1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình kỹ thuật chung và công nghệ bảo dưỡng Ô tô máy kéo (nghề công nghệ Ô tô; kỹ thuật máy nông nghiệp cao Đẳng, trung cấp)

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Kỹ Thuật Chung Và Công Nghệ Bảo Dưỡng Ô Tô – Máy Kéo
Tác giả Đỗ Đức Kiên, Phan Thanh Hùng
Trường học Trường Cao đẳng Gia Lai
Chuyên ngành Công nghệ Ô tô; Kỹ thuật máy nông nghiệp
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Gia Lai
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Đi cùng với sựphát triển về ô tô – máy kéo thì nhu cầu về sửa chữa bảo trì xe cũng đang dần được đặcbiệt quan tâm và chú trọng .Để phục vụ cho đào tạo môđun Kỹ thuật chung và Công nghệ b

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN : KỸ THUẬT CHUNG VÀ CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG

Ô TÔ –MÁY KÉO NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ, KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP-CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25 tháng 10 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai)

Gia Lai, năm 2022

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT CHUNG VÀ CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG

Ô TÔ – MÁY KÉO NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ- KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ:TRUNG CẤP-CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25 tháng 10 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai

Gia Lai., năm 2022

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆUCùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu sử dụng phươngtiên giao thông là ô tô cũng gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại Đi cùng với sựphát triển về ô tô – máy kéo thì nhu cầu về sửa chữa bảo trì xe cũng đang dần được đặcbiệt quan tâm và chú trọng

Để phục vụ cho đào tạo môđun Kỹ thuật chung và Công nghệ bảo dưỡng ô tô –Máy kéo , nghề Công nghệ ô tô, Kỹ thuật máy nông nghiệp những kiến thức cơ bản cả về

lý thuyết và thực hành về nhận dạng các loại ô tô, bảo dưỡng ô tô, máy nông nghiệp, vớimong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung bao gồm 6 bài:

Bài 1 Tổng quan chung về ô tô – máy kéoBài 2 Sử dụng dụng cụ tháo lắp

Bài 3 Nhận dạng động cơ đốt trongBài 4 Nhận dạng động cơ nhiều xy lanhBài 5 Kỹ thuật bảo dưỡng ô tô –máy kéoKiến thức trong giáo trình được biên soạn theo quy định của thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ lao động Thương binh xã hội, sắp xếp logic

từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết đến cách phân tích các hưhỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa Do đó người đọc có thểhiểu một cách dễ dàng

Xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chức năng trường Cao đẳng Gia Lai, khoaĐộng Lực-Máy nông nghiệp, trường Cao đẳng Gia Lai cũng như sự giúp đỡ quý báu củađồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này Mặc dù đã rất cố gắng nhưngchắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp củangười đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn

Gia Lai, ngày 25 tháng 10 năm 2022

Tham gia biên soạn

1 Đỗ Đức Kiên

2 Phan Thanh Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

TrangLỜI GIỚI THIỆU

MỤC LỤC

Bài 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ Ô TÔ –MÁY KÉO

Bài 2 SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÁO LẮP

Bài 3: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

1 Khái niệm, phân loại động cơ đốt trong

1.1 Khái niệm

41

Trang 6

3.2 Động cơ 4 kỳ 48

4 Nhận dạng các loại động cơ, các cơ cấu và hệ thống trên động cơ 56

Bài 4: ĐỘNG CƠ NHIỀU XY LANH

Bài 5: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Trang 7

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNTên mô đun : Kỹ thuật chung và công nghệ bảo dưỡng ô tô –máy kéo

Mã số mô đun: MĐ 15

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 32 giờ; thi kiểm tra 8 giờ)

Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 07, MH 08, MH 09,

MĐ 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14,

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun

Mục tiêu mô đun:

+ Về kiến thức:

-Trình bày được lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô –máy kéo

- Trình bày cấu tạo chung của ô tô- máy kéo

- Trình bày được kỹ thuật sử dụng dụng cụ tháo lắp và dụng cụ chuyên dùng trong sửa chữa ô

tô - máy kéo

- Phát biểu được khái niệm, phân loại động cơ đốt trong và cấu tạo chung của động cơ đốttrong

-Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ một xy lanh và nhiều xy lanh dùngnhiên liệu xăng, diesel loại bốn kỳ, hai kỳ

- Phát biểu được các khái niệm cơ bản về bảo dưỡng và trình bày được các kiến thức cơ bản

về bảo dưỡng định kỳ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo qui định

+ Về kỹ năng:

- Nhận dạng được chủng loại, các cơ cấu, hệ thống của của ô tô- máy kéo

- Nhận dạng, sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ chuyên dùng trongsửa chữa ô tô- máy kéo

- Nhận dạng được chủng loại, các cơ cấu, hệ thống của của ô tô và động cơ ô tô

- Lập được bảng thứ tự làm việc động cơ nhiều xy lanh

- Xác định đúng chiều quay trục khuỷu, xu páp, thứ tự số xylanh và điểm chết piston

Trang 8

- Xác định được chu trình hoạt động của động cơ 2 kỳ, 4 kỳ xăng và Diesel

- Tìm được thứ tự nổ trên động cơ nhiều xy lanh

- Thực hiện được việc bảo dưỡng định kỳ động cơ ô tô- máy kéo và toàn bộ xe đúng yêu cầu

kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động

+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm về an toàn lao động, về các hoạt động dịch vụ cơbản và tổ chức nơi làm việc hợp lý trong xưởng sửa chữa ô tô- máy kéo

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

Nội dung mô đun:

