TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA TỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết nghiên cứu 3
6 Lịch sử nghiên cứu 4
6.1 Ở ngoài nước 4
6.2 Ở trong nước 5
7 Phương pháp nghiên cứu 6
7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 6
7.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 6
7.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp 6
8 Đóng góp 7
9 Dàn ý dự kiến 7
NỘI DUNG 9
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề áp lực đồng trang lứa 9
1 Một số khái niệm 9
1.1 Áp lưc đồng trang lứa (Peer Pressure) 9
1.2 Sinh viên (Undergraduate students) 10
1.3 Áp lực đồng trang lứa của sinh viên 10
2 Một số lý thuyết giải thích về áp lực đồng trang lứa 10
2.1 Lý thuyết về sự tuân thủ (Conformity Theory) 10
Trang 42.2 Lý thuyết về sự so sánh xã hội (Social Comparison Theory) 11
2.3 Lý thuyết về sự thiếu tự tin (Low Self-Confidence Theory) 11
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa 11
1 Thực trạng của áp lực đồng trang lứa 11
1.1 Mặt tích cực của vấn đề 11
1.2 Mặt tiêu cực của vấn đề 11
2 Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa 11
2.1 Hoàn cảnh gia đình 11
2.2 Nhu cầu và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao 11
2.3 Các mặt của xã hội phát triển đặc biệt là công nghệ thông tin 11
2.4 Thường xuyên gặp thất bại 11
2.5 Chủ nghĩa tập thể 11
Chương III: Tác động của áp lực đồng trang lứa đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 11
1 Mông lung, không có định hướng rõ ràng cho bản thân 11
2 Luôn cảm thầy kém cỏi so với bạn bè xung quanh 12
3 Mất dần sự tự tin và thiếu kiên định 12
4 Cảm thấy kiệt sức khi luôn phải chạy đua với thành tích của người khác 12
5 Bị ám ảnh tâm lý và cảm thấy đến trường là gánh nặng 12
6 Mắc các vấn đề về tâm lý, rối loạn giấc ngủ 12
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Theo một bài báo cáo có tên “World mental health report: Transforming mental health for all” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được đăng vào năm 2022, họ khẳng định rằng “không có sức khoẻ khi thiếu đi sức khoẻ tâm thần” (“No health without mental health”) Điều đó chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của sức khoẻ tâm thần đối với mọi người Tuy nhiên, theo tổ chức Sức khỏe Tâm thần Anh, con người đang sống cùng lo âu Và trạng thái tiêu cực này đã gia tăng trong 5 năm qua, khiến con người dần tiến đến “Thời đại lo âu” (“Chúng ta đang tiến gần tới thời đại của lo âu”, 2017) Thực trạng này cho thấy một vấn đề đáng quan ngại về sức khỏe tâm thần của con người ngày nay, đặc biệt đối với các bạn trẻ Sinh ra trong thời kỳ công nghệ, chuyển đổi số, giới trẻ ngày nay được tiếp xúc sớm với các kênh truyền thông, mạng xã hội tiếp thu nhiều kiến thức mới ngay từ bé nhưng đồng thời cũng kèm theo nhiều rủi ro Họ dần trở nên quá phụ thuộc vào công nghệ, dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh, trở nên mẫn cảm dễ bị tổn thương Sinh viên vốn được coi là những chủ nhân tương lai của đất nước, nắm giữ và quyết định vận mệnh của dân tộc Bằng cách học tập và tích luỹ kiến thức trên môi trường giảng đường Đại học, họ là lực lượng lao động tri thức cao, mang trong mình những mục tiêu riêng để xây dựng bản thân cũng như phát triển xã hội Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng (2004) từng phát biểu rằng trong giai đoạn trưởng thành, hoạt động chủ đạo của người trẻ chủ yếu là học tập nghề nghiệp. Do mang trong mình trọng trách khá lớn, cùng với đó là phải thay đổi không ngừng để bắt kịp xu hướng của thế giới mới và xã hội xung quanh, giới trẻ dần rơi vào trạng thái mệt mỏi và áp lực Đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến là áp lực đồng trang lứa Thua kém bạn bè trong vấn đề điểm số, thành tích hay hoàn cảnh, môi trường sống cũng là những nguyên nhân thường hay được đề cập đến mỗi khi nhắc đến vấn đề
áp lực đồng trang lứa
