1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học phần Địa lý và cư dân Đông bắc Á Đề tài thuyết trình văn hóa Ẩm thực truyền thống hàn quốc

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Truyền Thống Hàn Quốc
Tác giả Mai Linh Chi, Cao Ngọc Thịnh, Cao Thu Huyền, Lê Mạc Trà My, Lê Anh Thư, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Trọng Ngọc Hà, Bùi Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Như Báu, Nguyễn Hoài Mộng Nhi
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Tôn
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Hàn Quốc Học
Thể loại Đề Tài Thuyết Trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 358,99 KB

Nội dung

→ Ảnh hưởng đến ẩm thực: Vị trí ven biển cung cấp nguồn tài nguyên biển phong phú như cá, tảo biển, sò, nghêu… Hải sản trở thành nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống, tạo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VÀ CƯ DÂN ĐÔNG BẮC Á

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Tôn

Lớp chuyên ngành : Hàn Quốc Học K45

Sinh viên thực hiện : 1 Mai Linh Chi

2 Cao Ngọc Thịnh

3 Cao Thu Huyền

4 Lê Mạc Trà My

5 Lê Anh Thư 

6 Nguyễn Thị Bình

7 Nguyễn Trọng Ngọc Hà

8 Bùi Thị Ngọc Diễm

9 Nguyễn Thị Như Báu

10 Nguyễn Hoài Mộng Nhi

Quy Nhơn, ngày tháng năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

I Giới thiệu về đất nước và con người Hàn Quốc

1 Vị trí địa lý và khí hậu Hàn Quốc

1.1 Vị trí địa lý

- Vị trí: Hàn Quốc nằm ở bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á, giáp biển Hoàng Hải ở phía Tây và biển Nhật Bản ở phía Đông, phía Bắc giáp Bắc Triều Tiên Với diện tích khoảng 100.000 km², Hàn Quốc có địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng, núi đồi và bờ biển dài

- Đặc điểm địa hình: Đất nước có nhiều núi non, sông ngòi và đặc biệt là đường bờ  biển dài, tạo điều kiện cho sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên Đặc điểm này làm cho nông nghiệp và đánh bắt hải sản trở thành hai ngành kinh tế chủ lực từ lâu đời

→ Ảnh hưởng đến ẩm thực:

Vị trí ven biển cung cấp nguồn tài nguyên biển phong phú như cá, tảo biển, sò, nghêu… Hải sản trở thành nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống, tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc Đồng thời, sự hiện diện của vùng đồng bằng giúp Hàn Quốc trồng trọt các loại cây lương thực như gạo, đậu nành, và các loại rau củ

1.2 Khí hậu

- Đặc điểm khí hậu: Hàn Quốc có khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt:

+ Mùa xuân: Thời tiết mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc Đây là thời điểm của các loại rau củ tươi như cải bó xôi, dưa chuột, và các loại nấm

+ Mùa hè: Nóng và ẩm, với nhiệt độ có thể lên đến trên 30 độ C Vào mùa này, người dân thường chế biến các món ăn mát, giải nhiệt như 냉냉 (Naengmyeon: mì lạnh)

và samgyetang (gà tần sâm) để bồi bổ cơ thể

+ Mùa thu: Khí hậu mát mẻ, là mùa thu hoạch các loại nông sản như gạo, bí đỏ, táo, lê Người Hàn Quốc coi mùa thu là mùa thu hoạch phong phú và chuẩn bị nhiều món ăn từ nguyên liệu tươi mới

+ Mùa đông: Khô và lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C Đây là thời gian người dân ủ kimchi và các món ăn lên men khác để dự trữ cho mùa đông lạnh giá

→ Ảnh hưởng đến ẩm thực:

Khí hậu bốn mùa tạo điều kiện cho một nền ẩm thực theo mùa đặc trưng Thực phẩm tươi được sử dụng theo mùa, trong khi mùa đông lạnh kéo dài đòi hỏi các phương pháp bảo quản như lên men và muối chua

