bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái và các loài sinh vật Tuy nhiên, tài nguyên sinh học Việt Nam đang phải đối mặt với nguy

cơ suy giảm nghiêm trọng do các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

[25]

1 Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

a, Môi trường sống bị phá hủy:

● Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức: Một trong những nguyên do chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là do con người đã khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị, diện tích đất lớn thường

bị chuyển đổi từ rừng, đồng cỏ, hoặc các môi trường tự nhiên khác Điều này dẫn đến mất môi trường sống của nhiều loài động thực vật Các hoạt động xây dựng có thể gâyxói mòn đất, làm giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật bảnđịa do không còn những cây xanh bảo vệ để giữ đất Đánh bắt thủy sản quá mức cho phép dẫn đến hệ sinh thái biển bị giảm trầm trọng, các loài cá quý hiếm ngày càng ít

đi từ đó hệ sinh thái biển phong phú đang dần biến mất bởi con người đã đánh bắt quámức mà không biết hậu quả của nó Việc săn bắt các loài sinh vật quý hiếm, chặt phá các loài gỗ quý hiếm đã làm suy giảm trầm trọng các sinh vật ấy và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng [13]Sao la là loại động vật quý hiếm, loài này gặp nguy cơ tuyệt chủng cao, chỉ còn khoảng 50 - 60 cá thể được nuôi dưỡng tại các vườn quốc gia Việc phát

hiện sao la lần đầu tiên năm 1992 là sự kiện quan trọng về động vật trên thế giới Loài

thú quý hiếm này đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống và bị săn bắt trộm.[13]

Trang 13

Hình ảnh con Sao La

● Sự xói mòn và ô nhiễm đất: Con người khai phá rừng để xây dựng khu công nghiệp

đô thị Các hoạt động xây dựng này có thể gây xói mòn đất, làm giảm chất lượng đất

và ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật bản địa Do đất không còn được các cây xanh bảo vệ nên dễ xảy ra hiện tưởng xói mòn, các sinh vật trong đất sẽ mất đi nơi trú ẩn, các loài vật sống trên cây cũng mất đi ngôi nhà của mình do các sự phá hoại rừng của con người

Ngày đăng: 11/12/2024, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w