Theo Makinde và cộng sự (2020), áp lực từ bạn bè đồng trang lứa là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm Việc luôn phải chạy theo thành tích của
1
Trang 6người khác, mong muốn và khát khao muốn thành công và nổi bật của thế hệ trẻ khiến họ lúc nào cũng phải lao đầu vào học tập, lao động và làm việc Bên cạnh những áp lực mà bản thân tự đặt ra, thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên phải chịu thêm những áp lực từ gia đình khi cha mẹ đặt quá nhiều kì vọng vào họ; áp lực từ nhà trường và áp lực từ xã hội buộc họ phải phát triển và hoàn thiện bản thân không ngừng Một khi sinh viên chưa đạt được thành tích mà họ mong muốn, họ sẽ mãi chìm trong cảm giác lo lắng, bất an, cảm thấy thất bại Và đó cũng chính là một trong những con đường thuận lợi khiến người trẻ dễ dàng mắc những căn bệnh về tâm lý Theo nghiên cứu của UNICEF công bố năm 2022, khoảng 15%-30% thanh thiếu niên ở Việt Nam gặp phải các vấn đề sức khoẻ về tâm thần Các vấn đề với bạn bè cùng trang lứa, các vấn đề về cảm xúc và các vấn đề về hành vi là những thách thức phổ biến nhất đối với trẻ vị thành niên
Từ tính thực tiễn cao cũng như những ảnh hưởng nghiêm trọng của các vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Áp lực đồng trang lứa trong học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” Với mục đích tìm hiểu kỹ hơn thực trạng áp lực đồng trang lứa đang tác động tới sinh viên ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để phát huy điểm tích cực, hạn chế điểm tiêu cực mà thực trạng áp lực đồng trang lứa đang gây ra cho sinh viên
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng áp lực đồng trang lứa đang xảy ra ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đưa ra những tác động của tình trạng áp lực đồng trang lứa tới sinh viên
- Tìn hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên, phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cụ thể để hạn chế tình trạng áp lực đồng trang lứa trong học tập của sinh viên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
2
Trang 7- Nghiên cứu thực trạng áp lực đồng trang lứa đang xảy ra của sinh viên.
- Nhận thức, đánh giá mức độ tác động của áp lực đồng trang lứa tới sinh viên
- Tìm hiểu các nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: sinh viên trong phạm vi Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện tới ngày 15/05/2024
5 Giả thuyết nghiên cứu
Áp lực đồng trang lứa là vấn đề xảy ra rất thường xuyên trong nhiều mô hình môi trường khác nhau Đặc biệt là trong thế giới hiện đại ngày nay, khi trí tuệ nhân tạo
và công nghệ thông tin đang phát triển một cách chóng mặt thì con người, tiêu biểu
là thế hệ trẻ như sinh viên phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều Đó không chỉ là cuộc chạy đua với máy móc mà còn là cuộc đua giữa những bạn bè cùng trang lứa với nhau Cạnh tranh, ganh đua là hiện tượng rất dễ thấy trong cuộc sống thường ngày
Áp lực đồng trang lứa là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong vấn đề học tập nếu bản thân sinh viên muốn trở nên ưu tú và nổi bật trong đám bạn đồng trang lứa Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là chủ quan hay khách quan, hoặc cả hai, từ vấn đề gia đình, nhà trường và xã hội
6 Lịch sử nghiên cứu
6.1 Ở ngoài nước
6.1.1 Giai đoạn đầu (Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20)
Giai đoạn này được khởi đầu bằng các nghiên cứu vè bắt nạt và quấy rối ở trường học Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong giai đoạn đầu này chủ yếu là
3
Trang 8phương pháp nghiên cứu định tính như mô tả trường hợp, phân tích văn bản Có thể kể ra một số nghiên cứu tiêu biểu của giai đoạn sơ khai này như “Bắt nạt trường học” của Harold S Sanford (1897), “Bắt nạt và quấy rối ở trường học” của Edmund J Jones (1913)
6.1.2.Giai đoạn giữa thế kỷ 20