2 Tổng quan về văn hóa Hàn Quốc

2.1 Yếu tố hiện đại

Yếu tố hiện đại trong văn hóa Hàn Quốc chủ yếu gắn liền với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, truyền thông, và ảnh hưởng của làn sóng Hallyu ra thế giới Những yếu tố này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh Hàn Quốc trên bản đồ văn hóa toàn cầu mà còn góp phần vào sự thay đổi trong phong cách sống và thói quen ăn uống của người dân

* Làn sóng văn hóa Hallyu

Hallyu, hay còn gọi là làn sóng văn hóa Hàn Quốc, là một phong trào văn hóa toàn cầu có sức lan tỏa mạnh mẽ, bắt đầu từ cuối những năm 1990 và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay Các sản phẩm văn hóa đại chúng như K-pop, phim truyền hình, phim điện ảnh, và thời trang đã giúp Hàn Quốc xây dựng hình ảnh là một quốc gia năng động, hiện đại và sáng tạo Các yếu tố của Hallyu đã góp phần quảng bá ẩm thực Hàn Quốc ra thế  giới

Trang 4

Ví dụ, hình ảnh các món ăn Hàn Quốc như kimchi, bibimbap (cơm trộn), và gimbap (cơm cuộn) thường xuất hiện trong các bộ phim, video âm nhạc và chương trình thực tế Hàn Quốc, làm cho chúng trở nên quen thuộc và hấp dẫn với khán giả quốc tế Nhờ vậy, ẩm thực Hàn Quốc ngày càng phổ biến và xuất hiện nhiều tại các nước trên thế  giới

* Sự phát triển của công nghệ

- Vai trò của công nghệ: Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực internet và truyền thông Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá văn hóa, trong đó có ẩm thực, qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến

- Ứng dụng giao đồ ăn: Ứng dụng giao đồ ăn như Baemin, Yogiyo đã thay đổi cách người Hàn Quốc tiếp cận với ẩm thực Người dân có thể dễ dàng đặt món ăn chỉ với vài

cú nhấp chuột Các dịch vụ này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn giúp lan tỏa các món ăn Hàn Quốc theo phong cách hiện đại

- Các chuỗi nhà hàng hiện đại: Những chuỗi nhà hàng kết hợp ẩm thực Hàn Quốc với phong cách phục vụ nhanh, tiện lợi, như BBQ Hàn Quốc, gà rán Hàn Quốc, hay những quán cà phê Hàn với thiết kế hiện đại, đã và đang đáp ứng nhu cầu của cả người dân trong nước lẫn khách du lịch quốc tế

2.2 Yếu tố truyền thống

Mặc dù hiện đại hóa mạnh mẽ, Hàn Quốc vẫn giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của mình Yếu tố truyền thống là nền tảng vững chắc trong văn hóa Hàn Quốc, với những đặc điểm đặc trưng trong các nghi thức gia đình, triết lý sống và đặc biệt là văn hóa ẩm thực

* Văn hóa gia đình và cộng đồng

- Gia đình là trung tâm: Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng gia đình, nơi mọi người chia sẻ với nhau không chỉ cuộc sống hàng ngày mà còn cả những giá trị truyền thống Các dịp lễ như Seollal (Tết Nguyên Đán) và Chuseok (Tết Trung Thu) là thời điểm để gia đình tụ họp, thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên và cùng nhau chuẩn bị, thưởng thức các món ăn truyền thống Điều này giúp thế hệ trẻ hiểu rõ và duy trì những giá trị văn hóa của dân tộc

- Tinh thần cộng đồng: Người Hàn Quốc có tính cộng đồng cao Họ thường chia sẻ bữa ăn với nhau và các món ăn thường được bày ở trung tâm để mọi người có thể dùng chung, thể hiện sự đoàn kết và gắn bó trong cộng đồng

* Nghi thức và lễ nghi trong ăn uống

- Cách sắp xếp món ăn trên bàn: Trong văn hóa Hàn Quốc, cách sắp xếp và trình bày các món ăn trên bàn có ý nghĩa quan trọng Các món ăn thường được sắp xếp ngăn nắp, có quy tắc rõ ràng Chẳng hạn, cơm được đặt bên trái, canh bên phải, và các món ăn phụ xung quanh Cách sắp xếp này thể hiện sự tôn trọng trong ăn uống và mang lại sự  hài hòa cho bữa ăn

