1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học quản lý môi trường và phát triển bền vững Đề tài báo cáo climate change and solution

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC định nghĩa như sau: - Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

MÔN HỌC:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI BÁO CÁO

CLIMATE CHANGE AND SOLUTION

GVHD: Th.S Lê Thị Thủy

NHÓM 4 - DH21MT

TP.HCM, tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2

1.1 Định nghĩa về khí hậu (Climate) 2

1.2 Khái niệm biến đổi khí hậu (Climate change) 3

1.3 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 7

1.3.1 Nguyên nhân do tự nhiên 7

1.3.2 Nguyên nhân do con người 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY 13

2.1 Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu 13

2.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 14

CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 16

3.1 Tác động biến đổi khí hậu đến thời tiết 16

3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội 17

3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống và sức khỏe cộng đồng 20

CHƯƠNG IV: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 22

4.1 Ảnh hưởng đến mục tiêu chấm dứt nghèo 22

4.2  Ảnh hưởng đến nền giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người 23

4.3 Ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm việc làm, thu nhập thường xuyên 23

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 25

5.1 Chuyển sang năng lượng tái tạo 25

5.2 Bảo vệ rừng và đa dạng sinh học 25

5.3 Giảm thiểu khí thải nhà kính 26

5.4 Tiết kiệm năng lượng và nước 27

5.5 Nâng cao nhận thức và giáo dục 27

5.6 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giảm khí thải CO 2 28

Tài Liệu Tham Khảo 29

Trang 3

CHƯƠNG I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 Định nghĩa về khí hậu (Climate)

- Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau:

- Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm

- Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO) Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu

Hình 1 Khí hậu môi trường

- Khí hậu bao gồm: Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các

hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thờigian dài ở một vùng, miền xác định

Trang 4

1.2 Khái niệm biến đổi khí hậu (Climate change)

- Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vai tròtăng cường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu Công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là: những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người"

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất, cùng với sự biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định” (UNFCCC)

- Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007) ) ” Nhữngbiến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và có sựtác động từ các hoạt động của con người

- Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời

và gần đây có thêm hoạt động của con người Biến đổi khí hậu trong thời gian thế

kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – Global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại

- Một số ví dụ về biến đổi khí hậu:

Trang 5

 Siêu bão yagi đổ bộ vào Việt Nam, gây ngập lụt, phá hoại tài sản, thậm chí gây thương vong rất nhiều.

Hình 2 Bão Yagi làm ngập lụt

 Siêu bão Milton đổ bộ vào Bang Florida, Mỹ làm hư hại nhà cửa, xe cộ, gây thương vong rất nhiều

Trang 6

Hình 3 Siêu bão Milton phá hoại các công trình

Hình 4 Môi trường hiện tại

Hình 5 Môi trường tương lai

Trang 7

- Hình ảnh minh họa cho sự biến đổi của khí hậu ở thời điểm hiện tại và tương lai Khu rừng tươi sẽ trở thành một vùng đất cằn cỗi trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

1.3 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

- Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự nhiên

và do các yếu tố nhân tạo Tuy nhiên các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện tại Vì vậy, tác động lớn nhất là do chính con người

1.3.1 Nguyên nhân do tự nhiên

a) Điểm đen mặt trời

Hình 6 Các điểm đen xuất hiện trên mặt trời

- Sự tạo ra các điểm đen làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng tham chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt

độ bề mặt trái đất Qua biểu đồ 4 bên dưới, có thể tìm thấy mặt độ đen từ năm 1750 đến 2011 mang tính chu kỳ nhưng không ổn định Cứ sau một số năm nhất định, cácđiểm đen này lại đạt cực đại

Trang 8

Hình 7 Số điểm đen trên mặt trời trung bình hàng tháng

- Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất Cụ thể, từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30% Với khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu nhưng không đáng kể

Trang 9

b) Núi lửa phun trào

- Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng lưu huỳnh dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất

- Ví dụ điển hình là vào năm 1815, một trận phun trào núi lửa rất mạnh của núi Tambora thuộc đảo Sumbawa, Indonesia đã khiến nơi đây không có mùa hè trong một năm