Ở giai đoạn này, áp lực đồng trang lứa được công nhận như là một vấn đề xã hội quan trọng Những nghiên cứu được đưa ra tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến
áp lực đồng trang lứa như nhóm bạn bè, gia đình và văn hoá Phương pháp nghiên cứu cũng được sử dụng đa dạng hơn từ phương pháp nghiên cứu định tính đến phương pháp nghiên cứu định lượng Một số nghiên cứu tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến “Bắt nạt và ảnh hưởng của nó” của Althea M Sheridan (1949),
“Nhóm bạn bè và hành vi cá nhân” của Robert F Bales (1951) và “Văn hoá thanh thiếu niên” của Talcott Parsons (1963)
6.1.3 Giai đoạn cuối thế kỉ 20 – đầu thế kỷ 21
Nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các hậu quả của áp lực đồng trang lứa như bạo lực học đường, tự tử, sử dụng chất kích thích Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và phân tích thống kê Một số nghiên cứu được thực hiện và công bố trong giai đoạn này như
“Bạo lực học đường và áp lực đồng trang lứa” của Richard J Gelles, “Tự tử và thanh thiếu niên” của David A Favazza (1995), “Sử dụng chất kích thích và áp lực đồng trang lứa” của William M Bukowski (2000)
6.1.4.Giai đoạn gần đây (Sau năm 2000)
Các nghiên cứu sau năm 2000 tập trung chủ yếu vào việc tìm ra giải pháp can thiệp
để giảm thiểu tỷ lệ áp lực đồng trang lứa Vì thế mà phương pháp nghiên cứu cũng
có sự thay đổi, chuyển sang sử dụng các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm và đánh giá hiệu quả Các nghiên cứu tiêu biểu tính tới thời điểm hiện tại có thể nêu tên như “Chương trình phòng chống bạo lực học đường” của Viện Quốc gia Sức khoẻ Tâm thần Hoa Kỳ (2005), “Can thiệp để ngăn ngừa tự tử ở thanh thiếu niên” của Tổ chức Y tế Thế giới (2010), ngoài ra còn một nghiên cứu của Đại học
4
Trang 9Oxford (2015) về “Sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ học sinh vượt qua áp lực đồng trang lứa”
6.2 Ở trong nước
6.2.1 Giai đoạn đầu (Trước những năm 1990)
Ở giai đoạn đầu khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề áp lực đồng trang lứa, các nhà nghiên cứu của nước ta chỉ mới tập trung vào các vấn đề cơ bản như bạo lực học đường, bắt nạt, quấy rối Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong giai đoạn đầu chủ yếu là các phương pháp định tính như phỏng vấn, quan sát Một số nghiên cứu đầu tiên được công bố tiêu biểu là nghiên cứu “Vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam” của Viện Khoa học Giáo dục (1985), Nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt trong trường học” của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (1990) 6.2.2 Giai đoạn sau những năm 1990
Các nghiên cứu của giai đoạn sau dần được mở rộng sang các khía cạnh khác của
áp lực đồng trang lứa như ảnh hưởng tới hành vi và sức khoẻ tâm thần Các phương pháp nghiên cứu cũng được sử dụng đa dạng hơn khi vừa kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính Một số nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến như “Khảo sát về mức độ và các biểu hiện của áp lực đồng trang lứa ở học sinh THPT” của Viện Tâm lý học (2005), “Nghiên cứu về mối liên hệ giữa áp lực đồng trang lứa và các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở thanh thiếu niên” của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2010)
6.2.3 Giai đoạn gần đây (Sau năm 2010)
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp can thiệp để giảm thiểu tình trạng áp lực đồng trang lứa Tuy nhiên, các giải pháp được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả và nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng áp lực đồng trang lứa cần được xem xét, nghiên cứu sâu hơn để có thế hiểu rõ được các vấn đề,
từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể, sâu sắc hơn Một số nghiên cứu tiêu biểu đã được xông bố trong giai đoạn gần đây có thể kể đến “Chương trình can thiệp giảm thiểu áp lực đồng trang lứa cho học sinh tiểu học” của Viện Sức khảo Tâm thần Quốc gia (2015), “Vai trò của cha mẹ và nhà trường trong việc phòng chống áp lực