- Kính trọng người lớn tuổi: Trong bữa ăn, người Hàn Quốc luôn giữ thái độ kính trọng với người lớn tuổi, như đợi người lớn bắt đầu ăn trước hay không rời bàn khi chưa kết thúc bữa ăn Điều này thể hiện lòng kính trọng, tính kỷ luật và sự nhường nhịn –  những giá trị truyền thống có gốc rễ từ tư tưởng Nho giáo, vốn ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Hàn Quốc

* Triết lý sống trong ẩm thực

Trang 5

- Cân bằng âm dương trong món ăn: Ẩm thực Hàn Quốc áp dụng triết lý cân bằng

âm dương để tạo sự hài hòa và tốt cho sức khỏe Các nguyên liệu và món ăn có tính âm như rau, củ và các món có tính dương như thịt được kết hợp để cân bằng, giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng và khỏe mạnh

- Ý nghĩa sức khỏe và thẩm mỹ: Bên cạnh triết lý âm dương, người Hàn Quốc còn rất chú trọng đến sự đa dạng về màu sắc trong bữa ăn để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa kích thích vị giác Năm màu sắc chính (trắng, đen, đỏ, xanh, vàng) được lựa chọn để tạo nên sự hài hòa về mặt thị giác và phong thủy, đồng thời mỗi màu sắc có tác dụng riêng cho sức khỏe

* Các nghi lễ và lễ hội truyền thống

- Ẩm thực trong các dịp lễ: Trong các dịp lễ truyền thống, những món ăn đặc biệt được chuẩn bị, mang ý nghĩa tôn kính tổ tiên và kết nối với cội nguồn Các món như  tteokguk (canh bánh gạo) trong dịp Seollal, hay songpyeon (bánh gạo nhân) trong dịp Chuseok đều mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn kết gia đình và lòng biết ơn tổ tiên

- Phương pháp bảo quản truyền thống: Phương pháp muối và lên men (ví dụ: kimchi) đã được người Hàn Quốc áp dụng từ lâu đời, giúp thực phẩm giữ được lâu và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mùa đông khắc nghiệt Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

II Lịch sử nền ẩm thực Hàn Quốc qua các thời kỳ

1 Thời Tam Quốc (57 TCN – 668)

- Bối cảnh: Thời Tam Quốc của Hàn Quốc gồm ba vương quốc riêng biệt: Goguryeo (Cao Câu Ly), Baekje (Bách Tế), và Silla (Tân La) Mỗi vương quốc có đặc điểm văn hóa riêng, do vị trí địa lý và điều kiện sống khác nhau Vị trí phía bắc của Goguryeo khiến cho vương quốc này phát triển các món ăn nhiều đạm như thịt và cá, trong khi các vương quốc phía nam (Baekje và Silla) sử dụng nhiều nông sản, đặc biệt là gạo

- Phong cách ẩm thực:

+ Sự phong phú về nguyên liệu tự nhiên: Thời kỳ này, Hàn Quốc đã có nhiều loại nguyên liệu phong phú, từ ngũ cốc, rau củ, các loại đậu, đến hải sản và thịt động vật từ  săn bắn

+ Lên men và muối: Các phương pháp bảo quản thực phẩm bằng muối và lên men được áp dụng nhằm đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là ở vùng phía bắc Một ví dụ là jang (tương đậu), được phát triển như một cách để bảo quản và tăng cường hương vị cho các món ăn

- Sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và Phật giáo: Nho giáo và Phật giáo bắt đầu ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Hàn Quốc Các món ăn chay, tránh thịt động vật (nhất

là với tầng lớp tu sĩ) đã trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Hàn Quốc, đặc biệt là những người theo đạo Phật Các loại rau củ, rong biển, và hoa quả sấy khô (jeonggwa) đã được ưa chuộng

Ví dụ: Jeon (Bánh xèo Hàn Quốc): Đây là món ăn phổ biến từ thời Tam Quốc, bao gồm các loại bột, rau củ và thịt trộn đều, sau đó rán giòn Jeon ban đầu là một món ăn đơn giản, được dùng trong các lễ hội và nghi lễ truyền thống