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng

số

Lýthuyết

Thựchành

Kiểmtra*

1 Tổng quan chung về ô tô –máy kéo

1 Khái niệm về ô tô –máy kéo

2 Lịch sử và xu hướng phát triển của ô

tô-máy kéo

3 Cấu tạo chung ô tô - máy kéo

4 Quy trình thực hiện công việc

1 Khái niệm, phân loại động cơ đốt trong

2 Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

3 Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và động

Trang 9

4 Nhận dạng động cơ nhiều xy lanh

1 Khái niệm về động cơ nhiều xy lanh

2 Cấu tạo, hoạt động động cơ nhiều xi lanh

3 Xác định, thứ tự nổ, điểm chết của động cơ

4 Lập bảng thứ tự làm việc động cơ nhiều xy

lanh

5 Kỹ thuật bảo dưỡng ô tô –máy kéo

1 Nội dung bảo dưỡng

2 Thực hành bảo dưỡng ô tô –máy kéo

Trang 10

Bài 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ Ô TÔ –MÁY KÉO

Mã bài 15 - 01:

Giới thiệu

Ô tô là một phương tiện phục vụ vận tải đường bộ, máy kéo cũng là một phương tiện vận tảiđồng thời là phương tiện phục vụ trong sản xuất, phát triển kinh tế Hiện nay, ô tô – máy kéođược sử dụng rộng rãi và có nhiều chủng loại tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng và khai thác.Bài học này sẽ cung cấp cho người học các kiến thức về cấu tạo tổng quát của ô tô-máy kéo,lịch sử phát triển của ô tô cũng như phân loại ô tô – máy kéo

Mục tiêu

+ Về kiến thức:

- Phát biểu đúng khái niệm, lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô máy kéo

- Trình bày cấu tạo chung của ô tô-máy kéo

1 Khái niệm về ô tô- máy kéo

Ô tô – máy kéo nói chung là phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu Nó có tính cơđộng cao và phạm vi hoạt động rộng Hiện nay ô tô - máy kéo đang được dùng để vậnchuyển hành khách, hàng hóa hoặc sản xuất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế quốcdân và quốc phòng

2 Lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô- máy kéo

2.1 Lịch sử phát triển

Năm 1860: động cơ đốt trong đầu tiên ra đời do ông Lenoir là một người hầu bàn và làmột kỹ sư nghiệp dư ở Paris chế tạo (động cơ khí đốt); có hiệu suất ne= 2 - 3%

Trang 11

Năm 1876: ô tô do một nhà buôn ở thành phố Kole nước Đức chế tạo ra cũng chạy khíđốt nhưng đạt hiệu suất cao hơn ne= 10%.

Năm 1886: hãng Daimelr – Maybach cho xuất xưởng động cơ xăng đầu tiên có công suất

ne= 0,25 mã lực và tốc độ vòng quay là 600v/ph

Năm 1879: động cơ Diesel đầu tiên ra đời có hiệu suất khá cao ne= 26%

Năm 1954: động cơ piston quay do hãng Nsu – Vankel chế tạo nổi bật về tính gọn nhẹ.2.2 Phân loại ôtô – Máy kéo

2.2.1 Phân loại ôtô

2.2.1.1 Dựa vào trọng tải và số chỗ ngồi Dựa vào trọng tải và số chỗ ngồi, ô tô được chiathành các loại sau:

- Ô tô có tải trọng nhỏ (hạng nhẹ): trọng tải chuyên chở nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 tấn và ô tô

có số chỗ ngồi ít hơn hoặc bằng 9 chỗ ngồi

Hình 1.1

Ô tô có tải trọng nhỏ

- Ô tô có trọng tải trung bình (hạng vừa): trọng tải chuyên chở lớn hơn 1,5 tấn và nhỏ hơn3,5 tấn hoặc có số chỗ ngồi lớn hơn 9 và nhỏ hơn 30 chỗ ngồi

Hình 1.2 Ô tô có trọng tải trung bình

- Ô tô có tải trọng lớn (hạng lớn): trọng tải chuyên trở lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn hoặc số

Trang 12

Hình 1.3 Ô tô có tải trọng lớn

- Ô tô có tải trọng rất lớn (hạng nặng): tải trọng chuyên chở lớn hơn 20 tấn, thường được

sử dụng ở các vùng mỏ

Hình 1.4 Ô tô tải hạng nặng2.2.1.2 Dựa vào nhiên liệu sử dụng: Được chia thành các loại

- Ô tô chạy xăng; ô tô chạy điêzien; ô tô chạy điện; ô tô chạy bằng khí ga; ô tô chạy đanhiên liệu

2.2.1.3 Dựa vào công dụng của ô tô: Gồm có

- Ô tô chuyên chở hàng hóa (vận tải)

- Ô tô chuyên chở hành khách (ô tô khách)

- Ô tô chuyên dùng như: xe cứu thương, cứu hỏa, xe ben……

2.2.2 Phân loại máy kéo

2.2.2.1 Phân loại theo công dụng gồm:

- Máy kéo dùng trong nông nghiệp: Loại máy kéo này có tính năng sử dụng phù hợp vớicác loại công việc sản xuất nông nghiệp Nhóm lại phân thành ba loại chính là:

Máy kéo có công dụng chung: đảm nhiệm các công việc chính trong sản xuất nôngnghiệp như cày, bừa, gieo trồng v.v…Lực kéo ở móc trong khoảng từ 0,2÷8 tấn với vậntốc làm việc trong khoảng từ 5÷20 km/h đối với máy kéo xích và 7÷30 km/h đối với với

Trang 13

máy kéo bánh Công suất động cơ khoảng từ 12 ÷300 mã lực Chiều cao gầm máy từ250÷350 mm.