Hình 8 Núi lửa phun trào ở Indonesia

- Có một yếu tố khác cũng có thể tác động đến núi lửa, đó là sự va chạm của các thiên thạch từ vũ trụ vào Trái đất gây nên các vụ nổ, phun trào núi lửa Tuy nhiên, chúng rất hiếm khi xảy ra Bầu khí quyển là một lá chắn ngăn cản các thiên thạch nhỏ bay vào Trái đất Còn các thiên thạch lớn khi va vào Trái đất mà không thể bị cản lại, theo các nhà khoa học, chỉ có thể xảy ra trong hàng chục triệu năm nữa

c) Đại dương

- Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Chính sự chuyển động này đã làm

Trang 10

biến đổi khí hậu ở những nơi nó đi qua Hình thành nên những vùng khí hậu điển hình như ngày nay Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Nino hay La Nina gây ra sự thay đổi khí hậu nhưng không lâu dài.

Hình 9 Đại dương mất dần khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu

d) Sự trôi dạt của lục địa

- Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt Đều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển - đại dương Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương vàtác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu

1.3.2 Nguyên nhân do con người

- Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu hầu hết xuất phát từ quá trình sản xuất của con người

Trang 11

a) Phát điện

- Quá trình phát điện và sưởi ấm bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu

và khí đốt tự nhiên gây ra một lượng lớn khí thải toàn cầu Phần lớn điện vẫn được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch; chỉ khoảng một phần tư được sản xuất từ gió, nănglượng mặt trời và các nguồn tái tạo khác

b) Sản xuất hóa

- Hoạt động sản xuất và công nghiệp phát sinh khí thải, chủ yếu là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng cho mục đích sản xuất những mặt hàng như xi măng, sắt, thép, thiết bị điện tử, nhựa, quần áo và các hàng hóa khác Khí thải cũng được phát trong khai thác mỏ và các quy trình công nghiệp khác

c) Chặt phá rừng

- Chặt phá rừng để tạo làm nông nghiệp hoặc đồng cỏ, hoặc vì những lý do khác, gây ra khí thải, vì cây, khi bị cắt sẽ loại bỏ carbon mà cây đã lưu trữ Vì rừng hấp thụ carbon dioxide, phá hủy rừng cũng hạn chế khả năng của tự nhiên để giữ khí thải ra khỏi khí quyển

d) Sử dụng phương tiện giao thông

- Hầu hết xe hơi, xe tải, tàu và máy bay đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch Điều đólàm cho giao thông vận tải trở thành một đóng góp chính của khí nhà kính, đặc biệt

là khí thải carbon dioxide Phương tiện giao thông đường bộ chiếm phần lớn nhất, nhưng lượng khí thải từ tàu và máy bay tiếp tục tăng

e) Sản xuất lương thực

- Việc sản xuất lương thực cần năng lượng để chạy thiết bị trồng trọt hoặc tàu đánh

cá, thường là bằng nhiên liệu hóa thạch Việc trồng trọt cũng có thể phát thải, như khi sử dụng phân bón và phân chuồng Gia súc tạo ra khí mêtan, một loại khí nhà kính mạnh Và khí thải cũng phát sinh từ quá trình đóng gói và phân phối thực phẩm

Trang 12

f) Cung cấp năng lượng cho các tòa nhà

- Trên toàn cầu, các tòa nhà dân cư và thương mại tiêu thụ hơn một nửa tổng sản lượng điện Khi chúng ta tiếp tục sử dụng than, dầu và khí đốt tự nhiên để sưởi ấm

và làm mát, chúng ta thải ra một lượng đáng kể khí thải nhà kính

g) Tiêu thụ quá nhiều

- Ngôi nhà của bạn và việc bạn sử dụng điện năng, cách bạn di chuyển, những gì bạn ăn và bạn vứt đi bao nhiêu đều góp phần phát thải khí nhà kính Việc tiêu thụ hàng hóa như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

2.1 Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu

- Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu tác động mạnh mẽ đến đời sống con người

và nhiều loài sinh vật trên thế giới dẫn đến:

