1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Địa lý việt nam Đề tài Đông nam bộ

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đông Nam Bộ
Tác giả Bùi Hồ Cát Nhân, Nguyễn Hồng Hân, Huỳnh Bá Diệu Ngọc, Nguyễn Đức Hải, Phan Nguyễn Hoài Linh, Nguyễn Thị Bích Ly, Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Anh Thư, Võ Tấn Hùng
Người hướng dẫn Đặng Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Địa Lý Việt Nam
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 11,03 MB

Nội dung

II/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ: 2.1 Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ.. -

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ

MÔN: ĐỊA LÝ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: ĐÔNG NAM BỘ

Giảng viên : Đặng Thùy Dương Lớp : 22CVNH02

Nhóm 1 :

Bùi Hồ Cát Nhân Nguyễn Hồng Hân Huỳnh Bá Diệu Ngọc Nguyễn Đức Hải Phan Nguyễn Hoài Linh Nguyễn Thị Bích Ly Phạm Thị Thanh Bình Nguyễn Anh Thư

Võ Tấn Hùng

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 11 năm 2022.

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ

Không hoàn thành Hoà

1 Nguyễn Hồng Hân Đảm nhận word, tổng kết

2 Phan Nguyễn Hoài Linh Đảm nhận powerpoint,

tổng kết

3 Nguyễn Anh Thư Vị trí địa lý, tổng kết

4 Huỳnh Bá Diệu Ngọc Điều kiện tự nhiên các tài

nguyên, tổng kết

5 Nguyễn Thị Bích Ly Điều kiện tự nhiên các

tiềm năng, tổng kết

6 Nguyễn Đức Hải Điều kiện kinh tế, tổng kết

7 Bùi Hồ Cát Nhân Điều kiện kinh tế, tổng kết

8 Phạm Thị Thanh Bình Bảng số liệu, thống kê,

tổng kết

9 Võ Tấn Hùng Bảng số liệu thống kê,

tổng kết

Trang 3

MỤC LỤC I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

1.1 Các vấn đề vị trí địa lý.

1.2 Phạm vi lãnh thổ và địa lý tự nhiên Việt Nam.

1.3 Đặc điểm dân cư và xã hội.

1.4 Các ngành kinh tế ở vùng kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ.

II/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ:

2.1 Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

2.1.2 Tiềm năng, khó khăn và thuận lợi của vùng.

2.2 Điều kiện xã hội của Đông Nam Bộ.

2.2.1 Thuận lợi về kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ.

2.2.1 Khó khăn về kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ.

III/ ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:

3.1 Ngành được chú trọng ở Đông Nam Bộ.

3.2 Ngành nào bị hạn chế ở Đông Nam Bộ.

3.3 Tổng kết.

Trang 4

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

1.1 Các vấn đề vị trí địa lý:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam

Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư

nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào)

- Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả

nước)

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị

trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ

- Giao lưu kinh tế trong và ngoài nước

- Mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản

phẩm

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển

1.2 Phạm vi lãnh thổ và địa lý tự nhiên Việt Nam:

* Phạm vi lãnh thổ:

- Vùng Đông Nam Bộ gồm TP.Hồ Chí Minh và

các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,

Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu

- Diện tích: 23,6 nghìn km2 (chiếm 7,1% diện

tích cả nước)

- Dân số: 18,3 triệu người chiếm 22% dân số cả

nước, trong đó có tới 14,9 triệu người ở khu vực

đô thị, đạt tỷ lệ đô thị hóa 67,3% cao nhất trong

các vùng KT-XH của cả nước và cao hơn nhiều tỷ

lệ đô thị hóa bình quân chung cả nước năm 2022

là 41%

- Tiếp giáp: vùng giáp với Tây Nguyên, Đồng

bằng sông Cửu Long là những vùng nguyên liệu

dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ

dàng giao lưu đường bộ với Campuchia và Duyên

hải Nam Trung Bộ; có vùng biển rộng, cụm cảng

Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế

- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu của vùng

* Vị trí địa lí : Rất thuận lợi cho phát triển kinh tế

- Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở trung tâm khu vực phía Nam

- Tiếp giáp Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt có mối quan hệ 2 chiều rất thuận lợi với ĐBSCL