2 Thời Cao Ly (Goryeo) (918 – 1392)

- Bối cảnh: Vương triều Goryeo kế thừa nhiều giá trị văn hóa từ thời Tam Quốc nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ việc Phật giáo trở thành quốc giáo Việc tập trung vào

Trang 6

Phật giáo đã đưa ẩm thực chay lên một tầm cao mới, với nhiều món ăn chay được sáng tạo để phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo

- Phong cách ẩm thực:

+ Món ăn chay phát triển mạnh mẽ: Trong thời kỳ này, ẩm thực chay được phát triển và hoàn thiện, bao gồm nhiều món ăn chế biến từ đậu hũ, các loại hạt, rau củ, và rong biển Các món ăn chay không chỉ được dùng cho các nhà sư mà còn phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân

Ví dụ:

+ Kimchi cổ điển: Đây là thời kỳ đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của kimchi – một món ăn làm từ rau củ lên men, dùng muối và nước gừng để bảo quản Tuy nhiên, kimchi

ở thời kỳ này chưa có màu đỏ và vị cay như hiện nay vì chưa có ớt Kimchi chủ yếu làm

từ cải thảo, củ cải và được ăn kèm với các bữa ăn để cân bằng vị giác và hỗ trợ tiêu hóa + Các món tương: Doenjang (tương đậu nành lên men), gochujang (tương ớt lên men), và ganjang (nước tương) xuất hiện như những gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của các món tương, nhờ phương pháp lên men truyền thống nhằm bảo quản thực phẩm lâu hơn

- Ảnh hưởng văn hóa: Cao Ly có giao lưu văn hóa mạnh mẽ với Trung Hoa và Nhật Bản, do đó, một số kỹ thuật chế biến và nguyên liệu mới từ Trung Quốc và Nhật Bản cũng được đưa vào ẩm thực Tuy nhiên, người Hàn vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong các món ăn của mình bằng cách kết hợp các nguyên liệu và gia vị địa phương

3 Thời Joseon (1392 – 1897)

- Bối cảnh: Thời Joseon được xem là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất của văn hóa truyền thống Hàn Quốc, đặc biệt là ẩm thực Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo trong xã hội Joseon, ảnh hưởng đến cách sống, sinh hoạt và cả nghi thức ăn uống Đây cũng là thời kỳ có sự phân hóa rõ rệt trong xã hội giữa tầng lớp hoàng gia, quý tộc và người dân thường

- Ẩm thực hoàng gia và dân gian:

+ Ẩm thực hoàng gia: Trong triều đình, ẩm thực hoàng gia được phát triển và bảo tồn qua các quy trình nghiêm ngặt Các món ăn hoàng gia không chỉ cần đa dạng về thành phần, mà còn yêu cầu sự cân đối về màu sắc và hương vị để tuân thủ nguyên tắc

âm dương và ngũ hành Một bữa ăn của vua có thể gồm hơn 12 món chính và phụ, mỗi món được chuẩn bị tinh tế, tỉ mỉ với nguyên liệu chọn lọc kỹ càng

+ Ẩm thực dân gian: Đối với dân thường, các món ăn chủ yếu là ngũ cốc, rau củ và tương đậu, tạo thành bữa ăn cân bằng dinh dưỡng nhưng đơn giản Người dân không có điều kiện tiếp cận với những nguyên liệu quý hiếm như tầng lớp hoàng gia, nhưng kỹ thuật lên men giúp bảo quản thực phẩm cho mùa đông dài lạnh giá và tạo nên những món ăn đặc trưng như kimchi, doenjang và gochujang

- Triết lý “Obangseak” (âm dương và ngũ hành):

Các bữa ăn của người Hàn Quốc được chuẩn bị dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương, ngũ hành và các yếu tố màu sắc Những món ăn được lựa chọn để có đủ 5 màu (trắng, đen, đỏ, xanh, vàng) – đại diện cho ngũ hành, với mỗi màu sắc mang lại giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa khác nhau về mặt sức khỏe