Máy kéo vạn năng: có thể hoàn thành nhiều dạng công việc khác nhau và có thểthích ứng với nhiều điều kiện sử dụng hơn so với máy kéo công dụng chung Ngoài cáccông việc chính trong sản xuất nông lâm nghiệp, máy kéo vạn năng còn có thể hoànthành các công việc như chăm sóc cây trồng, vận chuyển hàng hóa

Máy kéo chuyên dùng: có kết cấu đặc biệt để thực hiện một loại công việc nhấtđịnh hoặc sử dụng trong điều kiện đặc biệt ví dụ như máy kéo dùng để thu hoạch bông,máy kéo thu hoạch lúa, máy có khung cân bằng dùng trong đồi dốc v.v…

2.2.2.2 Phân loại theo cấu tạo bộ phận di động, được phân thành ba loại chính:

- Máy kéo bánh (hình 1.5) Bộ phận di động là bánh xe, có thể có hai bánh, ba bánh hoặc

4 bánh, bánh có thể là bánh sắt hoặc bánh lốp Hiện nay máy kéo bánh lốp được sử dụngkhá phổ biến do khả năng cơ động và sự chuyển động êm dịu của chúng, máy bánh sắtchỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi cần tăng khả năng kéo bám hoặc bánh

xe vừa làm nhiệm vụ của bộ phận di động vừa làm nhiệm vụ của bộ phận làm đất nhưbánh lồng

Hình 1.5 Máy kéo bánh

- Máy kéo xích (hình 1.6) Đặc điểm chung của loại này là giảm được áp lực riêng trênđất và có khả năng bám tốt, tuy nhiên kết cấu hệ thống di động phức tạp, giá thành cao.Máy kéo xích thường được sử dụng để hoàn thành các công việc cần lực kéo lớn như san

ủi, cày bừa trên đất độ ẩm cao, nhổ và ủi gốc cây v.v…

Trang 14

Hình 1.6 Máy kéo xích

- Máy kéo nửa xích Loại máy này được thiết kế trên cơ sở của máy kéo bánh, thườngngười ta lắp thêm các dải xích bao quanh các bánh xe để tăng khả năng bám với mặtđường

Hình 1.7 Máy kéo nửa xích

2.2.2.3 Phân loại theo kết cấu của khung, gồm:

-Máy kéo có khung Ở loại này tất cả các bộ phận máy và cơ cấu của máy kéo được lắptrên một khung, khung được chế tạo bằng thép định hình dạng chữ U hay chữ I được hàn

và tán lại với nhau

-Máy kéo nửa khung Loại máy kéo này có một phần khung liên kết với thân ly hợp, hộp

số và cầu sau tạo thành khung của máy kéo Động cơ của máy kéo được lắp lên phầnkhung phía trước, còn các cơ cấu khác được lắp trên thân hộp số và cầu sau

Trang 15

-Máy kéo không khung Loại máy này sử dụng phần thân của động cơ, hộp số và cầu sau,liên kết cứng với nhau tạo thành một khối thống nhất trên đó người ta lắp tất cả các bộphận và hệ thống còn lại của máy kéo.

2.2.2.4 Phân loại theo động cơ dùng trên máy kéo, gồm có :

-Máy kéo dùng động cơ diêzel: được sử dụng phổ biến hơn cả do tính kinh tế và tính tiếtkiệm của động cơ diêzel

-Máy kéo dùng động cơ xăng: được dùng chủ yếu trên các máy kéo công suất nhỏ, máykéo làm vườn v.v… vì nó có kết cấu nhỏ gọn, nhẹ

-Máy kéo dùng động cơ điện: sử dụng động cơ điện với nguồn điện lưới có tính kinh tếcao và dễ thực hiện tự động hóa, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng cơ sở, nên hiệnnày vẫn chưa được ứng dụng

2.3 Cấu tạo chung ô tô- máy kéo

2.3.1 Động cơ : Động cơ là bộ phận chính của ôtô có nhiệm vụ biến đổi các dạng nănglượng thành cơ năng, là nguồn động lực chủ yếu của ôtô Hiện nay trên ôtô sử dụng phổbiến nhất là động cơ đốt trong kiểu piston 4 kỳ

+ Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong:

Hình 1.8 Cấu tạo động cơ đốt trongCác bộ phận chính của động cơ đốt trong dùng cho ô tô gồm :

2.3.1.1 Bộ phận cố định bao gồm: thân máy, xy lanh , nắp xylanh (quy lát), các te

Trang 16

+ Thân máy: Thân máy là chi tiết chính, cấu trúc lên hình dạng của động cơ, nó là nơi

gá lắp hầu hết các chi tiết của động cơ như: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, xylanh, bơmnước, bơm dầu bôi trơn…

Hình 1.9 Cấu tạo thân máy

+ Nắp máy: Nắp máy là chi tiết được lắp ở phía trên cùng của động cơ, có tác dụng

là cùng với thân máy (xylanh) và đỉnh piston tạo thành buồng đốt của động cơ, đồng thờicũng là giá đỡ của nhiều chi tiết lắp ghép liên quan như trục cam, xupap, cò mổ

+ Xilanh: Xi lanh có nhiệm vụ cùng với piston, nắp máy, xupáp tạo thành buồng đốt

Hình 1.10 Cấu tạo nắp máy Hình 1.11 Cấu tạo xi lanh2.3.1.2 Phần chuyển động: Trục khuỷu, bánh đà, piston, xécmăng, thanh truyền, chốt píttông