- Có biên giới chung với Campuchia tạo diều kiện xâm nhập vào các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và các nước Đông Nam Á

- Có cửa ngõ thông ra biển với cảng Vũng Tàu, Sài Gòn

Trang 5

1.3 Đặc điểm dân cư và xã hội:

- Dân cư:

+ Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016)

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2)

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước Thành phố HCM là một trong những

TP đông nhất cả nước

Thuận lợi:

+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước

- Xã hội:

+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước

+ Đời sống người dân ở mức cao

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng

Trang 6

1.4 Các ngành kinh tế ở vùng kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ.

a

Công nghiệp :

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng

- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng

- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng…

- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

Bảng 32.1 Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng

Trang 7

ATLAT địa lý trang 21

b Nông nghiệp :

Bảng 32.2 Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng

- Trồng trọt:

+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao

su Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…

Trang 8

+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển

+ Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng hướng

áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

- Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn

- Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

II/ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ:

2.1 Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

a) Địa hình:

- Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải

-Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam

Trang 9

b) Khí hậu:

- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm

- Đặc điểm có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa

- Khí hậu của vùng tương đối điều hòa, ít thiên tai -Lượng mưa khá lớn, trung bình hàng năm khoảng 1500

2000 mm

c) Đất đai:

- Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng

- 3 nhóm đất rất quan trọng là đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa

cổ

- Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%) Tỷ lệ đất

sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước

d) Tài nguyên rừng :

- Tính đến năm 2019, diện tích rừng của Đông

Nam Bộ khoảng 480.892 ha chiếm 19,37% diện tích

rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh (Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2

nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.)

Trang 10

- Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng

hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh

Rừng quốc gia Cát Tiên

e) Tài nguyên khoáng sản:

- Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và

485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với

nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân Quặng bôxit

trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình

Phước, Bình Dương

- Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27%

giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh

Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh

trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình

Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở

Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên

liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất

khẩu

f) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 3

Trang 11

triệu m3 Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp

Sông Đồng Nai

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh

g) Tài nguyên biển

- Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh

Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn

ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ

lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm

40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam

Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là

khoảng 11,7 nghìn ha

- Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi

biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du

lịch trong vùng

2.1.2 Tiềm năng, thuận lợi và khó khăn của vùng:

a Tiềm năng của vùng:

- Để nói về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ thì có thể khẳng định rằng Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tốt nhất để phát triển kinh tế một cách nhanh chóng Từ về địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, rừng, biển hay là các nguồn tài nguyên khoáng sản khác

b Thuận lợi của vùng:

* Địa hình:

Trang 12

- Địa hình của Đông Nam Bộ chủ yếu là bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000, và địa hình thấp dần từ Tây Ninh ra biển Đông

 Với một địa hình thấp và mặt thoải như vậy thì rất thuận lợi trong xây dựng

- Đặc điểm thứ hai đó là về đất đai Đất đai ở khu vực Đông Nam Bộ thì chủ yếu

là đất xám, ba dan

 Thích hợp cho trồng các loại cây như là thuốc lá, trè, cà phê, ca cao

* Khí hậu:

- Do nằm ở phía Nám cho nên vùng Đông Nam Bộ của nước ta khá là giáp xích đạo, bởi vậy mà khí hậu là khí hậu cận gió mùa xích đạo, nóng ẩm quanh năm

 Bởi vậy mà rất thích hợp cho việc trồng trọt cả bốn mùa

* Sông ngòi:

- Sông ở Vùng Đông Nam Bộ thì có sông Đồng

Nai đây là con sông khá lớn

 Có thể phát triển du lịch sông nước, nuôi trồng

thủy sản nước ngọt

 Bên cạnh đó thì con sông này cung cấp nguồn

nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt cho con

người nơi đây

* Tài nguyên rừng:

- Thì ở vùng Đông Nam Bộ thì chúng ta thường hay biết đến với khu dự trữ sinh quyển Cần Giao của thành phố Hồ Chí Minh hay là Vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai

 Tuy diện tích rừng nơi đây không lớn nhưng cũng là điều kiện để phát triển

du lịch sinh thái hay là có nguồn gỗ để cung cấp cho khu công nghiệp làm giấy

* Tài nguyên biển:

- Một thế mạnh kinh tế khá lớn của nước ta là các tỉnh thành giáp biển khá là nhiều

 Cho nên cái tiềm lực phát triển kinh tế biển từ đó cũng phát triển mạnh

- Đông Nam Bộ là một vùng giáp biển cho nên nơi đây có nhiều thủy hải sản và có ngư trường rộng

- Đông nam Bộ gần với ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau- Kiên Giang

 Việc giáp biển như vậy thì Đông Nam Bộ có điều kiện để phát triển cảng biển,

du lịch biển hay là giao lưu với các nước trong khu vực biển Đông \

c Khó khăn của vùng:

 Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các sông nên quy hoạch xây dựng khó khăn

Trang 13

 Đất đai chủ yếu là đất phèn, đất mặn nên canh tác khó, thường xuyên nhiễm mặn, nhiễm phèn Bên cạnh đó do không có hệ thống đê ngăn lũ vì cần lũ để thau chua rửa mặn cho đất

 Trên đất liền ít khoáng sản

 Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp

 Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt

2.2 Điều kiện xã hội của Đông Nam Bộ:

2.2.1 Thuận lợi về kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ:

- Đông Nam Bộ là vùng được biết đến là nơi có dân số đông, mật độ dân số nơi đây khá là cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước Theo số liệu thống kê năm 2021 của tổng cục thống kê Việt Nam, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18.315.000 người, diện tích là 23.551,4 km2, từ đó mật độ dân số bình quân nơi đây là 778 người/ Km, chiếm 18,6% dân số của cả nước.Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, và

tỉ lệ biết chữ của dân số là 97,8%, như vậy thì vùng Đông Nam Bộ có một nguồn lao động khá dồi dào Và với nguồn lao động như vậy thì đây là một thị trường để thu hút các nhà đầu tư lớn đến với nơi đây Thị trường hàng hóa cũng theo đó mà trở nên phát triển hơn

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2021 phân theo địa phương

Diện tích (Km )2

Dân số trung bình (Nghìn người)

Mật độ dân số (Người/km )2

Trung di và miền núi phía Bắc 95184,1 12925,1 136

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung

Trang 14

Đồng bằng sông Cửu Long 40921,7 17422,6 426

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo các vùng qua các năm

(Đơn vị: %)

2015 2018 2019 2020 Sơ bộ 2021

Trung du và miền núi phía Bắc 89,9 89,7 89,9 90,3 90,6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2021)

- Với dân số đông thì Đông Nam Bộ là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến bác sĩ, kĩ

sư, các nhà khoa học,… Nguồn tài nguyên chất xám của vùng rất lớn

Tỷ suất nhập cư phân theo địa phương qua các năm

(Đơn vị: ‰)

2015 2018 2019 2020 Sơ bộ 2021

Bình Dương 52,0 53,6 43,4 62,7 35,6

Đồng Nai 20,4 6,8 13,3 12,2 9,5

Bà Rịa – Vũng Tàu 6,0 2,4 7,6 7,5 4,9

TP Hồ Chí Minh 10,4 9,3 18,3 21,9 25,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2021)

- Ngoài dân số đông, thị trường rộng lớn, năng động thì nơi đây còn có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển bậc nhất Bởi nền kinh tế phát triển theo đó mà nhu cầu cũng như là khả năng chi trả cho các dịch vụ nơi đây cũng cao hơn so với những địa bàn khác của cả nước

Trang 15

Khu đô thị TP Hồ Chí Minh

Siêu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai.

Nút giao thông ngã ba Cát Lái kết nối khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố

Hồ Chí Minh với các địa phương Đông Nam Bộ khác và miền Bắc.

- Kinh tế nơi đây phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp hay là về du lịch Trong công nghiệp thì nơi đây phát triển một số ngành như dầu khí, điện, điện tử, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng Các trung tâm công nghiệp lớn ở Thành Phố

Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu chiếm đến 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng và chiếm tỉ trọng cao Nông nghiệp thì phát triển trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm hay là thủy sản cũng khá phát triển bởi có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên nguồn thức ăn hay là khí hậu Du lịch thì Đông Nam Bộ phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển

Ngày đăng: 10/12/2024, 10:05