Bên cạnh đó, người Hàn Quốc chú trọng việc kết hợp các nguyên liệu âm (như rau xanh, đậu) và dương (như thịt, gạo) để tạo nên một bữa ăn cân bằng, lành mạnh

- Lễ nghi và phong tục: Thời kỳ Joseon cũng là giai đoạn phát triển các nghi thức

và phong tục ăn uống truyền thống Mỗi dịp lễ hội đều có các món ăn đặc trưng như 

Trang 7

tteokguk (canh bánh gạo) trong ngày Tết Nguyên đán và songpyeon (bánh gạo nhân) trong Tết Trung thu (Chuseok) Đây không chỉ là món ăn, mà còn mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, may mắn và thịnh vượng cho gia đình

Ví dụ: Bibimbap (Cơm trộn): Bibimbap là món ăn kết hợp cơm, rau, thịt, và tương

ớt gochujang Món ăn thể hiện sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu và màu sắc, tượng trưng cho triết lý âm dương và ngũ hành

Banchan (Món ăn phụ): Trong thời Joseon, Banchan trở thành phần không thể thiếu trong bữa ăn, bao gồm nhiều loại món ăn nhỏ từ rau củ, đậu nành, và cá Những món phụ này thể hiện sự đa dạng và phong phú của nguyên liệu, cũng như triết lý ăn uống chú trọng vào sự cân bằng dinh dưỡng

4 Thời kỳ hiện đại (từ 1897 đến nay)

- Bối cảnh: Thời kỳ hiện đại chứng kiến nhiều biến động với sự mở cửa và giao lưu văn hóa mạnh mẽ cùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng Đây là giai đoạn Hàn Quốc chịu ảnh hưởng từ phương Tây và các quốc gia khác, từ đó nền ẩm thực truyền thống của Hàn Quốc cũng trải qua sự chuyển mình để thích nghi với nhịp sống hiện đại

- Giao thoa văn hóa ẩm thực:

+ Sự du nhập của nguyên liệu và phong cách phương Tây: Nhiều nguyên liệu và kỹ thuật nấu ăn phương Tây được đưa vào ẩm thực Hàn Quốc Người Hàn bắt đầu kết hợp các món ăn truyền thống với phong cách phương Tây, tạo nên các món ăn mới như pizza kiểu Hàn Quốc, pasta sốt gochujang hay bánh mì kẹp Bulgogi

+ Ẩm thực tiện lợi: Với lối sống bận rộn, các món ăn tiện lợi và đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến Các món ăn truyền thống cũng được chế biến theo cách thức tiện lợi hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các bữa ăn nhanh mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển và lan tỏa văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ra thế  giới

Ví dụ: Tteokbokki (Bánh gạo xào cay): Tteokbokki là món ăn đường phố nổi tiếng

ở Hàn Quốc, bao gồm bánh gạo xào với sốt gochujang cay ngọt Món này ban đầu được dùng trong cung đình, nhưng đã được biến tấu thành món ăn bình dân và phổ biến hiện nay

Mì Jajangmyeon (Mì tương đen): Jajangmyeon là món mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã được biến tấu với tương đen và các nguyên liệu phù hợp với khẩu vị người Hàn Quốc

III Đặc trưng ẩm thực truyền thống Hàn Quốc

1 Nguyên liệu và gia vị chính trong ẩm thực Hàn Quốc

- Nguyên liệu chủ yếu:

+ Ngũ cốc và gạo: Cơm là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn Hàn Quốc Bên cạnh cơm trắng, các loại ngũ cốc khác như lúa mì và lúa mạch cũng thường được thêm vào, đặc biệt trong các món cháo Việc sử dụng gạo và ngũ cốc trong chế độ ăn giúp cung cấp năng lượng và tạo cảm giác no lâu

+ Rau củ đa dạng: Người Hàn Quốc tiêu thụ nhiều loại rau củ, cả trong các món chính và món phụ Ví dụ, cải thảo, củ cải, rau bina, tía tô và hành lá là những loại rau được dùng phổ biến Rau củ không chỉ mang lại hương vị mà còn giúp cân bằng dinh dưỡng với lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào

+ Thịt và hải sản: Hải sản là nguồn đạm chính trong ẩm thực Hàn Quốc do đặc điểm địa lý có nhiều bờ biển Thịt, đặc biệt là thịt bò, lợn, và gà, cũng được sử dụng phổ

Trang 8

biến Thịt bò nướng (Bulgogi) và sườn bò (Galbi) là những món đặc trưng thể hiện sự  phong phú trong cách chế biến thịt của người Hàn

+ Sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ (dubu), tương đậu nành (doenjang), và tương ớt (gochujang) là nguyên liệu quan trọng,

có vai trò cả trong gia vị lẫn giá trị dinh dưỡng

- Gia vị chính trong ẩm thực Hàn Quốc:

+ Gochujang (tương ớt): Gochujang không chỉ có vị cay mà còn mang lại vị ngọt

và mặn từ sự lên men Loại tương ớt này làm từ ớt, bột gạo, đậu nành và muối, có khả năng tăng cường hương vị độc đáo cho nhiều món ăn, từ bibimbap đến món hầm

+ Doenjang (tương đậu nành): Được làm từ đậu nành lên men, doenjang có vị mặn, đậm đà và thơm Doenjang được dùng trong các món canh (doenjang jjigae) hoặc làm gia vị tẩm ướp

+ Ganjang (nước tương): Ganjang được lên men từ đậu nành, là gia vị thiết yếu trong các món xào, nấu, và làm nước chấm

+ Muối biển và dầu mè: Muối biển thường được dùng để ướp các loại thực phẩm, trong khi dầu mè có hương vị đậm, được thêm vào cuối quá trình nấu ăn để tạo độ thơm + Kimchi: Kimchi là món dưa muối truyền thống làm từ cải thảo hoặc củ cải, ướp với gochugaru (bột ớt), tỏi, gừng và các loại gia vị khác Kimchi không chỉ là món ăn phụ phổ biến mà còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn (probiotic), có lợi cho sức khỏe tiêu hóa

2 Cách chế biến đặc trưng

- Lên men (Fermentation): Lên men là phương pháp chế biến quan trọng trong ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt cho các món như kimchi, doenjang, và gochujang Quá trình lên men không chỉ giúp bảo quản thực phẩm mà còn tạo ra hương vị đậm đà, đồng thời cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe

- Phương pháp chế biến ít dầu mỡ: Người Hàn Quốc thường chọn cách chế biến ít dầu mỡ như hấp, luộc và nướng Điều này không chỉ giúp giữ được hương vị tự nhiên của thực phẩm mà còn tốt cho sức khỏe Món thịt nướng Bulgogi, sườn nướng Galbi hay các món hầm như Seolleongtang là minh chứng cho phong cách chế biến này

- Banchan (nhiều món phụ): Một bữa ăn Hàn Quốc truyền thống sẽ có từ 3-5 món phụ trở lên (banchan) như kimchi, rau xào, đậu phụ chiên và cá khô muối Banchan tạo nên sự phong phú về hương vị, màu sắc và dinh dưỡng cho bữa ăn, giúp người ăn cảm nhận được sự hài hòa giữa các món

3 Triết lý trong ẩm thực Hàn Quốc

- Khái niệm âm dương: Theo triết học phương Đông, mọi thứ trên thế giới đều có tính chất âm hoặc dương Âm là những yếu tố lạnh, mát, nhẹ, trong khi dương là những yếu tố ấm, nồng, đậm Người Hàn Quốc tin rằng một bữa ăn cần có sự cân bằng giữa các yếu tố này để duy trì sức khỏe và sự hài hòa trong cơ thể

- Cách thể hiện trong món ăn:

Các món ăn có tính mát như canh lạnh Naengmyeon (miến lạnh) được ăn kèm với món ăn có tính ấm nóng như Bulgogi (thịt bò nướng) Sự kết hợp này giúp duy trì sự cân bằng nhiệt độ và tránh gây mất cân bằng trong cơ thể