+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:

Hình 1.12

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Trang 17

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có chức năng biến chuyển động tịnh tiến của piston (dotác dụng của lực khí thể sinh ra trong kỳ nổ sinh công)

thành chuyển động quay của trục khuỷu và đưa ngoài động cơ để vận hành các hệ thống,thiết bị khác cho xe ô tô hoạt động

+ Cơ cấu phân phối khí: có nhiệm vụ điều khiển sự phối hợp đồng bộ giữa hành trìnhhoạt động của piston với việc nạp khí sạch (hoặc hỗn hợp không khí – nhiên liệu) vàobên trong động cơ để thực hiện việc nén, nổ máy và thải khí đốt bên trong xylanh động

cơ ra ngoài một cách phù hợp đúng thời điểm

Hình 1.12

Cơ cấu phân phối khí

Cơ cấu phân phối khí gồm: Bánh răng cam, con đội, trục cam, đũa đẩy, dàn cò mổ,xupáp và một số chi tiết phụ như: lò xo, chén chặn, móng hãm

+ Hệ thống bôi trơn

Hình 1.13

Hệ thống bôi trơn

Trang 18

Hệ thống bôi trơn có chức năng cung cấp dầu bôi trơn đến các vị trí, bề mặt cơ cấu chitiết có tính chuyển động tương đối với nhau nhằm hạn chế tối đa lực ma sát đồng thời bảo

vệ bề mặt các chi tiết khỏi sự ăn mòn hóa học không đáng có.Hệ thống bôi trơn bao gồm:lưới lọc nhớt, bơm nhớt, đường ống dẫn nhớt, bầu lọc, két làm mát dầu bôi trơn

+Hệ thống làm mát: Bơm nước, đường ống nước, áo nước, két làm mát, cánh quạt gió

Hình 1.13 Hệ thống bôi trơn

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Hệ thống nhiên liệu xăng gồm có: Thùng chứa nhiênliệu, cốc lọc nhiên liệu, bơm vận chuyển nhiên liệu, đường ống dẫn nhiên liệu, bơm xăng,vòi phun… hệ thống điện điều khiển

Hình 1.13a

Hệ thống nhiên liệu xăng

Trang 19

Hệ thống nhiên liệu Diesel gồm: Thùng chứa nhiên liệu, cốc lọc nhiên liệu, bơm vậnchuyển nhiên liệu, đường ống dẫn nhiên liệu, bơm cao áp, vòi phun, hệ thống điện điềukhiển

Hình 1.13b

Hệ thống nhiên liệu

Diesel

2.3.2 Hệ thống gầm :

Có nhiệm vụ nhận và truyền động lực từ động cơ đến bánh xe chủ động bao gồm:

2.3.2.1 Hệ thống truyền lực: Gồm có ly hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính, visai, bán trục

Hình 1.14

Hệ thống truyền lực

+ Hệ thống chuyển động: Gồm có khung xe, dầm cầu trước và sau, hệ thống treo và bánhxe

Trang 21

2.3.3 Trang bị điện ô tô –máy kéo: Cung cấp điện cho các nguồn điện tiêu thụ như máykhởi động, hệ thống chiếu sáng- tín hiệu, hệ thống đánh lửa…Gồm:

+ Hệ thống cung cấp điện: Hệ thống này gồm có ắc quy và máy phát điện

Hình 1.17a Ắc quy Hình 1.17b Máy phát điện+ Hệ thống khởi động bằng

điện: Gồm máy khởi động,

rơle, công tắc khởi động

Hình 1.18

Hệ thống khởi động

+Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu:

Hình 1.19 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu

Trang 22

Gồm đèn pha cốt, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn soi bảng táp lô, đèn kích thước, đèn

xy nhan, còi điện, đèn phanh, các đèn báo nguy hiểm, công tắc

+ Hệ thống đánh lửa (động cơ xăng) Gồm: ECU, bugi, dây cao áp, bôbin, bộ chia điện,

IC đánh lửa…

Hình 1.20 Hệ thống đánh lửa thường

Hình 1.21 Hệ thống đánh lửa trực tiếp+ Hệ thống đo lường, chỉ thị: Đồng hồ báo áp lực dầu, đồng hồ báo nhiệt độ nước làmmát, đồng hồ báo mức nhiên liệu, đồng hồ báo nạp điện ắcquy (ămpekế)

Trang 23

Hình 1.22 Hệ thống đo lường.

2.4 Quy trình thực hiện công việc

2.4.1.Nhận dạng các bộ phận của ôtô – máy kéo

Dựa vào công dụng, hình dáng để nhận biết các bộ phận như cơ cấu trục khuỷu- thanhtruyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống truyền lực, hệ thống đánh lửa

2.4.2.Nhận dạng các loại ôtô theo cách sử dụng năng lượng:

Ô tô sử dụng nhiên liệu xăng -Trên động cơ có trang bị hệ thống cung cấp nhiên liệu

xăng: bơm xăng, bộ chế hoà khí hoặc vòi phun …-Hệ thống đánh lửa, có bugi để đốt cháy cưỡng bứchỗn hợp trong xilanh

Ô tô sử dụng nhiên liệu điêzel

- Động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu điêzel, trên động

cơ có trang bị hệ thống cung cấp nhiên liệu điêzel nhưbơm áp lực thấp, bơm cao áp, vòi phun nhiên liệu-Vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào trong buồng đốt vàtạo ra áp suất nén cao rồi hỗn hợp nhiên liệu tự bốccháy

Ôtô có động cơ lai (Hybrid)