5
Trang 10đồng trang lứa” của Đại học Sư phạm Hà Nội (2020), “Sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ học sinh vượt qua áp lực đồng trang lứa” của Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh (2022)
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Đề tài nghiên cứu được thông hiện thông qua hoạt động quan sát và phỏng vấn cá nhân hoặc phỏng vấn nhóm các sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh để thu thập thông tin, sau đó là dùng kỹ thuật phân tích văn bản để phân tích, bóc tách các vấn đề, thực trạng đang nổi cộm của đề tài nghiên cứu Phương pháp định tính này cung cấp thông tin chi tiết, sâu sắc về trải nghiệm và quan điểm của các cá nhân về tác động của áp lực đồng trang lứa Ngoài ra còn giúp phát hiện thêm nhiều khía cạnh mới mẻ, chưa được khám phá Tuy nhiên, những ý kiến được thu thập khi thực hiện phương pháp nghiên cứu này lại mang tính chủ quan cao, khó khái quát kết quả cho toàn bộ quần thể
7.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Qua việc phân tích dữ liệu thứ cấp từ các cuộc khảo sát và nghiên cứu đã có sẵn, xác định và làm rõ được vấn đề nghiên cứu là tác động của áp lực đồng trang lứa tới sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới vấn đề áp lực đồng trang lứa Từ đó cung cấp các dữ liệu mang tính khái quát hoá cho toàn bộ tập thể Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện phương pháp nghiên cứu này thì sẽ bỏ lỡ các thông tin quan trọng về trải nghiệm cá nhân bởi nó mang ý nghĩ tập thể là chủ yếu
7.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng hợp dựa trên quá trình kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Chính vì thế mà thông tin nhận được sẽ toàn diện và đa dạng về nhiều khía cạnh hơn
6
Trang 118 Đóng góp
Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ luôn là đề tài được quan tâm và được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức tập trung nghiên cứu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi đời sống ngày càng nâng cao, con người ngày càng quan tâm tới sức khoẻ tâm thần của chính bản thân và gia đình Một trong số những tình trạng tâm lý mà con người hay mắc phải đó là áp lực đồng trang lứa Hiện tượng này xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi môi trường nhưng bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể kể đến đó chính là thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh và sinh viên Đề tài này không còn quá xa lạ, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu thực sự sâu sắc và đưa ra những giải pháp thực sự hiệu quả Vì vậy, đây có thể được coi là đề tài mang tính mới mẻ nhằm củng cố những điểm mới và nâng cao hơn nữa những hiểu biết cũng như nhận thức, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể, đặc biệt là cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài hướng đến phân tích tác đông, thực trạng đang xảy ra đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra giải pháp nhiều hơn
là việc đưa ra những số liệu Từ đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề áp lực đồng trang lứa, đưa ra những giải phải nhằm giảm bớt tác động tiêu cực, đẩy mạnh tác động tích cực của vấn đề đối với sinh viên
Đề tài nghiên cứu khoa học này là sự kết hợp giữa việc tìm hiểu thông tin lí thuyết được tham khảo từ nhiều nguồn đáng tin cậy, đồng thời từ những thông tin thực tế thu thập được qua các khảo sát Việc phân tích rõ thực trạng không chỉ giúp nâng cao mức độ nhận thức mà còn đề mọi người có cái nhìn thực tế khách quan, mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang được nghiên cứu
Đây có thể được coi là một công trình đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội tinh thần khoẻ mạnh, nâng cao hiểu biết và thay đổi sang lối suy nghĩ, hành động hiện đại, tân tiến hơn
9 Dàn ý dự kiến
Mở đầu
Nội dung
7