- Nguyên liệu cũng được lựa chọn dựa trên tính âm dương Ví dụ, các món rau và rau củ (tính âm) thường được kết hợp với các loại thịt (tính dương), vừa để tạo sự hài hòa trong hương vị, vừa có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Trang 9

- Ý nghĩa sức khỏe: Sự cân bằng giữa âm dương trong món ăn được cho là giúp điều hòa cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng do mất cân bằng (như cảm lạnh, đau nhức, hoặc vấn đề tiêu hóa) và tăng cường sức đề kháng

4 Ngũ hành trong món ăn Hàn Quốc

- Khái niệm ngũ hành: Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) là một triết lý khác trong văn hóa phương Đông, biểu thị năm yếu tố cơ bản cấu thành thế giới Mỗi yếu tố đại diện cho một màu sắc, vị trí và tác dụng với sức khỏe con người Trong ẩm thực Hàn Quốc, ngũ hành được thể hiện qua sự phối hợp màu sắc và nguyên liệu trong món ăn

- Ví dụ:

+ Màu đen thường bao gồm các loại thực phẩm có màu đen như đậu đen, vừng đen, rong biển, mộc nhĩ… Màu đen đại diện cho hành thuỷ, nước đi cùng với thận, do đó những người thận yếu ăn đậu đen sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm bệnh tiết niệu

+ Màu đỏ bao gồm các loại thực phẩm có màu đỏ như ớt đỏ, tiêu đỏ… Các thực phẩm có tác dụng bổ máu và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn Vì chất capsaicin trong ớt cũng có thể tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp tim, thúc đẩy tuần hoàn máu

+ Màu xanh thường là các loại rau như dưa chuột, hành lá, cần tây, rau xanh… Các thực phẩm màu xanh rất có ích cho tim và nó còn giúp gan và ruột hoạt động tốt hơn Ví

dụ, ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp tăng tiết dịch tiêu hoá và chất xơ trong dưa chuột góp phần quét sạch các tạp chất tồn dư trong ruột

+ Màu trắng bao gồm khoai tây, hành tây, củ cải, giá đỗ, tỏi… Các thực phẩm này được đánh giá là tốt cho phổi và cơ quan hô hấp Theo các nghiên cứu, hàm lượng allicin cao trong tỏi làm giảm viêm và chống nhiễm trùng Nó phá bỏ các tế bào gốc tự do và có thể giúp cải thiện bệnh hen suyễn

+ Màu vàng thường là bí ngô, khoai lang, trứng… Các loại thực phẩm màu vàng giúp dạ dày hoạt động ổn định và kích thích thèm ăn Ví dụ, khoai lang cực kì tốt cho dạ dày vì hàm lượng chất xơ cao nên ngăn ngừa táo bón đồng thời làm tiêu hóa thức ăn nhanh hơn

Ví dụ:

Bibimbap (cơm trộn) là một ví dụ điển hình với đầy đủ các màu sắc của ngũ hành, được sắp xếp đẹp mắt và hài hòa Mỗi thành phần không chỉ mang lại màu sắc mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau, giúp món ăn vừa cân bằng về mặt thị giác, vừa tốt cho sức khỏe

5 Ý nghĩa sức khỏe và dinh dưỡng trong món ăn

- Thực phẩm như thuốc (食食食食): Người Hàn Quốc có quan niệm rằng “thực phẩm

là thuốc” (食食食食 – 食食,食食,食食食食), nghĩa là thức ăn có thể là phương tiện phòng và trị bệnh Triết lý này nhấn mạnh việc chọn lựa các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tạo

ra sự hài hòa giữa dinh dưỡng và trị liệu

Ví dụ, gà hầm sâm (Samgyetang) là món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ khí lực và tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức Kimchi, với thành phần từ  cải thảo, tỏi, gừng và ớt, chứa nhiều probiotic nhờ quá trình lên men, giúp hỗ trợ tiêu hóa

và tăng cường hệ miễn dịch

- Ưu tiên nguyên liệu theo mùa: Người Hàn Quốc tin rằng việc ăn theo mùa giúp cơ  thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của thiên nhiên và khí hậu, đồng thời duy trì sức khỏe và năng lượng Vào mùa đông, các món ăn thường mang tính ấm và giàu dinh