-Loại ô tô này có trang bị động cơ xăng hoạt động trênđường xa

Trang 24

Mô tơ điện ở bánh xe và ắcquy, khi di chuyển gần và

di chuyển với tốc độ chậm sẽ sử dụng điện của ắc quylàm quay mô tơ điện và giúp cho bánh xe chuyểnđộng

Ôtô sử dụng năng lượng điện

Là ôtô sử dụng một động cơ điện dùng điện Ắcquythay cho động cơ xăng hoặc điêzel

Ôtô sử dụng năng lượng pin

từ nhiên liệu

Là loại xe sử dụng một động cơ điện, nhưng điện ápđược cấp cho động cơ hoạt động là do có bộ phận tạonên phản ứng hóa học giữa hydrô và ôxy tạo ra

2.4.3 Nhận dạng ô tô theo hình dáng thân xe :

-Quan sát và so sánh với các loại hình dáng xe ô tô, từ đó xác định kiểu dáng xe như :Loại Sedan, loại Van and Wagon, loại Pikup , loại Caupe, loại Hardtop , loại Lift back …2.4.4 Nhận dạng hãng ôtô theo Logo:

Hình 1.22 Lôgo các hãng xe

Trang 25

2.4.5 Nhận dạng các loại máy kéo

1.Trình bày lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô- máy kéo?

2.Trình bày cấu tạo chung ô tô ?

B Thực hành

1.Nhận dạng các loại ô tô

2.Nhận dạng các bộ phận trên ô tô

Trang 26

Bài 2 SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÁO LẮP

Mã bài 15-02Giới thiệu

Các dụng cụ xưởng sửa chữa ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt độngcủa xưởng Nhờ có các dụng cụ đó mà quá trình sửa chữa, bảo dưỡng ô tô sẽ trở nênnhanh chóng và đơn giản hơn Vậy các dụng cụ sửa chữa ô tô gồm những loại nào? Cách

sử dụng và phương pháp bảo quản đúng kỹ thuật ? Nội dung bài học này sẽ giải đáp cácvấn đề trên

Mục tiêu:

+ Về kiến thức:

-Phát biểu đúng cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp

-Trình bày đúng kỹ thuật tháo lắp chi tiết và cụm chi tiết

+ Về kỹ năng: Nhận dạng, sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ tháo lắp và dụng cụchuyên dùng trong sửa chữa ôtô

Chọn dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc thực hiện

Để đảm bảo công việc đạt được hiệu quả cao và an toàn trong công việc, cần phải tuânthủ đúng các qui tắc cơ bản sau:

Lựa chọn dụng cụ phù hợp nhất để tiến hành công việc một cách có hiệu quả và antoàn trong lao động

Dụng cụ phải sạch sẽ và luôn luôn lau chùi để tránh sự trơn trượt khi thao tác.Sắp xếp dụng cụ có thứ tự, ngăn nắp Nên đặt chúng trong thùng dụng cụ hoặcmóc treo và đặt chúng có thứ tự để tránh lãng phí thời gian không cần thiết

Trang 27

Khi cần trao dụng cụ cho một người khác, phải nắm chặt dụng cụ và đưa đúngvịtrí thích hợp để tránh sự tổn thương khi chúng ta buông dụng cụ.

Các dụng cụ bị cùn, lỏng hoặc bị hư hỏng, nên thay mới Phải chọn dụng cụ đúng

hệ để tránh làm hỏng dụng cụ và làm hỏng các đầu bulông đai ốc

1.2 Các loại dụng cụ tháo lắp cơ bản

1.2.1 Cờ lê : Dùng để tháo lắp bulon, đai ốc Cờlê gồm có các loại sau :

Hình 2.2

Sử dụng hai cờ lê

Trong trường hợp lực siết lớn không được dùng ống thép nối vào cờ lê để tháohoặc siết đai ốc

Trang 28

Hình 2.3 Sử dụng cờ lê miệngTrong sử dụng, khi tháo hoặc xiết chặt bu lông đai ốc luôn luôn kéo cờ lê về phía mình.Khi cần thiết phải đẩy dụng cụ, nên dùng lòng bàn tay để giảm sự rủi ro khi dụng cụ bịtrượt.

Hình 2.4 Cờ lê tròng+ Cờ lê tròng miệng:

-Đặc điểm : Cờ lê tròng miệng là loại có một đầu tròng và một đầu miệng, kích thướccủa hai đầu dụng cụ là như nhau Dụng cụ này có đặc điểm là dễ dàng thao tác theo từng

vị trí cụ thể Nhược điểm là một cờ lê chỉ có một kích cỡ

Hình 2.5 Cờ lê tròng - miệng

- Sử dụng: Cờ lê tròng –miệng được sử dụng phổ biến nhất Khi tháo, ráp vòng đầu tiênhoặc siết vòng cuối cùng ta dùng đầu tròng, khi tháo, ráp nhanh ta dùng đầu miệng

1.2.2 Tuýp (khẩu):

Trang 29

Dùng để tháo ráp bulon với lực siết lớn, đảm bảo hơn cờlê cùng loại khi dùngtuýp phải dùng chung với các cây nối và tay công Bộ tuýp thường gồm có :

+ Đầu tuýp (đầu khẩu): : có các loại nhỏ, trung bình và loại lớn… Lỗ tiếp xúc với bulông đai ốc có thể dạng 12 cạnh hoặc 6 cạnh

Hình 2.6 Các dạng đầu tuýp Hình 2.7 Đầu nối (Lớn –Nhỏ)+ Đầu nối tuýp :