 Sự suy thoái đa dạng sinh học

- Nhiệt độ tăng, sự biến đổi môi trường và thay đổi mùa vụ gây suy giảm diện tích môi trường sống của nhiều loài sinh vật Điều này ảnh hưởng đến hệ sinh thái, chuỗithức ăn, gây rối đến sự cân bằng, ổn định trong môi trường, tác động to lớn đến sự tồn tại của loài và hệ sinh thái

 Khủng hoảng năng lượng

- Sự gia tăng của nhiệt độ, biến đổi thời tiết ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng.Các nguồn năng lượng truyền thống như hóa thạch, than, dầu mỏ, trở nên khan hiếm và gây ra khí thải nhà kính

 Khủng hoảng lương thực

- Môi trường thay đổi, thời tiết không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

và cây trồng Sự gia tăng nhiệt độ, hạn hán, lũ lụt, sự biến đổi mùa vụ làm giảm năng suất dẫn đến sự suy giảm nguồn lương thực, tăng giá cả và đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Hình 10 Suy thoái đa dạng sinh học

Trang 14

2.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

- Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn Những thực trạng đáng phải lưutâm:

Hình 11 Hậu quả từ biến đổi khí hậu

 Nhiệt độ tăng

- Những năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam ngày càng tăng, có một số khu vực có kỷ lục tăng nhiệt độ cả mùa hè lẫn mùa đông

 Tăng mực nước biển

- Đây là đều đáng lo ngại khi Việt Nam là nước ven biển trong khi mực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm là 03-05mm, cao hơn so với toàn cầu Điều này dẫn tới nguy cơ cao như: lũ lụt, ngập mặn và nguồn nước ngọt bị mất tại những vùng đồng bằng ven biển

 Thiên tai ngày càng nhiều

- Tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại về người và kinh tế của quốc gia

Trang 15

 Mất mát đa dạng sinh học

- Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ và thiên tai xảy ra, dẫn tới rừng tự nhiên, vùng đầm lầy và hệ sinh thái biển bị xáo trộn Nhiều giống loài không có thời gian để thích nghi với môi trường dẫn đến nguy cơ biến mất

Trang 16

CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

VÀ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 3.1 Tác động biến đổi khí hậu đến thời tiết

- Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng xấu tác động đến Trái đất Gây tác độngxấu đến môi trường, khí hậu, kinh tế, xã hội Đặc biệt là ảnh hưởng của hiện tượng

El Nino và La Nina Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới mà trong đó có cả Việt Nam Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD Ở Trung Bộ, những năm

có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng Trong những năm gần đây, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng liên tục phảiđối phó với hạn hán do mực nước sông Hồng xuống thấp đến mức lịch sử Trong khi đó bão lũ lại liên tiếp xảy ra ở các địa phương khác

Hình 12 Hậu quả của ảnh hưởng thời tiết – siêu bão Yagi

Trang 17

3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội

a) Tác động đến nông nghiệp

- Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Nước biển dâng làm mất diện tích đất canh tác Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Hạn hán, lũ lụt,

sa mạc hóa

Hình 13 Hạn hán do biến đổi khí hậu tại Việt Nam

- Cường độ lạnh trong mùa đông giảm dần, thời gian nắng nóng dài hơn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài cây trên các vùng miền Nước biển dâng còn gây ra hiện tượng xâm nhập mặn, khả năng tiêu thoát nước giảm gây khó khăn cho công tác thủy lợi

b) Tác động đến lâm nghiệp

- Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển Sự nâng cao nền nhiệt độ, lượng bốc hơi, tần suất bão, ảnh hưởng tới các các khu rừng đa dạng ở nước ta Không những thể biến đổi khí hậu còn có thể tạo ra các loại sâu bệnh mới

Trang 18

nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai Sự đa dạng sinh học bị ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng rừng.

- Nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cường độ khô hạn giatăng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng

Hình 14 Nguy cơ cháy rừng do biến đổi khí hậu c) Tác động đến thủy sản

Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển Nhiệt

độ nước biển tăng gây bất lợi về một số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủynhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trình suy thoái của san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo

Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngậpmặn Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt

Ngày đăng: 10/12/2024, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w