Trang 10

dưỡng như canh hầm, thịt nướng Trong khi đó, vào mùa hè, người Hàn thích các món

ăn mát và thanh đạm hơn như Naengmyeon

- Chế biến ít dầu mỡ và ưu tiên lên men: Các phương pháp chế biến của ẩm thực Hàn Quốc như hấp, luộc, và nướng ít dầu mỡ giúp giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng

tự nhiên của thực phẩm, tạo ra những món ăn lành mạnh Quá trình lên men (kimchi, doenjang, gochujang) không chỉ giúp bảo quản mà còn tạo ra nhiều lợi khuẩn có ích cho

hệ tiêu hóa

6 Cách bài trí món ăn của người Hàn

Cách bài trí món ăn trên bàn của người Hàn cũng hết sức độc đáo Thức ăn phải được dùng nóng ngay sau khi mới nấu xong, mỗi món phải được bày riêng ra từng dĩa/tô, mỗi người sẽ có riêng 1 bát canh… Thường sẽ có 3,5,7,9 món ăn thêm cơm, kim chi, canh Cơm, canh sẽ đặt bên phải của phần cơm, các món phụ đặt ở dòng tiếp theo Món nóng, món thịt đặt bên phải Món lạnh, rau đặt bên trái Ở giữa trung tâm bàn ăn thường là các loại nước xốt Dụng cụ ăn là muỗng, đũa và đặt bên phải

7 Quy tắc ăn uống của người Hàn

- Tôn trọng người lớn tuổi và giữ lịch sự 

- Thứ tự: Người lớn tuổi nhất thường được mời ăn trước

- Tốc độ ăn: Cố gắng ăn với tốc độ tương đương với những người xung quanh, đặc biệt

là người lớn tuổi

- Ngôn ngữ: Nói “食 食食食食食” (Jal meokgessumnida) có nghĩa là “Tôi sẽ ăn ngon” trước khi bắt đầu bữa ăn là một cách thể hiện sự tôn trọng

* Tư thế và cách sử dụng dụng cụ ăn uống

- Tư thế ngồi:Ngồi thẳng lưng và không vặn vẹo

- Sử dụng đũa và thìa:

+ Thìa thường dùng cho cơm và canh

+ Đũa dùng cho các món ăn khác

+ Không cắm đũa vào bát cơm, đây là hành động kiêng kỵ

+ Không nâng bát: Người Hàn thường để bát trên bàn và dùng thìa để xúc cơm

- Các quy tắc khác

+ Không gây tiếng ồn khi ăn: Hạn chế việc nhai ồm ọp hoặc hút súp quá lớn tiếng + Không nói chuyện khi miệng còn đầy thức ăn

+ Dùng đĩa riêng: Mỗi người thường có một đĩa nhỏ để lấy thức ăn từ đĩa chung + Không chọn lựa thức ăn: Lấy một lượng vừa đủ và không nên bày tỏ sự không thích với món ăn nào

IV Các món ăn tiêu biểu và ý nghĩa văn hóa

1 Kimchi – Biểu tượng của văn hóa cộng đồng và sự bền bỉ

- Giới thiệu và quá trình chế biến: Kimchi là món ăn được chế biến từ rau củ lên men, phổ biến nhất là cải thảo, củ cải và hành lá Người Hàn Quốc thường sử dụng nhiều loại gia vị như ớt bột, tỏi, gừng, và hành, trộn lẫn với các nguyên liệu để tạo ra hương vị đậm đà và cay nồng đặc trưng Quá trình làm Kimchi không chỉ là cách bảo quản thực phẩm mà còn là cách nâng cao giá trị dinh dưỡng và hương vị

- Ý nghĩa văn hóa: Kimchi là biểu tượng của sự bền bỉ và thích nghi của người Hàn Quốc Đặc biệt, truyền thống “Kimjang” – quá trình muối Kimchi vào mùa đông – là hoạt động cộng đồng, nơi các gia đình tụ họp để cùng nhau chuẩn bị thực phẩm cho mùa lạnh Kimjang thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng

Ngày đăng: 09/12/2024, 04:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w