+ Đầu nối tuỳ động ( đầu nối các đăng )

-Khi tháo, lắp đai ốc, bulon ở các vị trí khó người ta dùng đầu nối cácđăng (đầu nối tuỳđộng ) Khi dùng đầu nối này lưu ý không cầm nghiêng tay công với một góc lớn để siết

và không sử dụng với súng hơi

Hình 2.8 Khớp nối tuỳ động

+ Tay nối dài

- Dùng để tháo, lắp các bulon, đai ốc ở vị trí sâu đầu tuýp được dùng với tay nối dài Khi dùng loại tay nối này phải luôn đặt cho tay nối vuông góc với mặt phẳng có bulon,đai ốc

Trang 30

Hình 2.9 Tay nối dài Hình 2.3 : Tay nối trượt+ Tay nối trượt : Dùng để tháo , thay thế bulon đai ốc với mômen lớn

+ Tay quay nhanh :

-Đầu nối với tuýp có khớp xoay được nó cho phép điều chỉnh góc tay nối khít với đầutuýp Phần tay cầm có thể trượt ra để thay đổi chiều dài do đó tăng lực siết

Được sử dụng khi đã nới lỏng hoặc siết ban đầu Loại này có thể trượt được so với đầutuýp do đó có thể sử dụng hai chiều

1 Tay nối ở vị trí L : Tăng lực siết

2 Tay nối ở vị trí T : Tăng tốc độ tháo , siết

Hình 2.4 Tay quay nhanh Hình 2.5 Tay quay tự động+ Tay quay tự động

Tay quay này có ưu điểm là cho phép làm việc với một không gian hạn chế ,bulon đai

ốc có thể quay theo một chiều mà không cần rút đầu tuýp ra Nhược điểm là không đượcdùng khi tháo vòng ren đầu tiên và siết vòng ren cuối cùng do đó khi dùng không đượctác dụng mômen lớn

Trang 31

+ Kìm tổ hợp:

Loại kìm này có thể thay đổi được kích thước miệng để phù hợp với chi tiết ,dùng đểgiữ chi tiết Khi thay đổi vị trí lỗ của tâm quay ta có thể điều chỉnh được độ mở của mũikìm Phía trong mũi kìm loại này cũng có một lưỡi cắt có thể cắt dây điện , dây kim loạinhỏ

+Kìm cắt : Dùng để cắt các dây có tiết diện nhỏ , không nên dùng để cắt các dây tiết diệnlớn hay thép dầy , thép tấm

Hình 2.8 : Kìm cắt+ Kìm tháo phe : dùng để tháo , ráp các loại phe chặn trong hay phe chặn ngoài

+ Kìm bấm chết : dùng để giữ các chi tiết như đai ốc , bulon bị tròn cạnh

+ Kìm xích : dùng để giữ các chi tiết tròn có đường lớn

Hình 2.8 : Kìm chuyên dụngHình 2.7 Kìm tổ hợp

Trang 32

1.2.4 Mỏ lết :

Hình 2.9 Mỏ lết

Dùng để tháo, ráp các bulon,đai ốc có kích thước khác nhau Điều chỉnh kích thước bằngcách xoay vít điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên mỏ lết không thích hợp khi dùng lực siếtlớn Khi dùng mỏ lết, chiều quay sao cho lực tác dụng vào ngàm cố định

1.2.5 Cần siết lực

+Tác dụng: Cần xiết lực là dụng cụ cơ khí cầm tay chuyên dùng để xiết bulông, đai ốc,các mối ghép cần lực xiết theo yêu cầu

+ Phân loại cần xiết lực

- Dựa vào cơ chế hoạt động của từng loại, cần xiết lực được chia làm 2 loại chính:

Cần xiết lực loại cơ có thể điều chỉnh được lực xiết

Cần xiết tự động không chỉnh được lực xiết: giống như loại cờ lê lực thông thườngnhưng có chế độ xiết nhanh hơn Tuy nhiên loại này phức tạp hơn và có một hạn chế là

dễ hỏng hơn cần xiết cơ, độ bền không cao bằng và nó hoạt động bằng chip nên dễ bị ảnhhưởng từ môi trường ngoài

Trong đó cần xiết lực loại cơ điều chỉnh lại phân thành 2 nhóm nhỏ:

.Loại có thể chỉnh lực trực tiếp trên cần lực, khi xiết đúng lực sẽ có âm thanh phát

ra để báo hiệu Loại này chuyên dùng để xiết lực theo yêu cầu thiết kế

.Loại có đồng hồ kim hay điện tử, loại này chủ yếu là để kiểm tra lực xiết của mốighép

+ Cách sử dụng cần xiết lực

- Cần xiết lực loại cơ

Trang 33

Hình 2.10 Cần siết lực Hình 2.11 Đọc lưc siết cần siết lựcBước 1: Mở khóa Trước tiên, để sử dụng đầu tiên cần mở nút Unlock bằng cách mở vặnchuôi phía dưới cần xiết hoặc kéo xuống để mở

Bước 2: Điều chỉnh lực

Bước 3: Khóa (Lock)

Bước 4: Sử dụng

Lắp khẩu tuýp vào cần siết lực và bắt đầu sử dụng Khi đã vặn tới lực đã được cài đặt thì

có âm thanh nhỏ phát ra, đồng thời, cần siết lực sẽ trượt thêm 1 góc nhỏ, đề báo hiệu chongười người dùng biết đã đến lực cần xiết

+ Cần siết lực có kim chỉ

Hình 2.12 Cần siết lực kiểu kim chỉLoại này, không cần cài đặt lực trước khi sử dụng như loại cơ phía trên.Trên thân của cầnxiết lực đã có sẵn một mặt đồng hồ chỉ kim với 2 cây kim Siết lực thì thì một cây kim sẽđẩy 1 cây còn lại chạy Khi hoàn thành cây kim ban đầu sẽ quay về vị trí xuất phát, câykim còn lại sẽ chỉ ra lực mà chúng ta đã xiết

+ Cần xiết lực điện tử: Loại này khá hiện đại, nhưng cách sử dụng phức tạp hơn và giáthành cũng cao hơn so với 2 loại kia

Trang 34

không phải vặn các đầu đai ốc, bulong nhiều lần, giảm việc mài mòn bulong Có cơ cấuđổi chiều đơn giản, độ chính xác cao (+-3%) .

Những lưu ý khi sử dụng cần xiết lực

- Kiểm tra định kỳ, để sớm phát hiện ra những bộ phận có dấu hiệu bị lỗi, hao mòn, lònghoặc không ổn định để đảm bảo độ chính xác

- Phần tay cầm của cần xiết lực sau một thời gian sử dụng có thể bị lỏng do ăn mòn hoặcthiếu chất bôi trơn Để đảm bảo độ chắc chắn khi sử dụng, chúng cần được điều chỉnh vàthay thế khi cần thiết

- Bảo quản cần xiết lực ở nơi khô ráo, sạch sẽ để bảo vệ dụng cụ khỏi bụi bẩn, hóachất…khi không sử dụng

- Chỉ vệ sinh cần chỉnh lực ở bên ngoài bằng miếng vải khô Không nên sử dụng, nhữngdung dịch hay chất lỏng, dung môi hóa học gây ăn mòn và hư hỏng đối các chi tiết bêntrong

- Sau khi sử dụng, điều chỉnh cờ lê, quay trở lại giá trị tối thiểu Như vậy sẽ bảo vệ lò xo

và hiệu chuẩn của cờ lê

1.2.6 Tuốc nơ vít: Được dùng để nới lỏng hoặc xiết chặt các đầu vít đai ốc Kích thướccủa các đầu vít cũng giống như các loại cờ lê thông dụng Vì vậy, khi sử dụng phải lựachọn cho phù hợp với công việc

Hình 2.14 : Tô vít+ Cách sử dụng

-Khi thao tác lựa chọn đầu tuốc nơ vít có kích thước và hình dạng phù hợp với đầu vít và

Trang 35

-Lỗ trên đầu vít có rất nhiều dạng rãnh khác nhau: Rãnh dùng cho vít đầu dẹp, đầu chữthập, đầu lục giác, lỗ nhiều cạnh…Ngoài các loại tuốc nơ vít trên, còn có loại tuốc nơ vítđóng để tháo và xiết với một lực lớn.

-Để thuận tiện trong sử dụng và giảm không gian chứa đựng, sử dụng tuốc nơ vít cónhiều đầu để dễ dàng chọn lựa phù hợp với công việc

1.2.7 Búa : Dùng để tháo ,thay thế các chi tiết bằng cách đóng, thử độ siết chặt của bulon

* Gồm các loại búa sau :

+ Búa đầu tròn, búa nguội: dùng để đóng các chi tiết

+ Búa nhựa: có đầu bằng nhựa, dùng để tháo, ráp các chi tiết cần tránh hư hỏng như nắpcôn

+ Búa kiểm tra: là loại búa nhỏ dùng để gõ vào bulon,đai ốc khi muốn kiểm tra độ siếtchặt

Hình 2.15 : Thanh đóng1.2.8 Thanh đóng (cây lói): Dùng để kê vào chi tiết ở vị trí sâu để tác dụng với búa Loạinày thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm do đó khi dùng búa đóng chi tiết sẽkhông bị hư hỏng (thanh đóng sẽ bị biến dạng)

1.2.9 Dao cạo joăng

Hình 2.16 : Thanh đóng

Trang 36

Dùng để tháo, cạo joăng trên quy lát, thân máy Khi sử dụng dao cạo chú ý đặt lưỡi saocho bề mặt chi tiết không bị xước Hoặc phải quấn băng dính nếu nếu dùng dao cạo ở bềmặt chi tiết dễ bị hư hỏng.

1.2.10 Dụng cụ chuyên dụng: Tuỳ theo công việc và vị trí mà có các loai dụng cụchuyên dùng khác nhau như: Cảo để tháo lọc nhớt, kìm tháo xéc măng, ống bóp xécmăng, cảo pu li đầu trục khuỷu, cảo lò xo phuộc nhún, cảo bạc đạn, dụng cụ ép lò xo xúpap…Tuy nhiên, dụng cụ chuyên dùng không thể sử dụng vào các việc khác, cũng nhưkhông thể sử dụng cho các hãng xe khác nhau

Hình 2.18 Dụng cụ ép lò xo xú pap Hình 2.19 Kìm tháo xéc măng

Hình 2.20 Cảo để tháo lọc nhớt Hình 2.21 Cảo vòng bi

Trang 37

Hình 2.22 Tuýp bugi Hình 2.23 Vam (cảo) puly

2 Kỹ thuật tháo lắp chi tiết và cụm chi tiết

2.1 Khái niệm chi tiết, cụm chi tiết

+ Chi tiết: Chi tiết là một bộ phận riêng lẻ của máy và không thể tháo rời được Dựa theotiêu chuẩn chế tạo, chi tiết được chia làm hai loại sau:

Chi tiết tiêu chuẩn: là chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn của nhà nước và nó cóthể lắp lẫn nhau được

Chi tiết không tiêu chuẩn: là chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn của nhà máy, xínghiệp

-Dựa theo trình tự lắp ghép: có chi tiết cơ bản và chi tiết không cơ bản

Chi tiết cơ bản: là chi tiết mà việc lắp ghép các chi tiết, nhóm chi tiết khác đượcbắt đầu từ nó Ví dụ: thân máy, khung xe, vỏ hộp số

Chi tiết không cơ bản: là những chi tiết được lắp trên chi tiết cơ bản.+ Nhóm chi tiết: Nhóm chi tiết là hai hay nhiều chi tiết ghép lại với nhau có tác dụng nhưmột chi tiết Ví dụ: bạc đồng ép vào đầu nhỏ thanh truyền, ống lót xi lanh ép vào thânmáy

+ Cụm chi tiết: Cụm chi tiết là tập hợp nhiều chi tiết, nhóm chi tiết và giữa chúng có sựchuyển động tương đối với nhau Ví dụ: cụm pit tông - thanh truyền

+ Cơ cấu: Cơ cấu là tổng hợp nhiều đơn vị lắp ghép như chi tiết, nhóm, cụm và giữachúng có sự chuyển động tương đối với nhau để thực hiện trọn vẹn một nhiệm vụ nào đó

Ví dụ:

Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền, cơ cấu phân phối khí

+ Tổng thành máy: Tổng thành là tập hợp nhiều đơn vị lắp ghép như chi tiết, nhóm chitiết, cụm chi tiết để cùng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó Ví dụ: tổng thành ô tô, tổngthành

động cơ, tổng thành hộp số Trong tổng thành được chia làm hai loại là tổng thành chính

và tổng thành phụ Tổng thành chính như ô tô tổng thành phụ như: động cơ, hệ thống lái,

hệ thống phanh

2.2 Kỹ thuật tháo lắp

2.2.1 Nguyên tắc chung

Trang 38

- Trước khi tháo chi tiết, cụm chi tiết máy cần phải xác định mục đích của việc tháo, cầnphải nắm vững tác dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cụm chi tiết máy.

- Phải lau sạch bên ngoài cụm chi tiết máy trước khi tháo, cần kích, chèn xe chắc chắn và

xả sạch dầu, nước, nhiên liệu trong động cơ

- Căn cứ vào cấu tạo của máy để xác định trình tự tháo các bộ phận theo nguyên tắc tháocác chi tiết, bộ phận bên ngoài trước, sau đó lần lượt tháo tháo theo cụm, bộ phận rồi đếncác chi tiết

- Sử dụng đúng dụng cụ và tháo đúng phương pháp Để tránh làm sai hỏng các chi tiết cầnphải dùng dụng cụ và thiết bị chuyên dùng để tháo

- Khi tháo các chi tiết lắp bằng nhiều bu lông, đai ốc thì phải tháo từ ngoài vào trong, tháođối xứng theo đường chéo góc, không tháo lần lượt từ bên này sang bên kia Đầu tiên phảinới đều tất cả các bu lông từ 1 – 2 vòng, sau đó mới tháo từng cái, như vậy sẽ tránh cho chitiết không bị biến dạng và hỏng

Hình 2.24 Sơ đồ tháo nắp máy

Hình 2.245

Sơ đồ tháo bánh đà

- Khi tháo phải chú ý xem có các tấm đệm không và phải nhớ kỹ vị trí lắp ghép, chiều dày

và tình trạng kỹ thuật của chúng

Trang 39

- Đối với những chi tiết được lắp thành bộ không thể lắp lẫn được thì trước khi tháo phảiđánh dấu vị trí để tránh nhầm lẫn khi lắp, các ký hiệu đánh dấu phải ghi ở mặt không làmviệc.

- Không được dùng búa đóng trực tiếp lên chi tiết, cần phải kê đệm bằng đồng hoặc bằng

gỗ Đối với những nhóm và cụm chi tiết sau khi kiểm tra thấy không cần sửa chữa mà vẫntiếp tục sử dụng được thì không được tháo rời

- Các chi tiết cần làm sạch bằng các phương pháp khác nhau nên xếp riêng từng loại

- Các chi tiết sau khi tháo xong cần phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự cẩn thận và phảigiữ gìn sạch sẽ chi tiết và nơi làm việc Nếu để lâu cần phải bôi mỡ vào mặt các chi tiết

và cất giữ cẩn thận để tránh rỉ rét, tránh lẫn lộn và tránh mất mát

2.2.2 Quy tắc lực siết

+ Ren phải: siết vào theo chiều kim đồng hồ

Tháo ra: ngược chiều kim đồng hồ+ Ren trái: ngược lại với ren phải

Bảng tra lực siết bu lông

Trang 40

Hướng dẫn tra lực xiết bu lông - Xác định kích thước bu lông và chủng loại bu lông: Xácđịnh theo cột "Chủng loại" VD: M12 - Xác định cấp của bu lông theo ký hiệu trên đầu bulông, VD: 8.8 là cấp độ bền là 8.8 Với ví dụ trên: Dóng theo hàng và cột ta được kết quảLực siết cần tìm M12 cấp độ bên là 8.8 => Lực siết bu lông: 79 Nm2 - Hướng dẫn tra lựcxiết bu lông

2.3 Quy trình thực hiện công việc: Lập quy trình và thực hiện tháo lắp chi tiết , cụm chi tiếtmáy

1 Xác định thông tin phù hợp cho công việc

1.1 Tìm thông số kỹ thuật của nhà sản

Ngày đăng: 09/12/2024, 19:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w